Bất bình đẳng và phân tầng xã hội

Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác, Qua những xã hội khác nhua đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Vậy bất bình đẳng xã hội chính là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội. • Những yếu tố chủ yếu của bất bình đẳng xã hội là văn hoá và cơ cấu xã hội. • Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Trong xã hội khác nhau bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Ơ xã hội qui mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và hệ quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ.

doc5 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 17926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất bình đẳng và phân tầng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận: Bất bình đẳng và phân tầng xã hội I. Bất bình đẳng xã hội 1. Khái niệm Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác, Qua những xã hội khác nhua đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Vậy bất bình đẳng xã hội chính là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Những yếu tố chủ yếu của bất bình đẳng xã hội là văn hoá và cơ cấu xã hội. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Trong xã hội khác nhau bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Ơ xã hội qui mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và hệ quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ... Có ba cơ sở chính dẫn đến nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội: Cơ hội trong đời sống: Ví như những điều kiện vật chất thuận lợi tạo ra điều kiện để cải thiện cuộc sống ( tài sản, thu nhập cao, sự chăm sóc sức khoẻ, công việc ổn định và an toàn...) Địa vị xã hội: Được các thành viên khác trong xã hội trọng vọng, có uy tín và vị trí cao trong xã hội. Anh hưởng chính trị: Là khả năng của một nhóm xã hội khác nhau, có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quy định và thu được lợi từ các quyết định đó. Tóm lại có thể nhận thấy rằng bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế. Gốc rễ của sự bất bình đẳng có thể nằm trong các mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị. 2. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng phải chăng là một hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi? Về vấn đề này có nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng bất bình đẳng xuất hiện khi có sự khác biệt về nhân cách giữa các cá nhân. Aristotle đã nói rằng “đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ”. Gần đây, Goldberg còn nói rằng sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng có thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Một số nhà lý luận khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh được. Và nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ cần thiết hơn những nhiệm vụ khác. Khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Những người này lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người giỏi nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Trong điều kiện như vậy, không thể thủ tiêu bất bình đẳng vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội. Khác hẳn với quan niệm trên đây, một số người cho rằng bất bình đẳng chủ yếu do cấu trúc hệ thống xã hội gây ra chư không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân. Ví dụ, theo Rousseau, nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải. Những quan điểm trên đây về bất bình đẳng hoặc quá nhấn mạnh đến những yếu tố sinh học của cá nhân, hoặc quá thiên về yếu tố kinh tế như là nguyên nhân gây nên bất bình đẳng xã hội. Khác với những quan điểm trên đây theo học thuyết của Marx bất bình đẳng xã hội dựa trên mối quan hệ giai cấp. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp. Còn theo quan điểm của Weber nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp. Sự bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Bức tranh về bất bỡnh đẳng xó hội ở Việt Nam cú thể vẽ lại dựa trờn nhiều cụng thức định lượng. Ví dụ về khác biệt thu nhập: Một phân tích của Tổng Cục Thống Kê năm 2002 nói rằng một người trong số 10% giàu nhất Việt Nam có thu nhập trung bỡnh gấp 12.5 lần một người trong số 10% nghèo nhất. Các gia đỡnh trong số 5% giàu nhất kiếm gấp 20 lần so với gia đỡnh của 5% nghốo nhất. Một nghiên cứu khác năm 2001 tính toán rằng 20% hộ gia đỡnh giàu nhất cú mức chi tiờu cho y tế cao gấp bảy lần so với cỏc hộ cũn lại. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đỡnh nghốo cú thể cú nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 7.5 lần so với trẻ em giàu. Một khoảng cỏch lớn trong mức sống cú thể tỡm thấy giữa vựng đô thị và nông thôn. Thậm chí các khoảng cách lớn hơn lại tồn tại giữa các khu vực địa lý. Ví dụ, năm 1998, thu nhập đầu người ở khu vực sung túc nhất của Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ (bao gồm Sài Gũn) cao gần gấp đôi so với vùng đồng bằng sông Hồng (bao gồm cả Hà Nội), và cao gần gấp ba khu vực miền núi phía Bắc. Sự chênh lệch thu nhập cũng có ngay trong khu vực Đông Nam Bộ, nơi mà vào năm 2002, có 5% hộ gia đỡnh giàu nhất cú thu nhập cao gấp 25 lần so với 5% nghốo nhất (chủ yếu ở ngoại thành và nụng thụn). Như vậy rõ ràng xã hội Việt Nam càng phát triển thì sự bất bình đẳng càng ra tăng. Với sự cố gắng xoá đói giảm nghèo của Đảng cũng chỉ làm giảm bớt phần nào sự chênh lệch này chứ không thể xoá bỏ được nó. Trong tương lai khi mà Việt Nam tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội thành công thì chúng ta hi vọng vào một xã hội mà ở đó không còn sự bất bình đẳng. II. Phân tầng xã hội 1. Khái niệm Thuật ngữ phân tầng xã hội có lẽ lần đầu được dùng trong cuốn “Cơ cấu xã hội – giai cấp của nước ta” (1992). Từ đó thuật ngữ này trở nên thông dụng trong các tài liệu khoa học xã hội và trong đời sống xã hội ở Việt Nam Theo Smelser, “ phân tầng xã hội liên quan đến những cách thức, trong đó bất bình đẳng dường như là từ thế hệ này truyền qua thế khác, tạo nên vị trí hoặc đẳng cấp xã hội”. Trong lịch sử, tương ứng với các loại xó hội khỏc nhau, cú những hệ thống PTXH khỏc nhau. Một số quốc gia cú thể cú sự bất bỡnh đẳng về kinh tế rất cao, song quyền lực lại được phân bố một cách dân chủ, bỡnh đẳng hơn. Trong khi ở một số quốc gia khác, bất bỡnh đẳng về kinh tế có thể không lớn, nhưng quyền lực lại bị tập trung cao độ trong tay một nhóm cầm quyền, độc tài. Các nhà xó hội học thường dẫn ra những ví dụ điển hỡnh như nước Anh trong lịch sử đó là một xó hội giai cấp, dựa trờn cơ sở những khác biệt về sở hữu tài sản. Nước Đức quốc xó đó từng được phân tầng theo quyền lực. Xó hội Nam Phi trước đây là ví dụ về một xó hội phõn tầng theo sự thống trị về chủng tộc. 2. Quan điểm về phân tầng xã hội Có hai loại quan điểm về phân tầng xã hội: Thứ nhất, lý thuyết xung đột, những người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh các xung đột xã hội do những bất bình đẳng xã hội gây ra và chú ý đến quá trình tiến hoá của lịch sử. Họ xây dựng nên lý luận về xung đột xã hội, đề xướng việc lấy giai cấp và đấu tranh làm động lực chủ yếu của sự phát triển của sự phát triển của lịch sử nhân loại trong các xã hội có giai cấp. Thứ hai, lý thuyết chức năng,những người theo lý thuyết này là các nhà xã hội học ở Mỹ (Moore, Parsons...) theo khuynh hướng bảo thủ đã nhấn mạnh tới chức năng phân tầng, chú ý tới trạng thái cân bằng xã hội và các cơ cấu nhiều hơn là chú ý, quan tâm tới những biến biến đổi xã hội có tính chất cách mạng. Theo lý thuyết này, việc phân tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tức là mỗi tầng lớp xã hội có chức năng xã hội riêng. Điều này giải thích vì sao cần phải có các tầng lớp, đẳng cấp, giai cấp xã hội và tổ chức xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra là vì sao nhu cầu xã hội nảy sinh, biến đổi. Bên cạnh hai lý thuyết cơ bản nói trên còn có những lý thuyết khái quát về sự phân tầng xã hội trong các xã hội khác nhau dưới dạng một sơ đồ chung mang tính tổng hợp. Có những ý thuyết đóng vai trò dung hoà các lý thuyết nêu trên, mà tiêu biểu là lý thuyết của Weber, Lenski và của các nhà lý luận về sự tiến hoá xã hội, lý luận phân tầng xã hội khác. 3. Lý do của sự phân tầng xã hội Do hoạt động lao động, nghề nghiệp xã hội. Do xã hội quy định, do yếu tố về công nghiệp hoá hiện đại hoá. Do sự phát triển của công nghiệp tạo ra các địa vị khác nhau trong đời sống xã hội. Do quan niệm tiêu chuẩn nền văn hoá. Do tuổi tác hôn nhân quy định, do xã hội xắp đặt. III. Kết luận Tóm lại với những quan niệm về sự bất bình đẳng và sự phân tầng xã hội giúp chúng ta có cái thêm hiểu biết để nghiên cứu về sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, cũng cần có các hướng tiếp cận mới, với thế mạnh của một số ngành khoa học xó hội để tỡm hiểu sõu hơn động thái của các nhóm, tầng xó hội đáng chú ý trong giai đoạn hiện nay. MỤC LỤC I. Bất bình đẳng xã hội 0 1. Khái niệm 0 2. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội 1 II. Phân tầng xã hội 2 1. Khái niệm 2 2. Quan điểm về phân tầng xã hội 3 3. Lý do của sự phân tầng xã hội 4 III. Kết luận 4