Bẫy thu nhập trung bình - Nguyễn Thị Hương Thảo

1. Khái niệm “Bẫy thu nhập trung bình” Theo các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới thì“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình. Hai mốc quan trọng + GDP đạt trên 1000 USD/ người/ năm + GDP đạt trên 10000 USD/ người/ năm “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành quốc gia phát triển.

pptx26 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bẫy thu nhập trung bình - Nguyễn Thị Hương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẪY THU NHẬPTRUNG BÌNHNHÓM 2Thuyết trình: Nguyễn Thị Hương Thảo_CQ55/32.01I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT1. Khái niệm “Bẫy thu nhập trung bình”Theo các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới thì“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình. Hai mốc quan trọng:GDP đạt trên 1000 USD/người/nămGDP đạt trên 10000 USD/người/nămBốn giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển và “chiếc trần thủy tinh vô hình” được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành quốc gia phát triển.2. Biểu hiệnTừ các nguyên nhân trên cũng như công tác nghiên cứu việc vướng bẫy thu nhập trung bình từ các nước đi trước các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một vài biểu hiện của việc vướng bẫy: 1.Tăng trưởng chậm2. Năng suất sản xuất thấp3. Thiếu hụt chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa4. Không có dấu hiệu cải thiện chỉ số khả năng cạnh tranh5. Nảy sinh nhiều vấn đề do tăng trưởng gây ra (Sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, GDP “bẩn”...)II. Thực trạngTheo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD công bố vào trung tuần tháng 12/2013, để từ một nước có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao: + Indonesia có thể phải mất tới 30 năm, tức sẽ chậm hơn rất nhiều so với các nước như Malaysia, dự kiến sẽ lọt vào nhóm nước thu nhập cao vào năm 2020, + Trung Quốc (năm 2026) + Thái Lan (năm 2031), + Philippines (năm 2051) + Việt Nam (2058) + Ấn Độ (năm 2059). 1. Thực trạng vướng bẫy tại các nước trên thế giớiII. Thực trạng Kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn giảm tốc mạnh nhất trong vòng gần ba thập kỷ trở lại đây, khi chính phủ nước này hiện chỉ đang đặt mục tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn là trung bình 6,5-7% trong giai đoạn 2016 - 2020. Cho đến trước năm 2015 Trung Quốc được xem là ứng cử viên sáng giá nhất có thể trở thành nền kinh tế tiếp theo trong khu vực thoát được bẫy thu nhập trung bình.Tốc độ tăng trưởng hai con số trong hơn hai mươi năm đã khiến thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc có một bước nhảy vọt ấn tượng.Chỉ trong vòng 7 năm từ 2006-2013, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng vọt từ mức 2.000 USD/người lên mức 7.000 USD/người. Kể cả Hàn Quốc cũng phải mất tới 10 năm để làm được điều này (1981-1991), còn Đài Loan là 9 năm (1979-1988). Mười bốn năm phát triển mạnh mẽ nhất của kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2015 chính là khoảng thời gian nước này gia nhập WTO – sự kiện được xem như chìa khóa mở cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào thị trường Trung Quốc, biến nước này thành công xưởng thế giới.Thâm dụng lao động quy mô lớn trong một thời gian ngắn kỷ lục bằng đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự thần kỳ Trung Quốc, từ một nước nghèo và thiếu ăn trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới. Cuối năm 2014, làn sóng ồ ạt rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc đã khiến người ta cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chủ đạo đẩy kinh tế nước này vào tình trạng phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình.Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới truy cập ngày 20/01/20171. Thực trạng vướng bẫy tại các nước trên thế giớiII. Thực trạng Tình trạng của Brazil thậm chí còn tệ hơn Trung Quốc khi mà tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đang giảm dần qua các năm, thậm chí còn rơi vào ngưỡng hơn -3% năm 2016. Ấn Độ cũng không duy trì được mức tăng 8% trong bao lâu, gần đây còn đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó GDP bình quân chỉ mới đạt 1,709,39USD sau hơn 10 năm trở thành nước có thu nhập trung bình thấp (theo Ngân hàng thế giới) II. Thực trạng Việt Nam và bẫy thu nhập trung bìnhViệt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008 (tính theo GDP bình quân đầu người vào năm đó đạt 1.145 USD/người). Hiện có 2 loại ý kiến khác nhau đánh giá về nguy cơ “sập bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam.Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Việt Nam chưa rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” khi thời gian nằm ở nhóm nước có thu nhập trung bình thấp mới qua 1/3 theo thông lệ của thế giới. Với dự báo của một dự án nghiên cứu là đến năm 2035, Việt Nam đạt GDP bình quân đầu người 5.000 USD, vượt qua mức cao nhất của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (4.035 USD/người).Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Việt Nam tuy chưa “sập bẫy thu nhập trung bình”, nhưng đang đứng trước nguy cơ này. Dưới đây là năm dấu hiệu của việc vướng bẫy thu nhập trung bình bao gồm: (i) tăng trưởng chậm, (ii) năng suất sản xuất thấp, (iii) thiếu hụt chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa, (iv) không có dấu hiệu cải thiện chỉ số khả năng cạnh tranh và (v) nảy sinh nhiều vấn đề do tăng trưởng gây ra. Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Đây cũng là những vấn đề mà các quốc gia láng giềng trong khu vực đã bị mắc bẫy thu nhập trung bình trước Việt Nam phải đối mặt.II. Thực trạng Sau khi khắc phục các tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ từ khoảng năm 2000.Tăng trưởng dần dần tăng tốc từ năm 2001 và đạt mức cao nhất 7,55% trong năm 2005. Nhịp độ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước khá cao và Chính phủ hài lòng với mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này. Sau năm 2006, tăng trưởng có xu hướng đi xuống với nhiều biến động. Tâm trạng toàn xã hội trở nên ảm đạm, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với nhiều thách thức vì tốc độ tăng trưởng được dự kiến là7-8%, giảm xuống chỉ còn 5 - 6%. Đất nước trải qua một giai đoạn khó khăn với bong bóng bất động sản xì hơi, lạm phát, nợ xấu và nới rộng khoảng cách về thu nhập và tài sản. Tăng trưởng chậm: Việt Nam và bẫy thu nhập trung bình Việt Nam và bẫy thu nhập trung bìnhII. Thực trạngNăng suất sản xuất thấp:Thực tế,khi xem xét chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), có rất ít bằng chứng cho thấy chỉ số này đang tăng lên liên tục và đáng kể. Trong khi đó, tiền lương tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng và biến động tỷ giá lại không đủ để bù đắp sự thiếu hụt của năng lực cạnh tranh.Theo điều tra của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) về các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, trong năm 2012, 10 quốc gia Châu Á có tốc độ tăng tiền lương hàng tháng của một công nhân làm việc toàn bộ thời gian lên tới hơn 10%. Việt Nam dẫn đầu với mức tăng 21,0%, Myanmar 18,0%, Indonesia 15,9%, Bangladesh 13,7%, Thái Lan 13,4% và Ấn Độ 13,0%. Áp lực tiền lương được hỗ trợ bởi động cơ chính trị không có dấu hiệu giảm xuống. Thời kỳ 2011-2015, yếu tố TFP - yếu tố chất lượng, chiều sâu - chiếm 28,94%, thấp khá xa so với nhiều nước. Năm 2017, tỷ lệ này của Việt Nam cao hơn, nhưng vẫn còn thấp so với nhiều nước.Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam thuộc loại khá cao, một mặt do số gốc so sánh (điểm xuất phát còn thấp), mặt khác do sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo hướng tỷ trọng lao động đang làm việc ở nhóm ngành có năng suất lao động tuyệt đối thấp sang nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn. Nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực.Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR còn cao và tăng lên (bình quân thời kỳ 2001-2005 mới có 4,88 lần, thì thời kỳ 2006-2010 đã lên đến 6,96 lần, thời kỳ 2011-2015 tuy thấp hơn (còn 6,91 lần), nhưng cao hơn mức bình quân 2011-2013 của Trung Quốc (6,4 lần), Malaixia (5,4 lần), Inđônêxia (4,64 lần), Philippines (4,1 lần), Lào (2,59 lần).... Năng suất lao động năm 2015 của Việt Nam mới đạt 79,3 triệu đồng/người, tương đương với 3660 USD, trong đó của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản mới đạt 27 triệu đồng, tương đương với 1402 USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt 180,4 triệu đồng, tương đương với 8325 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt 95,992 triệu đồng, tương đương với 4430 USD, còn thấp rất xa với năng suất lao động của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.II. Thực trạngThiếu hụt chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa: Theo số liệu tài khoản quốc gia, từ năm 1990 đến 2016:Tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp tăng từ 28,88% lên 32,72%Tỷ trọng dịch vụ cũng tăng từ 33.06% lên 40,92%Nông nghiệp Công nghiệpGiá trị sản xuất gia tăng của Việt Nam trong GDP là 19,7% trong năm 2010, cao hơn so với những nước Nam Á như Ấn Độ và Pakistan nhưng thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia hay Indonesia. Tỷ trọng xuất khẩu sản xuất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng từ 42,7% năm 2000 lên 64,7% trong năm 2010. Do đó, Việt Nam gia nhập nhóm hạng hai cùng với Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan. Nhưng số liệu này vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhóm dẫn đầu với Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam và bẫy thu nhập trung bìnhII. Thực trạng Các vấn đề do tăng trưởng gây ra Việt Nam và bẫy thu nhập trung bìnhII. Thực trạng Không có sự cải thiện về chỉ số xếp hạng kinh tế Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng dựa trên ba chỉ số của hoạt động kinh tế (khả năng cạnh tranh, môi trường kinh doanh và tự do kinh tế không được xếp hạng cao như kỳ vọng đối với một nước có thu nhập trung bình thấp. Các chỉ số của Việt Nam luôn ở mức thấp hoặc mức trung bình trong những năm gần đây. Phải thừa nhận rằng bảng xếp hạng chỉ là một thước đo tương đối bị ảnh hưởng bởi chỉ số trung bình của tất cả các nước khác cũng như hiệu quả hoạt động của chính Việt Nam. Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam là quá chậm.III. Giải pháp Có lẽ rất ít ai biết rằng, vào đầu thế kỷ thứ 19, vào năm 1820, Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như về quy mô kinh tế. Khi ấy, nền kinh tế Việt Nam lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại; gấp hơn 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.Lấy năng suất làm trọng tâmChuyển giao công nghệ liên kết FDIIII. Giải phápViệt Nam phải đặt quyết tâm tái cơ cấu các Doanh Nghiệp , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng còn yếu kém hiện nay.Nhận diện được các yếu kém nội tại từ lâu trong nền kinh tế như: năng suất, hiệu quả, kinh tế doanh nghiệp, tốc độ cải thiện và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt là phải đột phá cải cách thể chế, tạo sự bức phá nhanh về tốc độ tăng trưởng liên tục trong nền kinh tế. Nhà nước cần thực hiện chính sách công khai các thông tin, hệ thống thông tin về thu nhập và năng suất lao động để làm động lực cho các doanh Nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp phải liên tục lập bảng so sánh với các nước trung bình trên thế giới về tỷ lệ tiền lương tăng mỗi năm và năng suất lao động.Lấy từ các nguồn:GS. Kenichi Ohno, Đại học Nghiên cứu Chính sách (Nhật Bản)TS.Nguyễn Trần Minh TríĐại học Kinh Tế Quốc dân3. Minh Nhunghttps://baodautu.vn/the-nao-bay-thu-nhap-trung-binh-va-nguy-co-sap-bay-thu-nhap-trung-binh-cua-viet-nam-d71834.html4. Đào Ngọc Lâm Theo Cafebiz/ Trí Thức TrẻẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN Đà CHÚ Ý LẮNG NGHE!