BỆNH LÝ THÚ Y
(Chuyên ngành Thú Y)
• 1. Tên môn học: Bệnh Lý Thú Y
• Veterinary Pathology
• 2. Số tín chỉ: 6
• 3. Giáo viên phụ trách: TS. Nguyễn Hữu Nam.
• 4. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu của môn
học nhằm trang bị cho học viên những nguyên lý
chung nhất, phương pháp suy luận tổng hợp và khả
năng vận dụng những hiểu biết đã được học trong
phần kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích tại sao
và do đâu mà có những triệu chứng ở cơ thể bệnh,
nhằm cung cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm
sóc lâm sàng và điều trị bệnh.
12 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh lý thú y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH LÝ THÚ Y
(Chuyên ngành Thú Y)
• 1. Tên môn học: Bệnh Lý Thú Y
• Veterinary Pathology
• 2. Số tín chỉ: 6
• 3. Giáo viên phụ trách: TS. Nguyễn Hữu Nam.
• 4. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu của môn
học nhằm trang bị cho học viên những nguyên lý
chung nhất, phương pháp suy luận tổng hợp và khả
năng vận dụng những hiểu biết đã được học trong
phần kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích tại sao
và do đâu mà có những triệu chứng ở cơ thể bệnh,
nhằm cung cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm
sóc lâm sàng và điều trị bệnh.
• NộI DUNG
• Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn
thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cương
và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay
đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế
bào, mô và các cơ quan bị bệnh.
• Bằng cách sử dụng các kỹ nghệ phân tử, vi
sinh vật học, miễn dịch học và hình thái học,
bệnh lý học giải thích tại sao và do đâu mà có
những triệu chứng ở cơ thể bệnh nhằm cung
cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm sóc
lâm sàng và điều trị bệnh.
• Theo truyền thống, nghiên cứu bệnh lý
được chia thành bệnh lý học đại cương và
bệnh lý học chuyên khoa.
• Bệnh lý đại cương có liên quan trực tiếp với
các phản ứng cơ bản của tế bào và mô với các
kích thích bất thường của bệnh, đáp ứng của
mô và các cơ quan.
• Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ
bản của quá trình bệnh là: nguyên nhân bệnh,
cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế
bào, mô và các cơ quan của cơ thể bệnh và
hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối
loạn chức năng)
• - Giải phẫu bệnh lý học (Anatomical Pathology)
• - Hình thái bệnh lý học (Morphological Pathology)
• Chuyên nghiên cứu biến đổi về hình thái, cấu trúc
của tế bào, mô và các cơ quan do bệnh tật gây nên
trong cơ thể.
• Bao gồm: + Bệnh lý đại thể
• + Bệnh lý vi thể
• + Bệnh lý siêu vi thể
• + Bệnh lý phân tử
• Thực tế, Giải phẫu bệnh là môn chẩn đoán bệnh
về mặt hình thái học.
• Biến đổi bệnh lý là những khác thường về: Vị trí,
hình dáng, kích thước, màu sắc, khối lượng, trạng thái
và mối liên quan giữa các vùng
• SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN HỌC
• Giai đoạn 1: Bệnh lý đại thể - từ thời cổ đại;
• Chủ yếu là quan sát, cảm nhận
• Giai đoạn 2: Thế kỷ 17 – 19:
• Kính hiển vi ra đời, thuốc nhuộm tế bào đã
cho phép quan sát chi tiết tế bào và mô, Bệnh
lý tế bào – Bệnh lý vi thể
• Giai đoạn 3: Từ thế kỷ 20 đến nay.
• Với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại như:
Kính hiển vi điện tử, kính hiển vi đồng tụ laze,
kỹ thuật tự chụp phóng xạ, nội soi, MRI, chụp
cắt lớp, công nghệ thông tin; Bệnh lý học
phân tử ra đời
• PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Mổ khám đại thể
• + Phương pháp sinh thiết
• + Phương pháp mô bệnh học
• + Phương pháp thí nghiệm trên động vật
• Kỹ thuật mổ khám gia súc, gia cầm
• Phương pháp quan sát và viết biên bản mổ
khám
• Phương pháp lấy, bảo quản gửi các mẫu vật đi
xét nghiệm
• Phương pháp quan sát tiêu bản vi thể (mô
bệnh học) Histopathology
•• CÁC CHƯƠNG CỦA PHẦN BỆNH LÍ I
• - Giới thiệu môn học. Các khái niệm cơ bản
• - Rối loạn điều hoà thân nhiệt
• - Tổn thương cơ bản của tế bào và mộ
• - Tổn thương do rối loạn chuyển hoá các chất
• - Tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ
• - Viêm và tu sửa vết thương
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Trong quá trình phát triển của khoa học nói
chung, y học và thú y học nói riêng bao giờ
cũng hình thành một số khái niệm cơ bản. Đây
là những vấn đề lớn, khái quát hoá các mối
quan hệ giữa các hiện tượng bệnh lý, các quy
luật đúc kết từ thấp đến cao.
• Những khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm về
bệnh, về yếu tố bệnh nguyên, về cơ chế sinh
bệnh, quá trình lành bệnh, tử vong và bệnh lý
miễn dịch.
• Nắm vững các khái niệm cơ bản có vai trò
quan trọng việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
• I.KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
• Người thày thuốc muốn chữa bệnh có hiệu
quả thì phải hiểu rõ đối tượng của mình tức là
phải có quan niệm đúng đắn về bệnh. Vậy
bệnh là gì? Câu hỏi này đã được đặt ra từ
ngàn xưa, khi con người có mặt trên trái đất,
nhưng câu trả lời lại luôn luôn thay đổi qua
các thời đại. Nó phản ánh sự tiến bộ của khoa
học và các quan điểm triết học đương thời,
phản ánh trình độ hiểu biết giới tự nhiên của
con người.
• 1. 1. Sơ lược khái niệm về bệnh qua các
thời đại
• Trong thời đại nguyên thuỷ
• Vào buổi sơ khai con người con hoàn toàn bất
lực trước sức mạnh của thiên nhiên, mọi thứ
đều ghê gớm, thần bí, với ông sấm, bà sét, ông
thiện ông ác, với ma tà và quỷ dữ, với thiên
đường và địa ngục. Do đó quan điểm mắc bệnh
là do trời đánh, thánh vật, do quỷ tha, ma bắt.
Và tất nhiên với quan điểm như vậy thì việc
chữa bệnh phải cần đến thày cúng, thày phù
thuỷ hoặc phải cầu xin thượng đế phù hộ.
• Nền văn minh cổ đại
• Nhân loại đã trải qua những nền văn minh cổ đại phát
triển khá cao, đặc biệt là về lĩnh vực y học như ở
Trung Quốc, Ai cập, Ấn Độ, Hylạp - La mã.
• Trong thời kỳ cổ Trung Hoa, quan điểm về vũ trụ là
vạn vật đều do hai lực âm - dương và năm nguyên tố
(kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ) hình thành.
• Âm và Dương được coi như 2 lực đối kháng và bổ
cứu cho nhau trong sự hình thành vạn vật như đực
với cái, nóng với lạnh, sống với chết.
• Ngũ hành tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc.
Tương sinh: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.
• Tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc
Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ. Vßng trßn ©m d¬ng
Ngũ hành
Mộc
Thủy Hỏa
Kim Thổ
• Trong vũ trụ và vạn vật, mọi trạng thái đều phụ
thuộc vào tình trạng cân bằng giữa hai lực Âm -
Dương và ngũ hành, khi có rối loạn cân bằng
Âm - Dương hoặc có thay đổi trong quy luật
tương sinh, tương khắc của ngũ hành sẽ sinh
ra bệnh tật. Chính vì vậy các thuật ngữ âm
thịnh dương suy, chân thuỷ, chân hoả, thể hàn
thể nhiệt thường được dùng trong y học cổ đại.
• Về mặt triết lý thì khoẻ mạnh là nhờ tình trạng
cân bằng hoà hợp của vật chất trong cơ thể
nên quan điểm này cũng phù hợp với quan
điểm duy vật biện chứng, tuy còn thô sơ song
quan điểm cổ đại này cũng rất tiến bộ và y học
cổ truyền cũng đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm chữa bệnh quý báu.
• Quan niệm cổ Ai cập cho rằng: sự sống là do chất
"khí"(pneuma) và hô hấp là thu chất khí đó vào trong
cơ thể.
• Khi chất khí trong sạch thì khoẻ mạnh còn khi chất khí
nhơ bẩn thì sinh ra bệnh tật.
• Triết lý về sự sống thời cổ của Ấn Độ là triết lý của
đạo phật và sống - chết chỉ là luân hồi, chết chỉ là
một giai đoạn của sống,
• Cơ thể vật chất vô tri vô giác mà trong đó linh hồn vận
động, đảm bảo sự thống nhất các bộ phận của cơ thể,
sự lành mạnh bình thường của các chức phận.
• Khi linh hồn rời cơ thể để sang một thế giới khác thì
đó là sự chết. Vậy bệnh chính là sự đấu tranh của linh
hồn nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Nền văn minh Hy lạp - La mã cổ cũng có nhiều
nhà bác học nổi tiếng trong lĩnh vực y học.
Hypocratus (460 - 377 tr.cn) xây dựng thuyết
thể dịch cho rằng chức năng của cơ thể do
hoạt động cân bằng của 4 loại dịch là:
Đỏ là máu của tim tiết ra - biểu hiện tính nóng;
Đen do máu của lách - biểu hiện tính ẩm;
Vàng là Mật ở gan - biểu hiện tính khô;
Trắng là dịch ở não - biểu hiện tính lạnh.
Từ đó rút ra nguyên lý điều trị bệnh là phục hồi
lại sự cân bằng nhờ các toa thuốc mát hay
thuốc nóng.
Đây chính là những cơ sở lâm sàng đầu tiên
trong y học.
Thời kỳ trung cổ - Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ
12, khoa học nói chung hầu như không phát
triển.
Đó là một thời kỳ trì trệ, tôn giáo và phong
kiến đã kìm hãm mọi phát triển khoa học.
Y học nằm trong tay các thày dòng, cha cố,
Nhà thờ thiên chúa giáo cho rằng bệnh tật là
sự trừng phạt của đấng tối cao đối với những
tội lỗi mà con người và chúng sinh đã mắc
phải, muốn khỏi bệnh thì phải cầu nguyện cho
đức chúa buông tha.
• Thời kỳ phục hưng: Cuối thời kỳ trung cổ
nhiều nhà khoa học đã dũng cảm NCKH nên Y
học có nhiều tiến bộ vượt bậc.
• Năm 1543 Andre Vesale, người Bỉ đã xuất bản
quyển sách " Cấu trúc cơ thể người“ - đặt nền
móng cho các môn hình thái học.
• Năm 1616, William Harvey đã phát minh ra
tuần hoàn của máu.
• Harvey cho rằng cơ thể bị bệnh là khi bộ máy
sinh vật bị hư hỏng giống như máy hết nhiên
liệu hoặc các bánh răng mòn, gãy
• Sylvius nghiên cứu các dịch lại cho rằng bệnh
tật là do rối loạn hoá học trong cơ thể.
• Đến thế kỷ 18 - 19: Kính hiển vi đã ra đời và
ngày càng hoàn thiện, thuốc nhuộm TB cũng
được sử dụng rộng rãi trong NC hình thái vi
thể, do đó nảy nở khái niệm giải phẫu cục bộ
về bệnh, NC về bệnh cảnh lâm sàng được so
sánh với tổn thương thấy được khi mổ khám
xác chết.
• Wirchov đã cho rằng nguyên nhân của bệnh là
do TTTB: bệnh sẽ chỉ xuất hiện tại các chỗ mà
tác nhân gây bệnh làm TTTB, theo ông thì
không phải toàn bộ cơ thể phản ứng với các
yếu tố gây bệnh mà chỉ cục bộ các nhóm TB
tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Quan niệm
này coi cơ thể đa bào chỉ là sự liên kết đơn
thuần chứ không phải là một khối thống nhất
toàn vẹn.
• Clot Becna (1865) nêu lên mối quan hệ khăng
khít giữa nội môi và ngoại môi.
• Ngoại môi luôn luôn thay đổi nên để giữ cho
nội môi không thay đổi, cơ thể sống phải có
hàng loạt các chức năng bảo vệ và điều hoà,
bệnh và chết chỉ là sự tan vỡ hoặc rối loạn cơ
chế điều hoà đó.
• Đến nửa sau của thế kỷ 19, nhờ những đóng
góp to lớn của Pasteur (1821- 1895), Koch
(1843 - 1900), Metnhicop, Eclich (1854 - 1915),
tìm ra vai trò gây bệnh của nhiều loại vi sinh
vật.
• Đến thể kỷ 20 - Thế kỷ của điện tử và cũng là thế kỷ
của sinh học, các ngành sinh học phát triển mạnh mẽ
như: di truyền học, MD học, sinh học phân tử... nên
cũng có rất nhiều khái niệm về bệnh.
• Pavlov đưa ra học thuyết TK của bệnh.
• Nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất, hoạt
động của TK cao cấp đóng vai trò quyết định khả
năng thích ứng của cơ thể (tức nội môi) đối với những
thay đổi của bên ngoài.
• Theo Pavlov: trong mỗi bệnh luôn luôn có hai quá
trình tồn tại song song, quá trình bảo vệ sinh lý và quá
trình huỷ hoại bệnh lý.
• " Bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ TK; rối
loạn tương quan giữa các khu vực khác nhau của hệ
TK.", quan niệm này quá nhấn mạnh vai trò của
TKTW.
Hans Selye cho rằng bệnh là sự rối loạn khả năng
thích nghi.
Trong khi nghiên cứu phản ứng không đặc hiệu của
cơ thể chống lại các tác nhân stress bên ngoài, Selye
nhận thấy: bao giờ cơ thể cũng đáp ứng bằng sự thay
đổi hoạt động của hệ nội tiết: - thần kinh hạ não -
thượng thận; kết quả là có sự đối kháng giữa 2 loại
hormon corticoit, loại thứ nhất tiết ra nhằm dồn
nguyên liệu trong cơ thể tới chỗ bị đe doạ, nó ức chế
quá trình viêm và quá trình phát triển tổ chức xơ, còn
loại thứ hai có tác dụng làm vết thương mau lành
bằng cách tăng sinh chất keo và phát triển TCLK.
Hai hệ thống này hoạt động cân bằng nhau nhằm bảo
vệ cơ thể, khi mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh - dạng
bệnh thích nghi.
Mỗi quan điểm chỉ giải thích được cơ chế sinh
bệnh của một nhóm bệnh mà thôi.
Từ những quan niệm như vậy về sinh vật,
chúng ta có thể nêu lên một khái niệm về bệnh
một cách tương đối như sau:
" Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của
cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây
bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh
phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và
hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả
năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh"
• 1.2. Những điều cần chú trọng trong khái niệm về
bệnh
Bệnh có TC một cân bằng mới kém bền vững
• Cơ thể sống là một cân bằng động. Khi có yếu tố gây
bệnh tác động vào cơ thể thì cân bằng bị phá vỡ,
nhưng lập tức cơ thể đó có phản ứng bảo vệ, sẽ có
những hoạt động nhằm khôi phục tình trạng cân bằng
bị nhiễu loạn bởi yếu tố ấy.
• Chính cuộc đấu tranh này tạo ra một cân bằng mới (vì
có thêm yếu tố bệnh lý, phản ứng bảo vệ và các sản
phẩm của chúng), nhưng cân bằng mới này không
kéo dài, thường có xu hướng phục hồi về cân bằng cũ
tức là lành bệnh, khi không thể phục hồi được thì tiến
triển càng bất lợi cho cơ thể, vượt quá khả năng bảo
vệ của cơ thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là tính kém
bền vững của cân bằng mới.
• Như vậy: sống và chết; lành và bệnh là hai mặt của
hiện tượng sinh học.
• Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể
Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại
đòi hỏi một tình trạng hằng định tương đối thì cơ thể
luôn luôn phải tìm cách thích ứng với biến đổi của
ngoại cảnh.
Trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường bên
ngoài, cơ thể phải vận dụng những cơ chế thích ứng
mạnh mẽ, thậm chí có thể dẫn đến một tình trạng
bệnh lý mà Selye đã coi như “bệnh thích nghi”.
• Khi yếu tố gây bệnh tạo nên tình trạng bệnh lý, khả
năng thích nghi của cơ thể sống vẫn còn nhưng đã bị
hạn chế, Thí dụ khi sốt, khả năng điều hoà nhiệt của
cơ thể vẫn còn nhưng rất hạn chế chứ không thể như
cơ thể khoẻ mạnh.
• Trong công tác điều trị người thày thuốc phải tìm cách
phát huy tối đa khả năng thích nghi của cơ thể để
mang lại hiệu quả điều trị cao.
• II. KHÁI NIỆM VỀ NGUYªN NHÂN BỆNH
• Nguyên nhân bệnh học là môn khoa học
nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và điều
kiện phát sinh ra bệnh.
• Việc nghiên cứu nguyên nhân bệnh có ý
nghĩa rất lớn trong công tác phòng trị bệnh
cho gia súc, gia cầm. Vì có nắm được nguyên
nhân bệnh thì mới định ra được phương pháp
điều trị bệnh chính xác và có biện pháp hữu
hiệu ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng vào
cơ thể.
• 2.1. Một số quan niệm sai lầm về nguyªn
nh©n bệnh học
• Thuyết nguyên nhân đơn thuần cho rằng VK là
nguyên nhân của mọi bệnh, cứ có VK là có
bệnh, với thái độ cực đoan quá nhấn mạnh đến
vai trò gây bệnh của VK, thuyết này đã bỏ qua
vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố khác trong
quá trình phát sinh bệnh, cũng không quan tâm
đến cơ chế bảo vệ của cơ thể.
• Trong thực tế hiện nay nhiều bệnh không phải
do VK gây ra và thực nghiệm khi tiêm VK vào
cơ thể cũng không gây được bệnh.
• Thuyết điều kiện đơn thuần cho rằng bệnh tật là
do kết quả tác động tổng hợp của một số điều
kiện và những điều kiện đó có thể gây bệnh mà
không cần nguyên nhân bệnh đặc hiệu.
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vì các điều
kiện chỉ làm cho các quá trình phát sinh bệnh
dễ dàng hơn chứ không thể thay thế được
nguyên nhân bệnh.
Học thuyết này mang tính tiêu cực, gây trở ngại
cho công tác phòng trị bệnh.
Thuyết thể tạng cho rằng nguyên nhân bệnh
không phải từ bên ngoài tới mà là do đặc điểm
của cơ thể, do thể tạng của con vật.
Đây là quan niệm của thuyết di truyền máy
móc, nó không đề cập tới các yếu tố ngoại
cảnh, như vậy nó chống lại khâu vệ sinh phòng
bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tật.
• 2.2. Quan niệm khoa học về nguyªn nh©n
bệnh học
Quan niệm đúng đắn về nguyên nhân bệnh học
phải nêu lên được mối liên hệ chặt chẽ giữa
nguyên nhân bệnh và điều kiện gây bệnh.
• Nguyên nhân bệnh có vai trò quyết định còn
điều kiện thì phát huy tác dụng của nguyên
nhân bệnh.
• Nguyên nhân bệnh là yếu tố có hại, khi tác
động lên cơ thể sẽ quyết định bệnh phát sinh
và các đặc điểm phát triển của bệnh.
• Tuy nhiên yếu tố gây bệnh phải đạt tới một
cường độ nhất định (độc lực, liều lượng...) mới
gây bệnh được.
• Như vậy, khi có nguyên nhân bệnh thì bệnh sẽ
phát ra trong những điều kiện nhất định; ngược
lại, nếu có đầy đủ các điều kiện mà không có
nguyên nhân bệnh thì bệnh cũng không thể
phát ra được.
• Trong những điều kiện nhất định thì nguyên
nhân bệnh có thể trở thành điều kiện gây bệnh.
Thí dụ: nuôi dưỡng kém là nguyên nhân của
bệnh suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin là nguyên
nhân của bệnh thiếu Vitamin, nhưng nó lại là
điều kiện để con vật bị nhiễm khuẩn, là điều
kiện của các bệnh truyền nhiễm.
• Đặc điểm của bệnh chính là do nguyên nhân
bệnh quyết định nên dựa vào đặc điểm của
bệnh có thể khám phá ra nguyên nhân bệnh để
từ đó xác định phương pháp điều trị hữu hiệu.
Song nguyên nhân bệnh chỉ có thể phát huy tác
dụng trong những điều kiện cơ thể nhất định,
thí dụ: bệnh Tụ huyết trùng do vi khuẩn
Pasteurella gây ra nhưng nó chỉ phát bệnh
trong khi sức đề kháng của con vật bị giảm sút.
Cường độ của nguyên nhân bệnh cũng là một
điều kiện gây bệnh.
• Mối quan hệ nhân quả trong NNB học:
• Mỗi bệnh (tức là hậu quả) đều do một nguyên
nhân gây ra như vậy nguyên nhân có trước hậu
quả.
• Nguyên nhân bệnh dù từ ngoài vào hay từ
trong ra đều tác động lên cơ thể mà sinh ra hậu
quả là bệnh.
• Bất cứ bệnh nào cũng đều có nguyên nhân của
nó; mặc dù vậy, hiện nay còn nhiều bệnh chưa
tìm được nguyên nhân, song đó là do trình độ
phát triển của khoa học còn hạn chế, chưa cho
phép tìm ra nhưng nguyên nhân ấy, dần dần
khi khoa học càng phát triển thì càng nhiều
nguyên nhân bệnh phức tạp sẽ được tìm ra.
• Cùng một nguyên nhân có thể sẽ có nhiều hậu
quả khác nhau tuỳ theo điều kiện phát triển của
bệnh, tụ cầu khuẩn có thể gây ra các ổ apse ở
da, gây nhiễm trùng huyết khi vào máu
• Mặt khác, cùng một hậu quả cũng có thể do
nhiều nguyên nhân gây ra; Viêm, Sốt là những
quá trình bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây
ra.
• Chính đây là khó khăn thường gặp khi đi từ
triệu chứng tới xác định nguyên nhân bệnh, đòi
hỏi phải có phương pháp suy luận đúng đắn và
logic để phân biệt giữa hiện tượng và bản chất
• Như vậy một quan niệm khoa học về
nguyên nhân bệnh học phải toàn diện, nhìn
nhận cả vai trò của nguyên nhân bệnh và điều
kiện gây bệnh, xác định đúng đắn tầm quan
trọng và vị trí nhất định của mỗi yếu tố trong
quá trình gây bệnh.
• Ngăn ngừa nguyên nhân bệnh, hạn chế tác
dụng của điều kiện gây bệnh và tăng cường
hoạt động tốt của thể tạng là phương pháp điều
trị bệnh hữu hiệu, là những mặt tích cực của
công tác phòng chống bệnh.
• 2.3. Phân loại nguyên nhân bệnh
• 2.3.1. Yếu tố bên ngoài
• Yếu tố cơ học: Chủ yếu là do chấn thương, tai nạn...
Gây tổn thương các cơ quan, làm hư hại các tổ chức
của cơ thể
• Yếu tố lý học: + Nhiệt độ cao trên 50OC gây tác động
cục bộ làm đông vón protít của tế bào, đặc biệt là phá
huỷ các men, tuỳ theo nhiệt độ cao thấp và thời gian
tác động khác nhau có thể gây nên mức độ tổn
thương khác nhau từ ban đỏ đến bỏng, khi nhiệt độ
tác động đến toàn thân có thể gây cảm nóng.
• + Nhiệt độ thấp dưới 0oC cũng gây tổn thương các
men của tế bào, tác động cục bộ gây giá thương, gây
hoại tử móng, tai, đuôi... tác động tới toàn thân gây
cảm lạnh, thường gặp ở những động vật sống ở các
vùng giá rét hoặc trong những mùa đông lạnh giá.
+ Tia phóng xạ từ nguồn phóng xạ công nghiệp
hoặc trong chiến tranh... gây phá huỷ các men
và gây các phản ứng oxy hoá làm tổn thương
tế bào sống.
Các động vật khác nhau có thể chịu đựng được
phóng xạ ở các mức khác nhau.
+ Dòng điện, tác dụng của dòng điện phụ thuộc
vào điện thế và tính chất của dòng điện; dòng
điện một chiều tác dụng nhanh hơn dòng xoay
chiều, điện thế càng cao càng nguy hiểm.
Cơ chế gây tổn thương của dòng điện là gây co
cứng cơ nhất là cơ tim, có thể làm tim ngừng
đập, gây bỏng và gây hiện tượng điện ly vì cơ
thể là một môi trường điện giải.
• Yếu tố hoá học
• Tác động của các chất hoá học phụ thuộc vào liều
lượng và thành phần các chất đó, thường gây ngộ
độc cho gia súc, gia cầm như axit, kiềm, kim loại
nặng, chì, thuỷ ngân, asen... các alcaloit từ cây cỏ,
độc tố nấm mốc, ...
• Yếu tố sinh học
• + Vi khuẩn, rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bao
gồm cả bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiễm trùng.
• + Virus, hầu hết các loại virus đều gây bệnh trong các
bệnh truyền nhiễm Newcastle, dịch tả lợn, LMLM...
• + Ký sinh trùng bao gồm cả các loài giun sán ký sinh,
nội, ngoại ký sinh trùng và các loại Protozoa...
• + Các loại động thực vật khác như: rắn cắn, ong đốt,
các cây độc
• 2.3.2. Yếu tố bên trong
• + Yếu tố di truyền: đó là những biến đổi bệnh lý thông
qua cơ chế di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau
qua tế bào sinh dục mang gen b