Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng nhất góp phần làm nên sự thành công
trong giao tiếp. Thế nhưng trong những cuộc trò chuyện mọi người thường thích
nói hơn là thích lắng nghe người khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể luyện tập
những nguyên tắc cơ bản để có thể lắng nghe tích cực và hình thành thói quen
này.
Dưới đây là bốn nguyên tắc chính để lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Những
nguyên tắc này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn nói chuyện với một nhân
viên bán hàng, một đồng nghiệp, giám đốc của bạn hay là một thành viên nào đó
trong gia đình bạn. Đó thực sự là những kỹ thuật hữu hiệu và thiết thực đã được
chứng minh nhằm góp phần làm tăng sức ảnh hướng đáng kể của bạn tới những
ngưới khác.
1. Một người nói một lúc
Việc quan trọng đầu tiên là bạn phải lắng nghe một cách chăm chú, không cắt
ngang những gì người khác đang nói. Làm như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn tôn
trọng và đánh giá cao những điều người khác nói. Họ sẽ cảm thấy thích thú
với sự quan tâm của bạn và đối xử lại với bạn một cách chân tình.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết lắng nghe trong giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết lắng nghe trong giao tiếp
Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng nhất góp phần làm nên sự thành công
trong giao tiếp. Thế nhưng trong những cuộc trò chuyện mọi người thường thích
nói hơn là thích lắng nghe người khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể luyện tập
những nguyên tắc cơ bản để có thể lắng nghe tích cực và hình thành thói quen
này.
Dưới đây là bốn nguyên tắc chính để lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Những
nguyên tắc này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn nói chuyện với một nhân
viên bán hàng, một đồng nghiệp, giám đốc của bạn hay là một thành viên nào đó
trong gia đình bạn. Đó thực sự là những kỹ thuật hữu hiệu và thiết thực đã được
chứng minh nhằm góp phần làm tăng sức ảnh hướng đáng kể của bạn tới những
ngưới khác.
1. Một người nói một lúc
Việc quan trọng đầu tiên là bạn phải lắng nghe một cách chăm chú, không cắt
ngang những gì người khác đang nói. Làm như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn tôn
trọng và đánh giá cao những điều người khác nói. Họ sẽ cảm thấy thích thú
với sự quan tâm của bạn và đối xử lại với bạn một cách chân tình.
Trong một buổi nói chuyện thường thì mọi người lo bận rộn chuẩn bị câu trả
lời trong khi người khác còn đang nói, đó là nguyên nhân vì sao khả năng lắng
nghe của một ngưới trở nên nghèo nàn. Dường như những người đó gần như
là không lắng nghe người khác nói. Điều này giống như việc một võ sĩ đang
tìm những kẽ hở của đối thủ và sẵn sàng hạ gục khi đối thủ sơ ý.
Tất nhiên, bạn không phải là những người này. Để có thể lắng nghe hiệu quả,
bạn cần hướng nhẹ người về phía trước, nhìn thẳng vào người đang nói và
chăm chú vào mỗi từ họ nói. Hãy lắng nghe như thể trên thế giới này không gì
có thể hấp dẫn bạn hơn là điều người đó đang nói. Dường như một người lắng
nghe tốt sẽ phát triển khả năng làm cho người nói cảm thấy họ là người duy
nhất trên thế giới này. Thậm chí một cuộc nói chuyện có thể thành công ngay
giữa một căn phòng đông đúc.
Ngoài việc lắng nghe không ngắt lời, bạn cũng nên gật đầu, mỉm cười và thể
hiện sự đồng ý với những gì người kia đang nói. Hãy chủ động thay vì thụ
động. Hãy cho người đó biết là bạn hoàn toàn tham gia vào cuộc nói chuyện.
Hãy hướng mắt về phía người đang nói. Thư giãn cơ thể, và nếu bạn đang
đứng, hãy hướng người về trước. Chỉ khi nào làm như vậy bạn mới cám thấy
có đủ năng lượng để tập trung vào những gì người khác nói.
2. Tạo không gian tĩnh
Chìa khóa thứ hai để lắng nghe hiệu quả là tạm dừng trước khi trả lời. Một
khoản tạm dừng ngắn, trong 3-5 giây, là điều rất quan trọng mà bạn góp phần
làm cho cuộc đối thoại diễn ra tốt đẹp. Khi bạn tạm dừng nghĩa là bạn đã đạt
được ba mục tiêu trọn vẹn.
Thứ nhất, bạn sẽ tránh được việc cắt ngang người khác trong trường hợp họ
dừng lại lấy hơi để chuẩn bị nói tiếp.
Thứ hai, bạn cho người kia thấy rằng bạn xem xét cẩn thận từng từ họ nói
bằng cách không xen ngang giữa chừng ý kiến của họ.
Và thứ ba là bạn sẽ lắng nghe người khác tốt hơn. Những từ ngữ mà họ nói sẽ
đi sâu vào tâm trí của bạn và bạn sẽ hiểu tường tận hơn.
Bằng cách tạm dừng trong khi nói bạn đã tỏ ra mình là một người có năng
khiếu trò chuyện.
3. Làm rõ điều bạn vừa nghe
Điều quan trọng thứ ba để lắng nghe hiệu quả là đưa ra câu hỏi để làm rõ điều
bạn đã nghe. Đừng bao giờ đảm báo rằng bạn hiểu hết những gì người khác
nói. Thay vào đó, hãy hỏi, “Bạn nói thế nghĩa là sao?” Đây là câu hỏi mạnh
mẽ nhất mà tôi từng học được để kiểm soát một cuộc trò chuyện. Đó là một
câu hỏi hầu như không thể không có câu trả lời và người khác sẽ sẵn lòng trả
lời nhiệt tình hơn. Sau đó bạn có thể đưa ra những câu hỏi mở và tiếp tục cuộc
nói chuyện.
4. Diễn giải lại theo cách của mình
Nguyên tắc thứ tư để lắng nghe hiệu quả là diễn giải lời người nói theo cách
của bạn. Sau khi gật đầu và mỉm cười, bạn có thể nói “Để tôi xem thử tôi có
nói đúng không nhé, bạn đang nói về”
Bằng cách diễn giải những lời của người nói, bạn đã chứng tỏ rằng bạn đang
quan tâm và chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của đối phương. Và điều kỳ diệu là
khi bạn tập lắng nghe hiệu quả, người khác sẽ bắt đầu thấy bạn thật thú vị. Họ
muốn ở bên bạn. Họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi bạn có hiện diện.
Đó là lý do tại sao lắng nghe lại là một công cụ mạnh mẽ trong việc phát triển
nghệ thuật và kĩ năng giao tiếp. Hơn nữa, lắng nghe xây dựng lòng tin nơi
người khác. Một khi bạn càng lắng nghe người khác, thì càng có nhiều người
tin tưởng bạn và đặt niềm tin vào bạn.
Lợi ích của sự lắng nghe trong giao tiếp:
Lắng nghe cũng giúp xây dựng lòng tự trọng. Khi bạn lắng nghe chăm chú vào
người khác, lòng tự trọng của họ sẽ tự nhiên tăng lên.
Lắng nghe giúp cho người nghe rèn luyện tính tự kỷ luật. Bởi vì não của bạn có
thể tiếp nhận từ 500-600 từ/phút trong khi chúng ta chỉ có thể nói được 150
từ/phút, phải mất một sự nỗ lực thực sự để giữ sự chú ý của bạn tập trung vào lời
của người khác.
Nếu bạn không thực hành tính tự kỷ luật trong cuộc trò chuyện, tâm trí bạn sẽ đi
lang thang trong một trăm hướng khác nhau. Càng chú ý tới những gì người khác
đang nói, bạn càng hình thành cho mình tính tự kỷ luật.
Nói cách khác, bằng cách học để lắng nghe tốt, bạn thực sự phát triển được con
người và tính cách của riêng bạn.