Biến đổi khí hậu (BĐKH) và sựsuythoái Đa dạng sinh học (ĐDSH) đã và đang là hai
trongsốnhữngvấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sốngvà
sựphát triển của con người trên phạm vi toàn cầu.Hội nghịThượng đỉnh vềmôi trường
tại Rio de Janeiro năm 1992, các quốc gia trên thế giới đã thôngqua Công ước khungvề
BĐKHcủa Liên hợp quốc. Năm 1997, tại Kyoto (Nhật Bản), một Nghị định thưvềcắt
giảm khí thải nhà kính được thôngqua, có hiệu lực từtháng2/2005 và có 165 quốc gia
phê chuẩn Nghị định thư này, trong đó có Việt Nam.
Chươngtrình Nghịsự21của Việt Nam được Chính phủphê duyệt năm 2004 gồm có 9
nhiệm vụ ưu tiên trong chươngtrình hành độngthực hiện các mục tiêu về môi trường,
trong đó nhấn mạnh việcxâydựngvà triển khai thực hiện các đề án vềbảotồn ĐDSH
(nhiệm vụ8) và xâydựng, triển khai thực hiện các đềán giảm nhẹBĐKH và hạn chế
những ảnh hưởngcó hại của BĐKH, góp phần phòngtránhthiên tai (nhiệm vụ9) đóng
vai trò quan trọng đối với sựphát triển bền vững.
Các vấn đềmôi trườngtoàn cầugồm cóBĐKH, suythoái ĐDSH, suythoái tài nguyên
nước ngọt, suythoái tầng ôzôn, suythoái đất và hoangmạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ
độc hại khó phân hủy, suy thoái tài nguyên biển có mối tươngtác với nhau và ảnh
hưởngtới đời sốngcũng nhưsựphát triển của conngười. Tuynhiên, ở đây chỉtập trung
hai vấn đềlàBĐKH và ĐDSH trongmối quan hệcủa chúngvới đời sống và sựphát triển
của xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học trong mối quan hệ với đời sống và sự phát triển của xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐA DẠNG
SINH HỌC
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỜI
SỐNG
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
TRƯƠNG QUANG HỌC
GIÁM ĐỐC CHƯƠNG TRÌNH SEMLA - BỘ TN&MT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự suy thoái Đa dạng sinh học (ĐDSH) đã và đang là hai
trong số những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và
sự phát triển của con người trên phạm vi toàn cầu. Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường
tại Rio de Janeiro năm 1992, các quốc gia trên thế giới đã thông qua Công ước khung về
BĐKH của Liên hợp quốc. Năm 1997, tại Kyoto (Nhật Bản), một Nghị định thư về cắt
giảm khí thải nhà kính được thông qua, có hiệu lực từ tháng 2/2005 và có 165 quốc gia
phê chuẩn Nghị định thư này, trong đó có Việt Nam.
Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam được Chính phủ phê duyệt năm 2004 gồm có 9
nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình hành động thực hiện các mục tiêu về môi trường,
trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo tồn ĐDSH
(nhiệm vụ 8) và xây dựng, triển khai thực hiện các đề án giảm nhẹ BĐKH và hạn chế
những ảnh hưởng có hại của BĐKH, góp phần phòng tránh thiên tai (nhiệm vụ 9) đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững.
Các vấn đề môi trường toàn cầu gồm có BĐKH, suy thoái ĐDSH, suy thoái tài nguyên
nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ
độc hại khó phân hủy, suy thoái tài nguyên biển… có mối tương tác với nhau và ảnh
hưởng tới đời sống cũng như sự phát triển của con người. Tuy nhiên, ở đây chỉ tập trung
hai vấn đề là BĐKH và ĐDSH trong mối quan hệ của chúng với đời sống và sự phát triển
của xã hội.
1. Biến đổi khí hậu và suy thoái đa dạng sinh học - Bức tranh chung trên thế giới
BĐKH đang và sẽ làm thay đổi môi trường toàn cầu nhưng không đồng đều ở các vùng
khác nhau, nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác. Nguyên
nhân chính là do tác động của khí nhà kính (66% là khí CO2) thông qua các hoạt động
của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và
sinh hoạt (chủ yếu do sử dụng một lượng lớn chất đốt trong ngành năng lượng và giao
thông). Tất cả các hoạt động này đã làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính
(CO2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước). Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay đã
cao hơn 30 - 35% so với nồng độ tự nhiên (khoảng 10.000 năm trước). Trước thời kỳ
công nghiệp, nồng độ CO2 là 280 ppt, năm 1989 là 351 ppt và dự kiến đến năm 2030 là
560 ppt, mức chưa từng có trong vòng 650.000 năm qua.
ĐDSH, nguồn tài nguyên quý giá nhất, chỉ có trên Trái đất của chúng ta, có vai trò rất lớn
đối với tự nhiên và đời sống con người. Tuy nhiên, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm
trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng
nhiệt đới bị thu hẹp một cách báo động. Hàng tuần có hơn 400.000 ha rừng bị phát quang
hoặc suy thoái. Từ năm 1980 đến 1995, thế giới đã mất đi khoảng 200 triệu ha rừng
(tương đương với diện tích Inđônêxia). Chỉ tính riêng rừng nhiệt đới bị phá hủy, hàng
năm đã có khoảng 27.000 loài bị tiêu diệt. Ước tính có khoảng 60.000/265.000 loài thực
vật, 728 loài bò sát, lưỡng cư (5%), 472 loài cá đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hậu quả tất yếu dẫn đến sẽ là giảm hoặc mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa
không khí, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng
tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực
đoan về khí hậu. Và cuối cùng là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài
nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có
Việt Nam. Nguyên nhân chính của suy thoái ĐDSH là khai thác tài nguyên quá mức do
dân số tăng, sử dụng các công nghệ không phù hợp, ô nhiễm, BĐKH…
2. Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam với diện tích khoảng 32.931,4 km2, nằm trên bán đảo Đông Dương trong vùng
nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam với hơn
3.260 km bờ biển, Việt Nam là nước có sự đa dạng cao về khí hậu và tài nguyên sinh học.
Biến đổi khí hậu
Những nghiên cứu gần đây cho thấy,
biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam về
cơ bản phù hợp với xu thế BĐKH đã
và đang xảy ra trên toàn cầu và trong
khu vực. Nhiệt độ trung bình năm
tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, nhiệt
độ trung bình một số tháng mùa hè
tăng 0,1 – 0,30C mỗi thập kỷ. Về
mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các
tháng đầu mùa và tăng lên trong các
tháng cuối mùa; Lượng mưa trung
bình năm không có biến đổi nhiều giữa các thập kỷ, song lượng mưa trung bình tháng có
sự thay đổi lớn và ngẫu nhiên; Trong 5 thập kỷ gần đây, hiện tượng ENSO ngày càng có
tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt
Nam. Bên cạnh đó, các dạng thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán cũng gia tăng về số
lượng, cường độ và độ bất thường.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp
Ôxtrâylia (CSIRO), các kịch bản về biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã được xây dựng nhằm
đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó và thích nghi cho từng vùng.
Đa dạng sinh học
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có hệ sinh thái (HST) đa dạng với 7 vùng
phân bố tự nhiên trên phần lục địa, 6 vùng ĐDSH biển, 4 trung tâm ĐDSH. Các HST trên
cạn có 7 kiểu chính, trong đó phong phú nhất là HST rừng chiếm khoảng 36% diện tích
đất tự nhiên và được chia thành 14 kiểu HST phụ (kiểu rừng). HST đất ngập nước (ĐNN)
có 39 kiểu gồm 30 kiểu ĐNN tự nhiên (trong đó có 11 kiểu ĐNN ven biển, 19 kiểu ĐNN
nội địa) và 9 kiểu ĐNN nhân tạo. HST biển rất đa dạng gồm hơn 20 kiểu với hơn 3.000
hòn đảo.
Đa dạng loài trong các HST của Việt Nam rất cao. Trong các HST ở cạn đã phát hiện
15.986 loài thực vật với hơn 10% loài đặc hữu, 310 loài thú, 840 loài chim, 260 loài bò
sát, 120 loài lưỡng cư và hàng ngàn loài động vật không xương sống. Trong các hệ sinh
thái ĐNN, đã phát hiện 1.438 loài vi tảo, 794 loài động vật không xương sống. Trong các
HST biển đã phát hiện khoảng 11.000 loài động thực vật. Nhiều nhóm sinh vật Việt Nam
có số loài đặc hữu cao (hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú, 4 loài và
phân loài thú linh trưởng…). Đặc biệt chỉ từ năm 1992 tới nay đã phát hiện ra 3 loài thú
lớn và 3 loài thú nhỏ mới cho khoa học.
Mức độ ĐDSH của hệ cây trồng ở Việt Nam khá cao. Theo thống kê, có khoảng 802 loài
cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam được
xem là một trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi
nổi tiếng thế giới.
Với số loài được phát hiện chiếm khoảng 6,5% so với thế giới, Việt Nam được xếp ở vị
trí thứ 16 về ĐDSH trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
ĐDSH của Việt Nam đã bị suy thoái trầm trọng. Diện tích rừng, HST có ĐDSH cao nhất
đã giảm từ 72% (1909) xuống 43% (năm 1941) và xuống 28% (1995). Trong gần 5 thập
kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô bị đe dọa
nghiêm trọng.
Các kết quả điều tra cũng cho thấy, các giống loài động vật và thực vật ở nước ta mất nơi
cư trú do rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt và khai thác quá mức đã làm cho ĐDSH
bị suy thoái như heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, cà tông và các loài trĩ. Nhiều loài
cây gỗ quý cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng như gỗ đỏ (Là Ngà, Đồng Lài), gụ mật (Kỳ
Thượng), lát hoa (Đà Bắc), dáng hương (Kon Hà Nừng), táu (Hương Sơn), lim xanh (Kẻ
Gỗ), nghiến (Chí Linh) và nhiều loại khác như hoàng đàn, sao, sến, trò chỉ... Ngoài ra,
nhiều giống cây trồng và vật nuôi như: lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá bản
địa cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện kinh tế, khoa
học, môi trường và nhân văn.
3. Tương tác giữa sự suy thoái ĐDSH và BĐKH
Như trên đã phân tích, ĐDSH và BĐKH có sự tương tác lẫn nhau. Hơn thế nữa, mức độ
và tính chất của những tương tác này lại thay đổi theo không gian và thời gian. BĐKH là
nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH. Ngược lại, sự suy giảm ĐDSH, sự
xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên cũng góp phần dẫn tới sự BĐKH.
Tác động của các HST lên BĐKH
Nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do sự phát thải các khí nhà kính (mà chủ yếu là
CO2, N2O, NO, CH4) từ các nguồn khác nhau. Ngoài ra, ở một số vùng còn có thể do
các nguyên nhân khác như sol khí (aerosol). Ở các khu vực thuộc vùng nhiệt đới, nhiều
mảng không khí bị ô nhiễm nặng bởi các phần tử sol khí (aerosol particles) chứa bụi đất,
bụi sunphat, bụi hữu cơ và khói do đốt các loại chất đốt và sinh khối, có chứa nhiều bụi
cácbon và các loại bụi do hoạt động nông nghiệp gây ra gọi là tầng mây nâu châu Á. Mây
nâu là một nhân tố quan trọng làm thay đổi khí hậu, nhất là chế độ mưa ở các nước châu
Á.
Trong thực tế, nguồn phát thải khí nhà kính rất đa dạng và được phân thành các nhóm
hoạt động chính như sau: công nghiệp và xây dựng, giao thông - vận tải, dịch vụ thương
mại, sản xuất điện, khai thác nhiên liệu, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ...
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1994, 3 lĩnh vực có phát thải lớn nhất là nông
nghiệp (50,5%), năng lượng (24,7%) và lâm nghiệp (18,7%). Trên cơ sở này, các kịch
bản ước tính khả năng phát thải khí nhà kính đến năm 2010 và 2020.
Có thể thấy rõ, chức năng điều hòa của các HST rừng trong việc tạo ra ôxy và hấp thụ khí
CO2 trong quang hợp. Rừng nhiệt đới chỉ che phủ 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng
chứa gần một nửa số lượng cây xanh trên Trái đất và tạo ra gần 40% lượng ôxy của thế
giới. Một hécta cây xanh có thể hấp thu 6 tấn CO2/năm. Vì vậy, hoạt động trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh, canh tác nông lâm kết hợp... sẽ làm tăng chức năng điều hòa của
HST, mang lại hiệu quả nhiều mặt cho con người: điều hòa khí hậu, làm giảm khí nhà
kính, giữ và làm sạch nguồn nước,
chống xói mòn, giảm thiểu thiên tai,
lũ lụt...
Tác động của BĐKH lên các
HST/ĐDSH
Có thể phân tích tác động của BĐKH
tới ĐDSH dựa trên các hậu quả của
BĐKH gây ra gồm: Nước biển dâng,
Nhiệt độ tăng, Chu kỳ sinh khí hậu
thay đổi (số ngày có nhiệt độ < 200C
giảm và số ngày có nhiệt độ > 250C
tăng; tổng lượng nhiệt tăng, nhiệt độ
tối thấp tăng); Tài nguyên nước thay
đổi – suy giảm về trữ lượng; Thiên tai (lũ lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở) xảy ra với cường
độ và tần suất cao hơn.
Đối với nước ta, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn/các hệ
sinh thái ĐNN của các đồng bằng lớn nhất cả nước – nơi sống của các cộng đồng dân cư
lâu đời (hiện có tỷ lệ đói nghèo cao), vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và
các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên,
sinh quyển.
Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST:
các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các
đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và
lưới thức ăn cũng thay đổi. Ban Thư ký của Công ước ĐDSH cho biết vào cuối thế kỷ
này, nhiều loài và HST sẽ phải vật lộn để thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu
và tỷ lệ tuyệt chủng sẽ tăng lên.
BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) qua sự thay đổi
nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy
rừng, elino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn
hán lớn sẽ làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm
nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế. Bão, sóng nhiệt, lũ lụt, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái
khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các
bệnh dịch mới, nhất là các bệnh do vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao.
Một yếu tố quan trọng trong đánh giá hậu quả của BĐKH là độ trơ của hệ thống khí hậu:
sự thay đổi của khí hậu xảy ra từ từ và khi sự thay đổi đáng kể xảy ra thì khó đạt lại trạng
thái ban đầu. Do đó, thậm chí khi nồng độ các chất gây ra hiệu ứng nhà kính đã được ổn
định thì sự ấm lên của Trái đất vẫn tiếp tục xảy ra trong vài thập kỷ và mực nước vẫn tiếp
tục tăng lên trong hàng thế kỷ tiếp sau.
Đối với Việt Nam, có lẽ vùng ven biển, tài nguyên nước ngọt và sau đấy là ĐDSH (nhất
là ĐDSH nông nghiệp và lâm nghiệp) sẽ là vùng/ lĩnh vực chịu hậu quả nặng nề nhất của
BĐKH và đây chính là những thách thức lớn mà chúng ta gặp phải trong quá trình phát
triển bền vững của đất nước.
Sự tương tác hai chiều giữa BĐKH và ĐDSH mà hậu quả trực tiếp là sự mất đất, sự suy
thoái của các HST nông nghiệp, lâm-nông nghiệp, ĐNN có ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống và sự phát triển của con người. Các phân tích chi tiết về mối tương tác này sẽ là cơ
sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của
BĐKH nói chung và đối với ĐDSH nói riêng.
4. Kết luận và khuyến nghị
BĐKH và suy thoái ĐDSH là những vấn đề môi trường có ảnh hưởng lâu dài và to lớn
tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu và chủ động đề xuất các giải pháp
giảm thiểu, ứng phó và thích nghi với BĐKH, bảo tồn và phát triển ĐDSH cần phải được
quán triệt một cách toàn diện trong tất cả các cấp, các ngành. Việt Nam đã ký và cam kết
thực hiện nhiều Công ước quốc tế có liên quan tới BĐKH và ĐDSH, đã triển khai và có
những kết quả nhất định thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, thể
chế, chính sách cần thiết, nhưng những vấn đề này cần phải được quan tâm đúng mức
hơn, cần được lồng ghép trong các chiến lược quốc gia chung ở tầm vĩ mô hơn, chứ
không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Trong kế hoạch ĐDSH Quốc gia và các địa phương, cần đặc biệt lưu ý các giải pháp ứng
phó phù hợp với các kịnh bản của BĐKH để trước hết bảo vệ và duy trì nguồn gen trong
các HST nông, lâm nghiệp, quản lý bền vững và phát triển rừng đầu nguồn, các phương
án phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các giống phù hợp (chịu hạn, chịu nhiệt),
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cho các khu bảo tồn ở vùng đất thấp...
Công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng cần phải được đẩy mạnh để có được
hiệu quả về nhiều mặt trong đó có tác dụng là giảm thiểu khí nhà kính, thiên tai, bảo tồn
tài nguyên nước và đất.
Trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt liên quan tới BĐKH
và bảo tồn ĐDSH cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành và dựa vào cộng đồng cần phải
được quán triệt trong tất cả các khâu từ hoạch định chính sách đến lập và triển khai kế
hoạch về cả nội dung và tổ chức. Các giải pháp cần toàn diện và đồng bộ từ thể chế,
chính sách tới quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, trong đó xây dựng năng lực, nâng cao
nhận thức và hợp tác quốc tế cần được ưu tiên ở mức phù hợp n
Tài liệu tham khảo
Asian Development Bank, 1994. Climate Change in Asia: Viet Nam country report.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Trương Quang Học chủ biên), 2003. Đa dạng sinh học và
bảo tồn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia. Chuyên
đề: Đa dạng sinh học.
Ministry of Natural Resources and Environment, 2003. Viet nam Initial National
Communication: Submitted to the United Nations Framework Convention on Climate
change.
Ministry of Natural Resources and Environment, 2004. Viet nam National Strategy Study
on Clean Development Mechanism. Final report.
Wood, Alexander, Pamela Stedman-Edwards and Johanna Mang, 2000. The Root Causes
of Biodiversity Loss. Earthscan Publication Ltd, London and Sterling, VA.