Do có sự khác biệt về điều kiện địa lý tự nhiên, các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và
Hòa Bình) nằm trong một vùng khí hậu đa dạng và thuận lợi - đây là một lợi thế được khai thác nhằm phục vụ các
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lợi thế này
đã và đang có sự biến đổi phức tạp, điển hình như sự xuất hiện thường xuyên của các hiện tượng thời tiết cực
đoan trên địa bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bài viết này
khái quát đặc trưng và rủi ro khí hậu cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống kinh tế - xã hội tại các tỉnh
Tây Bắc. Thông qua việc chỉ ra những thách thức khí hậu, bài viết đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc.
10 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC
Nguyễn Song Tùng*, Đặng Thành Trung, Lê Hồng Ngọc
Viện Địa lý nhân văn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
*Email: songtung1711@gmail.com
Tóm tắt: Do có sự khác biệt về điều kiện địa lý tự nhiên, các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và
Hòa Bình) nằm trong một vùng khí hậu đa dạng và thuận lợi - đây là một lợi thế được khai thác nhằm phục vụ các
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lợi thế này
đã và đang có sự biến đổi phức tạp, điển hình như sự xuất hiện thường xuyên của các hiện tượng thời tiết cực
đoan trên địa bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bài viết này
khái quát đặc trưng và rủi ro khí hậu cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống kinh tế - xã hội tại các tỉnh
Tây Bắc. Thông qua việc chỉ ra những thách thức khí hậu, bài viết đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội, Tây Bắc.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Bắc là một vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, giáp với tiểu vùng Đông Bắc (hợp thành vùng
Trung du và miền núi phía Bắc) và đồng bằng Sông Hồng, có chung đường biên giới với Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [1]. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
núi cao và sông suối; do đó, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có sự phân hóa sâu sắc theo đai
cao. Do những khác biệt về địa hình, các tỉnh Tây Bắc nằm trong một vùng khí hậu đa dạng và là cơ sở phát triển các
ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch phù hợp với thế mạnh khí hậu của từng địa phương [2].
Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết tương đối cực đoan [3]. Điều
này, đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, các tỉnh
Tây Bắc có tỷ lệ dân số nông thôn cao và là nơi cư trú của nhiều tộc người; là nơi có tỷ lệ đói nghèo cao, nguồn
lực hạn chế, môi trường và các hệ sinh thái bị suy thoái, sản xuất nông nghiệp vẫn là sinh kế truyền thống đảm bảo
nguồn cung lương thực thực phẩm nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ khí hậu [4]. Bên cạnh hoạt động sản xuất
nông nghiệp, du lịch đã dần trở thành một sinh kế mới tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương;
tuy nhiên, cũng có sự phụ thuộc rất lớn vào khí hậu.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các điều kiện thời tiết đã và đang có sự biến đổi phức tạp, cản
trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khiến cho người dân mà đặc biệt là các dân tộc thiểu số phải đối mặt và sống
chung với những thay đổi khí hậu bất thường và có xu hướng cực đoan hơn trong những năm qua [4]. Việc nghiên
cứu khí hậu trong điều kiện địa lý tự nhiên của vùng miền núi là rất quan trọng do sự đa dạng của khí hậu xảy ra
trên từng khu vực nhỏ và biến cố khí hậu mang tính chất tương đối cực đoan. Đặc điểm thời tiết khí hậu đã ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống và tập quán của người dân Tây Bắc, từ việc lập làng dựng bản cho đến cái ăn cái
mặc, [3].
Việc đánh giá các đặc trưng và rủi ro khí hậu chính là nhằm xác định mức độ thuận lợi và khó khăn của điều
kiện khí hậu đối với các hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù ở vùng miền núi; từ đó đề xuất các phương hướng và
giải pháp phù hợp để khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng phát triển của địa phương [5]. Đối với các tỉnh Tây
Bắc, khí hậu là một lợi thế được khai thác nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhưng đồng thời, cũng là một
thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của toàn vùng nói chung. Do
đó, việc nghiên cứu vấn đề khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc đóng vai trò rất quan trọng.
Bài viết này khái quát đặc trưng và rủi ro khí hậu cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống kinh tế - xã hội;
qua đó chỉ ra những thách thức đến từ biến đổi khí hậu và đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc.
Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu một số rủi ro khí hậu đặc trưng tại các tỉnh Tây
Bắc và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (là sinh kế truyền thống đảm bảo an
ninh lương thực và có mức độ phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên - cụ thể là khí hậu) và cơ sở hạ tầng
nông nghiệp - nông thôn (là nền tảng thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc).
Biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc 33
2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Tây Bắc là một tiểu vùng thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam [6]. Cho đến nay, việc
phân định các tỉnh thuộc tiểu vùng này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau: Tây Bắc gồm 04 tỉnh (Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La và Hòa Bình - do lấy dãy núi Hoàng Liên Sơn làm cơ sở phân định) hay 06 tỉnh (có thêm Lào Cai và
Yên Bái - do lấy đứt gãy Sông Hồng làm cơ sở phân định) [7]. Tuy nhiên, theo các văn bản pháp luật trước đây
[8] và hiện nay [9], tiểu vùng Tây Bắc bao gồm 04 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình). Vì vậy, để
thống nhất với các quy định hiện hành và phù hợp với chủ trương, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển
chung, bài viết này sử dụng cách phân định Tây Bắc gồm 04 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
Tây Bắc có các điểm cực Bắc tại 22o48' Bắc, 102o30' Đông tại huyện Mường Tè (Lai Châu); cực Nam tại
20o19' Bắc, 105o04' Đông tại huyện Yên Thủy (Hòa Bình); cực Đông tại 20o28' Bắc, 105o53' Đông tại huyện Lạc
Thủy (Hòa Bình); cực Tây tại 22o22' Bắc, 102o08' Đông tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) [10].
Hình 1. Vị trí các tỉnh Tây Bắc
(Nguồn: Nhóm tác giả, 2020)
Tây Bắc là vùng có địa hình hiểm trở nhất cả nước và bị chia cắt mạnh; phần lớn địa hình có độ cao dưới
1.000 m nhưng có nhiều đỉnh núi vượt mức 2.000 m với các dạng địa hình núi cao và trung bình từ 1.000 - 2.000 m,
địa hình núi thấp từ 400 - 800 m, địa hình cao nguyên và núi đá vôi, địa hình thung lũng và bồn trũng giữa núi [11].
Tính đến ngày 31/12/2018 [12], tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh Tây Bắc là 3.654.894 ha (chiếm
11,0 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước); trong đó 72,7 % là đất nông nghiệp, 3,3 % là đất phi nông nghiệp
và 24,0 % là đất chưa sử dụng. Tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 [13], tổng dân số của các tỉnh Tây Bắc là
3.161.598 người (chiếm 3,3 % dân số của cả nước); trong đó 50,5 % là nam và 49,5 % là nữ, 15,0 % là dân số
thành thị và 85,0 % là dân số nông thôn, 19,0 % là dân tộc Kinh và 81,0 % là người dân tộc khác. Xét cơ cấu kinh
tế của các tỉnh Tây Bắc năm 2019 [14], khu vực I (nông - lâm nghiệp và thủy sản) chiếm khoảng một phần tư tổng
sản phẩm trên địa bàn, còn lại là khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) chiếm tỷ trọng lớn.
Côn Đảo
Phú Quốc
34 Nguyễn Song Tùng, Đặng Thành Trung, Lê Hồng Ngọc
2.2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm (1) phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp
và phân tích tài liệu và số liệu từ các cơ quan có liên quan và (2) phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
(GIS) để xây dựng bản đồ một số rủi ro khí hậu (cụ thể đến cấp huyện) trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
Nhóm tác giả sử dụng số liệu biểu hiện các đặc trưng khí hậu của các tỉnh Tây Bắc được Tổng cục Thống kê
và Trung tâm Dữ liệu Khí tượng Thủy văn thu thập (bao gồm các số liệu về số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm không
khí, nhiệt độ không khí) và số liệu về rủi ro khí hậu của các tỉnh Tây Bắc được chọn lọc từ Cơ sở dữ liệu Chỉ số
rủi ro khí hậu Việt Nam (bao gồm các số liệu trong Bộ chỉ số rủi ro biến đổi khí hậu) là kết quả thực hiện dự án
của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn của Việt Nam.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc trưng khí hậu của các tỉnh Tây Bắc
Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, tương tự như các tỉnh khác ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam
(tuy nhiên mùa đông tương đối ấm so với Đông Bắc với tình trạng khô hanh suốt một mùa) với hai mùa rõ rệt là
mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô hanh, có mưa phùn không đáng kể, thường xuất hiện sương muối,
sương mù và giá lạnh) và mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm, mưa nhiều và tập trung gây xói mòn đất,
xuất hiện mưa đá và dông lớn), có sự phân hóa sâu sắc theo đai cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng
mưa cũng thay đổi) [11]. Vào thời điểm giao mùa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, có gió Tây khô nóng
thổi sang [3].
Bảng 1. Một số đặc trưng của các tiểu vùng khí hậu tại các tỉnh Tây Bắc
Bắc Tây Bắc3 Nam Tây Bắc4 Phú Thọ - Hòa Bình5
Bức xạ (kcal.cm2.năm) 120 - 130 120 - 135 100 - 120
Số giờ nắng (giờ/năm) 1.850 - 2.000 1.700 - 2.100 1.400 - 1.600
Số tháng có > 200 giờ nắng (số tháng) 1 - 2 1 - 2 0
Số tháng có < 100 giờ nắng (số tháng) 0 0 4
Vận tốc gió (m/s) 0,5 - 1,8 0,8 - 2,0 0,7 - 1,5
Vận tốc gió tối đa (m/s) 30 - 40 20 đến < 40 20 - 40
Nhiệt độ trung bình năm (oC) 20,0 - 22,5 21,0 - 23,0 22,0 - 24,0
Số tháng có nhiệt độ < 20 oC (số tháng) 3 - 5 3 - 5 3
Số tháng có nhiệt độ > 25 oC (số tháng) 3 - 5 3 - 5 5 - 6
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (oC) 25,0 - 26,0 25,0 - 27,0 28,0 - 29,0
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (oC) 13,0 - 16,0 12,0 - 17,0 15,5 - 16,5
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (oC) 37,0 - 41,0 38,0 - 42,0 40,0 - 41,8
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối (oC) (-2) - 2 (-4) - 2 0,1 - 5,0
Biên độ nhiệt ngày - đêm (oC) 7,5 - 11,0 8,0 - 11,0 6,0 - 8,0
Mùa mưa (tháng) 4 - 10 4 - 9 4, 5 - 10
Lượng mưa (mm) 2.000 - 2.400 1.300 - 1.700 1.600 - 2.000
Số ngày mưa (ngày) 160 - 180 125 - 155 120 - 160
03 tháng mưa nhiều nhất (tháng) 6 - 8 6 - 8 7 - 9
Lượng mưa ngày nhiều nhất (mm) 200 - 550 200 - 400 250 - 700
3 Tiểu vùng khí hậu Bắc Tây Bắc có Lai Châu và phần phía Bắc của Điện Biên.
4 Tiểu vùng khí hậu Nam Tây Bắc có phần phía Nam của Điện Biên, phần phía Nam của Lai Châu, phía Tây của Yên Bái và toàn bộ
Sơn La.
5 Tiểu vùng khí hậu Phú Thọ - Hòa Bình có Phú Thọ và Hòa Bình.
Biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc 35
Bắc Tây Bắc3 Nam Tây Bắc4 Phú Thọ - Hòa Bình5
Mùa khô (tháng) 12 - 2, 3
(năm sau)
11 - 3
(năm sau)
11 - 3
(năm sau)
Số tháng khô (số tháng) 3 - 4 4 - 5 3 - 5
Số tháng hạn (số tháng) 0 2 - 4 0 - 3
Độ ẩm (%) 82 - 85 80 - 84 83 - 85
Bốc hơi (mm) 650 - 1.050 785 - 1.100 650 - 1.000
Số ngày có sương mù (ngày) 18 - 91 30 - 100 10 - 40
Số ngày có sương muối (ngày) 1,3 - 11,9 0 - 3 0 - 1
Số ngày có mưa phùn (ngày) 2 - 13 5 - 20 10 - 25
Số ngày có dông (ngày) 46 - 63 50 - 70 60 - 80
Số ngày có mưa đá (ngày) 1,3 - 2,2 0,5 - 1,0 0,1 - 0,4
Số ngày có gió khô nóng (ngày) 20 - 40 20 - 40 10 - 20
Xoáy thuận nhiệt đới (cơn/năm) Không ảnh hưởng trực tiếp 1,59
Nguồn: [2]
Trong năm 2018, tại các trạm Lai Châu và Sơn La, lần lượt ghi nhận tổng số giờ nắng là 1.845,0 giờ và
2.020,5 giờ, tổng lượng mưa là 2.895,1 mm và 1.539,6 mm, độ ẩm không khí trung bình là 85,0 % và 79,1 %,
nhiệt độ không khí trung bình là 20,0 oC và 21,6 oC [15].
Trong năm 2019, các tỉnh Tây Bắc đã hứng chịu ảnh hưởng của một số đợt nắng nóng trên diện rộng tại
Mường La (Sơn La) đạt mức 42,2 oC từ ngày 18 - 26/4 và đạt mức 42,3 oC từ ngày 15 - 21/5, tại Mường Tè (Lai
Châu) đạt mức 41,1 oC từ ngày 15 - 21/5 và đạt mức 38,8 oC từ ngày 25 - 28/5, tại Kim Bôi (Hòa Bình) đạt mức
39,0 oC từ ngày 07 - 19/8, đồng thời, hứng chịu ảnh hưởng của một số đợt mưa lớn trên diện rộng tại Sìn Hồ (Lai
Châu) đạt mức 301 mm từ ngày 27/5 - 02/6 và tại Mộc Châu (Sơn La) đạt mức 363 mm từ ngày 01 - 04/8, gây ra
các đợt lũ lớn trên lưu vực sông Nậm Bum đạt đỉnh lũ lịch sử 340,5 m ngày 24/6 (đã gây ra lũ quét và sạt lở đất tại
Lai Châu) và lưu vực Sông Đà nghi nhận mức 7.730 m3/s, dưới Mức báo động 1 ngày 03/8 (đã gây ra sạt lở đất tại
Điện Biên) [16].
3.2. Các rủi ro khí hậu trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, biểu hiện của biến đổi khí hậu đến
vùng khí hậu Tây Bắc gồm có: Mùa lạnh bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn, mùa nóng bắt đầu sớm hơn và
kết thúc muộn hơn, tần số phơ-rông lạnh đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, nhiệt độ thấp nhất tăng lên rất nhiều,
lượng mưa tăng lên vào mùa hè và giảm đi vào mùa xuân, các kỷ lục mưa tăng lên đồng thời với tần số các đợt
mưa lớn trên diện rộng, các đợt hạn hán khốc liệt và mưa phùn trở nên hiếm hoi hơn, mùa mưa và mùa khô trở
nên thiếu quy luật hơn, lượng bốc hơi tăng lên và độ ẩm tương đối giảm đi chủ yếu do nền nhiệt tăng [17].
Trong thời kỳ 1958 - 2014, tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, nhiệt độ có xu
hướng tăng nhanh trong khi lượng mưa có xu hướng giảm (bình quân giảm 5,8 %/năm, nhiều nhất vào mùa thu),
số ngày nắng nóng (> 35 oC) giảm, tuy số ngày rét đậm rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét đậm
kéo dài kỷ lục và những đợt rét hại có nhiệt độ rất thấp, mưa cực đoan có xu thế giảm [18].
Trong giai đoạn 1960 - 2017, mật độ dông, lốc xảy ra trên địa bàn Lai Châu và Điện Biên ở mức từ rất thấp (<
30 %) đến thấp (30 - 50 %). Trong khi đó, mật độ dông, lốc xảy ra trên địa bàn Sơn La và Hòa Bình ở mức từ thấp
(30 - 50 %) đến rất cao (> 90 %), đặc biệt tại các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc
Thủy và Yên Thủy (Hòa Bình) ở mức độ rất cao.
Tây Bắc ít chịu tác động của sự biến đổi lượng mưa và hạn hán, và hầu như không phải quan tâm nhiều đến
việc ứng phó với xoáy thấp nhiệt đới và nước biển dâng [17]. Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng các yếu tố khí
hậu ảnh hưởng chủ yếu là sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như
rét đậm, rét hại, dông lốc, sạt lở đất, về cả tần suất, cường độ và tính bất thường [19].
Theo dự đoán từ Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng mới nhất của Việt Nam đối với các tỉnh Tây
Bắc [18]:
36 Nguyễn Song Tùng, Đặng Thành Trung, Lê Hồng Ngọc
- Nhiệt độ trung bình năm tại các tỉnh Tây Bắc tăng khoảng 0,7 oC cho đến năm 2035; 1,6 - 1,7 oC cho đến năm
2065 và 2,3 oC cho đến năm 2099 theo kịch bản RCP 4.5. Đối với kịch bản RCP 8.5, các mức tăng lần lượt là 1,1 oC;
2,2 oC và 3,8 - 3,9 oC; có nguy cơ do biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở mức cao (70 - 90 %) và rất cao (> 90 %) đặc
biệt tại các huyện Mường Lay, Mường Nhé, Điện Biên (Điện Biên) và Quỳnh Nhai (Sơn La). Ở cả hai kịch bản RCP
4.5 và RCP 8.5, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng ở cả bốn mùa.
- Lượng mưa trung bình năm tại các tỉnh Tây Bắc tăng khoảng 3,3 - 7,5 % cho đến năm 2035; 12,9 - 16,5 %
cho đến năm 2065 và 11,2 - 20,2 % cho đến năm 2099 theo kịch bản RCP 4.5. Đối với kịch bản RCP 8.5, các mức
tăng lần lượt là (-1,0) - 7,0 %, 10,6 - 15,3 % và 18,4 - 22,3 %; có nguy cơ biến đổi lượng mưa trung bình năm hầu
hết ở mức trung bình (50 – 70 %) cho đến rất cao (> 90 %) đặc biệt tại các huyện Than Uyên (Lai Châu), Mường
Lay, Tuần Giáo, Điện Biên (Điện Biên), Quỳnh Nhai và Sông Mã (Sơn La). Ở cả hai kịch bản RCP 4.5 và RCP
8.5, lượng mưa trung bình giảm vào mùa thu và mùa đông, tăng vào mùa xuân và mùa hè.
Hình 2. Mật độ bão giai đoạn 1960 - 2017 trên địa bàn các huyện ở Tây Bắc
(Nguồn: Nhóm tác giả, 2020)
Hình 3. Nguy cơ do biến đổi nhiệt độ trung bình năm theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 cho đến năm 2050
trên địa bàn các huyện ở Tây Bắc
(Nguồn: Nhóm tác giả, 2020)
Phú Quốc
Côn Đảo
Phú Quốc
Côn Đảo
Biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Bắc 37
Hình 4. Nguy cơ do biến đổi lượng mưa trung bình năm theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 cho đến năm
2050 trên địa bàn các huyện ở Tây Bắc
(Nguồn: Nhóm tác giả, 2020)
- Đối với một số hiện tượng khí hậu cực đoan, số ngày rét đậm (có nhiệt độ thấp nhất < 15 oC) và số ngày rét
hại (có nhiệt độ thấp nhất < 13 oC) có xu thế giảm mạnh (trung bình giảm nhiều nhất trên 15 ngày) nhưng số ngày
nắng nóng (có nhiệt độ cao nhất ≥ 35 oC) có xu thế tăng (lên đến 35 ngày theo kịch bản RCP 4.5 và 45 ngày theo
kịch bản RCP 8.5). Theo kịch bản RCP 4.5, nguy cơ hạn tại các tỉnh Tây Bắc ở mức thấp (30 - 50 %) trong thời
kỳ 2016 - 2035 và tăng lên đến mức trung bình (50 - 70 %) trong thời kỳ 2080 - 2099. Theo kịch bản RCP 8.5,
nguy cơ này tăng từ mức trung bình (50 - 70 %) trong thời kỳ 2016 - 2035 lên mức cao (70 - 90 %) trong thời kỳ
2080 - 2099, đặc biệt lên mức rất cao (> 90 %) tại các huyện Vân Hồ (Sơn La) và Đà Bắc (Hòa Bình).
3.3. Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc
Với đặc điểm ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết - trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Tây Bắc bị ảnh hưởng rất lớn.
- Đối với trồng trọt: Một số cây trồng chính tại các tỉnh Tây Bắc (lúa, ngô, đậu, cây cao su, chè,) có đặc tính
phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa và nền nhiệt. Sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa đã làm thay đổi cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất cây trồng và tập quán canh tác. Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết đã làm gia tăng
bệnh dịch, khiến các giống cây trồng truyền thống có nguy cơ không thích nghi được với điều kiện thời tiết biến
đổi. Điển hình trong đợt ảnh hưởng của không khí lạnh đêm ngày 24/4/2020 gây mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió
giật, các tỉnh Tây Bắc đã phải gánh chịu thiệt hại về sản xuất lúa và hoa màu: Lai Châu 4,3 ha, Điện Biên 6,4 ha,
Sơn La 96,3 ha và Hòa Bình 254,8 ha [20].
- Đối với chăn nuôi: Mặc dù nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng nhưng sự biến đổi nền nhiệt tại các
tỉnh Tây Bắc có diễn biến thất thường khi số ngày rét và mức độ rét có xu hướng tăng lên. Sự khắc nghiệt của thời
tiết ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi (cả gia súc và gia cầm), tăng nguy cơ dịch bệnh và làm thay đổi tập quán
chăn nuôi.
- Đối với lâm nghiệp: Sự thay đổi trong các yếu tố khí hậu còn ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp, chủ yếu là
tình trạng cháy rừng do hạn hán trong mùa khô.
- Đối với các ngành kinh tế khác, sự thay đổi trong khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ảnh
Phú Quốc
Côn Đảo
38 Nguyễn Song Tùng, Đặng Thành Trung, Lê Hồng Ngọc
hưởng xấu đến việc khai thác và cung cấp nguyên liệu đầu vào, hạ tầng giao thông dành cho việc tiếp cận đối với
các ngành công nghiệp chế biến và khai khoáng, dịch vụ trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
Theo kết quả khảo sát về tính dễ bị tổn thương và rủi ro khí hậu đối với các tỉnh Tây Bắc [21]:
- Mức độ dễ bị tổn thương đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: Đối với lĩnh vực cây trồng, mức độ tổn
thương bình quân ở mức thấp (30 - 50 %) trên địa bàn tỉnh Điện Biên và trung bình (50 - 70 %) trên địa bàn tỉnh
Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Mức độ tổn thương bình quân đối với lĩnh vực chăn nuôi hầu hết ở mức rất thấp
(< 30 %) và đối với lĩnh vực thủy sản ở mức trung bình (50 - 70 %).
- Mức độ dễ bị tổn thương của các công trình thủy lợi: Hầu hết các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng,
trạm bơm, cống và kênh trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc không xác định được cụ thể mức độ dễ bị tổn thương. Tuy
nhiên, một số công trình thủy lợi đã được xác định mức độ dễ bị tổn thương cũng như mức độ rủi ro của bão, hạn
hán và lũ lụt đối với các công trình này chỉ ở mức từ rất thấp (< 30 %) cho đến trung bình (50 - 70 %). Tương tự,
mức độ rủi ro của các công trình thủy lợi đối với sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa ở mức rất thấp đến trung
bình, c