Biên soạn tài liệu Chuyên đề “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” (Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học)

Dạy học theo chuyên đề có nhiều nhiều ưu điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, quá trình biên soạn và tổ chức dạy học theo chủ đề môn Sinh học khá phổ biến tại các trường Trung học phổ thông. Tuy vậy, phần lớn chủ đề dạy học là sự tích hợp kiến thức liên môn hoặc nội môn trên nền kiến thức của sách giáo khoa. Chương trình môn Sinh học 2018 bổ sung 09 chuyên đề dạy học. Để tổ chức dạy học theo chuyên đề trong bối cảnh sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chưa được ban hành, giáo viên cần biết cách tự lực biên soạn tài liệu chuyên đề dạy học dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biên soạn tài liệu Chuyên đề “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” (Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000115 BIÊN SOẠN TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG” (CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC) *An Biên Thùy Tóm tắt: Dạy học theo chuyên đề có nhiều nhiều ưu điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, quá trình biên soạn và tổ chức dạy học theo chủ đề môn Sinh học khá phổ biến tại các trường Trung học phổ thông. Tuy vậy, phần lớn chủ đề dạy học là sự tích hợp kiến thức liên môn hoặc nội môn trên nền kiến thức của sách giáo khoa. Chương trình môn Sinh học 2018 bổ sung 09 chuyên đề dạy học. Để tổ chức dạy học theo chuyên đề trong bối cảnh sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chưa được ban hành, giáo viên cần biết cách tự lực biên soạn tài liệu chuyên đề dạy học dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình. Từ khóa: Bệnh dịch, chủ đề, chuyên đề, chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, I. MỞ ĐẦU Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) Tổng thể và 27 chương trình môn học. Sự thay đổi lớn nhất trong đợt cải cách giáo dục lần này chính là chuyển đổi từ dạy học định hướng nội dung sang hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh (HS). Môn Sinh học (SH) là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS ở cấp trung học phổ thông (THPT). Với định hướng nghề nghiệp, phát triển năng lực SH, môn học đã có nhiều thay đổi về nội dung dạy học. Một trong những thay đổi cơ bản về nội dung đó là việc xuất hiện của hệ thống 09 chuyên đề học tập. Từ năm 2014, GV phổ thông đã được tập huấn chuyên môn về dạy học theo chủ đề. Tuy vậy, theo kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực đội ngũ GV trước yêu cầu đổi mới GDPT của Phạm Thị Kim Anh (2016), có gần 68,3% GV chưa nắm vững về dạy học theo chủ đề. Trong bối cảnh sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo môn SH phổ thông chưa được ban hành; GV được trao quyền phát triển chương trình song để tự lực biên soạn tài liệu chuyên đề dạy học, nhiều GV còn gặp nhiều lúng túng. Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về chuyên đề; đề xuất quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề; đề xuất tài liệu chuyên đề học tập “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” thuộc Sinh học 11 - Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Hệ thống hóa tài liệu về chủ đề dạy học, chuyên đề dạy học (khái niệm, phân loại, quy trình xây dựng); chương trình giáo dục Email: thuyanbien@gmail.com *Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 930 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM phổ thông Tổng thể, chương trình môn Sinh học (nội dung, yêu cầu cần đạt của chuyên đề dạy học). 2. Phương pháp chuyên gia: Phát phiếu tham vấn chuyên gia là những chuyên gia có uy tín (03 giảng viên dạy môn chuyên ngành, 05 GV cốt cán phổ thông). Xử lí kết quả tham vấn về mức độ đáp ứng yêu cầu tài liệu chuyên đề gồm: mức độ bám sát mục tiêu, nội dung tài liệu, kết cấu tài liệu hình thức trình bày tài liệu, độ dài tài liệu. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Khái quát về chuyên đề dạy học 1.1. Chuyên đề dạy học là gì? Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2010): Chủ đề là một đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu; chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu và thảo luận. Trong dạy học, tác giả Lê Thị Phương Anh ( 2020, link trong TLTK) cho rằng: “Chủ đề dạy học là tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau trong hệ thống kiến thức của một hay nhiều môn học, được xây dựng thành một chủ đề và đưa vào quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) đã phân loại chủ đề dạy học bao gồm: chủ đề đơn môn, chủ đề liên môn và chủ đề tích hợp liên môn. Khái niệm chuyên đề dạy học được các giả Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), Phạm Thị Hồng Tú (2016) đề cấp đến: Chuyên đề dạy học là nội dung học tập/đơn vị/vấn đề tương đối trọn vẹn/hoàn chỉnh/chuyên sâu về một nội dung nhất định nào đó nhằm trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập. Vai trò, nội dung của chuyên đề dạy học được Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) quy định trong chương trình môn SH, “Chuyên đề chủ yếu được phát triển từ nội dung các chủ đề SH ứng với chương trình mỗi lớp 10, 11, 12. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến SH. Nội dung các chuyên đề hướng đến các lĩnh vực của nền công nghiệp 4.0 như: công nghệ SH trong nông nghiệp, y - dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,... Các lĩnh vực công nghệ này ứng dụng theo cách tích hợp các thành tựu không chỉ của SH mà còn của các khoa học liên ngành (giải trình tự gen, bản đồ gen, liệu pháp gen,...), trong đó công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng”. Như vậy, từ định nghĩa về chủ đề, chuyên đề; quan niệm về chủ đề dạy học và chuyên đề dạy học cho thấy: Mỗi chủ đề dạy học gồm nhiều chuyên đề dạy học, do đó chủ đề dạy học có phạm vi kiến thức thức rộng hơn chuyên đề dạy học; chuyên đề dạy học gồm những nội dung chuyên sâu của chủ đề dạy học. 1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) đã cung cấp hướng dẫn quy trình xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS môn SH, gồm: 1) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng; 2) Xây PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 931 dựng nội dung chuyên đề từ các bài/tiết trong SGK của một môn học hoặc/và các môn học; 3) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến; 4) Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập; biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu; 5) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Vận dụng quy trình hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo về xây dựng chuyên đề dạy học chương trình môn Sinh học trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi xác định quy trình xây dựng chuyên đề dạy học gồm: 1) Xác định vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề; 2) Xác định năng lực, phẩm chất có thể hình thành từ chuyên đề; 3) Thiết kế tài liệu chuyên đề; 4) Biên soạn ngân hàng câu hỏi, bài tập; 5) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Như vậy, để hoàn thành xây dựng chuyên đề dạy học, GV cần bắt tay vào thực hiện những giai đoạn đầu tiên của quy trình đó là: “Thiết kế tài liệu chuyên đề”. 2. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề 2.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề Khi thiết kế tài liệu cho chuyên đề cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: (1) Bám sát yêu cầu cần đạt; (2) Nội dung chính xác, đầy đủ, hệ thống; sử dụng thuật ngữ SH; (3) Hình thức trình bày khoa học, logic; (4) Làm việc theo tổ/nhóm chuyên môn. 2.2. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt. Yêu cầu cần đạt của chuyên đề được cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông môn SH. Tập trung hình thành năng lực nhận thức SH, năng lực tìm hiểu thế giới sống, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Gạch chân dưới các từ khóa của yêu cầu cần đạt để thuận lợi hơn trong tìm kiếm thông tin liên quan. Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề Bước 2: Thiết lập dàn ý chuyên đề. Dựa trên nội dung của chương trình môn học và thời lượng của chuyên đề tiến hành thiết lập dàn ý chi tiết. GV cần đặt câu hỏi chủ chốt cho chuyên đề và liệt kê các câu trả lời cho các câu hỏi, đồng thời dự kiến nguồn tài liệu có sẵn/phải tìm kiếm cho câu trả lời. Tiến hành sắp xếp các ý trả lời thành dàn ý chi tiết. Bước 3: Tìm kiếm thông tin liên quan. Dựa trên dàn ý chi tiết và yêu cầu cần đạt của chuyên đề, thiết lập kế hoạch tìm kiếm thông tin. Thông tin gồm kênh chữ và kênh 1. Xác định yêu cầu cần đạt 3. Tìm kiếm thông tin liên quan 4. Sắp xếp và xử lí thông tin 5. Viết bản thảo chuyên đề 6. Xin ý kiến chuyên gia 7. Hoàn thiện tài liệu 2. Thiết lập dàn ý chuyên đề 932 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM hình. Thông tin tìm kiếm có ở nhiều nguồn khác nhau như: sách, tạp chí chuyên ngành có uy tín; tài liệu từ các tổ chức hay website đáng tin cậy (website của cơ quan tổ chức, website của các chuyên gia được chứng nhận). Cần trao đổi với với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn để đảm bảo tính chính xác của từ khóa tìm kiếm và nội dung tìm kiếm được phong phú. Thông tin được chụp và sao lưu cẩn thận trước khi được xử lí. Nguồn gốc của thông tin cũng được lưu trữ tiện cho việc truy xuất lại dữ liệu khi cần thiết bao gồm tổ chức/cá nhân xuất bản thông tin. Bước 4: Sắp xếp và xử lí thông tin. Sàng lọc thông tin theo nội dung chuyên đề, bám sát yêu cầu cần đạt. Đối với thông tin dạng kênh chữ, sàng lọc và giữ lại thông tin chính xác. Đối với thông tin dạng kênh hình, sàng lọc và giữ lại thông tin chính xác về nội dung khoa học, hình ảnh rõ nét, âm thanh trung thực. Với cùng một nội dung có nhiều thông tin, nên nhóm các thông tin giống nhau, chọn lựa thông tin chính xác, ngắn gọn, có minh chứng số liệu cụ thể thông tin sau khi được tách chiết và gọt giũa sẽ trở thành tư liệu. Tư liệu được lưu lại và sắp xếp theo các mục của dàn ý chi tiết. Bước 5: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề. Dựa trên dàn ý chi tiết, tiến hành viết bản sơ thảo chuyên đề. Sử dụng ngôn ngữ viết đơn giản, trong sáng. Bản thảo chuyên đề trình bày theo kết cấu: trang bìa, mục lục, các mục, tài liệu tham khảo, đánh số trang cho tài liệu. Sử dụng tiêu chí đánh giá tài liệu để điều chỉnh ngay ở bước này. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Về nội dung (mức độ bám sát yêu cầu cần đạt; nội dung đúng, đủ, có trích dẫn nguồn) và về hình thức (kết cấu logic, độ dài phù hợp, lỗi in ấn). Bước 6: Xin ý kiến chuyên gia. Thiết kế phiếu tham vấn chuyên gia dựa trên tiêu chí đánh giá tài liệu. Gửi phiếu tham vấn tới chuyên gia là giảng viên chuyên ngành thuộc lĩnh vực của chuyên đề, GV phổ thông có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Kết quả tham vấn chuyên gia là căn cứ để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu. Bước 7: Hoàn thiện tài liệu. Dựa trên góp ý từ chuyên gia hoàn thiện lại nội dung tài liệu chuyên đề. Có 2 trường hợp xảy ra: (1) nếu tài liệu đã đạt yêu cầu, có thể sử dụng để thiết kế tiến trình tổ chức dạy học; (2) nếu tài liệu chưa đạt yêu cầu, từ yêu cầu chỉnh sửa của chuyên gia để tiến hành chỉnh sửa thêm (thêm tài liệu, bớt tài liệu, sửa lỗi diễn đạt, bổ sung tư liệu thực tế, ...). Tiếp tục xin ý kiến chuyên gia cho đến khi đạt trên 70% số phiếu chuyên gia đồng ý cho thông qua tài liệu. 2.3. Vận dụng quy trình để thiết kế tài liệu chuyên đề “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” Chuyên đề “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống” thuộc chương trình SH 11, có thời lượng 15 tiết. Chuyên đề này nhằm giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học về SH cơ thể người ở Tiểu học, Trung học cơ sở và SH 11 vào giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Qua chuyên đề này, HS lựa chọn, kết nối được kiến thức SH cơ thể người, SH vi sinh vật, Sinh thái học để giải thích cơ sở khoa học của các bệnh dịch, nguyên nhân và cách phòng chống một số bệnh dịch phổ biến, nguy hiểm đối với con người. Đồng thời, thực hành nghiên cứu điều tra một số bệnh dịch phổ biến ở địa phương, qua đó rèn luyện được các kĩ năng tiến trình gồm: quan sát, điều tra, thu thập, xử lí tư liệu thu thập được, kết luận, làm báo cáo kết quả nghiên cứu và truyền thông. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 933 Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt Trình bày được một số nguyên nhân gây dịch bệnh ở người (ví dụ: do vi sinh vật, vệ sinh cơ thể không đúng cách, nhà cửa không sạch sẽ,...). Phân tích được các nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cơ sở khoa học của một số biện pháp phòng chống các bệnh dịch phổ biến ở người: Bệnh sốt xuất huyết; Bệnh cúm; Bệnh viêm phổi; Bệnh sởi;... Thực hiện được dự án: Điều tra được một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh (Bệnh cúm, dịch tả, sốt xuất huyết, HIV/AIDS,...). Bước 2: Thiết lập dàn ý chuyên đề. Chọn lựa dịch bệnh tiêu biểu căn cứ vào mức độ gây hại của dịch bệnh đối với con người. Nội dung chuyên đề Dàn ý chuyên đề biên soạn - Một số bệnh dịch phổ biến ở người. - Nguyên nhân gây bệnh dịch ở người. - Các biện pháp phòng chống bệnh dịch. 1. Tổng quan về dịch bệnh 1.1. Khái niệm bệnh dịch 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người 1.3. Đặc tính của dịch bệnh 1.4. Các con đường lây nhiễm của dịch bệnh 1.5. Phân loại dịch bệnh 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch. 2. Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 2.1. Bệnh cúm 2.2. Bệnh sốt xuất huyết 2.3. Bệnh thủy đậu 2.4. Hội chứng HIV/AIDS 3. 05 dịch bệnh đáng sợ nhất của loài người. Bước 3: Tìm kiếm thông tin liên quan. Có thể sử dụng thông tin SGK SH 10 (bài 29, bài 30, bài 31), sách Sinh học của N. A. Campbell; Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm; Bách khoa y học phổ thông; Website của Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng. Bước 4: Sắp xếp và xử lí thông tin. Sàng lọc, sắp xếp, lưu trữ thông tin kênh chữ và kênh hình theo dàn ý chuyên đề. Ví dụ: Với khái niệm bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm chúng tôi đã: - Xác định nội hàm của định nghĩa gồm: Bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người, do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm), điều kiện gây bệnh, có khả năng phát triển thành dịch bệnh. Rà soát, đánh dấu từ khóa từ tập hợp định nghĩa của Sách giáo khoa Sinh học 10, bài 32, Giáo trình môn điều dưỡng bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Số: 03/2007/QH12), wikipedia. - Nhận thấy sách giáo khoa Sinh học 10 đã thể hiện rõ ràng nội hàm khái niệm bệnh truyền nhiễm, chúng tôi tái sử dụng cách định nghĩa này, bổ sung thêm điều kiện gây bệnh và cụm từ “có khả năng phát triển thành dịch bệnh”. 934 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - Sau khi sắp xếp từ khóa, chúng tôi định nghĩa: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác; do vi khuẩn, vi nấm, virus, động vật nguyên sinh,... gây nên. Khi tác nhân hội đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp sẽ có khả năng gây bệnh và có khả năng phát triển thành dịch bệnh. Đoạn thông tin này được lưu dạng file doc trong máy tính, thuộc thư mục Tổng quan về dịch bệnh. Bước 5: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề. Kết cấu của bản thảo bao gồm: trang bìa, mục lục, các mục, tài liệu tham khảo, đánh số trang cho tài liệu. Bước 6: Xin ý kiến chuyên gia. Gửi bản thảo chuyên đề cùng với phiếu đánh giá tới chuyên gia để xin ý kiến tham vấn. Chúng tôi gửi tham vấn tới 03 giảng viên đại học đang giảng dạy học phần Vi sinh vật, 05 GV dạy môn SH tại Trường THPT Mỹ Hào – Hưng Yên). Thông qua lần tham vẫn thứ nhất, các chuyên gia đã cung cấp cho chúng tôi nhiều ý kiến cần chỉnh sửa về kết cấu tài liệu, thông tin trong tài liệu. PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG” Để xây dựng chuyên đề dạy học “Một số bệnh dịch và cách phòng chống”, chúng tôi đã thiết kế tài liệu dạy học chuyên đề “Một số bệnh dịch và cách phòng chống”. Kính mời chuyên gia đọc bản thảo tài liệu và cung cấp cho chúng tôi một số góp ý liên quan tới tài liệu chuyên đề. Những ý kiến đóng góp của chuyên gia chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của chuyên gia! I. Thông tin chuyên gia Họ và tên: ..................................... Đơn vị công tác: . Chuyên môn: ................................................................................................................ SĐT: ...................................................... Email: .......................................................... II. Nội dung xin ý kiến 1. Mức độ bám sát mục tiêu của tài liệu:.. 2. Nội dung tài liệu đảm bảo đúng, đủ, có yếu tố thực tế và trích dẫn nguồn:. 3. Sự phù hợp về kết cấu tài liệu: . 4. Sự phù hợp trong hình thức trình bày tài liệu: . 5. Đáp ứng yêu cầu về độ dài tài liệu: . III. Các đề xuất và góp ý khác ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ., ngày ..... tháng ..... năm ... Chuyên gia (Kí và ghi rõ họ tên ) Bước 7: Hoàn thiện tài liệu: Sau khi xem xét ý kiến chuyên gia, chúng tôi chỉnh sửa logic nội dung tài liệu, bổ sung tư liệu để đảm bảo độ dài, bổ sung hình ảnh và trích dẫn, bổ sung giải pháp cụ thể để phòng chống một số bệnh dịch ở người. Sau lần tham vấn thứ hai, sản phẩm sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia là tài liệu gồm 50 trang với nhiều thông tin, hình ảnh minh họa, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. 2.4. Sản phẩm tài liệu chuyên đề “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 935 MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH DỊCH .......4 1.1. Bệnh dịch là gì? ..4 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người....4 1.2.1. Tác nhân vi khuẩn ........................................................................... ,4 1.2.2. Tác nhân vi nấm ....................................................................................................................... 7 1.2.3. Tác nhân động vật nguyên sinh ............................................................................................... 9 1.2.4. Tác nhân virút ......................................................................................................................... 10 1.3. Đặc tính của bệnh dịch..13 1.4. Các con đường lây nhiễm của bệnh dịch.14 1.4.1. Lan truyền trực tiếp ................................................................................................................ 14 1.4.2. Lan truyền gián tiếp ................................................................................................................ 14 1.5. Phân loại bệnh dịch.......15 1.5.1. Dựa vào mức độ nguy hại ....................................................................................................... 15 1.5.2. Dựa vào con đường lây truyền ............................................................................................... 15 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch..15 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI ....................................................................... 17 2.1. Bệnh cúm17 2.1.1. Cúm là gì? ............................................................................................................................... 17 2.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm .......................................................................................................... 17 2.1.3. Cơ chế sinh bệnh cúm ............................................................................................................. 18 2.1.4. Triệu chứng, biến chứng bệnh cúm ........................................................................................ 18 2.1.5. Biện pháp phòng tránh bệnh cúm ........................................................................................... 19 2.1.6. Điều gì xảy ra nếu bị cúm khi mang thai ................................................................................ 22 2.2. Bệnh sốt xuất huyết24 2.2.1. Sốt x
Tài liệu liên quan