Biểu tượng và vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính

Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa nhưng cảm xúc, tư tưởng của con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Biểu tượng còn bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách tác gia, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật. Nguyễn Bính được từng được mệnh danh là chàng thi sĩ của hồn quê, nhà thơ của chân quê. Trong thơ Nguyễn Bính, thế giới chân quê hiện ra những cây cỏ, hoa lá, vạn vật mang bản sắc thôn quê vùng Đồng bằng Bắc bộ như hoa cau, giàn trầu, vườn dâu, dậu mùng tơi, hoa cam, hoa bưởi, cánh bướm vàng Trong đó có những hình ảnh xuất hiện với tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng và trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Trong quá trình khảo sát thơ Nguyễn Bớnh tụi thấy những hình ảnh như mùa xuân, cánh bướm, bến nước, con đò và hình ảnh vườn xuất hiện với tần số rất cao. Trong những hình ảnh trên chúng tôi qua tâm hơn cả đến vườn. Trong thơ Nguyễn Bính vườn có khi hiện lên như một chỉnh thể: vườn dâu, vườn chè, vườn lê, vườn cam, vườn Ngự uyển và có khi lại hiện lên một cách gián tiếp qua những sự vật thuộc về bộ phận của vườn: cành dõu, lỏ dõu, dậu mùng tơi, hoa bưởi, hoa cam, cánh bướm. Có thể thấy, vườn không chỉ là mụ tớp thơ khá độc đáo và có sức rung động mãnh liệt, có năng lực tạo tượng miêu tả mà còn là một phương tiện trữ tình, một công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bính. Nghiên cứu về biểu tượng này ta thấy, trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của người con tha hương, hình ảnh mảnh vườn hiện lên thật thân thương, thanh bình và thơ mộng. Đó là vườn quê đẹp như trong cổ tích, vàng tươi hoa cải, rập rờn bướm trắng, phơi phới lứa tuổi đương tơ, đầy cây non lộc mới, mưa nắng dịu dàng. Nhìn toàn cảnh, vườn quê Nguyễn Bính được tạo ra từ sự tổng hợp của các tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, một khoảng không gian ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen thuộc, thân thương. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ hình ảnh, màu sắc, đường nét của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trờn cỏi nền không gian ấy, nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những số phận, tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê bình dị. Như vậy, tiến hành đi sâu phá và nghiên cứu về biểu tượng này, có thể thấy được tài năng nghệ thuật, sở trường cũng như phần nào cho thấy diện mạo bức tranh làng quê Việt Nam, đặc biệt là không gian làng quê Bắc Bộ với những cuộc đời, số phận, những cuộc tình duyên, những oan trái của mọi kiếp người.

doc61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4408 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biểu tượng và vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa nhưng cảm xúc, tư tưởng của con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Biểu tượng còn bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách tác gia, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật. Nguyễn Bính được từng được mệnh danh là chàng thi sĩ của hồn quê, nhà thơ của chân quê. Trong thơ Nguyễn Bính, thế giới chân quê hiện ra những cây cỏ, hoa lá, vạn vật mang bản sắc thôn quê vùng Đồng bằng Bắc bộ như hoa cau, giàn trầu, vườn dâu, dậu mùng tơi, hoa cam, hoa bưởi, cánh bướm vàng… Trong đó có những hình ảnh xuất hiện với tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng và trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Trong quá trình khảo sát thơ Nguyễn Bớnh tụi thấy những hình ảnh như mùa xuân, cánh bướm, bến nước, con đò và hình ảnh vườn xuất hiện với tần số rất cao. Trong những hình ảnh trên chúng tôi qua tâm hơn cả đến vườn. Trong thơ Nguyễn Bính vườn có khi hiện lên như một chỉnh thể: vườn dâu, vườn chè, vườn lê, vườn cam, vườn Ngự uyển…và có khi lại hiện lên một cách gián tiếp qua những sự vật thuộc về bộ phận của vườn: cành dõu, lỏ dõu, dậu mùng tơi, hoa bưởi, hoa cam, cánh bướm. Có thể thấy, vườn không chỉ là mụ tớp thơ khá độc đáo và có sức rung động mãnh liệt, có năng lực tạo tượng miêu tả mà còn là một phương tiện trữ tình, một công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bính. Nghiên cứu về biểu tượng này ta thấy, trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của người con tha hương, hình ảnh mảnh vườn hiện lên thật thân thương, thanh bình và thơ mộng. Đó là vườn quê đẹp như trong cổ tích, vàng tươi hoa cải, rập rờn bướm trắng, phơi phới lứa tuổi đương tơ, đầy cây non lộc mới, mưa nắng dịu dàng. Nhìn toàn cảnh, vườn quê Nguyễn Bính được tạo ra từ sự tổng hợp của các tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, một khoảng không gian ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen thuộc, thân thương. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ hình ảnh, màu sắc, đường nét của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trờn cỏi nền không gian ấy, nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những số phận, tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê bình dị. Như vậy, tiến hành đi sâu phá và nghiên cứu về biểu tượng này, có thể thấy được tài năng nghệ thuật, sở trường cũng như phần nào cho thấy diện mạo bức tranh làng quê Việt Nam, đặc biệt là không gian làng quê Bắc Bộ với những cuộc đời, số phận, những cuộc tình duyên, những oan trái của mọi kiếp người. Với những lí do trên đây, cho thấy việc nghiên cứu biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính là một hướng đi có triển vọng, đem lại nhiều kết quả nghiên cứu khả quan và có giá trị. 2. Lịch sử vấn đề Vườn với tư cách là hình ảnh, hình tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các bài nghiên cứu về tác giả Nguyễn Bính. Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Thi sĩ của hồn quờ, Cỏnh bướm và hoa hướng dương (Vương Trí Nhàn), Nguyễn Bính - Nhà thơ của chân quê (Đặng Thị Đoàng Hương), Đường về chân quê của Nguyễn Bính (Đỗ Lai Thúy), Bướm trắng, tơ vàng (Phô - nhia - cốp), Từ vựng hay là văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính (Hồ Xuõn Bỡnh), Ba đỉnh cao thơ mới (Chu Văn Sơn),… Trong những công trình nghiên cứu trên, vườn đã được nghiên cứu với tư cách là một hình ảnh, hình tượng độc đáo, đặc sắc, hội tụ nhiều giá trị. Tác giả Chu Văn Sơn nhận định: Cố hương, cố nhân, cố viên là những hình bóng da diết nhất trong cái vẫn được gọi bằng chân quê của Nguyễn Bớnh…và có lẽ, cố viên là điểm tụ day dứt nhất của hồi ức cố hương. Tác giả cũng đã khám phá những nét đặc sắc của hình tượng mảnh vườn thông qua việc so sánh với các tác giả như Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Tác giả khẳng định:…cả ba đều có những “ỏm ảnh vườn” nhưng mỗi vị một khỏc…Nguyễn Bớnh vườn là quờ…là gốc quê, chân quê. [2,157]. Tác giả Hà Minh Đức trong Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê đó có nhận xét: Nguyễn Bớnh cú những chất liệu thi ca riêng của mỡnh: cỏnh bướm và giậu mồng tơi, mưa xuân bay và làng quê vào hội, giàn trầu không và hành cau liên phòng, con đê làng và sự hẹn hò chờ đợi…Nguyễn Bớnh đó tạo nên khuôn mặt làng quê của riêng mình [11, 63 - 64]. Vườn còn được nhiều tác giả đề cập đến ở cấp độ cao hơn là biểu tượng: Tác giả khẳng định: …Trong thơ Nguyễn Bính, vườn, do vậy không chỉ là biểu tượng của thôn quê, mà là của cả dân tộc, chân quê của mỗi con người Việt Nam [Đường về chân quê , Đỗ Lai Thúy, [11, 54]. Cho đến nay vườn đã được số đông những nhà nghiên cứu thừa nhận với tư cách là biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu biểu tượng vườn như một đối tượng độc lập. Lịch sử nghiên cứu cho thấy đề tài Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính sẽ hứa hẹn có nhiều đóng góp mới mẻ và thiết thực. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là khái niệm về biểu tượng (đặc biệt là biểu tượng thơ ca) và biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính. Phạm vi nghiên cứu được xác định là thơ Nguyễn Bính (chủ yếu mảng thơ trước cách mạng) được thống kê qua Thơ Nguyễn Bính chọn lọc (NXB Văn học, 1993) và Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học, 1986) 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài người viết xác định những mục đích nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Làm rõ khái niệm về biểu tượng, biểu tượng thơ ca Thứ hai: Tìm hiểu giá trị, ý nghĩa và nét độc đáo, đặc sắc của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Để thực hiện những mục đích trên người viết xác định cụ thể các nhiệm vụ như sau: - Tìm hiểu các khái niệm về biểu tượng, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm chung nhất làm tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu - Thống kê ngữ liệu có sự xuất hiện của biểu tượng vườn. Phân tích hai mặt của biểu tượng: cỏch xõy biểu tượng và giá trị tượng trưng của biểu tượng. - So sánh biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính và trong các tác giả trong và nước ngoài như như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Vic - to Huy - gô 5. Phương pháp nghiên cứu Bài viết có sử dụng phối hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: - Thống kê, - So sánh, - Phân tích - Tổng hợp B. NỘI DUNG Chương 1 BIỂU TƯỢNG VÀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BIỂU TƯỢNG VƯỜN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 1. Khái quát về biểu tượng 1.1. Khái niệm Thuật ngữ biểu tượng (Anh: symbol; Pháp: symbole) có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa các mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người; cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tớnh cú lớ do, tính tất yếu. Tuy vậy đối với mỗi ngành khoa học khác nhau, người ta lại có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. 1.1.1. Theo quan điểm triết học, tõm lớ học và văn hóa Các nhà triết học quan niệm biểu tượng là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức cảm tính là bước chuyển biến quan trọng từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lớ tớnh… Biểu tượng là hình ảnh khách thể đã được tri giác lưu lại trong bộ óc con người, và do một tác động nào đấy được tái hiện, nhớ lại. Theo quan điểm tõm lớ học, biểu tượng là hiện tâm sinh lí do có một sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được hình ảnh của vật kích thích trở lại trí tuệ hay cảm giác. Trong quá trình nhận thức về thế giới, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính của con người. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho nhận thức lớ tớnh. Nú cũn góp phần giúp con người nhận thức được những thuộc tính: bản chất, tính quy luật của sự vật, đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về sự vật. Bởi lẽ biểu tượng luôn gắn liền với các khái niệm với những phán đoán, suy lí, đặc biệt là trí tưởng tượng. Theo quan điểm văn hóa, biểu tượng là hình ảnh cảm tính vật chất của hiện thực khách quan và mang ý nghĩa tượng trưng khái quát, gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biểu tượng văn hóa chính là là sự vật, hiện tượng nào đó được sử dụng nhiều trong sinh hoạt văn hóa và dần dần được nâng cấp lên thành hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhằm nói lên ý nghĩa tinh thần ngoài ý nghĩa vật chất. Biểu tượng văn hóa mang chiều sâu cảm xúc, tính dân tộc, tính thời đại. 1.1.2. Theo quan điểm ngôn ngữ học và văn học Các nhà ngôn ngữ học dựa trên sự phân tích bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, coi biểu tượng cũng là một loại tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng giữa biểu tượng và tín hiệu ngôn ngữ nói chung có sự khác nhau cơ bản. Cả tín hiệu ngôn ngữ và biểu tượng đều có hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối quan hệ giữa hai bình diện này, đối với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nói chung là không có lí do, còn với biểu tượng, mối quan hệ ấy là cú lớ do và cái được biểu đạt luôn luôn lớn hơn cái biểu đạt. Về chức năng, tín hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp thuần túy, hướng vào đối tượng giao tiếp, còn biểu tượng thực hiện chức năng nhận thức và biểu hiện đối tượng, chức năng đó không chỉ hướng vào đối tượng mà còn hướng vào bản thể đối tượng. Trong văn học, biểu tượng được nhìn nhận ở hai mặt. Thứ nhất, biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Thứ hai, biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả… mà nói đến biểu tượng là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm. Trong văn học, cần chú ý đến vấn đề phân biệt biểu tượng với ẩn dụ và biểu tượng với hình tượng Phân biệt biểu tượng và ẩn dụ. Vấn đề phân biệt biểu tượng và ẩn dụ đã được tác giả Phạm Thu Yến phân tích khá tỉ mỉ và chi tiết. Theo tác giả, khi nhìn nhận biểu tượng gồm hai mặt là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan và có sự chuyển nghĩa, nghĩa bong, nghĩa biểu cảm thì biểu tượng không có gì khác ẩn dụ. Có lẽ cũng vì cách hiểu đó mà một số ý kiến đã phủ định vấn đề nghiên cứu biểu tượng hoặc đưa ra cách phân loại biểu tượng theo những dấu hiệu không thật đặc trưng. Vấn đề xóa bỏ ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ đã tạo ra sự tranh luận lớn. A.Pôchepxki cho rằng biểu tượng đồng nghĩa với ẩn dụ. Cũn V.I.Erờmina đó phân biệt ẩn dụ với biểu tượng như sau: Ẩn dụ là thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình thời gian dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng không đổi, bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ và phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định. í kiến này đã xác định rõ ranh giới giữa ẩn dụ và biểu tượng thơ ca dựa trên nhưng tiêu chí chung và đặc trưng của cả hai. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, biểu tượng mang tớnh kớ hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu cái mà nó biểu trưng, không còn có yếu tố giải mã bởi nú đó được ăn sâu trong tư tưởng con người. Còn ẩn dụ thì tự do hơn, thường được tạo ra không phải chỉ bằng một, hai hình ảnh mà phải bằng vài ba hình ảnh. Vì thế các yếu tố dựa vào nhau để giải mã ẩn dụ. Ẩn dụ linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng nhiều hơn nhưng không bền vững bằng biểu tượng. Tuy nhiên, chúng ta cần khẳng định rằng ranh giới so sánh giữa biểu tượng và ẩn dụ là tương đối, không thể đòi hỏi có một sự phân định rõ ràng. Chúng ta cần đến sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng và ẩn dụ. Đa số những hình ảnh súng đụi trong ca dao Việt Nam được sử dụng lặp đi lặp lại là những biểu tượng quen thuộc: trầu - cau, mận - đào, thuyền - bến, trúc - mai. Nhưng biểu tượng này có thể được xem như những hình ảnh ẩn dụ trong cao dao: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Tiện đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đó cú ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào Phân biệt biểu tượng và hình tượng: biểu tượng và hình tượng đều có giá trị nhận thức cảm tính và chủ quan trong việc phản ánh thực tại khách quan và sử dụng phương tiện diễn đạt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự tồn tại của một hình tượng nghệ thuật không bao giờ vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể (nghĩa là bao giờ cũng có phương tiện biểu hiện ý nghĩa trọn vẹn của hình tượng). Còn sự tồn tại của biểu tượng nghệ thuật thì lại vượt quá giới hạn của một sự biểu đạt, biểu nghĩa (nghĩa là không có một phương tiện nào có thể biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng). Hình tượng bao giờ cũng tách riêng hoặc có xu hướng tách riêng ra khỏi một hệ thống nào đó để phù hợp với yêu cầu: tự do, hoàn thiện, độc đáo và khác biệt. Trong khi đó, biểu tượng bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nhất định, không thể tách ra đừng độc lập trong nhận thức của con người. 1.1.3. Tổng kết các quan niệm trên, có thể đi đến một số kết luận khái quát về biểu tượng Biểu tượng là một vấn đề phức tạp, ngay trong cách hiểu về nó cũng đã không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, các quan điểm trên đều khẳng định: Thứ nhất, biểu tượng là nấc thang cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng làm nền cho giai đoạn nhận thức lớ tớnh về sau, góp phần quan trọng để nhận thức về thế giới khách quan. Thứ hai, biểu tượng bao giờ cũng bao gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong đó, cái biểu đạt luôn luôn lớn hơn cái được biểu đạt. Thứ ba, biểu tượng mang đậm màu sắc tâm linh, mang tính dân tộc, tính thời đại. 1.2. Phân loại biểu tượng 1.2.1. Biểu tượng văn hóa Những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh, trang phục… Biểu tượng văn hóa cú cỏc biến thể loại hình như: tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật… Biểu tượng văn hóa bao gồm cả những biến thể vật thể (trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc…) và phi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học) 1.2.2. Biểu tượng nghệ thuật - biểu tượng thơ ca Các biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa trong những ngành nghệ thuật khác nhau (hội họa, âm nhạc, văn học). Biểu tượng thơ ca chính là một biến thể của biểu tượng văn hóa trong văn học 1.2.3. Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật Các biểu tượng nghệ thuật được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trong phạm vi ngôn ngữ văn học, các biểu tượng tõm lớ, biểu tượng văn hóa đều được chuyển thành “từ - biểu tượng (word - symbols)” 1.3. Biểu tượng thơ ca Ngoài những đặc tính của biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ ca còn có nhiều những nột riờng. Trờn cơ sở phân tích một số quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra được kết luận 1.3.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Theo Hồ Lê, biểu tượng là tập hợp vững chắc của nhiều hình ảnh khác nhau, là kết quả của sự phản ánh hiện thực vào não người, từ con người tiếp xúc với hiện thực bằng giác quan, có ánh xạ quang học rồi có biểu tượng. Bu-đớch nhận định rằng biểu tượng là những hình ảnh cụ thể của vật thể và hiện tượng của thế giới bên ngoài và của các tính chất của chúng xuất hiện trong ý thức con người mà không có sự trực tiếp tác động của kích thích bên ngoài lờn cỏc cơ quan cảm thụ con người đú… Vậy biểu tượng là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiển các trạng thái cảm xúc của con người. Biểu tượng có nhiều loại: biểu tượng thị giác, biểu tượng thính giác, biểu tượng xúc giác, biểu tượng khứu giác, biểu tượng vận động Hờ-ghen trong Mĩ học tập V: biểu tượng nên thơ là một biểu tượng có hình tượng bởi vì biểu tượng nên thơ không phải phơi bày trước mắt ta bản chất trừu tượng của cái hiện thực cụ thể. Khi ta nói mặt trời, nhờ ý thức thông thường, ta hiểu ngay ý nghĩa của nú. Còn khi ta núi: “thỏi dương xòe những ngón tay hồng thì ta vừa hiểu, vừa trực giác cái hiện thực ấy. Giăng Mô-rê-ắc cho rằng thơ biểu tượng cố đem bọc ý tưởng bằng một ngoại thể khả giác, ngoại thể đó tuy không phải là mục đích thơ nhưng dùng để phô bày ý tưởng cụ thể mà vẫn giữ tính cách chủ yếu. Theo G.Hegel, khi bàn về biểu tượng, ụng đó viết: Biểu tượng nên thơ là một biểu tượng có hình tượng, bởi vì biểu tượng nên thơ không phải phơi bày trước mắt ta bản chất trừu tượng của cái hiện thực cụ thể. Như vậy, có thể thấy, bản chất của biểu tượng nghệ thuật là mang tính thẩm mỹ, gắn liền với tư tưởng, tình cảm, tài năng cá tính sáng tạo của nhà thơ. Vì lẽ đó, chỉ có những hình ảnh nào chứa đựng trong nó những đặc tính của một hình tượng thi ca, nghĩa là nó cho phép ta nhận ra khái niệm của sự vật một cách cụ thể sinh động, khơi gợi trí tưởng tượng, đánh thức cả một thế giới tinh thần ở người đọc mới được xem là một biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng mang sắc thái riêng từng nhà thơ ngay từ đầu đã có chiều hướng quyết định đến cách chọn hình ảnh, tứ thơ. Nhà thơ ở nhà máy hay ở làng quê, nhà thơ ở miền núi hay ở miền biển - đều mang dấu ấn biểu tượng nhất định. Đối với từng nhà thơ, biểu tượng thời thơ ấu khá quan trọng vỡ nú cũn giữ lâu trong tâm hồn nhà thơ. Biểu tượng sông nước đậm đà với Tế Hanh, biểu tượng trăng hiện lên trong thơ Bác, biểu tượng con đường trong thơ Tố Hữu, biểu tượng người lái tàu trong thơ Sóng Hồng, biểu tượng chim lượn trong thơ Chế Lan Viên, biểu tượng ngọn đèn trong thơ Chính Hữu, biểu tượng con nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư… Thời trẻ, thời thơ ấu sản sinh và gìn giữ nhiều biểu tượng đẹp - về mái nhà, ngọn lửa, em bé, mẹ già, ngọn đèn, bữa cơm, tiếng cười, về sự thương yêu, đùm bọc… Các biểu tượng đó sẽ đi vào thơ. Các nhà thơ vùng than có nhiều biểu tượng hầm mỏ, xe than, khoan lỗ… Các nhà thơ vùng biển có nhiều biểu tượng về triều lên, cá thu, cá hồng… Các nhà thơ miền núi giàu biểu tượng mây trắng, vườn chanh, nắng mưa, gió bão. Các biểu tượng phát triển phong phú theo cuộc đời con người, theo các chuyến đi, các quá trình quan sỏt,theo tuổi đời, theo thời đại. Các biểu tượng in dấu ấn vào thơ để lại các tài sản chung cho nhân loại về sau. 1.3.2. Một số kết luận chung về biểu tượng thơ ca a) Đặc điểm Ngoài những đặc tính của biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ ca còn có mang một số đặc tính riêng: là một dạng mã hóa nhưng cảm xúc, tư tưởng của con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một hệ thống những tín hiệu thẩm mĩ và biểu tượng nghệ thuật là một tiểu hệ thống, góp phần tạo nên những điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ, hoặc vô thức, hoặc hữu thức, đã đem vào tác phẩm của mình những hình ảnh trở đi trở lại, có sức ám ảnh, khơi gợi lớn mà người ta gọi là biểu tượng. Do đó, biểu tượng cho ta thấy cá tính sáng tạo, phong cách tác gia, thời đại, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Các biểu tượng không chỉ dừng lại ở những nét nghĩa ổn định trong truyền thống thơ ca mà nó liên tục được mở rộng, biến đổi và tăng cường các khả năng biểu hiện mới. Một mặt thơ tiếp tục sử dụng các phương thức khai thác biểu tượng nghệ thuật từ trong truyền thống, khơi sâu những kinh nghiệm mĩ cảm đã được lưu giữ, bồi đắp trong truyền thống thơ ca trước đó, mặt khác, mỗi nhà thơ đều xuất phát từ phẩm chất riêng của mình để sáng tạo, làm thành sự kết hợp đặc sắc trong quá trình vận động của biểu tượng. Việc sáng tạo biểu tượng theo khía cạnh này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thụ cảm và nhu cầu biểu hiện của nhà thơ trước hiện thực đời sống. Điều này có liên quan đến đặc điểm tư duy nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ ở mỗi nhà thơ cụ thể. b) Vai trò Biểu tượng thơ ca với tư cách là một phương tiện đặc biệt của nghệ thuật mang trong bản thân mình những dấu hiệu đặc trưng của thể loại, cho ta thấy cách thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó thành sự phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và xúc cảm con người. Bất cứ một biểu tượng thơ ca nào cũng có những liên hệ nhất định với ý thức thẩ
Tài liệu liên quan