Bình luân vai trò của Hội Đồng Bảo An trong hiến chương và thực tiễn hoạt động của liên hợp quốc

Có thể nói không một cơ quan nào của LHQ có cường độ làm việc như HĐBA, thực tế hiện nay cơ quan này họp 2 buổi/ 1 ngày, 5 ngày làm việc trong 1 tuần, gần như không có ngày nghỉ trong năm, nhằm thảo luận và thông qua các vấn đề chính trị nổi bật trong quan hệ quốc tế. HĐBA có thể có các cuộc họp định kì, bất thường hoặc khẩn cấp. HĐBA được triệu tập vào bất cứ lúc nào khi chủ tịch HĐBA thấy cần thiết và khi 1 tranh chấp hoặc tình thế được trình lên HĐBA xem xét. Các cuộc họp của HĐBA có thể tiến hành ở trụ sở LHQ hoặc ở bất cứ nơi nào hội nghị xét thấy thuận lợi nhất. về nguyên tắc, HĐBA họp công khai nhưng hội đồng cũng có thể họp kín ( ví dụ: HĐBA bắt buộc phải họp kín khi họp bàn về vấn đề đề cử Tổng thư kí LHQ). Các thành viên của LHQ cũng có quyền tham dự các phiên họp của HĐBA nhưng không có quyền biểu quyết. Nghị quyết của HĐBA là bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luân vai trò của Hội Đồng Bảo An trong hiến chương và thực tiễn hoạt động của liên hợp quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:       Hội đồng Bảo an ( HĐBA) là một trong 6 cơ quan quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. HĐBA đã đóng vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế. Vai trò của HĐBA đã được thể hiện ngay trong hiến chương Liên Hợp Quốc- văn bản pháp lí quốc tế quan trọng nhất. Vì vậy trong bài viết này tôi xin nêu và bình luận vai trò của HĐBA trong hiến chương và trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  II)GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HĐBA LIÊN HỢP QUỐC:   1) Sự hình thành:        Kết thúc đại chiến thế giới lần thứ II, một trật tự thế giới mới được thiết lập mà trọng tâm cần phải có một cơ chế đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở thỏa thuận tại hội nghị Ianta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự hội nghị San Francisco tháng 4/1945 và kí vào bản dự thảo hiến chương Liên Hợp Quốc. Trên cơ sở Hiến chương, tổ chức Liên Hợp quốc đã chính thức thành lập. Trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc, HĐBA chiếm vị trí đặc biệt quan trọng(1); HĐBA là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc.   2) Cơ cấu tổ chức:       Thành phần của HĐBA gồm 15 thành viên( trước năm 1966 là 11 thành viên), trong đó có 5 ủy viên thường trực( trước năm 1966 gồm 6 nước) bao gồm: Cộng hòa Liên bang Nga( kế thừa tư cách của Liên Xô cũ); Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Cộng hòa Pháp; Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen; Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mười ủy viên không thường trực của HĐBA được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kì 2 năm theo cơ cấu: Đông Âu- 1; Châu Á- 2; Châu Phi- 3; Mỹ La tinh- 2; Tây Âu và các nước khác- 2. Các ủy viên không thường trực không được bầu 2 nhiệm kì liên tiếp.     HĐBA có các cơ quan phụ trợ đáng chú ý sau đây:       - Các ủy ban thường trực gồm ủy ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục HĐBA và ủy ban về kết nạp thành viên mới của LHQ. Các ủy ban này đều có đại diện của các nước thành viên HĐBA;       - Ban tham mưu quân sự, ủy ban nhân viên dân sự;       - Ủy ban chống khủng bố ( thành lập năm 2001);       - Các ủy ban cấm vận như ủy ban cấm vận về Iraq , Libya , Ruanđa …;       - Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình (hình thành trên cơ sở sự tự nguyện đóng góp về nhân lực và kinh phí hoạt động của các quốc gia thành viên LHQ);     - Các ủy ban khác như ủy ban đền bù LHQ ( UNCC);     - Các tòa án quốc tế chống các tội ác vi phạm Luật nhân đạo quốc tế như tòa án về Ruanđa (1994), tòa án về Nam Tư cũ (1993)… 3) Thể thức hoạt động:      Có thể nói không một cơ quan nào của LHQ có cường độ làm việc như HĐBA, thực tế hiện nay cơ quan này họp 2 buổi/ 1 ngày, 5 ngày làm việc trong 1 tuần, gần như không có ngày nghỉ trong năm, nhằm thảo luận và thông qua các vấn đề chính trị nổi bật trong quan hệ quốc tế.     HĐBA có thể có các cuộc họp định kì, bất thường hoặc khẩn cấp. HĐBA được triệu tập vào bất cứ lúc nào khi chủ tịch HĐBA thấy cần thiết và khi 1 tranh chấp hoặc tình thế được trình lên HĐBA xem xét. Các cuộc họp của HĐBA có thể tiến hành ở trụ sở LHQ hoặc ở bất cứ nơi nào hội nghị xét thấy thuận lợi nhất. về nguyên tắc, HĐBA họp công khai nhưng hội đồng cũng có thể họp kín ( ví dụ: HĐBA bắt buộc phải họp kín khi họp bàn về vấn đề đề cử Tổng thư kí LHQ). Các thành viên của LHQ cũng có quyền tham dự các phiên họp của HĐBA nhưng không có quyền biểu quyết.      Nghị quyết của HĐBA là bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành.     Cơ chế biểu quyết của HĐBA được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng: mỗi ủy viên của Hội đồng có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của HĐBA và áp dụng nguyên tắc đa số. Những nghị quyết của HĐBA về các vấn đề thủ tục được thông qua khi có 9 ủy viên của HĐBA bỏ phiếu thuận; Những nghị quyết còn lại được thông qua khi có 9 ủy viên hội đồng, trong đó tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận. Ủy viên thường trực của HĐBA có quyền phủ quyết ( quyền Veto) đối với nghị quyết của HĐBA( bỏ phiếu chống để ngăn cản việc thông qua một nghị quyết của HĐBA về một vấn đề không liên quan đến thủ tục khi các thành viên của HĐBA bỏ phiếu thông qua.)      Trong vòng gần 65 năm hoạt động của mình, HĐBA đã thông qua một số lượng lớn các kiến nghị và quyết định về các vấn đề chính trị khác nhau, trong đó chủ yếu là các vấn đề củng cố hòa bình và an ninh thế giới. II) BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HĐBA TRONG HIẾN CHƯƠNG LHQ:      HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế ( Điều 24 hiến chương LHQ). Trong khi thực thi trọng trách của mình, HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các quốc gia thành viên LHQ, Vai trò của HĐBA nhằm thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế được thể hiện qua:   1) Vai trò của HĐBA trong việc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế theo chương VI- hiến chương:        HĐBA trong hoạt động của mình luôn nhận thức được rằng tranh chấp là mặt trái của hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ hợp tác gữa các quốc gia ngày càng mở rộng thì tranh chấp còn có cơ hội để phát sinh.      Hiến chương LHQ quy định: “ Khi có tranh chấp hoặc tình có thể xẩy ra dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp thì HĐBA có thẩm quyền điều tra, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế hay không” ( điều 34- Hiến chương LHQ). Khi tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì HĐBA sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án hoặc sử dụng những tổ chức hay hiệp định khu vực bằng các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan( Điều 33 ).     Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết tranh chấp, HĐBA trước hết dành quyền chủ động, tích cực cho chính các bên tranh chấp trong việc lựa chọn biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Vai trò của HĐBA trong quá trình này chỉ dừng ở việc xác định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế, kêu gọi các bên áp dụng các biện pháp hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp.    Trong trường hợp việc giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến tranh chấp không đem lại hiệu quả thì khi đó, tranh chấp sẽ được đưa ra HĐBA và lúc này, vai trò của HĐBA được nâng lên rất nhiều. HĐBA có quyền áp dụng bất kì thủ tục hoặc phương thức giải quyết tranh chấp nào mà HĐBA cho là hợp lí ( Điều 37) với đích cuối cùng là giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên liên quan .     HĐBA chỉ xem xét các tranh chấp có khả năng đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế và thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh chấp về chủ quyền quốc gia về dân cư, lãnh thổ…Các loại hình tranh chấp có tính chất pháp lí như như tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế … thì thông thường các bên có thể đưa vi phạm ra trước cơ quan tài phán của LHQ là Tòa Công lí quốc tế theo đúng quy chế tòa án công lí quốc tế ( khoản 3 điều 36). 2) Vai trò của HĐBA  hành động trong trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược khác quy định tại chương VII hiến chương LHQ:       HĐBA là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của LHQ có thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược. Theo điều 39 hiến chương LHQ, HĐBA có trách nhiệm xác định thực tế mọi sự đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược. Việc xác định thực tế tình hình bảo an sẽ là cơ sở quan trong để LHQ triển khai các hoạt động tiếp theo về gìn giữ hòa bình. Khi xác định thực tế tình hình, HĐBA có quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Cụ thể là:     - Yêu cầu các bên hữu quan phải áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn không cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.( Điều 40). Các biện pháp tạm thời đó có thể là ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các giới tuyến phi quân sự…Những biện pháp tạm thời ấy khi áp dụng phải không làm phương hại tới lợi ích hoặc tình trạng của các bên hữu quan.      - Trong trường hợp tình hình trở lên xấu đi, HĐBA có quyền áp dụng những biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay một phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao đối với các quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược.( Điều 41)     - Nếu HĐBA nhận thấy những biện pháp phi vũ trang như trên là không thích hợp hay tỏ ra không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực thì HĐBA có quyền sử dụng lực lượng hải quân, không quân để tiến hành những cuộc biểu dương lực lượng, những biện pháp phong tỏa hoặc những cuộc hành quân khác mà HĐBA xét thấy cần thiết trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.( Điều 42)       Tất cả các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang nêu trên được HĐBA áp dụng trước hết nhằm mục đích trừng phạt các quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược, đồng thời qua đó hạn chế các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này. Thực chất đây được hiểu là các biện pháp mang tính cưỡng chế mà HĐBA được phép tiến hành không cần sự chấp thuận của các bên vì HĐBA đóng vai trò là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế nhân danh LHQ đối với các quốc gia thành viên.      Hiến chương còn quy định , khi HĐBA quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để  duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên LHQ phải có nghĩa vụ cung cấp cho HĐBA lực lượng vũ trang cần thiết, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác kể cả cho quân đôi LHQ qua lãnh thổ nước mình.( điều 43) III) BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HĐBA TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA LHQ:       Trong 6 cơ quan của LHQ, HĐBA là cơ quan hoạt động thường xuyên với nhiều quyền hạn và phương tiện rộng lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng.(2) Để đánh giá về kết quả hoạt động và vai trò của HĐBA trong hơn 60 năm tồn tại của LHQ chung ta tập chung chủ yếu ở các lĩnh vực: 1) Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế ( chương VI- hiến chương LHQ) và Hành động trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế hoặc hành vi xâm lược( chương VII- hiến chương LHQ).      Trong thời kì chiến tranh lạnh, vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của HĐBA LHQ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và hành động trong trường hợp có hành vi đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế hoặc hành vi xâm lược ( theo quy định tại chương VI; chương VII hiến chương LHQ) không đáp ứng được mong muốn của các bên. Do chế tài được áp dụng ở chương VI quá mềm dẻo, chưa đủ tính răn đe với bên vi phạm; chế tài được áp dụng tại chương VII có tính cứng rắn nhưng khi được đưa ra áp dụng lại vướng phải thủ tục thông qua tại HĐBA do các thành viên thường trực đưa ra quyền veto của mình để phản đối thông qua. Để giải quyết vấn đề trên, hoạt động gìn giữ hòa bình đã ra đời trên cơ sở sự kết hợp giữa chương VI và VII hiến chương LHQ nhằm thúc đẩy việc giải quyết các cuộc tranh chấp vũ trang .     Trong giai đoạn hiện nay, HĐBA đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc thực thi chương VI và chương VII hiến chương LHQ:     - HĐBA ngày càng trở nên năng động và đồng thuận hơn trong việc đạt được các nghị quyết duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Từ năm 1946 đến 1989, HĐBA đã thông qua 627 nghị quyết, từ năm 1990 đến 2007 số nghị quyết được thông qua đã tăng lên 1,5 lần.    - HĐBA cũng mạnh tay hơn trong quyết định sử dụng các biện pháp trừng phạt và cả  biện pháp vũ lực. HĐBA đã thành lập 15 ủy ban trừng phạt. Trong giai đoạn này( từ 1990 đến 2007), HĐBA đã viện dẫn chương VII hơn 10 lần ( giai đoạn trước 1990 là 3 lần). Lần đầu tiên sau chiến tranh lạnh HĐBA cho phép sử dụng vũ lực là trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991; và việc tấn công Iraq để trừng phạt hành vi xâm lược Côoét của nước này ngày 24-2-1991.    - Các hoạt động của HĐBA không chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh truyền thống mà còn mở rộng sang các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như các xung đột do sắc tộc, tôn giáo, các vấn đề về khủng bố, giải trừ quân bị, quyền tự trị của Côxôvô, Đông ti mor, khủng hoảng hạt nhân( Iran và CHDCND Triều Tiên), khủng bố quốc tế( ở Iraq và Ápganixtan), dân chủ, nhân quyền, hình sự quốc tế, xây dựng thể chế và tái thiết hòa bình cho các quốc gia sau xung đột như Campuchia, các nước thuộc cộng hòa nam tư cũ.  2) Hoạt động gìn giữ hòa bình:         Hoạt động  gìn giữ hòa bình được hiểu là việc triển khai các hoạt động dân sự và quân sự để thiết lập sự hiện diện của LHQ tại nơi có xung đột với mục đích ổn định tình hình ở nơi xảy ra xung đột nhằm tạo ra môi trường thuận để giải quyết xung đột, khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.       Ngày 25/9/1948, HĐBA đã thông qua quyết định thiết lập hoạt động gìn giữ hòa bình đầu tiên nhằm giám sát quá trình đình chiến tại Palestin ( UNTSO), đánh dấu sự ra đời của các hoạt động gìn giữ hòa bình. Đến nay hoạt động gìn giữ hòa bình đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:         Giai đoạn thứ nhất còn gọi là các hoạt động gìn giữ hòa bình truyền thống bao gồm hoạt động của các lực lượng LHQ vũ trang nhẹ hoặc phi vũ trang được triển khai giữa các bên xung đột nhằm giám sát ngừng bắn, rút quân hay thiết lập các vùng đệm trong các cuộc đàm phán được tiến hành;        Hoạt động gìn giữ hòa bình thuộc thế hệ thứ hai có liên quan đến việc thỏa thuận hòa bình phức tạp về nhiều mặt. Bên cạnh chức năng quân sự truyền thống, binh lính gìn giữ hòa bình thường tham gia vào nhiều công việc dân sự và cảnh sát khác nhau, mục tiêu là giải quyết xung đột một cách lâu dài.       Nhìn chung hoạt động gìn giữ hòa bình thuộc thế hệ thứ nhất và thứ 2 lấy tư tưởng chủ đạo là “ gìn giữ hòa bình”, “ phối hợp giúp đỡ để giải quyết tranh chấp” và thường được triển khai vào thời kì cuối khi các cuộc xung đột đã xảy ra và không mang tính phòng ngừa vì vậy hình thức này được mệnh danh là “ không tạo ra chiến tranh cũng chẳng kiến tạo hòa bình”. Ngoài ra tiền đề để kiến lập các hoạt động gìn giữ hòa bình là phải được các bên tranh chấp mời hoặc được họ đồng ý. Từ năm 1946 đến 1988, HĐBA đã triển khai 15 hoạt động gìn giữ hòa bình như các hoạt động tại Síp, Casơmia, Tátgikitxtan, Grudia, trên biên giới giữa Côoét và Iraq …vv.      Trong giai đoạn hiện nay hoạt động gìn giữ hòa bình đã có rất nhiều thay đổi, hoạt động gìn giữ hòa bình thuộc thế hệ thứ ba chú trọng đến việc ngăn chặn xung đột và thường được triển khai trong giai đoạn đầu khi mà tranh chấp phát sinh, trong tình huống các bên chưa tỏ ra muốn giải quyết hòa bình hoặc chưa đi đến giải pháp. Tùy tình hình cụ thể mà HĐBA sẽ cho tiến hành lần lượt hoặc một trong ba biện pháp sau:       Biện pháp ngoại giao phòng ngừa bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin, tìm hiểu thực tế, cảnh báo sớm và cũng có thể bao gồm cả các hoạt động triển khai phòng ngừa để ngăn ngừa tranh chấp phát sinh hoặc hạn chế mức độ lan rộng của các cuộc xung đột;      Biện pháp kiến tạo hòa bình bao gồm các hoạt động mang tính trung gian, hòa giải để đưa các bên xung đột đi đến thỏa thuận giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình.      Biện pháp xây dựng hòa bình sau xung đột là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác về chính trị, kinh tế, xã hội trên cơ sở đó xây dựng lòng tin giữa các bên, tạo cơ sở cho một nền hòa bình lâu dài.      Đã có 48 hoạt động gìn giữ hòa bình thuộc thế hệ thứ ba được HĐBA triển khai( từ năm 1990 đến 2007) . Các hoat động gìn giữ hòa bình này không chỉ tiến hành các hoạt động quân sự mà còn đóng vai trò của cảnh sát và chuyên viên dân sự, các hoạt động gìn giữ hòa bình được mở rộng sang các lĩnh vực mang tính nhân đạo, cứu trợ dân thường, tháo gỡ mìn, tái thiết phát triển.… Nhân sự và kinh phí cho các hoạt động gìn giữ hòa bình và lực lượng gìn giữ hòa bình đều do các quốc gia thành viên LHQ đóng góp.          Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và phạm vi của các hoạt động gìn giữ hòa bình trong thời gian qua cho thấy HĐBA ngày càng thể hiện tốt vai trò của mình trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 3) Hoạt động chống khủng bố quốc tế:                              LHQ nói chung và HĐBA nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các khuôn khổ pháp lí quốc tế, thúc đẩy các hình thức hợp tác giữa các quốc gia, trợ giúp kĩ thuật và tư vấn cho các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống khủng bố.      Các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Mĩ ngày 11/9/2001 đã làm cho cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố. Ngay sau khi sự kiện này xảy ra, HĐBA đã nhất trí thông qua nghị quyết 1368 và nghị quyết 1373. Các nghị quyết này đã kịch liệt lên án những hành động khủng bố đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm hợp tác chống khủng bố một cách có hiệu quả.       Với việc thông qua nghị quyết 1373, HĐBA đã thành lập ủy ban chống khủng bố gồm tất cả các ủy viên của hội đồng, có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện nghị quyết của các quốc gia thành viên LHQ và hỗ trợ các quốc gia tăng cường năng lực trong hợp tác chống khủng bố.       Trước sự kiện 11/9/2001, HĐBA đã thông qua một số văn bản liên quan đến chống khủng bố. Trong đó có nghị quyết 1267 năm 1999 về trừng phạt và cấm vận đối với Osama Binladen, tổ chức Taliban và mạng lưới khủng bố AlQaelda. Theo nghị quyết này, HĐBA đã thiết lập ủy ban trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức nêu trên( còn gọi là ủy ban 1267). Các quốc gia thành viên LHQ đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo nghị quyết 1267.      Có thể nói rằng đối với hoạt động chống khủng bố thì HĐBA đã đóng góp một vai trò quan trọng và hết sức to lớn, thúc đẩy nỗ lực của các quốc gia trong hợp tác chống khủng bố. 4) Thành lập tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh:                        với tư cách là một cơ quan của LHQ có chức năng đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế, HĐBA có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động của các tòa án quốc tế  xét xử tội phạm chiến tranh. Cuối năm 1992, HĐBA đã thành lập ủy ban điều tra tình hình vi phạm luật nhân đạo quốc tế ở Nam Tư, ủy ban này gợi ý HĐBA thiết lập một tòa án quốc tế về Nam Tư. Tháng 5/1993, HĐBA đã thành lập tòa án quốc tế xét xử các thành phần vi phạm luật nhân đạo diễn ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991. Tếp theo năm 1994 HĐBA tiếp tục thành lập tòa án về Rwanda nhằm xét xử tội diệt chủng, tội phạm chính trị và tội chống nhân loại diễn ra trên lãnh thổ Rwanda trong năm 1994. Trong quá trình hoạt động của mình cho đến nay, hai tòa này được coi là có ít nhiều thành công trong việc góp phần bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân, trừng trị các tội phạm quốc tế nghiêm trọng. Cả hai cơ quan này đều được coi là cơ quan trực thuộc HĐBA được thành lập theo điều 24 hiến chương LHQ.      Đến nay, các tòa án về Rwanda (ICTR) và Nam Tư cũ ( ICTY) đang vào giai đoạn kết thúc hoạt động. Mới đây HĐBA đã thành lập 2 tòa án đặc hình sự đặc biệt nữa đó là tòa án về Sierra Leone và tòa án về Lebanon . Năm 2007, xuất phát từ yêu cầu của thủ tướng chính phủ Lebanon, HĐBA đã thông qua nghị quyết 1517 thành lập tòa án về Lebanon nhằm xét xử theo luật hình sự Lebanon các cá nhân chịu trách nhiệm về việc ám sát cựu thủ tướng Hariri ( tháng 2/2005) trên cơ sở viện dẫn chương VII hiến chương LHQ.        Ngày 14/8/ 2008 theo sự đề nghị của Sierre Leone, HĐBA đã thông qua nghị quyết 1315, trên cơ sở nghị quyết này tòa án hình sự về Sierra Leone đã được thành lập nhằm xét xử cả những tội phạm quốc tế và tội phạm hình sự thông thường theo pháp luật Sierra Leone và một số tội phạm đặc thù trong bối cảnh nội chiến ở Sierra Leone. Đến nay tòa án này đã thụ lý xét xử khoảng 1
Tài liệu liên quan