Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,tiềm lực quân sự ở các quốc gia là khác nhau dẫn đến các nước trên thế giới hình thành nước mạnh, nước yếu, do đó quy luật “cá lớn nuốt cá bé” vẫn diễn ra, nước lớn mạnh sẽ đàn áp nước yếu, thực hiện chính sách thôn tính thuộc địa. Chính vì thế: các nước yếu để tránh bị xâm lược, bị nước lớn thôn tính họ có thể thự hiện một số chính sách có lợi như liên kết khu vực hay thực thi chính sách trung lập. Điển hình ở đây là các quốc gia ASEAN. Do đó thực hiện chính sách trung lập giúp các quốc gia có thể tránh được chiến tranh, tránh được sự thôn tính của các nước lớn.
Trung lập được hiểu đấy là việc không ngả về bên nào mà đứng ở giữa hai phe đối lập, và không ít các quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách này đã tránh được chiến tranh như Thụy Điển và Thụy Sỹ đổi lại họ đứng ngoài vòng chiến tranh và thoát khỏi đau thương, mất mát chính nét ưu việt của chính sách trung lập như thế nên các quốc gia ASEAN đang hướng đến trong quá trình hình thành và phát triển khu vực ASEAN.
Ngày 27/11/1971 tại Kuala Lumpur Malaysia, trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập”. Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.
3 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luân về định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm:
Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,tiềm lực quân sự… ở các quốc gia là khác nhau dẫn đến các nước trên thế giới hình thành nước mạnh, nước yếu, do đó quy luật “cá lớn nuốt cá bé” vẫn diễn ra, nước lớn mạnh sẽ đàn áp nước yếu, thực hiện chính sách thôn tính thuộc địa. Chính vì thế: các nước yếu để tránh bị xâm lược, bị nước lớn thôn tính họ có thể thự hiện một số chính sách có lợi như liên kết khu vực hay thực thi chính sách trung lập. Điển hình ở đây là các quốc gia ASEAN. Do đó thực hiện chính sách trung lập giúp các quốc gia có thể tránh được chiến tranh, tránh được sự thôn tính của các nước lớn.
Trung lập được hiểu đấy là việc không ngả về bên nào mà đứng ở giữa hai phe đối lập, và không ít các quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách này đã tránh được chiến tranh như Thụy Điển và Thụy Sỹ…đổi lại họ đứng ngoài vòng chiến tranh và thoát khỏi đau thương, mất mát… chính nét ưu việt của chính sách trung lập như thế nên các quốc gia ASEAN đang hướng đến trong quá trình hình thành và phát triển khu vực ASEAN.
Ngày 27/11/1971 tại Kuala Lumpur Malaysia, trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập”. Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.
Để duy trì phát triển ASEAN, các quốc gia thành viên soạn thảo ra hiến chương ASEAN, đồng thời hiến chương ghi nhận hệ thống nguyên tắc, trong đó nguyên tắc an ninh – chính trị là nguyên tắc hết sức quan trọng, dựa vào nguyên tắc trong luật quốc tế các quốc gia thành viên cũng ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản như: tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, đồng thời giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vài công việc nộ bộ của các quốc gia thành viên ASEAN…., do đó chúng ta thấy thực hiện chính sách trung lập là chính sách hợp lý, phù hợp nguyên tắc chung quốc tế, cũng như nguyên tắc hợp tác khu vực. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài, và giữa các quốc gia thành viên với nhau.
Thực tiễn cho thấy chính sách trung lập đang được các quốc gia ASEAN thực hiện một cách triệt để, ví dụ: Gần đây, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng ở Campuchia tháng 7 năm 1997, ASEAN đã khẳng định nguyên tắc không can thiệp vào công việc của Campuchia nhưng sẵn sàng giúp ổn định tình hình và đã hai lần cử đoàn đến Phnompênh tiếp xúc với các nhà cầm quyền Campuchia. Tình hình Biển Đông đã trở nên phức tạp do sự vi phạm chủ quyền của các nước trong khu vực, ASEAN đã ra tuyên bố Manila năm 1992 kêu gọi các nước trong khu vực tôn trọng chủ quyền của các nước khác, tránh gây tình hình phức tạp đe doạ an ninh khu vực, và triệt để tôn trọng Công ước về Luật biển 1982. ASEAN kêu gọi các nước có biện pháp xây dựng lòng tin và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Do đó, sau chiến tranh lạnh, trong lúc nhiều khu vực khác trên thế giới còn bị khủng hoảng về khái niệm an ninh thì ASEAN đã thiết lập được Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), lấy sự tin cậy lẫn nhau thông qua đối thoại xây dựng lòng tin, tiến hành ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình làm nền tảng của an ninh. Hiện nay đã có 21 nước tham gia ARF. Trong ba mươi năm qua ASEAN đã đạt được nhiều thành công trong hợp tác kinh tế, trong việc xây dựng ĐNÁ thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập, phi hạt nhân, trong việc mở rộng quan hệ ra ngoài khu vực vì hoà bình và phát triển trên thế giới. ASEAN ngày nay có sức nặng, tiếng nói của ASEAN ngày càng được vị nể.
Như vậy, việc hình thành định hướng trung lập cũng như tuyên bố về khu vực tự do, hòa bình, trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm định hướng chiến lược lâu dài, ngăn chặn các nước can thiệp vào tình hình chính trị, nền kinh các nước ASEAN, đồng thời giúp các nước trong khối thoát khỏi xung đột vũ trang, ổn định chính trị.
Nói tóm lại sau 40 năm phát triển vì do thực hiện những chính sách đúng đắn hoạt động theo ngyên tắc, chuẩn mực, theo quy ước quốc tế đến nay ASEAN là minh chứng cho sự thành công của ý tưởng về một hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hòa bình, ổn định thịnh vượng, đặc biệt là do thực thi chính sách trung lập nên các quốc gia ASEAN thoát khỏi chiến tranh, đã và đang khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, được các quốc gia trên thế giơi ủng hộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN – trường Đại học Luật Hà Nội, khoa pháp luật quốc tế trung tâm luật Châu Á – Thái Bình Dương, năm 2011.
Giáo trình công pháp quốc tế, trường đại học luật Hà nội, nxb Công an nhân dân, năm 2008
Hiến chương ASEAN
Trang web: - mpi.gov.vn
dav.edu.vn