Nhà báo không có chỗ trong sân chơi chính trị. Nhân viên có
quyền bỏ phiếu, tuy nhiên họ không được làm điều gì dẫn đến
nghi ngờ về sự trung lập trong chuyên môn của họ và của bản
thân Thời báo. Cụ thể, họ không được vận động, biểu tình, hay
ủng hộ các ứng cử viên, bỏ phiếu kín ủng hộ cho sự nghiệp hoặc
các nỗ lực thông qua các đạo luật. Họ không được đeo phù hiệu
vận động tranh cử hoặc bản thân không được thể hiện bất cứ
dấu hiệu chính trị đảng phái nào. Họ phải nhận thức được rằng
việc dán khẩu hiệu trên xe của gia đình hay dựng khẩu hiệu vận
động tranh cử có thể được xem là của bản thân họ, dù trên thực
tế ai đó trong gia đình đã dán và dựng các khẩu hiệu đó.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ quy tắc đạo đức của The New York Times (III), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ quy tắc đạo đức của The New
York Times (III)
5. THAM GIA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Bỏ phiếu, vận động tranh cử và các vấn
đề chung
62. Nhà báo không có chỗ trong sân chơi chính trị. Nhân viên có
quyền bỏ phiếu, tuy nhiên họ không được làm điều gì dẫn đến
nghi ngờ về sự trung lập trong chuyên môn của họ và của bản
thân Thời báo. Cụ thể, họ không được vận động, biểu tình, hay
ủng hộ các ứng cử viên, bỏ phiếu kín ủng hộ cho sự nghiệp hoặc
các nỗ lực thông qua các đạo luật. Họ không được đeo phù hiệu
vận động tranh cử hoặc bản thân không được thể hiện bất cứ
dấu hiệu chính trị đảng phái nào. Họ phải nhận thức được rằng
việc dán khẩu hiệu trên xe của gia đình hay dựng khẩu hiệu vận
động tranh cử có thể được xem là của bản thân họ, dù trên thực
tế ai đó trong gia đình đã dán và dựng các khẩu hiệu đó.
63. Bản thân nhân viên không được góp tiền, gây quỹ cho bất cứ
ứng cử viên hay quá trình bầu cử nào. Do có thể truy cập Internet
dễ dàng để tìm hồ sơ công khai của những người đóng góp cho
vận động tranh cử nên việc ủng hộ về chính trị của nhân viên
Thời báo sẽ có nguy cơ dẫn tới ấn tượng sai rằng tờ báo đang
đứng về phía nào đó.
64. Tất cả nhân viên không được chạy đua vào các chức vụ công
quyền ở bất cứ nơi đâu. Việc chạy đua hoặc phục vụ trong cơ
quan nhà nước là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập về
chuyên môn mà một nhà báo cần có. Điều đó tạo ra nguy cơ là
quan điểm chính trị của một nhân viên sẽ được coi là quan điểm
của Thời báo, và có thể gieo nghi ngờ về sự thiên vị khi Thời báo
đưa tin chính trị, nếu một trong những nhân viên của họ là một
thành viên tham gia tích cực.
65. Nhân viên không được tiến hành hoặc tập hợp ủng hộ cho
những sự nghiệp hoặc phong trào chung, không được ký vào các
quảng cáo, có quan điểm trong những vấn đề chung, hoặc tham
gia vào các chiến dịch vận động tranh cử, không được dự tiệc
hay tham gia những sự kiện tương tự nếu việc làm đó dẫn đến
nghi ngờ về khả năng của họ hoặc khả năng hoạt động của Thời
báo với tư cách là các nhà quan sát trung lập trong việc đưa tin.
Nhân viên cần ghi nhớ rằng láng giềng và các nhà quan sát khác
luôn xem họ là đại diện của Thời báo.
66. Nhân viên có thể xuất hiện trên các chương trình phát thanh
và truyền hình về các vấn đề chung, tuy nhiên họ phải tránh bày
tỏ những quan điểm vượt quá những gì họ được phép nói trên
báo. Những người phụ trách chuyên mục xã luận và biên tập viên
trang tin bình luận được tự do hơn những người khác khi diễn
thuyết công khai bởi công việc của họ là bày tỏ quan điểm. Tuy
nhiên, Thời báo hy vọng họ sẽ cân nhắc cẩn thận diễn đàn mà họ
sẽ xuất hiện và bảo vệ những chuẩn mực và sự vô tư của tờ báo
nói chung.
67. Nhân viên cần phải cảnh giác trước thực tế là hành động
chính trị đúng đắn của vợ chồng, gia đình hoặc con em họ có thể
tạo ra xung đột lợi ích hoặc làm xuất hiện xung đột. Khi xuất hiện
khả năng đó, nhân viên cần phải tham khảo ý kiến cấp trên phòng
ban của họ và phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc
phó tổng biên tập trang tin bình luận. Tuỳ hoàn cảnh, nhân viên
có thể rút lui, không đưa tin bài thậm chí có thể chuyển sang công
việc khác không liên quan đến những hoạt động đang được bị hồ
nghi.
68. Nhân viên nào thấy nghi ngờ về một hành động chính trị
được đề xuất phải tham khảo ý kiến của phó tổng biên tập phụ
trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập trang tin bình luận.
Những hạn chế này bảo vệ sứ mệnh của chúng ta với tư cách
các nhà báo. Mặc dù sẽ xem xét vấn đề theo từng sự vụ, nhưng
Thời báo sẽ cẩn trọng trước khi cho phép bất cứ ngoại lệ nào.
Phục vụ cộng đồng
69. Nhân viên không được làm việc trong các Bộ hoặc các Uỷ
ban của chính phủ, dù được trả lương hay không trả lương. Họ
không được phép tham gia các uỷ ban quản trị, các uỷ ban tư vấn
hoặc các nhóm tương tự ngoại trừ những người phục vụ các tổ
chức báo chí hoặc thúc đẩy giáo dục báo chí. Những ai chưa rõ
về các hoạt động đó phải tham khảo ý kiến cấp trên và phó tổng
biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập trang tin
xã luận. Tuỳ thuộc vào tình huống có thể có trường hợp ngoại lệ
cho phép nhân viên được phụ vụ các trường học của họ (hoặc
trường học của con cái họ) với tư cách người được uỷ thác hoặc
khách tại những trường từng gửi tin cho Thời báo.
70. Thời báo không muốn cản trở tư cách công dân tốt trong xã
hội. Thông thường quy định hạn chế tham gia các ban quản trị
hoặc các uỷ ban tư vấn sẽ không áp dụng đối với các tổ chức mà
Thời báo không quan tâm đưa tin và những tổ chức nhìn chung
không hoạch định chính sách công. Các tổ chức này bao gồm
nhà thờ, hội từ thiện cộng đồng, thư viện địa phương, các nhóm
nghệ thuật, các nhóm sở thích, liên đoàn điền kinh thanh niên,
các câu lạc bộ và các nhóm cựu sinh viên. Nếu có lý do nhất
định, các nhân viên có thể giúp đỡ gây quỹ ở mức độ khiêm tốn
cho các nhóm này. Họ không được đóng vai trò là người lãnh đạo
hoặc giới thiệu một nhà tài trợ để đổi lại sẽ nhận được ưu đãi nào
đó. Họ không được thu hút sự tham gia của bất cứ ai mà họ và
Thời báo có quan hệ về chuyên môn. Những ai chưa rõ về những
gì được phép làm nên tham khảo ý kiến phó tổng biên tập phụ
trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập trang xã luận.
71. Nhân viên không được gây quỹ cho các phong trào chính trị,
xã hội, tôn giáo, giáo dục, từ thiện hoặc những phong trào khác
bên ngoài phạm vi các nhóm được quy định trong đoạn 70. Làm
như vậy sẽ tạo ra hy vọng đổi lại họ sẽ được hưởng ưu đãi, ưu
tiên. Nhân viên nên suy nghĩ cẩn trọng về những đóng góp họ có
thể dành cho các phong trào, và luôn ghi nhớ sự cần thiết phải có
tính trung lập trong tất cả các vấn đề. Những ai chưa rõ về các
khoản đóng góp phải tham khảo ý kiến cấp trên của họ và phó
tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập
trang tin xã luận.
6. CÁC NHÀ QUẢNG CÁO, TIẾP THỊ VÀ QUẢNG CÁO
72. Thời báo đối xử với các nhà quảng cáo một cách công bằng
và cởi mở như với các độc giả và các nguồn tin. Mối quan hệ
giữa Thời báo và các nhà quảng cáo phụ thuộc vào sự hiểu biết -
mà từ lâu tất cả các phòng ban đều nhận thức được - rằng tin tức
và quảng cáo là hoàn toàn tách biệt, rằng những ai xử lý các vấn
đề đó đều có những nghĩa vụ và lợi ích riêng biệt và nhóm này
không được làm ảnh hưởng đến nhóm kia.
73. Thành viên của phòng thời sự không được quan tâm và phải
đảm bảo khách quan tránh bàn thảo về nhu cầu các mục tiêu và
những vấn đề quảng cáo, trừ phi những nhu cầu hoặc các vấn đề
đó trực tiếp liên quan đến công việc của phòng ban đó. Chẳng
hạn, trong nhiều tình huống phòng thông tin và quảng cáo có thể
bàn bạc về việc sắp xếp hoặc trình bày tờ báo hoặc thời hạn của
các chuyên mục đặc biệt.
74. Khi được tổng biên tập điều hành cho phép, các thành viên
trong nhóm phóng viên thời sự được tham gia vào các uỷ ban
liên phòng về những vấn đề tác động đến một số phòng ban, kể
cả phòng thời sự. Họ nên để các vấn đề quảng cáo cho các đồng
nghiệp phụ trách kinh doanh giải quyết càng nhiều càng tốt.
75. Khi được tổng biên tập điều hành hoặc tổng biên tập trang tin
xã luận cho phép, các nhân viên có thể tham gia các sự kiện do
Thời báo tổ chức để tiếp thị hoặc quảng cáo. Tuy nhiên họ phải
tập trung vào chuyên môn và kiềm chế không nói điều gì giống
như lời quảng cáo bán hàng.
76. Không ai trong phòng ban tin tức cấp dưới điều hành (trừ khi
được tổng biên tập điều hành cho phép) được trao đổi thông tin
với phòng quảng cáo hoặc các nhà quảng cáo về thời gian hoặc
nội dung quảng cáo, thời gian hoặc nội dung của các bài báo
hoặc nhiệm vụ của các nhân viên hoặc các cây bút tự do, các
biên tập viên, các nghệ sĩ, các nhà thiết kế hoặc các nhiếp ảnh
gia.
77. Danh tiếng của Thời báo không thuộc về ai trong chúng ta.
Không ai có quyền sử dụng nó vì mục đích cá nhân.
78. Nhân viên không được dùng thẻ căn cước của Thời báo vì
những mục đích không liên quan đến việc làm tại Thời báo.
Không được sử dụng thẻ để đòi được đối xử đặc biệt hoặc giành
ưu tiên từ các tổ chức chính phủ, các tổ chức thương mại hoặc
các tổ chức khác (trừ khi yêu cầu phải có thẻ để được hưởng một
lợi ích nào đó dành cho tất cả nhân viên Công ty Thời báo nhờ
mối quan hệ từ thiện của quỹ công ty, chẳng hạn như vào Bảo
tàng Metropolitan miễn phí).
79. Nhân viên không được sử dụng đồ dùng văn phòng, thẻ
doanh nghiệp, các hình thức hoặc các tài liệu khác vì bất cứ mục
đích nào trừ công việc của Thời báo.
7. NGHĨA VỤ VỚI THỜI BÁO
Phát ngôn cho Thời báo
80. Nhân viên không được tiết lộ thông tin mật về các hoạt động,
chính sách hoặc kế hoạch của Thời báo hoặc của các công ty
thành viên của Thời báo.
81. Lãnh đạo các ban và các tổng biên tập có thể cho phép các
nhân viên khác công khai nhận xét về các chính sách hoặc kế
hoạch trong phạm vi thẩm quyền và chuyên môn của họ. Nếu các
cơ quan thông tấn khác hoặc người ngoài tiếp cận nhân viên để
tìm hiểu nội dung hoặc chính sách của Thời báo, thì họ nên đưa
những người đó tới gặp một tổng biên tập của báo hoặc tới
phòng thông tin của công ty để tìm hiểu.
82. Nhân viên được tự do công khai bình luận về các hoạt động
của họ miễn là những lời nhận xét đó không gây ấn tượng là họ
thiếu tính khách quan của báo chí hoặc đang phát ngôn cho Thời
báo.
83. Tất cả các quy định hạn chế này không nên được hiểu là các
biện pháp ngăn cản không cho nhân viên trả lời công khai và
trung thực bất cứ câu hỏi hợp lý nào của độc giả về công việc
của họ. Nếu một độc giả yêu cầu đính chính thì yêu cầu đó phải
được chuyển ngay tới cấp trên. Còn nếu có yêu cầu đe dọa kiện
tụng hoặc do một luật sư đưa ra thì khiếu nại đó phải được
chuyển ngay cho phòng pháp lý thông qua trưởng ban.
8. SÁCH, PHIM ẢNH, TÁI BẢN VÀ BẢN QUYỀN
84. Bất cứ nhân viên nào có ý định viết hoặc tổng hợp thành một
cuốn sách từ các tư liệu thu được trong khi tác nghiệp cần phải
thông báo trước cho Thời báo để Thời báo quyết định có nên cho
đấu thầu xuất bản tác phẩm đó hay không. Về vấn đề này, các
nhân viên không thể chấp nhận hoặc tham gia bất cứ hình thức
đấu thầu nào của các nhà xuất bản bên ngoài trước khi Thời báo
xem xét dự án đó. Các phóng viên phải thông báo bằng văn bản
cho Thời báo về bất kỳ đề xuất hoặc dự án nào bằng cách gửi
thư hoặc thư điện tử tới trưởng ban của họ cũng như phó tổng
biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập phụ
trách trang xã luận. Trong thông báo phải nêu khung thời gian
ước tính thực hiện dự án, bao gồm thời hạn (nếu có) một nhà
xuất bản bên ngoài đã ấn định tham gia đấu thầu dự án.
85. Trong thời hạn nhất định, sau khi đã xem xét khung thời gian
thực hiện dự án, Thời báo sẽ thông báo bằng văn bản cho nhân
viên về việc có tham gia đấu thầu thực hiện dự án hay không.
Nếu có, Thời báo sẽ tổ chức đấu thầu cạnh tranh. Cuối cùng
nhân viên và đại lý của mình không bắt buộc phải chấp nhận lời
mời thầu của Thời báo. Mục đích của quy trình này là đảm bảo
cho Thời báo có tiếng nói trong mọi cuộc thương thảo, kể cả đấu
giá, liên quan tới các cuốn sách được tổng hợp từ các tư liệu thu
thập được theo yêu cầu công việccủa Thời báo.
86. Các quy định trên không áp dụng với đề án hoặc dự án xuất
bảnsách liên quan tới việc tái bản các bài báo, chuyên mục, ảnh,
tác phẩm nghệ thuật hoặc các tài liệu khác của riêng nhân viên
và đã được xuất bản trên Thời báo hoặc trên trang web
nytimes.com. Thời báo hoàn toàn sở hữu những tư liệu đó, và
không một tư liệu nào được tái bản nếu không được Thời báo
cho phép bằng văn bản. Các tư liệu đó cũng không được viết lại,
cập nhật hoặc sửa đổi và tái bản nếu không được Thời báo cho
phép bằng văn bản. Các đại lý, nhà xuất bản, xưởng phim và các
đối tượng khác thường tiếp cận nhân viên để tìm cách sở hữu
các tư liệu đó của Thời báo. Những yêu cầu đó phải được
chuyển ngay tới phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc
phó tổng biên tập trang xã luận và phòng pháp lý. Nếu một nhân
viên được Hội Nhà báo đại diện đề nghị được thanh toán cho
việc tái bản các bài báo mà nhân viên đó đã viết thì nhân viên đó
nên dựa vào thỏa thuận thương lượng tập thể của Thời báo với
Hội Nhà báo. Nhìn chung, thỏa thuận này quy định chia sẻ chi phí
50/50.
87. Khi cân nhắc các dự án xuất bản sách – hoặc các công việc
khác ở bên ngoài – các nhân viên không bao giờ được gây ấn
tượng là họ sẽ được lợi về tài chính từ kết quả của các sự kiện
tin tức. Các nhân viên không được thương thảo với bất kỳ ai
hoặc tổ chức bên ngoài nào về bản quyền đối với một bài báo
hoặc ý tưởng của bài báo trước khi nó được đăng tải trên Thời
báo. Nhân viên đang làm tin liên tiếp nhiều kỳ không được
thương thảo viết sách, báo, làm phim, thực hiện các chương trình
hoặc dự án truyền thông dưới bất kỳ hình thức nào dựa trên bản
tin của mình cho đến khi kết thúc bản tin đó, ngoại trừ trường hợp
họ được phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó
tổng biên tập phụ trách trang xã luận cho phép trước bằng văn
bản.
88. Không nhân viên nào được phép là đồng tác giả hoặc viết hộ
bài cho các cá nhân, những người có tên trong bản tin họ cung
cấp, biên tập, tổng hợp hoặc giám sát hoặc chắc chắn sẽ làm
những việc đó.
89. Không nhân viên nào được nghỉ phép, có lương hoặc không
lương, để viết sách nếu không được sự đồng ý công khai của
tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập phụ trách trang xã luận. Tốt
nhất là nếu họ thấy cần phải nghỉ để hoàn thành một dự án viết
sách thì nên thông báo cho Thời báo về ý định xin nghỉ ngay từ
lần đầu tiên trình dự án viết sách lên để Thời báo xem xét. Quyết
định chấp nhận hay bác bỏ đơn đề nghị xin nghỉ để viết sách –
cũng giống như hầu hết các đơn xin nghỉ phép khác – đều được
dựa trên rất nhiều nhân tố, bao gồm những lần nghỉ viết sách
trước đây, những điều kiện mà báo đã dành cho nhân viên, ảnh
hưởng của việc làm đó tới nhu cầu nhân sự của ban và mức độ
Thời báo tin tưởng về những đóng góp của dự án sách đối với lợi
ích chung của Thời báo. Nếu một nhân viên được Hội Nhà báo
đại diện nêu vấn đề xin phép nghỉ thì nhân viên đó nên xem thỏa
thuận thương lượng tập thể của Thời báo với Hội Nhà báo.
90. Nhân viên không được phép chuyển những ghi chép, các bài
phỏng vấn, tài liệu hoặc các tư liệu làm việc khác cho bất kỳ bên
thứ ba nào, bao gồm các đại lý, nhà xuất bản, xưởng phim hoặc
cơ quan xuất bản bên ngoài, hoặc chia sẻ những tài liệu trên với
họ trừ phi họ buộc phải làm vậy vì lý do pháp lý. Trong những
trường hợp như vậy, các nhân viên sẽ được phòng pháp lý của
Thời báo trợ giúp. (Những nhân viên được Hội Nhà báo đại diện
quyền lợi thì nên xem thỏa thuận thương lượng tập thể về mức
độ và phạm vi trợ giúp ). Về nguyên tắc, Thời báo sẽ không trao
cho các nhà sản xuất thương mại hoặc các nhà xuất bản quyền
tiếp cận các tư liệu làm việc nhiều bằng các tư liệu Thời báo có
thể trao cho các công tố viên sử dụng tại tòa.
91. Khoản này chỉ áp dụng với truyền hình và phim ảnh: Nhân
viên nào được các đại lý, các nhà sản xuất, xưởng phim hoặc các
đối tượng khác mời chào hợp đồng “tư vấn” cần phải tham khảo
ý kiến của phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó
tổng biên tập phụ trách trang xã luận trước khi chấp thuận những
hợp đồng đó. Nhân viên không được làm tư vấn cho một bộ phim
hoặc chương trình mà họ biết trước là có dụng ý hoặc rõ ràng
bóp méo sự thật. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vai trò tư vấn
không nên dựa vào Thời báo hay hàm ý sự ủng hộ hoặc tham gia
của Thời báo.