Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm bệnh nhân rối loạn cương.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu. Tất cả bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nam khoa – bệnh viện
Bình Dân từ 15/8/2011 – 30/ 9/2011.
Kết quả: Có 67 bệnh nhân, tuổi trung bình 45,86±10,1tuổi, thời gian từ khi có triệu chứng rối loạn cương
đến khi điều trị: 30,5±25,56 tháng. Các bệnh lý đi kèm: cao huyết áp (14,9%) – tiểu đường (18,9%) – rối loạn
chuyển hoá mỡ máu (70,14%) – phì đại tiền liệt tuyến (2,98%). Có 83,58% trường hợp bệnh nhân bị ảnh
hưởng tâm lý liên quan đến rối loạn cương. EHS grade 1: 20,9% - EHS grade2: 46,27% - EHS grade 3:
32,48%. SHIM <21 điểm 65 bệnh nhân. Có mối tương quan giữa EHS và SHIM.
Kết luận: Rối loạn cương đi kèm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng lipid, ảnh hưởng đến tâm lý. Rối
loạn cương vẫn chưa được xem như một vấn đề sức khoẻ quan trọng. EHS và SHIM là hai công cụ hỗ trợ trong
việc chấn đoán và đánh giá toàn bộ bệnh nhân rối loạn cương
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát đặc điểm bệnh nhân rối loạn cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 254
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CƯƠNG
Mai Bá Tiến Dũng*, Vũ Lê Chuyên**, Dương Quang Huy*, Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*, Phạm Văn Hảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm bệnh nhân rối loạn cương.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu. Tất cả bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nam khoa – bệnh viện
Bình Dân từ 15/8/2011 – 30/ 9/2011.
Kết quả: Có 67 bệnh nhân, tuổi trung bình 45,86±10,1tuổi, thời gian từ khi có triệu chứng rối loạn cương
đến khi điều trị: 30,5±25,56 tháng. Các bệnh lý đi kèm: cao huyết áp (14,9%) – tiểu đường (18,9%) – rối loạn
chuyển hoá mỡ máu (70,14%) – phì đại tiền liệt tuyến (2,98%). Có 83,58% trường hợp bệnh nhân bị ảnh
hưởng tâm lý liên quan đến rối loạn cương. EHS grade 1: 20,9% - EHS grade2: 46,27% - EHS grade 3:
32,48%. SHIM <21 điểm 65 bệnh nhân. Có mối tương quan giữa EHS và SHIM.
Kết luận: Rối loạn cương đi kèm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng lipid, ảnh hưởng đến tâm lý. Rối
loạn cương vẫn chưa được xem như một vấn đề sức khoẻ quan trọng. EHS và SHIM là hai công cụ hỗ trợ trong
việc chấn đoán và đánh giá toàn bộ bệnh nhân rối loạn cương.
Từ khoá: rối loạn cương, EHS, SHIM.
ABSTRACT
SURVEY: CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ERECTILE DYSFUNCTION
Mai Ba Tien Dung, Vu Le Chuyen, Duong Quang Huy, Nguyen Ho Vinh Phuoc, Pham Van Hao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 253 - 258
Aim: To evaluate characteristics of patients with erectile dysfunction
Patients and Methods: A clinical descriptive prospective study. All patients with complaint ED,
examine at Department of Andrology – Binh Dan hospital.
Results: n= 67 patients, mean age 45.86±10.1 years, time from onset of symptoms erectile dysfunction to
treatment: 30.5±25.56 months. The diseases included: hypertension (14.9%) - diabetes (18.9%) –
hyperlipidemia (70.14%) – BHP (2.98%). There are 83.58% of patients with psychological effects associated
with erectile dysfunction. EHS grade 1: 20.9% - EHS grade2: 46.27% - EHS grade 3: 32.48%. Shim score <21:
65 patients. Strong correlation between EHS and SHIM.
Conclusions: Erectile dysfunction associated with diabetes, hypertension, hyperlipidemia, affecting
psychological. Erectile dysfunction has not been seen as an important health problem. EHS and SHIM are two
tools to aid in the diagnosis and evaluation of all patients with erectile dysfunction.
Keywords: erectile dysfunction, EHS, SHIM.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cương (RLC) được định nghĩa là tình
trạng không có khả năng đạt và duy trì độ cương
cho thực hiện quan hệ tình dục thành công(12). Rối
loạn cương là một vấn đề phổ biến của sức khoẻ
nam giới, ảnh hương trên nam giới từ tuổi 40 – 70
tuổi, với sự già hoá của dân số thế giới, ước tính
vào năm 2025 có khoảng 322 triệu người nam bị
rối loạn cương(4).
Khoa Nam học bệnh Viện Bình Dân Khối Niệu bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS mai Bá Tiến Dũng, ĐT: 0913809110, Email:maibatiendung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 255
Rối loạn cương liên quan đến tuổi, nghề
nghiệp, tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, lo
âu..và cũng có thể là dấu hiệu biểu hiện sớm của
các bệnh mạn tính như: tim mạch, tiểu đường, rối
loạn chuyện hoá lipid(17,18).
Việt Nam là một nước đang phát triển, có thu
nhập thấp, trong thời gian qua bệnh nhân nam
thường bỏ qua vấn đề rối loạn cương và tự điều
trị bằng các thuốc y học dân tộc cũng như các
thuốc không rõ loại, các bệnh nhân này chưa
được khám và điều trị đúng chuyên khoa.
Năm 1992, khám và điều trị nam khoa đã
được các bác sỹ chuyên ngành tiết niệu của
bệnh viện Bình Dân thực hiện, tuy nhiên đến
năm 2005 Đơn vị Nam khoa đầu tiên được
thành lập, sau đó Khoa Nam học được chính
thức thành lập vào năm 2008 dựa trên nền Đơn
vị Nam học. Hiện tại số lượng bệnh nhân đến
khám và điều trị RLC càng tăng, do sự phát
triển của xã hội cũng như chấp nhận vấn đề
điều trị rối loạn cương là cần thiết.
Trong thời gian qua việc nghiên cứu đặc
điểm nhóm bệnh nhân RLC chưa được tiến hành
tại Việt Nam. Do vậy, việc khảo sát những đặc
điểm bệnh nhân rối loạn cương là cần thiết, cung
cấp cho các bác sĩ lâm sàng những đặc điểm của
nhóm bệnh nhân RLC cũng như những hướng
dẫn lâm sàng điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm bệnh nhân rối loạn cương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả. Phương pháp thu thập số
liệu: phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn
sẵn.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân khám và điều trị rối
loạn cương tại Khoa Nam học – BV Bình Dân từ
ngày 15/8/2011 đến 30/9/2011, đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Hỏi bệnh sử.
Khám lâm sàng.
Sử dụng bảng câu hỏi SHIM (phiên bản tiếng
Việt).
Sử dụng thang điểm EHS (Erectile
Dysfunction Score – thang điểm khảo sát rối loạn
cương).
Xét nghiệm cận lâm sàng: đường huyết, bộ
xét nghiệm mỡ máu, PSA, testosterone, SHBG,
ECG.
Phân tích kết quả bằng SPSS 11.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 15/8/2011 – 30/9/2011,
chúng tôi thu nhận 67 bệnh nhân tham gia
nghiên cứu.
Tuổi trung bình: 45,86±10,1tuổi (nhỏ nhất 32
tuổi và lớn nhất 68 tuổi).
Tình trạng hôn nhân: độc thân (4,47%) – đã
lập gia đình (92,54%) – ly dị (2,98%).
Đặc tính nghề nghiệp: lao động nhẹ (23,3%) –
lao động mức độ trung bình (64,7%) – lao động
nặng (12%).
Thời gian từ khi có triệu chứng RLC đến khi
được điều trị: 30,5±25,56 tháng (ngắn nhất: 1
tháng – dài nhất: 300 tháng).
Giảm ham muốn tình dục: 19,4%.
Không có dạ cương ban đêm: 35,82%.
Các bệnh lý đi kèm: cao huyết áp (14,9%) –
tiểu đường (18,9%) – rối loạn chuyển hoá mỡ
máu (70,14%) – phì đại tiền liệt tuyến (2,98%).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình: 22,95 ±
2,62.
BMI < 20 8,33%
20 <= BMI < 25 75%
25 <= BMI < 30 16,67%
Rối loạn cương và mức độ ảnh hương đến
tâm lý:
Bảng 1: Rối loạn cương và mức độ ảnh hương đến
tâm lý
Ảnh hưởng N Tỷ lệ %
Không 11 16,42%
Nhẹ 24 35,82%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 256
Ảnh hưởng N Tỷ lệ %
Vừa 17 25,37%
Nặng 15 22,39%
Tổng 67 100%
Thang điểm EHS: Grade1:14/67 (20,9%) -
Grade 2: 31/67 (46,77%) - Grade 3: 22/67 (32,84%).
Bảng câu hỏi SHIM: dưới 21 điểm chúng tôi
có 65 bệnh nhân.
Bảng 2: Kết quả của bảng câu hỏi SHIM
Điểm SHIM Tổng Tỷ lệ %
5-7 4 2,99
8-11 20 22,39
12-16 26 38,81
17-21 15 29,85
22-25 2 5,97
Tổng 67 100
Tương quan giữa SHIM và tuổi bệnh
nhân
Bảng 3: Mối tương quan giữa kết quả SHIM và
tuổi bệnh nhân
Điểm SHIM21-40 tuổi 41-60 tuổi >=61 tuổi Tổng
5-7 0 3 1 4
8-11 6 13 1 20
12-16 7 18 1 26
17-21 5 9 1 15
22-25 1 1 0 2
Tổng 19 44 4 67
Tương quan giữa EHS và tuổi bệnh nhân
Bảng 4: Mối tương quan giữa EHS và tuổi bệnh
nhân
EHS Grade 21-40 tuổi 41-60 tuổi >=61 tuổi Tổng
1 2 11 1 14
2 6 23 2 31
3 11 10 1 22
4 0 0 0 0
Tổng 19 44 4 67
Nồng độ testosterone trung bình: 19,12±6,15
nmol/dL (nồng độ thấp nhất: 7nmol?dL – nồng
độ cao nhất: 38,93 nmol/dL).
Bảng 5: Tương quan giữa nồng độ testosterone và
SHIM
Testosteron
SHIM
6,81-
12,97
12,97-
19,12
19,12-
25,27
25,27-
31,42
5-7 2 1 1 0
8-11 0 14 4 1
12-16 6 8 9 2
Testosteron
SHIM
6,81-
12,97
12,97-
19,12
19,12-
25,27
25,27-
31,42
17-21 2 4 7 2
22-25 0 0 1 0
Tổng 10 27 23 5
Với p<0,05, chúng tôi nhận thấy có mối tương
quan giữa SHIM và nồng độ testosterone.
BÀN LUẬN
Tuổi bệnh nhân
Theo Thomas Hwang(23) tuổi trung bình của
bệnh nhân RLC 52,2 tuổi, nghiên cứu của
Jonathan(15) là 48,9 tuổi và nghiên cứu của chúng
tôi là: 45,86±10,1 tuổi. Như vậy về nhóm tuổi
trung bình có RLC trong nghiên cứu của chúng
tôi không có sự khác biệt so với nghiên cứu của
các tác giả khác.
Nhận thấy trong bảng số 3 và bảng số 4,
nhóm bệnh nhân có nhóm tuổi từ 41 – 60 có điểm
SHIM thấp chiếm tỷ lệ cao cũng như EHS, với
nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi chỉ có một trường
hợp rối loạn cương nhẹ (EHS 3 và SHIM từ 17 -
22). Theo MMAS(6) tần suất của rối loạn cương
tăng theo tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng cho thấy độ tuổi bệnh nhân có liên quan
chặt chẽ với tình trạng của RLC.
Thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng
TLC đến điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
này khá dài: 30,5±25,56 tháng. Theo
Kongkanand(16) công trình nghiên cứu về tần suất
RLC tại Thái Lan năm 2000, thời gian từ khi có
triệu chứng RLC đến điều trị là 3,4 tháng.
Việt Nam là một kinh tế nước đang phát
triển, do vậy vấn đề kinh tế được người dân đặt
lên là mục tiêu hàng đầu và các những bệnh khác
co nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
RLC tuy không là một bệnh hiểm nghèo nhưng
đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
cũng như về tâm lý(3,17).
Bệnh lý đi kèm
Bảng 6: Các bệnh lý đi kèm
Cao Tiểu Tăng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 257
huyết áp đường lipid máu
BL Cho
(5)
20,7% 11,3% 3,2%
Quan Bai(21) 24,56% 27% 43,9%
Jonathan
Kantor(15)
59,7% 21,5% 40,6%
Chúng tôi 14,9% 18,9% 70,14%
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường có tỷ lệ
tương đương với các tác giả khác trên thế giới.
Tuy nhiên tỳ lệ bệnh nhân tăng mỡ máu vượt
trội nhiều. Tăng lipid máy ảnh hưởng bới chế
độ ăn, tập thể dục và có thể là nguyên nhân
của rối loạn cương(24).
Theo Hirshkowitz M(10), Wei M(24), Metro
MJ(19) những yếu tố nguy cơ của rối loạn cương
bao gồm tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim
mạch, rối loạn chuyển hoá lipid. Tuy nhiên
RLC cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của các
bệnh đầu tiên.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đã phát
hiện ra 14,9% bệnh nhân bị cao huyết áp,
18,9% bệnh nhân bị tiểu đường và 70,14% bệnh
nhân tăng lipid máu. Như vậy nghiên cứu của
chúng tôi cũng như các tác giả khác trên thế
giới về phát hiện các bệnh mạn tính trên bệnh
nhân rối loạn cương.
Rối loạn cương và mức độ ảnh hương
đến tâm lý
Araujo AB(3), Irwin M(13) đã ghi nhận mối liên
quan giữa rối loạn cương và những thương tổn
tâm lý như trầm cảm, mệt mỏi, thiếu tự tin, thiếu
tập trung....
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 83,58%
bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý từ mức độ nhẹ
đến mức độ năng liên quan đến RLC. Cũng theo
Araujo AB(3) rối loạn cương và tổn thương về tâm
lý là một vòng xoắn bệnh lý, ở những người rối
loạn cương càng nặng thì mức độ tổn thương về
tâm lý càng tăng, do vậy việc điều trị RLC là cần
thiết để phá vỡ vòng xoắn này.
Thang điểm EHS
Theo Hwang(11), Muhall(20) thang điểm EHS
có thể xem như là một công cụ trực quan trong
việc điều tra tần suất rối loạn cương, đây cũng
là một phương tiện đơn giản dễ thực hiện khi
khám bệnh.
Muhall(20),Goldstein(7) có mối liên quan giữa
thang điểm của EHS và mức độ của rối loạn
cương và khẳng định đây là một công cụ có độ
tin cậy cao, đơn giản, hiệu quả trong đánh giá
bệnh nhân rối loạn cương.
Tại Phòng khám Khoa Nam học – bệnh viện
Bình Dân, chúng tôi đã sử dụng dụng cụ này
trong thực hành lâm sàng và kết quả trong
nghiên cứu chúng tôi đã bước đầu phân loại
được 20,9% RLC nặng (tương ứng EHS grade 1),
46,27% rối loạn cương mức độ trung bình (tương
ứng EHS grade 2), 32,48% rối loạn cương mức độ
nhẹ (tương ứng EHS grade 3) và không ghi nhận
trường hợp không bị rối loạn cương (tương ứng
EHS grade 4) trong nghiên cứu của chúng tôi.
Do vậy có thể nói việc sử dụng thang điểm
EHS là một biện pháp trực quan giúp chúng ta
có thể loại trừ những bệnh nhân không bị rối loạn
cương hoặc do vấn đề tâm lý.
Bảng câu hỏi SHIM – phiên bản tiếng
việt
Rosen RC(22), JC Cappelleri(14), bảng câu hỏi
SHIM là một phượng tiện để tầm soát cũng như
đánh giá hiệu quả điều trị RLC trong lâm sàng
và nghiên cứu. bảng câu hỏi có độ nhạy 98% và
độ đặc hiệu 88%. Việc đánh giá số điểm có thể
cho ta biết mức độ rối loạn cương như sau: 22-25:
không bị rối loạn cương; 17-21: rối loạn cương
nhẹ; 12-16: rối loạn cương từ nhẹ đến trung bình;
8-11: rối loạn cương trung bình; 5-7: rối loạn
cương nặng.
Bảng câu hỏi SHIM phiên bản việt hoá lần
đầu tiên được TS.BS Nguyễn Thành Như biên
tập và được sử dụng rộng rãi tại phòng khám
Nam khoa – bệnh viện Bình Dân. Trong nghiên
cứu này chúng tôi áp dụng và cho kết quả như
sau: 65/67 bệnh nhân có điểm SHIM dưới 21.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 258
Mối liên quan giữa SHIM và EHS
Hwang(23), Arafa M(2): EHS có thể được xem
như một công cụ đơn giản dễ thực hiện trong
khám lâm sàng, trong khi đó SHIM giúp chúng
ta khảo sát được những vấn đề tâm lý, mức độ
thành dục, thoã mãn về quan hệ, cải thiện yếu tố
tâm lý khi quan hệ tình dục.
EHS và SHIM có mối liên quan chặt chẽ
với nhau. Việc sử dụng kết hợp hai phương
pháp này đã giúp khảo sát rối loạn cương được
hoàn thiện hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy có
sự tương quan thuận của hai yếu này với p 0,05.
Khảo sát nồng độ testosterone
Nồng độ testosterone trung bình: 19,12±6,15
nmol/dL (nồng độ thấp nhất: 7nmol? dL – nồng
độ cao nhất: 38,93 nmol/dL).
Theo Aksam A. Yassin(1), khi tuổi càng tăng
thì những vấn đề sức khoẻ cũng xuất hiện trong
dó có vần đề giảm testosterone. Nồng đồ
testosterone đạt nồng độ đỉnh khi 30 tuổi và sau
đó giảm 1% mỗi năm, sự suy giảm nồng độ
testosterone máu thường đi kèm với tình trạng
rối loạn cương.
Aksam A. Yassin(1), Gooren(8) nhận thấy có
mối liên quan chặt chẽ giữa những bệnh nhân rối
loạn cương và sự suy giảm nồng độ testosterone.
Greenstein(9) nhận thấy khi sử dụng kết hợp thuốc
ức chế PDE5 và tetosterone thay thế đã làm tăng
hiệu quả điều trị RLC.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 5 cho
thấy, với điểm SHIM trên 21 không ghi nhận
giảm nồng độ testosterone, ở nhóm RLC mức độ
nặng và trung bình có 31/67 trường hợp nồng độ
testosterone thấp. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp nghiên cứu của các tác giả khác.
KẾT LUẬN
Rối loạn cương là một vấn đề sức khoẻ rất là
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, RLC
thường đi kèm với các bệnh lý như cao huyết áp,
tiểu đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu. Đặc
biệt RLC ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người
bệnh. Tại Việt Nam thời gian từ khi có triệu trứng
lâm sàng đến khi được điều trị thời gian quá dài
và tỷ lệ tăng lipid máu chiếm tỷ lệ cao trong
nghiên cứu. Việc sử dụng đồng thời thang điểm
EHS và SHIM giúp tầm soát và đánh giá hiệu
quả của việc điều trị RLC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aksam A (2008). Yassin and Farid Saad. Testosterone And
Erectile Dysfunction. J Androl 29: 593–604.
2. Arafa M, Shamloul R (2009). The Arabic version of the erection
hardness score. J Sex Med 6: 3501-3503.
3. Araujo AB, Durante R, Feldman HA, et al (1998). The
relationship between depressive symptoms and male erectile
dysfunction: cross-sectional results from the Massachusetts Male
Aging Study. Psychosom Med 60: 458–465.
4. Ayta IA, McKinlay JB, Krane RJ (1999). The likely worldwide
increase in erectile dysfunction between 1995 and 2025 and
some possible policy consequences. BJU Int. Jul; 84(1): 50-56.
5. BL Cho, YS Kim, YS Choi, MH Hong 3, HG Seo, SY Lee, HC
Shin, CH Kim, YS Moon, HS Cha and BS Kim (2003). Prevalence
and risk factors for erectile dysfuntion in primary care:results of a
Korean study. International Journal of Impotence Research 15:
323–328.
6. Catherine B. Johannes, Andre B. Araujo, Henry A. Feldman,
Carol A. Derby, Ken P. Kleinman, John B. Mckinlay (2000).
Incidence Of Erectile Dysfunction In Men 40 To 69 Years Old:
Longitudinal Results From The Massachusetts Male Aging
Study. The Journal Of Urology Volume 163, Issue 2, February:
460-463.
7. Goldstein I, Mulhall JP, Bushmakin AG, Cappelleri JC, Hvidsten
K, and Symonds T (2008). The erection hardness score and its
relationship to successful sexual intercourse. J Sex Med 5: 2374–
2380.
8. Gooren L. The role of testosterone in erectile function and
dysfunction (2006). J Men’s Health Gender.3(3): 292–298.
9. Greenstein A, Mabjeesh NJ, Sofer M, Kaver I, Matzkin H, Chen J
(2003). Does sildenafil combined with testosterone gel improve
erectile dysfunction in hypogonadal men in whom testosterone
therapy alone failed?J Urol.173: 530–532.
10. Hirshkowitz M, Karacan I, Gurakar A, et al (1989).
Hypertension, erectile dysfunction, and occult sleep apnea. Sleep
12: 223–232.
11. Hwang TIS, Tsai T-F, Lin Y-C, Chiang H-S, and Chang LS
(2010). A survey of erectile dysfunction in Taiwan: Use of the
erection hardness score and quality of erection questionnaire. J
Sex Med;7: 2817–2824.
12. Impotence. NIH Consensus Statement. 1992 Dec 7-9; 10(4): 1-33.
13. Irwin M, Artin KH, Oxman MN (1999). Screening for depression
in the older adult: criterion validity of the 10-item Center for
Epidemiological Studies Depression Scale (CES-D). Arch Intern
Med;159: 1701–1704.
14. JC Cappelleri and RC Rosen (2005). The Sexual Health
Inventory for Men (SHIM): a 5-year review of research and
clinical experience. International Journal of Impotence Research
17: 307–319.
15. Jonathan Kantor, Warren B. Bilker, Dale B (2002). Glasser, and
David J. Margolis. Prevalence of Erectile Dysfunction and Active
Depression: An Analytic Cross-Sectional Study of General
Medical Patients. Am J Epidemiol 156: 1035–1042.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 259
16. Kongkanand A (2000). Prevalence of erectile dysfunction in
Thailand. Int. J Androl 23 Suppl 2: 77-80.
17. Laumann E, Paik A, Rosen RC (1999). Sexual dysfunction in the
United States: prevalence and predictors. JAMA 281: 537 – 544.
18. Melman A, Gingell JC (1999). The epidemiology and
pathophysiology of ED. J Urol 161: 511.
19. Metro MJ, Broderick GA (1999). Diabetes and vascular
impotence: does insulin dependence increase the relative
severity? Int J Impot Res 11: 87–89.
20. Mulhall JP, Goldstein I, Bushmakin AG, Cappelleri JC, and
Hvidsten K (2007). Validation of the Erection Hardness Score. J
Sex Med 4: 1626–1634.
21. Quan Bai, Qing-Quan Xu, Hui Jiang, Wei-Li Zhang, Xing-Huan
Wang, Ji-Chuan Zhu (2004). Prevalence and risk factors of
erectile dysfunction in three cities of China: a community-based
study. Asian J Androl Dec; 6: 343-348.
22. Rosen RC et al (1999). Development and evaluation of an
abridged, 5- item version of the International Index of Erectile
Function (IIEF-5) as a diagnostic tool for erectile dysfunction. Int
J Impot Res 11: 319 – 326.
23. Thomas I.S. Hwang MD et al (2010). Journal of Sexual Medicine
7: 2817–2824.
24. Wei M, Macera CA, Davis DR, et al (1994). Total cholesterol and
high density lipoprotein cholesterol as important predictors of
erectile dysfunction. Am J Epidemiol 140: 930–937.