Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện các khảo sát ban đầu về những hoạt tính sinh học liên quan đến khả năng điều trị vết thương áp‐ xe của các cao chiết từ dược liệu Tứ Bạch Long (Blepharis maderaspatensis (L.) Roth). Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chiết dược liệu bằng 2 loại dung môi là cồn 96% và nước. Cao cồn tổng được lắc phân đoạn bằng 4 dung môi có độ phân cực tăng dần: ether dầu hỏa, chloroform, ethyl acetat, và n‐buthanol bão hòa nước. Khảo sát tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, E. coli kháng ampiciclin, Pseudomonas aeruginosa), ba vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus, MRSA, Streptococcus pyogenes), nấm men Candida albicans và nấm da Trychophyton mentagrophytes bằng phương pháp đặt đĩa giấy tẩm và xác định MIC bằng phương pháp pha vi pha loãng trên phiến 96 giếng.Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng đánh giá năng lực khử, khả năng quét gốc tự do DPPH và khả năng quét gốc hydroxyl tự do.Thăm dò hoạt tính kháng viêm, giảm đau bằng khả năng ức chế biến tính albumin do nhiệt. Kết quả: MIC của cao phân đoạn chloroform và ethyl acetat trên S. aureus, MRSA, St. pyogenes, P. aeruginosa, E. coli và C. albicans lần lượt từ 12,5 – 50 mg/ml và 32,5 – 250 mg/ml.Cao cồn tổng thể hiện khả năng chống oxy hóa tốt hơn cao nước tổng. Cao ethyl acetat quét gốc DPPH tự do tốt nhất (IC50=8,3µg/ml), cao ether quét gốc hydroxyl tự do tốt nhất.Cao cồn tổng và cao nước tổng đều có tiềm năng kháng viêm và cao cồn tổng nổi trội hơn. Phân đoạn ethyl acetat thể hiện tiềm năng kháng viêm mạnh nhất. Kết luận: Tứ Bạch Long có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. Trong khi đó, hoạt tính chống oxy hóa thể hiện rất tốt. Ngoài ra còn ghi nhận được tiềm năng về hoạt tính kháng viêm, giảm đau, có thể tiến hành khảo sát in vivo để có kết luận chính xác hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát tác dụng sinh học của dược liệu Tứ Bạch Long (Blepharis maderaspatensis (L.) Roth), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 199
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA DƯỢC LIỆU TỨ BẠCH LONG (BLEPHARIS MADERSPATENSIS (L.) ROTH)
Văn Đức Thịnh*, Lê Thị Hồng Quý**, Trần Công Luận*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện các khảo sát ban đầu về những hoạt tính sinh học liên quan
đến khả năng điều trị vết thương áp‐ xe của các cao chiết từ dược liệu Tứ Bạch Long (Blepharis maderaspatensis
(L.) Roth).
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chiết dược liệu bằng 2 loại dung môi là cồn 96% và nước. Cao
cồn tổng được lắc phân đoạn bằng 4 dung môi có độ phân cực tăng dần: ether dầu hỏa, chloroform, ethyl acetat,
và n‐buthanol bão hòa nước. Khảo sát tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, E. coli
kháng ampiciclin, Pseudomonas aeruginosa), ba vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus, MRSA,
Streptococcus pyogenes), nấm men Candida albicans và nấm da Trychophyton mentagrophytes bằng phương
pháp đặt đĩa giấy tẩm và xác định MIC bằng phương pháp pha vi pha loãng trên phiến 96 giếng.Khảo sát hoạt
tính chống oxy hóa bằng đánh giá năng lực khử, khả năng quét gốc tự do DPPH và khả năng quét gốc hydroxyl
tự do.Thăm dò hoạt tính kháng viêm, giảm đau bằng khả năng ức chế biến tính albumin do nhiệt.
Kết quả: MIC của cao phân đoạn chloroform và ethyl acetat trên S. aureus, MRSA, St. pyogenes, P.
aeruginosa, E. coli và C. albicans lần lượt từ 12,5 – 50 mg/ml và 32,5 – 250 mg/ml.Cao cồn tổng thể hiện khả
năng chống oxy hóa tốt hơn cao nước tổng. Cao ethyl acetat quét gốc DPPH tự do tốt nhất (IC50=8,3µg/ml), cao
ether quét gốc hydroxyl tự do tốt nhất.Cao cồn tổng và cao nước tổng đều có tiềm năng kháng viêm và cao cồn
tổng nổi trội hơn. Phân đoạn ethyl acetat thể hiện tiềm năng kháng viêm mạnh nhất.
Kết luận: Tứ Bạch Long có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. Trong khi đó, hoạt tính chống oxy hóa thể hiện
rất tốt. Ngoài ra còn ghi nhận được tiềm năng về hoạt tính kháng viêm, giảm đau, có thể tiến hành khảo sát in
vivo để có kết luận chính xác hơn.
Từ khóa: Blepharis maderaspatensis, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng viêm.
SUMMARY
PRELIMINARY STUDY ON BIOACTIVITIES OF BLEPHARIS MADERSPATENSIS (L.) ROTH.
Van Đuc Thinh, Le Thi Hong Quy, Tran Cong Luan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 199 – 206
Background: Preliminarily evaluate the bioactivities relating the healing abces ability of the herbal extracts
from Blepharis maderaspatensis (L.) Roth.
Materials and Methods: Extracting with two solvents: 96% alcohol and water. The alcohol crude extract
was separated using four solvents: Petroleum ether, chloroform, ethyl acetate, and saturated n‐buthanol. Testing
antibiotic resistance on (1) ‐ three Gram‐negative bacteria: Wild‐typed Escherichia coli, Ampicillin‐resistant E.
coli, and Pseudomonas aeruginosa, (2) – three Gram‐positive bacteria: Staphylococcus aureus, MRSA,
Streptococcus pyogenes, (3) – two types of fungi: Candida albicans, and Trychophyton mentagrophytes by using
diffusion method (5µl of 500 mg/ml extracts in DMSO). The MIC of the extracts were test using the micro‐
dilution method.Antioxidant activity of the extracts was carried out with reduction power, DPPH radical
* Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM Khoa Sinh học - Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM
Tác giả liên lạc: CN. Văn Đức Thịnh ĐT: 0908992221 , Email: princetoad1985@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 200
scavenging and hydroxyl radical scavenging tests.Evaluating the potentiality of the anti‐ inflammatory activity of
extracts by the inhibition of the heat denaturation of serum albumin.
Results: The MIC of chloroform and ethyl acetate extracts on S. aureus, MRSA, St. pyogenes, P.
aeruginosa, E. coli, and C. albicans were 12.5 – 50 mg/ml, and 32.5 – 250 mg/ml, respectively.Both alcohol crude
extract and water crude extract had antioxidant activity, but the alcohol crude extract was better. The ethyl acetate
extract was the best in DPPH radical scavenging activity (IC50=8.3 µg/ml) and the petroleum ether extract was
the best in hydroxyl radical scavenging activity.Both alcohol crude extract and water crude extract had anti‐
inflammatory potentiality, but the alcohol crude extract was better. The ethyl acetate extract was the best in all of
extract separated from the alcohol crude extract.
Conclusion: Blepharis maderaspatensis show weak antimicrobial activity. However, B. maderaspatensis
displayed a strong antioxidant activity. Besides, B. maderaspatensis also had anti‐ inflammatory potentiality, that
must be studied further on experiments in vivo.
Key words: Blepharis maderaspatensis, antibacteria, antioxidant, antiinflammatory.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt thời gian kháng chiến và đến
nhiều năm sau giải phóng, nhân dân tỉnh Bình
Thuận sử dụng Tứ Bạch Long (TBL), một loài
cây thân thảo mọc bò ven rạch nước, như một
dược liệu điều trị vết thương áp- xe phần mềm
sau khi đã được nạo hút hết mủ. Sau khi định
danh, TBL được xác định tên khoa học là
Blepharis maderaspatensis (L.) Roth, một loài thuộc
họ Acanthaceae (họ Ô rô)(4).Theo những khảo sát
về cây thuốc dân gian nhiều vùng trên thế giới,
TBL cũng được sử dụng nhiều trong các bài
thuốc chữa vết thương phần mềm, viêm họng,
phỏng, gout(2).
Nhằm góp phần phát huy tiềm lực cây
thuốc của Việt Nam và củng cố cho phương
pháp điều trị dân gian, chúng tôi đã bước đầu
khảo sát về những hoạt tính liên quan đến khả
năng làm lành vết thương áp- xe của TBL. Các
khả năng kháng khuẩn, khả năng chống oxy hóa
và tiềm năng kháng viêm của TBL sẽ được làm
rõ trong báo cáo này.
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP
TBL được cung cấp bởi Hội Đông y huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, dưới dạng phơi khô
cả rễ, thân và lá, trong đó, thân và lá chiếm sinh
khối chủ yếu.
Chiết xuất dược liệu
2 kg bột dược liệu khô chiết với cồn 96%
bằng phương pháp ngấm kiệt (tỷ lệ 1:10), và 50 g
bột dược liệu khô chiết với nước bằng phương
pháp siêu âm gia nhiệt 60 oC (tỷ lệ 1:25). Cao cồn
tổng được tiến hành lắc phân đoạn với các dung
môi có độ phân cực tăng dần là ether dầu hỏa,
chloroform, ethyl acetat và n-buthanol bão hòa
nước. Gộp dịch chiết của từng dung môi, cô
giảm áp đến cắn, thu được 5 phân đoạn cao(8).
Xác định tính kháng khuẩn
Thăm dò tính kháng khuẩn bằng phương
pháp đặt đĩa giấy tẩm 5 µl cao hoà trong DMSO
ở nồng độ 500 mg/ml, trên môi trường TSA. Xác
định MIC dựa vào phương pháp vi pha loãng
trên phiến 96 giếng. Các chủng khuẩn thử
nghiệm gồm Staphylococcus aureus (MSSA), S.
aureus đề kháng methicillin (MRSA),
Streptococcus pyogenes (StrP), Escherichia coli
(ASEC), E. coli đề kháng ampiciclin (AREC),
Pseudomonas aeruginosa (PA), nấm men Candida
albicans (CA) và nấm da Trychophyton
mentagrophytes (TM)(6).
Xác định hoạt tính chống oxy hóa.
Xác định năng lực khử
Theo phương pháp của Yen và Duh
(1993)(11). Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 201
lại. Năng lực khử của mẫu được xác định dựa
trên công thức: ∆OD = ODthử - ODchứng.
ODthử là mật độ quang của hỗn hợp sau
phản ứng của mẫu thử.
ODchứng là mật độ quang của hỗn hợp sau
phản ứng có mẫu thử được thay thế bằng
nước cất.
Xác định khả năng quét gốc tự do DPPH
Theo phương pháp của Brand-Williams-
1995(9). Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp lại.
Hoạt tính chống oxi hóa (HTCO) được tính theo
công thức:
ODc là mật độ quang của dung dịch DPPH
và MeOH.
ODt là mật độ quang của dung dịch DPPH
và mẫu thử.
Xác định khả năng quét gốc hydroxyl tự do
Theo phương pháp của Li và cộng sự (2007)
(7). Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp lại.
Hoạt tính chống oxi hóa (KGOH) được tính theo
công thức: 100(%) x
ODtkODdc
ODtkODm
KGOH
ODm: độ hấp thu của mẫu thử ở bước sóng
520 nm.
ODtk: độ hấp thu của mẫu thử không ở bước
sóng 520 nm.
ODdc: độ hấp thu của mẫu đối chứng ở bước
sóng 520 nm.
Xác định khả năng kháng viêm
Theo phương pháp khảo sát tác dụng ức chế
biến tính albumin do nhiệt của Mizushima
(1964)(5). Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp lại.
Hoạt tính chống oxi hóa (UCBT) được tính theo
công thức: 100(%) x
ODc
ODmODc
UCBT
ODm: mật độ quang của mẫu thử có mang
chất thử nghiệm.
ODc: mật độ quang của mẫu mà chất thử
nghiệm được thay bằng đệm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hoạt tính kháng khuẩn
Ở nồng độ mẫu thử là 500 mg/ml, chỉ có cao
cồn tổng và 2 cao phân đoạn là chloroform,
ethyl acetat thể hiện khả năng kháng khuẩn. Khả
năng kháng khuẩn chủ yếu là đối với Gram
dương là Staphylococcus aureus, Streptococcus
pyogenes; ngoài ra còn có khả năng kháng đối
với Gram âm là Pseudomonas aeruginosa và nấm
men Candida albicans. Trong đó, S. aureus đặc biệt
nhạy cảm và P. aeruginosa cũng bị đáp ứng khá
cao.
Bảng 1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
Mẫu thử
Đường kính kháng khuẩn (mm)
MSS
A
MRS
A
StrP ASEC
ARE
C
PA TM CA
H2O 0 0 0 0 0 0 0 0
DMSO 0 0 0 0 0 0 0 0
Cao cồn tổng 7,7 7,3 1 0 0 3,3 0 2,3
Cao nước
tổng
0 0 0 0 0 0 0 0
Cao ether 6 3,7 0,7 0 0 0,3 0 0
Cao
chloroform
16,3 15 2,7 1,7 4,7 14,3 0 4
Cao ethyl
acetat
13,7 5,3 2,3 2 1,7 4,3 0 3
Cao n –
butanol
5 0 0 0 0 0 0 0
Cao nước
còn lại
0 0 0 0 0 0 0 0
Tetracylin 38 28,3 26,3 19,7 23,3 31,3
Clotrimazol 26,7 7,3
Phân đoạn chloroform và ethyl acetat thể hiện
tính kháng khuẩn nhưng đều cho kết quả MIC
rất cao, 12,5 – > 50 mg/ml đối với phân đoạn
chloroform và 62,5 – 250 mg/ml đối với phân
đoạn ethyl acetat.
Bảng 2. Kết quả MIC cao chloroform và ethyl acetat
Mẫu
Chủng khuẩn (mg/ml)
MSSA MRSA StrP ASEC AREC PA CA
MIC cao
chloroform
(mg/ml)
25 25 12,5 50 50 50 > 50
MIC cao
ethyl
acetat
(mg/ml)
125 125 250 250 250 250 62,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 202
Hoạt tính chống oxi hóa
Năng lực khử
Năng lực khử của các loại cao tăng theo
nồng độ khảo sát và so với chất đối chiếu
vitamin C thì năng lực khử của các loại cao thấp
hơn nhiều.
Bảng 3. Năng lực khử của TBL
Mẫu
Năng lực khử
200
µg/ml
400
µg/ml
600
µg/ml
800
µg/ml
1000
µg/ml
Cao cồn tổng 0,173 0,231 0,294 0,369 0,43
Cao nước tổng 0,013 0,03 0,062 0,108 0,138
Cao ether dầu 0,233 0,324 0,395 0,451 0,526
Cao chloroform 0,303 0,381 0,448 0,555 0,607
Cao ethyl acetat 0,324 0,433 0,705 0,824 0,978
Cao n-buthanol 0,093 0,135 0,182 0,229 0,289
Cao nước còn lại 0,066 0,124 0,167 0,201 0,27
Vitamin C 0,463 0,952 1,399 1,986 2,308
Hình 1. Năng lực khử của các loại cao chiết TBL
Trong 2 dạng cao tổng thì cao cồn tổng có
năng lực khử mạnh hơn cao nước tổng. Năng
lực khử của 5 phân đoạn cao chiết từ cao cồn
tổng giảm dần theo thứ tự sau: ethyl acetat >
chloroform > ether > n-buthanol > nước. Phân
đoạn ethyl acetat cho năng lực khử mạnh nhất
và nổi trội hơn hẳn so với các phân đoạn khác.
Khả năng quét gốc tự do DPPH
Bảng 4. Kết quả quét gốc tự do DPPH của TBL
Mẫu
Phương trình tuyến
tính
R
2 IC50
(µg/ml)
Cao cồn tổng y=1,9354x-4,4006 0,9901 28,1
Cao nước tổng y=0,3428x+16,941 0,9621 96,4
Cao ether dầu y=0,3491x+5,35 0,9895 127,9
hỏa
Cao chloroform y=0,8254x+22,486 0,9819 33,3
Cao ethyl acetat y=4,8492x+9,651 0,9849 8,3
Cao n-buthanol y=0,3959x+11,319 0,9913 97,7
Cao nước còn lại y=0,2539x-7,506 0,9922 226,5
Vitamin C y=15,427x-0,972 0,9853 3,4
Hai dạng cao chiết đều có hoạt tính chống
oxy hóa bằng cơ chế quét gốc tự do DPPH,
nhưng cao chiết bằng cồn có hoạt tính cao hơn
cao chiết bằng nước. Trong các phân đoạn dịch
chiết từ cao chiết cồn thì phân đoạn ethyl acetat
cho hoạt tính quét gốc tự do DPPH mạnh nhất,
mạnh hơn gấp nhiều lần các phân đoạn ether
dầu và gần bằng với hoạt tính của vitamin C
tinh khiết.
Khả năng quét gốc hydroxyl tự do
Bảng 5. Khả năng quét gốc hydroxyl tự do của TBL
Mẫu
Khả năng kháng hydroxyl tự do (%)
200
µg/ml
400
µg/ml
600
µg/ml
800
µg/ml
1000
µg/ml
Cao cồn tổng 11,88 19,57 27,95 35,86 45,7
Cao nước tổng 3,11 5,69 9,72 13,85 21,47
Cao ether dầu 13,5 30,64 39,18 56,9 64,18
Cao chloroform 10,53 17,67 23,13 32,05 44,66
Cao ethyl acetat 4,67 8,01 14,25 16,48 25,79
Cao n-buthanol 1,94 3,11 6,02 5,64 4,29
Cao nước còn lại 3,54 1,93 5,41 6,85 6,14
Vitamin C 2,53 4,02 11,16 18,69 21,38
Hình 2. Khả năng kháng gốc tự do của các loại cao
chiết TBL
Cao cồn tổng có khả năng kháng gốc
hydroxyl tự do và khả năng có liên quan đến
nồng độ của cao chiết. Trong khi đó, cao nước
Khả năng kháng gốc hydroxyl tự do
0
10
20
30
40
50
60
70
200 400 600 800 1000
nồng độ mẫu (µg/ml)
K
G
O
H
(
%
)
Cao tổng cồn
Cao tổng nước
Cao ether dầu
Cao chloroform
Cao ethyl acetat
Cao n-Buthanol
Cao nước còn lại
Vitamin C
Năng lực khử
0
0.5
1
1.5
2
2.5
200 400 600 800 1000
Nồng độ mẫu (µg/ml)
∆
O
D
Cao tổng cồn
Cao tổng nước
Cao ether dầu
Cao chloroform
Cao ethyl acetat
Cao n-Buthanol
Cao nước còn lại
Vitamin C
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 203
tổng thể hiện khả năng kháng gốc hydroxyl tự
do rất thấp và không ổn định khi thay đổi nồng
độ của cao chiết. Như vậy có thể xem như cao
cồn tổng của TBL có khả năng kháng hydroxyl
tự do và cao nước tổng lại không có khả năng
này. Tương tự trên, trong các phân đoạn cao
chiết từ cao cồn tổng của TBL, 3 phân đoạn thể
hiện khả năng kháng gốc hydroxyl tự do theo
trật tự giảm dần là ether > chloroform > ethyl
acetat; và 2 phân đoạn n-buthanol, phân đoạn
nước còn lại không có khả năng kháng gốc
hydroxyl tự do.
Hoạt tính kháng viêm
Thuốc kháng viêm không có steroid
(NSAIDs – Non- steroidal anti- inflammatory
drugs) ở nồng độ thấp, dưới 1mM đối với chất
tinh khiết, sẽ làm giảm độ nhớt và làm giảm sự
biến tính dưới tác nhân nhiệt. Những hợp chất
hay dịch chiết từ cây thuốc có khả năng kháng
viêm cũng có hoạt tính này (1, 5, 7, 10)
Bảng 6. Kết quả khảo sát khả năng ức chế biến tính albumin của TBL
Mẫu
(µg/ml)
Khả năng ức chế biến tính (%)
0,977 1,953 3,906 7,813 15,625 31,25 62,5 125 250 500
Cao cồn tổng -9,13 0,83 7,47 20,33 -7,88 -14,52 -30,71 -18,67 -65,15 -156,02
Cao nước tổng -23,65 -10,37 -5,39 -4,98 0,41 2,9 7,05 13,69 23,24 5,81
Cao ether dầu -1,92 -0,76 4,58 6,87 -17,56 -19,47 -32,82 -93,13 -189,31 -396,57
Cao chloroform 1,91 3,44 11,45 0 -0,76 -10,31 -28,63 -45,04 -137,79 -338,93
Cao ethyl acetat -6,49 24,03 -21,43 -25,32 -6,49 -31,82 -17,53 -14,29 -23,38 -75,3247
Cao n-buthanol -20,39 -19,08 -15,13 -9,87 -6,58 8,55 -18,42 -42,1 -49,34 -50
Cao nước còn lại -42,11 -27,63 -33,55 -17,76 -11,18 -7,24 1,97 5,92 7,89 -8,55
Indomethacin 7,72 25,72 14,79 13,18 3,86 -7,69 -33,33 -29,06 -55,13 -94,02
-450
-400
-350
-300
-250
-200
-150
-100
-50
0
50
0 100 200 300 400 500 600
nồng độ (µg/ml)
U
C
B
T
(
%
)
Cao ether dầu
Cao chloroform
Cao ethyl acetat
Cao n-Buthanol
Cao nước còn lại
Cao tổng cồn
Cao tổng nước
Indomethacin
Hình 3. Kết quả khảo sát khả năng ức chế biến tính
albumin của TBL nồng độ cao
Tác động ức chế biến tính albumin do nhiệt
-50
-40
-30
-20
-10
0
10
20
30
0 10 20 30 40 50 60 70
nồng độ (µg/ml)
U
C
B
T
(
%
)
Cao ether dầu
Cao chloroform
Cao ethyl acetat
Cao n-Buthanol
Cao nước còn lại
Cao tổng cồn
Cao tổng nước
Indomethacin
Hình 4. Kết quả khảo sát khả năng ức chế biến tính
albumin của TBL nồng độ thấp
Williams và cộng sự chọn mức hoạt tính ức
chế biến tính albumin do nhiệt là trên 20% làm
ngưỡng đánh giá tiềm năng kháng viêm của
chất khảo sát (10). Như vậy, dựa vào nồng độ ức
chế biến tính được trên 20% albumin (IC20) ta có
thể dự đoán được khả năng kháng viêm của
dịch chiết từ TBL. Dựa vào các giá trị khảo sát
được từ bảng 6, ta có thể xác định một cách
tương đối giá trị IC20 của các loại cao chiết từ
TBL và được thể hiện như bảng 7.
Bảng 7. Khả năng ức chế biến tính albumin của TBL
Mẫu IC20
(µg/ml)
Mẫu IC20
(µg/ml)
Cao cồn tổng 7,5 Cao ethyl acetat 1,8
Cao nước tổng 207 Cao n-buthanol 43
Cao ether dầu - Cao nước còn lại -
Cao chloroform 6,5 Indomethacin 1,6
Kết quả đánh giá IC20 cho thấy cao cồn tổng
có khả năng ức chế biến tính albumin cao hơn
cao cao nước tổng. Trong 5 phân đoạn cao chiết,
2 phân đoạn không có khả năng ức chế biến tính
albumin là ether dầu và phần dịch nước còn lại,
do trong khoảng tuyến tính giữa nồng độ mẫu
thử với khả năng ức chế, 2 phân đoạn này
không thể đạt được giá trị IC20; 3 phân đoạn có
khả năng ức chế biến tính albumin do nhiệt
được xếp theo thứ tự khả năng giảm dần là ethyl
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 206
acetat > chloroform > n-buthanol. Trong đó,
phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính gần như
ngang bằng với indomethacin.
KẾT LUẬN
Tứ Bạch Long được địa phương sử dụng
như một kháng sinh thực vật, nhưng hoạt tính
kháng khuẩn, kháng nấm của Tứ Bạch Long rất
yếu, hầu như không có. Tứ Bạch Long kháng
đặc biệt mạnh với Staphylococcus aureus,
Streptococcus pyogenes và Pseudomonas aeruginosa,
tuy nhiên, khả năng cũng chỉ thể hiện ở nồng độ
mẫu thử rất cao (MIC = 12,5 – 250mg/ml). Ở
nồng độ cao thì phân đoạn chloroform thể hiện
khả năng kháng khuẩn mạnh hơn phân đoạn
ethyl acetat, và 2 phân đoạn này là phân đoạn
chủ yếu thể hiện tính kháng khuẩn của Tứ Bạch
Long.Hoạt tính chống oxy hóa của Tứ Bạch
Long, được đánh giá bằng các phương pháp
khảo sát năng lực khử, khảo sát khả năng quét
gốc tự do, nhìn chung khá mạnh. Phân đoạn
ethyl acetat có năng lực khử và khả năng quét
gốc tự do DPPH mạnh nhất, phân đoạn ether
dầu có hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do mạnh
nhất.Thử nghiệm hoạt tính kháng viêm bằng
phương pháp khảo sát khả năng ức chế biến
tính albumin do nhiệt là phương pháp in vitro
mới lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam.
Theo phương pháp này, kết quả cho thấy Tứ
Bạch Long có tiềm năng là thực vật kháng viêm
và phân đoạn ethyl acetat quyết định hoạt tính
kháng viêm của Tứ Bạch Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Grant N. H., Alburn H. E., Kryzanauska C. (1970), Stabilization
of serum albumin by anti‐inflammatory drugs, Biochem
Pharmacol 19, pp. 715-722.
2. Kottaimuthu R. (2008), Ethnobotany of the Valaiyans of
Karandamalai, Dindigul District, Tamil Nadu, India,
Ethnobotany Leaflets 12, pp. 195 – 203.
3. Li T. R., Yang Z. Y., Wang B. D. (2007), Synthesis,
characterization and antioxidant of naringenin schiff base and its
Cu (II), Ni(II), Zn (II) complexes, Chem Pharm Bull 55, pp. 26 –
28.
4. Lưu Hoài Văn (2008), 23 Trường hợp vết thương phần mềm
được chữa bằng “Kháng sinh thực vật”, Bài tham luận Hội thảo
Cây Dược liệu Quý Hiếm ở Địa phương, Hội Đông y tỉnh
Bình Thuận.
5. Mizushima Y., Kobayashi M. (1968), Interaction of anti
‐inflammatory drugs with serum proteins, especially with some
biologically active proteins, J. Pharm. Pharm. 20, pp. 169-173.
6. Nguyễn Văn Thanh, Trần Cát Đông (2002), Xây dựng mô hình
đánh giá chất có tiềm năng kháng khuẩn, Y học TP. Hồ Chí Minh
6(1), pp. 309-313.
7. Saso L., Valentini G., Casini M.L., Grippa R., Leone M.G., and
Silvestrini B. (2001), Inhibition of heat‐induced denaturation of
albumin by nonsteroidal antiinflammatory drugs (NSAIDs), Arch
Pharm Res 24(2), pp. 150-158.
8. Trần Hùng (2007), Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược liệu,
Bộ môn dược liệu , Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 1-9, 33-36.
9. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược
lý của thuốc từ dược thảo, N