Đặt vấn đề: Để có thể tính được xác suất sai lầm trong phân tích kết quả xét nghiệm dấu vân tay
DNA phát hiện quan hệ huyết thống trên cơ sở phát hiện các STR, cơ sở dữ liệu về tần số phân bố các kiểu
hình STR rất là quan trọng. Tại Việt Nam, cho đến hiện nay vẫn chưa có một cơ sở dữ liệu như vậy.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là bước đầu khảo sát tần suất phân bố kiểu hình
của các STR (Short tandem repeat) có trong quần thể người Việt để làm cơ sở dữ liệu cho xét nghiệm nhận
dạng cá thể ở người Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là 180 người Việt Nam được lấy mẫu bằng
quệt niêm mạc má hay chân tóc. Các mẫu được tách chiết DNA và sau đó sử dụng bộ mồi multiplex
primers của Beckman Coulter đặc hiệu 12 loci STR (TH001, D18S51, AMOELOGEN, D13S1357,
D7S820, D16S539, PENTA E, D3S1358, D8S1179, TPOX, CSF1PO, PENTA D) để khuếch đại qua
PCR. Sản phẩm PCR được phát hiện và xác định kiểu hình STR qua điện di mao quản trên máy giải trình
tự CEQ 8000 bằng chương trình phân tích đoạn chuyên dụng cho STR. Kết quả ghi nhận được tính toán
bằng phần mềm PowerStats để tính tần suất alen và các chỉ số tin cậy của pháp y đối với 12 loci STR trong
một mẫu 180 người Việt Nam không có quan hệ huyết thống.
Kết quả: Đối với TH01 có 6 alen; D18S51 có 14 alen; AMOELOGEN có 2 alen; D13S1357 có 8
alen; D7S820 có 9 alen;D16S539 có 7 alen; Penta E có 18 alen; D3S1358 có 8 alen, D8S1179 có 10 alen;
TPOX có 6 alen; CSF1PO có 7 alen, PENTA D có 11 alen. Tất cả các alen (kiểu hình) đều được tính tần số
xuất hiện trong tổng số các kiểu hình xuất hiện và tần số các kiểu hình trong từng STR.
Kết luận: Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về tần suất các kiểu hình STR được thực hiện tại
miền nam Việt Nam. Quy trình xét nghiệm và cơ sở dữ liệu thu được từ nghiên cứu đã được ứng dụng cụ
thể trong một số trường hợp nhận dạng cá thể người Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát tần suất phân bố kiểu hình của các STR thường được sử dụng trong xét nghiệm dấu vân tay DNA ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 1
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TẦN SUẤT PHÂN BỐ KIỂU HÌNH CỦA CÁC STR
THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XÉT NGHIỆM DẤU VÂN TAY DNA
Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Trần Khánh Linh*, Lê Thúy Quyên*, Võ Đức Xuyên An**, Phạm Hùng Vân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để có thể tính được xác suất sai lầm trong phân tích kết quả xét nghiệm dấu vân tay
DNA phát hiện quan hệ huyết thống trên cơ sở phát hiện các STR, cơ sở dữ liệu về tần số phân bố các kiểu
hình STR rất là quan trọng. Tại Việt Nam, cho đến hiện nay vẫn chưa có một cơ sở dữ liệu như vậy.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là bước đầu khảo sát tần suất phân bố kiểu hình
của các STR (Short tandem repeat) có trong quần thể người Việt để làm cơ sở dữ liệu cho xét nghiệm nhận
dạng cá thể ở người Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là 180 người Việt Nam được lấy mẫu bằng
quệt niêm mạc má hay chân tóc. Các mẫu được tách chiết DNA và sau đó sử dụng bộ mồi multiplex
primers của Beckman Coulter đặc hiệu 12 loci STR (TH001, D18S51, AMOELOGEN, D13S1357,
D7S820, D16S539, PENTA E, D3S1358, D8S1179, TPOX, CSF1PO, PENTA D) để khuếch đại qua
PCR. Sản phẩm PCR được phát hiện và xác định kiểu hình STR qua điện di mao quản trên máy giải trình
tự CEQ 8000 bằng chương trình phân tích đoạn chuyên dụng cho STR. Kết quả ghi nhận được tính toán
bằng phần mềm PowerStats để tính tần suất alen và các chỉ số tin cậy của pháp y đối với 12 loci STR trong
một mẫu 180 người Việt Nam không có quan hệ huyết thống.
Kết quả: Đối với TH01 có 6 alen; D18S51 có 14 alen; AMOELOGEN có 2 alen; D13S1357 có 8
alen; D7S820 có 9 alen;D16S539 có 7 alen; Penta E có 18 alen; D3S1358 có 8 alen, D8S1179 có 10 alen;
TPOX có 6 alen; CSF1PO có 7 alen, PENTA D có 11 alen. Tất cả các alen (kiểu hình) đều được tính tần số
xuất hiện trong tổng số các kiểu hình xuất hiện và tần số các kiểu hình trong từng STR.
Kết luận: Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về tần suất các kiểu hình STR được thực hiện tại
miền nam Việt Nam. Quy trình xét nghiệm và cơ sở dữ liệu thu được từ nghiên cứu đã được ứng dụng cụ
thể trong một số trường hợp nhận dạng cá thể người Việt Nam.
Từ khóa: Xét nghiệm nhận dạng cá thể người; Đa hình di truyền; Trình tự lặp lại ngắn (STR);
Dữ liệu quần thể người Việt Nam; Tần suất alen.
ABSTRACT
THE PRELIMINARY CALCULATION OF ALLELE FREQUENCY OF 12 STR LOCI WHICH ARE
FREQUENTLY USED FOR DNA FINGERPRINTING TEST IN VIETNAMESE POPULATION.
Tran Khanh Linh, Le Thuy Quyen, Vo Duc Xuyen An, Pham Hung Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 1 - 6
Background: In order to calculate mistakes probability in results analysis of fingerprinting test
which determine family relationships based on detected STRs, a database for allele frequency of 12 STR loci
is very important. In Viet Nam, there is no a database like that up till now.
* Bộ môn Sinh học, khoa Khoa học Cơ bản – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
** Công ty Nam Khoa
Địa chỉ liên hệ: ThS. Trần Khánh Linh ĐT: 0985274284 Email: trankhanhlinh08@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 2
The aim of study: The aim of this study is determine the allele frequencies of 12 STR (short
tandem repeat) loci in Vietnamese population to establish an DNA database for the human identity testing
in Vietnamese people.
Materials and methods: 180 unrelated Vietnamese peoples were obtained samples by buccal swab
cytobrush or hair-root. DNA was extracted from buccal swab samples or hair-root samples and then using
multiplex primers kit of Beckman Coulter special for12 STR loci (TH001, D18S51, AMOELOGEN,
D13S1357, D7S820, D16S539, PENTA E, D3S1358, D8S1179, TPOX, CSF1PO, PENTA D) to
amplified by PCR. The PCR products were detected and identified STR phenotype by capillary
electrophoresis on the CEQ 8000 Genetic Analyzer with fragment analysis program special for STR.
Results was calculated by PowerStats software to calculate the allele frequencies and forensic efficiency
values for the 12 loci in a sample180 unrelated Vietnamese.
Results: Analyzing of 180 samples showed that the TH01 locus has 6 alleles; D18S51 locus has 14
alleles ; AMOELOGEN locus has 2 alleles; D13S1357 locus has 8 alleles ; D7S820 locus has 9 alleles;
D16S539 locus has 7 alleles; PENTA E locus has 18 alleles; D3S1358 locus has 8 alleles, D8S1179 locus
has 10 alleles; TPOX locus has 6 alleles; CSF1PO có locus has 7 alleles, PENTA D có locus has 11 alleles.
All kind of alleles were calculated allele frequencies in total of alleles was observed and allele frequencies of
each STR locus.
Conclusion: This is the first time, a study of allele frequency of 12 STR loci were carried out in
southern Viet Nam. The study is still continues and updates.
Keywords: Human identity testing; Genetic polymorphism; Short tandem repeats (STR); Viet
Nam Population data; Allele frequency.
GIỚI THIỆU
Những tiến bộ đáng chú ý trong kỹ thuật
phân tích DNA hơn hai thập kỷ qua đã có một
tác động to lớn đến lĩnh vực nhận dạng cá thể
người. Các kỹ thuật phân tích DNA đã mở ra
một xu hướng mới trong phân tích pháp y.
Trước 1985, tất cả sự đa hình của yếu tố miễn
dịch và các dấu ấn sinh hóa được sử dụng để
nhận dạng cá thể người và chúng đều có
những mặt hạn chế. Hướng đi mới của kỹ
thuật phân tích DNA được mở ra lần đầu tiên
bằng việc ứng dụng các tiểu vệ tinh sử dụng
các mẫu dò đa vị trí, cung cấp khả năng nhận
dạng cá thể cao hơn các phương pháp trước
đây. Tuy nhiên, các bước thực hiện phân tích
tiểu vệ tinh thì quá phức tạp và yêu cầu một
lượng lớn DNA bản mẫu, trong khi quá trình
thu lấy DNA bản mẫu thì khó khăn. Sự phát
triển của kỹ thuật PCR đã mở ra một bước
ngoặt trong vấn đề phân tích DNA khi giúp
khắc phục những hạn chế của các phương
pháp phân tích trước đó (3). Mặc dù trình tự
nucleotide của phân tử DNA ở các cá thể khác
nhau thì khá giống nhau, nhưng nhiều vùng
trên bộ NST người cho ta thấy một sự khác
nhau lớn giữa phân tử DNA của các người
khác nhau. Và những vùng trình tự như vậy
được gọi là “đa hình”. Các trình tự đa hình
này sẽ tạo nên dấu vân tay DNA của từng cá
thể và được sử dụng trong việc nhận dạng cá
thể người (5). Việc nhận dạng cá thể người
bằng kỹ thuật phân tích dấu vân tay DNA đã
được nghiên cứu từ nhiều năm nay bởi các
nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới. Hiện
nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp
xét nghiệm dấu vân tay DNA. So với các
phương pháp trước đây, phương pháp phân
tích STR có nhiều ưu điểm nổi bật như kết
quả có độ chính xác cao, khắc phục được tình
trạng số lượng mẫu quá ít, mẫu bị suy giảm
do tác động của môi trường(4). Phương pháp
phân tích STR dựa trên kỹ thuật PCR là một
kỹ thuật mới phổ biến vào giữa thập niên 90.
Kỹ thuật phân tích STR được sử dụng để in
dấu vân tay DNA của mỗi cá nhân. Dấu vân
tay DNA của hai người bất kỳ là cực kỳ thấp
nhưng chúng ta phải chứng minh được điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 3
đó. Để kết luận nhận dạng cá thể người có
tính chính xác cao và thuyết phục, đồng thời
được công nhận bởi tòa án thì chúng ta phải
có cơ sở dữ liệu thống kê được tần suất alen
STR hiện diện trong quần thể. Từ tần suất
alen STR chúng ta mới trả lời được câu hỏi
xác suất trùng lắp của một dấu vân tay DNA
cụ thể là bao nhiêu (11). Chính vì lý do đó mà
hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện và
phát triển các chương trình kiểm tra DNA của
họ, bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu thông
qua việc hợp tác với các cá nhân hoặc các tổ
chức như FBI chịu trách nhiệm chuẩn hóa,
huấn luyện và phát triển phương pháp xét
nghiệm dấu vân tay DNA ở Mỹ. Tương tự
như vậy, ở Châu Âu hệ thống Viện khoa học
pháp y (The European Network of Forensic
Science Institutes –ENFSI) và nhóm dấu vân
tay DNA Châu Âu (European DNA Profiling
group -EDNAP) hợp tác để phát triển các dữ
liệu DNA của người dân Châu Âu(10). Ở Việt
Nam, nhu cầu nhận dạng cá thể người khá
cao, cụ thể như trong các trường hợp nhận
dạng pháp y, nhận dạng cha con, .nhưng
cho đến nay chúng ta chỉ có duy nhất một
công trình nghiên cứu về 16 locus STR trên
178 người Việt Nam sống tại Hà Nội của một
tác giả người Nhật (13) và trước đó cũng chỉ có
2 nghiên cứu về locus STR nhưng bằng kỹ
thuật phân tích RFLP(6,7,8,9). Như vậy có thể
thấy rằng ở Việt Nam hiện tại có rất ít nghiên
cứu về sự phân bố các STR trên người.Vì vậy,
chúng tôi đã chọn đề tài Khảo sát tần suất
các STR thường được sử dụng trong xét
nghiệm dấu vân tay DNA trên người Việt Nam
nhằm tăng khả năng nhận dạng cá thể người
Việt Nam. Đề tài nếu thành công sẽ mở ra
nhiều triển vọng ứng dụng kỹ thuật xét
nghiệm STR.
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Thu thập mẫu: Các mẫu quệt niêm mạc má
bằng cytobrushes vô trùng của Agencourt
Orapure hoặc mẫu tóc của 180 người Việt
Nam không có quan hệ huyết thống (lấy từ
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM trong
khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến tháng
9/2009).
Hóa chất: Hoá chất dùng cho tách chiết DNA
(bộ thuốc thử NKDNAPREP-PHCHL của
công ty Nam Khoa). Hoá chất dùng cho quá
trình PCR đối với 12 locus (bộ mồi
GenomeLabTMHuman STR Primer Set của
Beckman Coulter (2); iTaq DNA polymerase
của Bio-Rad); Hoá chất dùng trong phân tích
đoạn (bộ kit của Beckman Coulter).
Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành trích biệt
DNA từ mẫu quệt niêm mạc má và mẫu chân
tóc bằng phương pháp phenol chloroform với
bộ kit trích biệt DNA của công ty Nam Khoa.
Để xác định hàm lượng và độ tinh sạch của
dung dịch DNA trích biệt, lấy 1 lượng nhỏ
dịch trích biệt pha loãng 20 lần và sử dụng
máy định lượng DNA GeneQuantPro
RNA/DNA của Pharmacia, Cambridge,
England (260 nm cho DNA và 280 nm cho
protein) để đo (12). Kết qủa trích biệt DNA có
độ tinh sạch khá cao với OD 260/280 nằm
trong khoảng 1,8 – 2,0 và hàm lượng
DNA > 10ng/ul.
Kỹ thuật PCR: Sau khi có trích biệt DNA,
thực hiện PCR khuếch đại các đoạn STR với
bộ mồi multiplex primer của Beckman
Coulter. Quá trình được thực hiện với các
nhiệt độ gắn mồi theo protocol của Beckman
Coulter.
Kỹ thuật phân tích đoạn: Sử dụng một phần
nhỏ sản phẩm STR PCR đưa vào hệ thống
điện di mao quản của máy CEQ 8000 và chạy
bằng chương trình phân tích đoạn (1).
Xử lý thống kê: Sử dụng phần mềm excell để
tính tính được giá trị kích thước trung bình
(Mean), độ lệch chuẩn (SD), độ tin cậy hay độ
chính xác (Precision) của số liệu để đánh giá
mức độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm
STR. Sử dụng phần mềm Power Stats phiên
bản 1.2 của Promega để tính được các chỉ số
thống kê như xác suất nhận dạng cá thể người
PD (Power of Discrimination), xác suất loại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 4
trừ PE (Power of Exclusion), chỉ số huyết
thống PI (Paternity Index), xác suất trùng lắp
pM (Matching Probability), tần số dị hợp tử
He (Heterozygosity), tần số đồng hợp tử Ho
(Homozygosity) (14).
KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát độ tin cậy của xét
nghiệm STR:
Dựa vào kết quả tính độ tin cậy, độ chính
xác của 12 locus STR, chúng tôi nhận thấy số
liệu phân tích alen của tất cả 12 locus STR có
độ chính xác thấp nhất là trên 99%. Điều đó
có nghĩa là phương pháp xét nghiệm STR mà
chúng tôi đang tiến hành có độ chính xác rất
cao hơn 99%.
Kết quả chỉ số thống kê tổng hợp của tất
cả 12 locus STR:
Xác suất trùng lắp (pM) = 5.0892877 x
10-13. Con số này cho ta biết rằng khả năng
hai người bất kỳ có dấu vân tay DNA giống
nhau hoàn toàn là 5.0892877 x 10-13 hay 1 trên
1.9649115 x 1012 tức là phải gần 2000 tỷ
người thì mới có một người có dấu vân tay
trùng khớp.
Khả năng nhận dạng (PD) =
0,999999999999491. Nghĩa là phương pháp
xét nghiệm STR để thực hiện dấu vân tay
DNA phục vụ cho việc nhận dạng có thể
người có khả năng nhận dạng chính xác hơn
99,9999999491 %.
Khả năng loại trừ (PE) = 0,9999923. Chỉ
số này được sử dụng trong những trường hợp
xét nghiệm huyết thống. Nghĩa là dấu vân tay
DNA của một người khác với một người được
chọn lọc ngẫu nhiên trong quần thể là
99,99923%
Chỉ số huyết thống (PI) = 90097. Chỉ số
này được sử dụng trong những trường hợp
xét nghiệm huyết thống. Nghĩa là số lần
giống nhau giữa một đứa trẻ và một người
cha sinh học là 90097 lần.
Kết quả cơ sở dữ liệu về kiểu hình của 12
locus STR ở người Việt Nam được liệt kê
trong bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp tần suất alen và các chỉ số thống kê của 12 locus STR
Allele CSF1PO D3S1358 D7S820 D8S1179 D13S317 D16S539 D18S51 Penta D Penta E TH01 TPOX
5 _ _ _ _ _ _ _ _ 0,069 _ _
6 _ _ 0,003 _ _ _ 0,003 _ 0,132 _
7 0,005 _ 0,011 _ 0,005 _ _ 0,041 0,003 0,294 _
8 _ _ 0,162 _ 0,324 0,008 _ 0,088 0,003 0,093 0,569
9 0,033 _ 0,071 0,003 0,132 0,201 _ 0,332 0,016 0,396 0,110
9.3 _ _ _ _ _ _ _ _ _ 0.038 _
10 0,198 _ 0,168 0,170 0,107 0,115 _ 0,170 0,052 0,047 0,041
11 0,321 _ 0,357 0,113 0,223 0,288 0,008 0,124 0,228 _ 0,266
12 0,374 0,016 0,198 0,107 0,148 0,272 0,074 0,140 0,129 _ 0,008
13 0,058 0,085 0,027 0,159 0,058 0,099 0,129 0,069 0,060 _ 0,005
14 0,011 0,074 0,003 0,217 0,003 0,016 0,176 0,025 0,091 _ _
15 _ 0,286 _ 0,140 _ _ 0,239 0,005 0,077 _ _
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 5
Allele CSF1PO D3S1358 D7S820 D8S1179 D13S317 D16S539 D18S51 Penta D Penta E TH01 TPOX
16 _ 0.264 _ 0,077 _ _ 0,170 0,003 0,060 _ _
17 _ 0,203 _ 0,008 _ _ 0,038 _ 0,049 _ _
18 _ 0,058 _ 0,005 _ _ 0,058 _ 0,069 _ _
19 _ 0,014 _ _ _ _ 0,027 _ 0,041 _ _
20 _ _ _ _ _ 0,016 _ 0,014 _ _
21 _ _ _ _ _ 0,033 _ 0,016 _ _
22 _ _ _ _ _ 0,014 _ 0,011 _ _
23 _ _ _ _ _ 0,008 _ 0,011 _ _
24 _ _ _ _ _ 0,008 _ _ _ _
Hops 0,753 0,835 0,769 0,929 0,863 0,797 0,890 0,802 0,879 0,582 0,780
Hexp 0,713 0,791 0,773 0,849 0,791 0,779 0,854 0,811 0,893 0,592 0,727
pM
0,145 0,105 0,088 0,051 0,086 0,091 0,046 0,057 0,025 0,227 0,123
PD
0,855 0,895 0,912 0,949 0,914 0,909 0,954 0,943 0,975 0,773 0,877
PIC
0,660 0,760 0,740 0,830 0,760 0,740 0,840 0,790 0,880 0,530 0,690
PE
0,514 0,666 0,543 0,854 0,720 0,593 0,775 0,603 0,753 0,270 0,563
PI
2,020 3,030 2,170 7,000 3,640 2,460 4,550 2,530 4,140 1,200 2,280
KẾT LUẬN
Đề tài đã hoàn thành được 2 mục tiêu đặt
ra là:
1. Ứng dụng kỹ thuật sinh học hiện đại
như kỹ thuật PCR vào qui trình xét nghiệm
dấu vân tay DNA trên người Việt Nam, tạo
công cụ khảo sát tần suất phân bố các STR
làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình nhận
dạng cá thể người. Ở mục tiêu này, đề tài đã
xây dựng thành công 1 qui trình tách chiết
DNA để phân tích các STR. Qui trình được
phát triển bởi đề tài này có đặc điểm dễ dùng,
có thể được thực hiện dễ dàng bởi một kỹ
thuật viên trình độ trung cấp được huấn
luyện ngắn hạn. Do vậy, qui trình để xét
nghiệm STR trở thành một công cụ hữu hiệu
để kiểm tra huyết thống và lập được cơ sở dữ
liệu STR.
2. Ứng dụng kỹ thuật PCR STR để phát
triển cơ sở dữ liệu STR góp phần làm tăng khả
năng nhận dạng cá thể người, tính được tần
suất tương đối của các alen. Đề tài đã bước
đầu hợp tác với công ty Nam Khoa để triển
khai đánh giá qui trình trong thực tiễn cũng
như đăng ký đưa qui trình vào danh mục các
kỹ thuật được phép ứng dụng trong lĩnh vực
xét nghiệm huyết thống ở nước ta.
Hai ứng dụng của xét nghiệm STR nhận
dạng cá thể người đã được thực hiện tại Việt
Nam trong thời gian qua: Kiểm tra huyết
thống: huyết thống của một đứa trẻ có thể
được xác định bằng cách so sánh dấu vân tay
DNA của đứa trẻ với dấu vân tay của cha mẹ
hoặc người cha giả định. Khi không thể lấy
dấu vân tay DNA từ một trong hai bố mẹ thì
có thể lấy được dấu vân tay của những người
này thông qua dấu vân tay của những người
họ hàng gần. Chẩn đoán bệnh di truyền:
ngoài những ứng dụng của kỹ thuật STR
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 6
trong lĩnh vực nhận dạng pháp y như trên thì
kỹ thuật phân tích STR còn được ứng dụng
trong các lĩnh vực khác như là chẩn đoán các
bệnh rối loạn NST trong chẩn đoán tiền sanh.
Một số đề nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo
được chúng tôi cân nhắc như sau: Thực hiện
nghiên cứu thiết kế bộ mồi multiplex PCR.
Thực hiện thêm các khảo sát trên một lượng
lớn mẫu để đánh giá mức độ tin cậy của
phương pháp nhận dạng cá thể, đặc biệt là
qui trình phân tích STR, để áp dụng rộng rãi
quy trình vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beckman Coulter .(2007). “GenomeLab Fragment Analysis
Protocol”, Genetic Analysis System User’s Guide, USA.
2. Beckman Coulter .(2008). “GenomeLab Human STR Primer
Set”, Genetic Analysis System User’s Guide, USA, p.129 –
136.
3. Budowle.B, Baechtel, F. S., Giusti, A. M. &Monson, K.
L.(1990). “Apply highly polymorphic variable number of
tandem repeats loci genetic markers to identity testing”,
Clinical Biochemistry 23, p.287-293.
4. Christian M. Ruitberg, Dennis J. Reeder and John M. Butler
.(2000). “STRBase : A short tandem repeat DNA database
for the human identity testing community”, Nucleic Acids
Research 2001, Vol 29, No. 1, p.320 – 322.
5. Kashyap V. K., Sitalaximi T., P. Chattopadhyay and R.
Trivedi .(2004). “DNA Profiling Technologies in Forensic
Analysis”, Int J Hum Genet, 4(1): 11-30
6. Lê Đình Lương .(2001). “Nghiên cứu tính đặc trưng cá thể
và tần số phân bố các alen của ba lôcut VNTR (D1S80,
YNZ22 và ApoB) ở Việt Nam bằng kỹ thuật PCR”. Tạp chí
Di truyền học và ứng dụng, số 4/2001.
7. Lê Đình Lương .(2003). “Nghiên cứu xác định dấu DNA ở
người Việt bằng các locut trên nhiễm sắc thể giới tính”.
Công trình Hội nghị toàn quốc, Chương trình KHCB, Huế
7-2003.
8. N.X.Dũng, T.M.Đôn, L.T.Yến, L.B.Trâm .(2003). : “Ứng
dụng kỹ thuật PCR khảo sát sơ bộ tần suất phân bố các alen
của locus D7S820 ở người Vệt Nam”, Tạp chí Di truyền học
và ứng dụng, số 2/2003.
9. N.T.Quý, H.Q.Khanh, N.X.Dũng, T.M.Đôn .(2002). “Bước
đầu khảo sát tần số phân bố alen của gen TPOX”, Tạp chí Di
truyền và ứng dụng, trang 47-50.
10. Peter M. Schneider .(2007). “Scientific standards for studies
in forensic genetics”, Forensic Science International 165,
p.238-243.
11. Phạm Hùng Vân .(2008). “Dấu ấn DNA và các xét nghiệm
phát hiện huyết thống, truy tầm tông tích, phát hiện thủ
phạm”, Bài báo khoa họ,Trang 4-6.
12. Phạm Hùng Vân .(2009). PCR và real-time PCR Các vấn đề
cơ bản và các áp dụng thường gặp, NXB Y học, chi nhánh
TP.HCM.
13. Shimada I., Brinkmann B., Nguyễn Q.T, Hohoff C .(2002).
“Allele frequency date for 16 STR loci in the Vietnamese
population”, International Journal of legal Medicine 2002,
p.246-248.
14. Tereba A.(1999). “Tools for Analysis of Population
Statistics”, Profiles in DNA, GenePrint, Promega
Corporation, p.14-16.