Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ

Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu và hoàn chỉnh nhất của nền văn hoá nhân dân. Nó vốn là công cụ để biểu hiện để tích luỹ và mở rộng các khái niệm, tư duy nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức con người, ho nên ngôn ngữ phục vụ cho những mục đích bình thường hàng ngày và cho cả những mục đích cao cả của cuộc sống. Ngôn ngữ là thực thể trực tiếp cùa tư duy. Với trẻ em ngôn ngữ có vai trò quan trọng. Trẻ em tiếp thu những khái niệm cơ bản đầu tiên và cụ thể là từ những vật chất xung quanh thông qua sự phân tích của mình. Từ ngữ sẽ giúp các em củng cố những khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ chính vì vai trò quan trọng của ngôn ngữ với trẻ như vậy, nên giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em òn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển về tư duy là sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến đổi ngôn ngữ, cụ thể là sự thay đổi vốn từ vựng qua các giai đoạn trưởng thành của trẻ.

doc40 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu và hoàn chỉnh nhất của nền văn hoá nhân dân. Nó vốn là công cụ để biểu hiện để tích luỹ và mở rộng các khái niệm, tư duy nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức con người, ho nên ngôn ngữ phục vụ cho những mục đích bình thường hàng ngày và cho cả những mục đích cao cả của cuộc sống. Ngôn ngữ là thực thể trực tiếp cùa tư duy. Với trẻ em ngôn ngữ có vai trò quan trọng. Trẻ em tiếp thu những khái niệm cơ bản đầu tiên và cụ thể là từ những vật chất xung quanh thông qua sự phân tích của mình. Từ ngữ sẽ giúp các em củng cố những khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ chính vì vai trò quan trọng của ngôn ngữ với trẻ như vậy, nên giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em òn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển về tư duy là sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến đổi ngôn ngữ, cụ thể là sự thay đổi vốn từ vựng qua các giai đoạn trưởng thành của trẻ. Một trong những lí do khiến chúng tôi lựa chọn khi Phạm Hổ làm phạm vi nghiên cứu bởi lẽ ông là một trong số không nhiều những cây bút xuất sắc trong lĩnh vực thơ Việt cho thiếu nhi. Trên cơ sở khảo sát thơ Phạm Hổ, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của thơ Phạm Hổ (cụ thể là số lượng từ vựng trong thơ viết cho thiếu nhi của ông) dối với quá trình phát triển tư duy nhận thức và làm giàu. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm Hổ không chỉ viết thơ mà tài năng của ông còn được thể hiện bộc lộ trong nhiều thể loại khác như truyện ngắn, thơ dành cho người lớn... Song xuất phát từ mục đích của đề tài này, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi tìm hiểu qua 9 tập thơ viết cho thiếu nhi của ông được trích trong “ Tuyển tập thơ Phạm Hổ ”. Với 140 bài thơ đã bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong 140 bài thơ của ông. Từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Hổ xét trên phương diện từ vựng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp miêu tả. Từ các phương pháp trên, chúng tôi đã chỉ rõ nét riêng trong cách sử dụng từ ngữ của Phạm Hổ và ảnh hưởng của chúng đến con trẻ như thế nào. 4. Bố cục của báo cáo Phần I: Những tiền đề lý luận liên quan đến báo cáo. Phần II. Bước đầu khảo sát ngôn ngữ thơ Phạm Hổ. PHẦN I NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Lý luận chung về thơ và tác động của thơ đối với con người 1.1. Định nghĩa và đặc trưng thơ Văn xuôi, truyện ngắn, thơ đều là những thể loại khá quen thuộc với đời sống tinh thần của con người, nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi thể loại mang đến cho người đọc những xúc cảm riêng. Trong văn xuôi, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những kết cấu biền ngẫu, phức tạp, thậm chí là tính khuôn mẫu như quy định của thơ văn truyền thống. Chính những điều này đã làm hạn chế khả năng biểu đạt, bộc lộ cảm xúc của người viết. Trái ngược với văn xuôi, thơ ca giống như một thế giới mở cả về nội dung và hình thức. Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của nhân loại từ bao thể kỉ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con người. Yêu thơ và coi thơ như người bạn tri kỷ của mình, người ta đã tìm cho thơ nhiều cách lí giải định nghĩa. Có người cho rằng “Thơ là lửa”, “ Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Banzăc). Tố Hữu quan niệm: “ Thơ biểu hiện tinh chất cuộc sống”, “Thơ là tiếng nói tri âm”, “ Thơ là chuyện đồng điệu”. Thơ gắn liền với cuộc đời, là sợi dây tình cảm ràng buộc mọi người. Đến với thơ chúng ta có thể bắt gặp nhiều thể loại, hình thức khác nhau: thơ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, thậm chí là những bài thơ có sự kết hợp của nhiều thể thơ khác nhau. Chính sự phóng khóang trong hình thức như vậy đã làm cho thơ có khả năng xóa bỏ những hạn chế vẫn thường tồn tại trong văn xuôi. Ngôn ngữ thơ không dày đặc như ngôn ngữ văn xuôi, mà chia cắt ra thành các phần ngắn hay dài âm luật. Sự đa dạng về thể loại, hình thức thơ đã dẫn đến sự đa dạng về nhịp điệu. Nhịp điệu là sự nối tiếp của các tiếng sắp xếp thành từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời gian. Trong bài hát thơ làm thành nội dung của âm nhạc, rồi thơ tách ra dần. Thơ kể cho ta nghe một câu chuyện có sự cô đọng nội tại của riêng nó và độc lập với hình thức nhịp điệu. Nhịp điệu ấy trước hết được tạo nên bởi cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần theo chủ ý của người sáng tác. Nhưng điều quan trọng hơn là từ nhịp điệu thơ người ta hiểu được nhịp điệu của cảm xúc của người sáng tác, ứng với một nhịp điệu là một cung bậc khác nhau trong thế giới xúc cảm phong phú của con người. Khác với văn xuôi, để thể hiện một ý tưởng nào đó, nhà văn có thể thể hiện nó trong một đoạn văn ngắn hoặc cũng có thể giấu nó trong một bài trường ca. Nhưng trong thơ, tính hàm súc cô dọng lại được đặt lên hàng đầu. “Phép làm thơ thật khó lắm thay! Thơ luật chỉ có 56 chữ, thơ tuyệt cú chỉ có 28 chữ, mà đủ cả mọi thể cách. Muốn thơ cổ kính thanh đạm thì lại gần với thô, muốn đẹp đẽ thì lại gần với lòe loẹt, hào phóng thì dễ tới chỗ buông thả, thật thà thì dễ tới chỗ quê mùa. Cho nên lời ý giản dị, mạch lạc, đầy đủ, thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, cao siêu mà vẫn có giọng ôn hòa.” [7; ]. Muốn thể hiện một thông điệp trọn vẹn trong một giới hạn về dung lượng như vậy, người nghệ sỹ cần thể hiện sự tinh tế của mình trong việc tìm tứ thơ và sử dụng từ ngữ. Từ ngữ trong thơ chứa đựng tiếng vang cảm giác của các chữ trong sự kết hợp của chúng. Tố Hữu đã từng chỉ rõ rằng: “ Chữ nghĩa không chỉ là chữ a chữ b, mà cả cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả khoảng cách giữa những chữ, những dòng.” Chính tiếng vang trong mỗi chữ, mỗi dòng ấy sẽ vang lên đồng diệu với tiếng vang của nhịp xúc cảm thể hiện qua mỗi bài thơ. 1.2. Tác động của thơ đối với con người Thơ hướng con người ta đến với cái đẹp, chia sẻ những đau khổ cũng như hạnh phúc mà con người gặp phải. Trải qua thời gian, thơ đã và sẽ còn tồn tại mãi cho đến khi con người vẫn còn yêu thơ, cần thơ và tìm đến thơ như một sự giải phóng những nỗi niềm hay ước mơ và khát vọng. Thơ không chỉ tồn tại và cần cho thế giới của người lớn, thơ cũng rất cần thiết cho các em thiếu nhi. Các em yêu thơ bởi lẽ thơ dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ. Thơ mang đến cho các em bao điều mới lạ, cung cấp cho các em những hiểu biết và nhận thức về thế giới xung quanh. Chức năng của thơ là hướng con người đến với chân, thiện, mĩ và chức năng ấy cũng áp dụng với thơ viết cho thiếu nhi. Thơ không chỉ làm phong phú vốn hiểu biết cho các em, mà còn hướng tâm hồn các em đến với cái đẹp, cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp của nghệ thuật. Chính tính chất giàu nhạc điệu của thơ, có lúc như một điệu hát, có lúc lại như một bài đồng dao hay một bài vè đã làm cho trẻ em yêu thơ. Nếu như đi tìm một định nghĩa chức năng để có thể khái quát được tất cả các đặc điểm của thơ thì có lẽ sẽ không thể có được một định nghĩa đầy đủ. Nhưng nếu để tâm hồn mình lắng lại, thấm trong từng câu chữ thì ta có thể hiểu được những giá trị mà thơ mang lại, những giá trị thẩm mĩ đã góp phần nâng đỡ và làm đẹp thêm tâm hồn mỗi người. 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em "Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em còn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ"[6,7]. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ thơ ấu, ngữ ngôn là một cái gì đó không thể tách rời khỏi con người và con người chiếm lĩnh nó thông qua thế giới vật thể. Trẻ con chưa thể phân biệt từ ngữ và vật thể, đối với chúng, từ ngữ trùng với vật thể. Ngữ ngôn phát triển bằng con đường trực quan và cụ thể. Muốn cho trẻ em học tên gọi các vật thể thì cần phải bày tất cả các vật thể ấy ra trước mặt. Từ ngữ và vật thể phải đi vào trí não con người cùng một lúc, tuy nhiên vị trí then chốt vẫn là vật thể vì nó là đối tượng của nhận thức và ngữ ngôn. Tách khỏi thế giới vật thể, ngôn ngữ không thể phát triển được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của trẻ một khi ngôn ngữ của chúng phát triển chậm trễ thì sự tiếp cận của chúng đối với thế giới xung quanh cũng không thể toàn diện được. Trẻ em tiếp thu những khái niệm cơ bản đầu tiên và cụ thể từ môi trường vật chất chung quanh thông qua sự phân tích của mình. Từ ngữ sẽ giúp cho trẻ củng cố những khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em liên hệ chặt chẽ với sự phát triển cảm giác của chúng. Vì thế, để cho ngôn ngữ của trẻ em - thứ ngôn ngữ phản ánh một cách rõ ràng và minh bạch thế giới vật thể xung quanh, đem lại cho các em hiểu biết tích cực, được phát triển đúng đắn, thì các em cần phải được sinh hoạt trong một môi trường của vật thể, các em phải được giáo dục ngôn ngữ ngay từ những ngày đầu để có thể có được tiếng nói chuẩn và vốn từ ngữ phong phú. chính kết quả quan sát hiện thực cuộc sống trong quá trình chơi và lao động sẽ được phản ánh trong các từ ngữ. 2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các thời kỳ Cùng với sự phát triển về mặt sinh lí của cơ thể, tư duy, ngôn ngữ trẻ em cũng phát triển và có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi chỉ để cập đến sự phát triển lời nói, vốn từ của các em từ khi biết nói cho đến bậc tiểu học. Ngay từ khi trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi trẻ đã xuất hiện nhu cầu phát triển tiếng nói. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ chẳng những vui mừng khi được tiếp chuyện với người lớn, mà chúng cũng đã bắt đầu hiểu được một vài chữ và thực hiện theo. Trong giai đoạn trẻ 1 tuổi, thông qua việc tập nói, bắt chước âm thanh và hiểu lời nói, sẽ hình thành những từ ngữ có nghĩa đầu tiên. Đến khi được 1 tuổi, trẻ đã có thể nói được từ 7 đến 10 từ. Bắt đầu từ thời kỳ này trở đi, việc phát triển chăm lo, bồi dưỡng ngôn từ cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Vì trong giai đoạn này những từ trẻ học được sẽ là vốn từ cơ bản cho việc hình thành lời nói của trẻ, tác động nhận thức của chúng. Nếu như trong thời kỳ 1 tuổi, phần lớn trẻ chỉ có thể phát âm được những từ đơn giản (những từ mà khi phát âm không có sự thay đổi về ngữ điệu), thì sang đến thời kỳ 2 tuổi, vốn từ của các em được tăng lên đáng kể. Vì lúc này các em có thể phát âm được những từ có biến đổi thanh điệu, dù rằng sự phát âm các từ khi có thanh điệu đi kèm của trẻ chưa hoàn toàn chính xác. Những từ ngữ mà trẻ học được đó là do chúng tiếp nhận và bắt chước trong quá trình trong lúc người lớn trò chuyện với trẻ. Quan sát trẻ cho thấy khả năng bắt chước những từ đơn giản hóa và sau đó là bắt chước những từ phát âm đúng của người lớn, phản ánh thời kỳ tích lũy vốn từ và là cơ sở cho việc hình thành vốn từ. Vào lúc này, vốn từ của trẻ chưa nhiều, nhưng chính trong những lúc vui chơi, những lúc học tập hấp dẫn, khi quan sát sự vật, xem tranh ảnh nhiều từ ngữ có thể được bật ra “bất chợt”. Trong thời kỳ này nên đọc cho trẻ nghe những bài thơ hoặc dạy cho trẻ những bài hát đơn giản, dễ thuộc dễ nhớ với lượng từ vừa phải, phù hợp với nhận thức của chúng. Bởi lẽ, mục đích của việc dạy từ ngữ cho trẻ qua các bài thơ, bái hát là nhằm tăng vốn từ chứ không phải là tăng lượng thông tin tiếp nhận đối với nhận thức của trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ rất hay nói. Trẻ nói trong tất cả các tình huống, minh họa trò chơi bằng lời. Hơn nữa vốn từ ngữ của trẻ trong thời kỳ này không chỉ bó hẹp trong phạm vi những danh từ gọi tên, định danh sự vật cụ thể, mà nó đã bước đầu biểu lộ sắc thái tình cảm của trẻ. Điều này có nghĩa là từ lứa tuổi này trở đi vốn từ của trẻ sẽ trở nên phong phú hơn với nhiều từ loại hơn. Cũng trong thời gian này (bắt đầu từ 3 tuổi trở lên), người lớn cần chú ý uốn nắn cách phát âm của trẻ nhất là khi phát âm những từ ngữ có thanh điệu kho như thanh ngã, thanh sắc, đặc biệt là rèn luyện cho trẻ các kĩ năng biết phân biệt các âm nghe giống nhau. Khi trẻ đến tuổi tới trường, lúc này vốn từ của trẻ được nâng lên rõ rệt nhờ vào một chương trình đào tạo chính quy. Có những từ ngữ trẻ không hiểu đòi hỏi người lớn phải giải thích rõ ràng, rành mạch . Hơn nữa dù vốn từ của trẻ đã tăng lên so với thời kỳ trước nhưng vẫn đòi hỏi các văn bản (ví dụ như thơ, truyện) trình bày rõ ràng, từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với sinh hoạt để vừa giúp trẻ hiểu vừa có thể mở rộng vốn từ của trẻ theo hướng tích cực. 2.3. Vai trò của thơ ca đối với nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ Trẻ em rất yêu thơ, thích thơ và đọc thơ. Ngay từ khi biết nhận thức, các em đã sớm quan tâm đến thế giới âm thanh có phản ứng nhạy bén với nó và có một sự cảm thụ kỳ lạ đối với việc tiếp thu nhịp điệu. Các em tiếp thu các quy luật về nhịp điệu nhanh và nhẹ nhàng hơn là thế giới của hình thức và màu sắc. Chính vì thế mà những bài thơ có thể gây cho các em ấn tượng sâu sắc. Một bài thơ hay chính là một bản nhạc. Các em bé nhất cũng đã có thể lĩnh hội được nhịp điệu của nó, đã có khả năng cảm thấy thích thú với âm điệu của câu thơ, với cái đẹp của sự hài hoà trong thơ. Những sự tiếp thu bằng âm thanh kiểu ấy, đối lúc đi kèm theo sự tiếp nhận cả nội dung có một ý nghĩa rất rộng lớn trong sự phát triển khiếu thẩm mỹ và ngôn ngữ trẻ em. Đứa bé càng nhỏ tuổi chừng nào thì nhịp điệu câu thơ càng phải rõ nét chừng ấy, hình ảnh nghệ thuật của thơ phải đơn giản chừng ấy. Điều ấy đòi hỏi người nghệ sĩ khi muốn những bài thơ của mình đến được với các em thì cần phải hiểu được tâm lí và đặc điểm đời sống cũng như nhu cầu nhận thức của các em để có những sáng tác phù hợp. Xét trên bình diện ngôn ngữ học, thơ ca có những tác động tích cực đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Mỗi một đoạn thơ học thuộc lòng là một vốn từ rất lớn sẽ làm giàu và phát triển ngôn ngữ các em. Bất cứ một tác phẩm thơ ca nào đó viết cho các em cần phải đáp ứng được các yêu cầu: sự giản đơn và khúc chiết của nhịp điệu, câu thơ và bài thơ phải ngắn, hình ảnh trong thơ phải giản đơn và gần gũi với các em, không có những đoạn mô tả và hư cấu có trình độ cao. Mỗi bài thơ đều có cách tiếp cận riêng ở nhiều khía cạnh nhưng các em không nhất thiết với hiểu tất cả những khía cạnh của bài thơ. Việc yêu cầu các em hiểu được tất cả các khía cạnh và chi tiết cũng như nội dung của tác phẩm chỉ đúng với văn xuôi vì nhiệm vụ của nó là truyền đạt cho các em những sự việc cụ thể. Nhưng điều đó không đúng với các tác phẩm thơ ca. Trong thơ ca, các em chỉ cần hiểu cái chung nhất, cái chính nhất, phần còn lại có thể đi qua ý thức của các em mà thôi. Trong một bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh các em không hiểu được hết, điều đó là dĩ nhiên vì nhận thức của các em còn nhiều hạn chế và cho các em tiếp cận thơ chính là để mở rộng vốn từ ngữ của các em. Thơ ca rất cần cho các em. Vì vậy, ngôn ngữ thơ ca vừa để khắc phục những nhược điểm trong ngôn ngữ các em và làm phong phú thêm ngôn ngữ cho các em theo chiều hướng tích cực. 3. Lý luận về từ vựng 3.1. Quan điểm về từ Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất tồn tại hiển nhiên, sẵn có của từ mà ngôn ngữ loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Xét ở một khía cạnh nào đó các định nghĩa này đều có phần đúng, nhưng không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong các ngôn ngữ và ngay cả trong bản thân một ngôn ngữ. Nói cách khác, những định nghĩa về từ hiện nay đúng nhưng chưa đủ. Xuất phát từ sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong bản thân một ngôn ngữ nào đó, cho nên các nhà ngôn ngữ học không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả từ. Cho đến nay, đã có hơn 300 cách định nghĩa về từ. F. De. Saussure đã viết: “Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”. “Các từ là những ký hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường” (K. Buhker). “Từ không phải đơn giản có tính số học của vật chất âm thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính của vật chất âm thanh và ý nghĩa” (W. Schmidt). Tất cả các định nghĩa trên đây đều không bao quát được những đặc điểm cơ bản của từ, chúng chỉ có thể dùng làm những luận điểm xuất phát khi nghiên cứu và miêu tả từ. Các nhà Việt ngữ đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về từ và cách nhận diện từ trong tiếng Việt ví dụ như: “Từ là đơn vị nhỏ nhất, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chúc năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu”. [1,142] “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”. [2,61] “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [4;16] “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”. [3;69] Các nhà Việt ngữ học đã xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu, những khía cạnh khác nhau của từ để đưa ra định nghĩa, quan điểm về từ của riêng họ. Từ các định nghĩa trên, có thể rút ra một đặc điểm chung của từ tiếng Việt là một đơn vị có tính chất hai mặt: mặt hình thức và mặt nội dung. Từ tiếng Việt là một đơn vị ngôn ngữ có hình thức ngữ âm, nội dung, ngữ nghĩa ổn định (tính định danh của từ) và hoạt động độc lập trong lời nói (tức là khả năng tách biệt khỏi những từ bên cạnh). Từ là một đơn vị thực tế mà người nói có thể cảm nhận được. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chọn một khái niệm về từ để làm việc như sau: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”. [3;69] Tóm lại, từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói chung. 3.2. Từ đơn Căn cứ vào cấu tạo từ, từ tiếng Việt được chia ra thành các kiểu từ, bao gồm: từ đơn, từ ngẫu hợp, từ ghép, từ láy. Khi gọi là “từ đơn”, “từ ghép”, hay “từ láy”, điều này có nghĩa là các nhà ngôn ngữ học đã căn cứ vào số lượng hình vị để phân loại. 3.3. Từ ghép Ngay trong cách định nghĩa về từ ghép cũng khá nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra: “Từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập”. [2;69] “Từ ghép là những từ được tạo nên do phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó, có quan hệ về nghĩa với nhau”. [1;145] “Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản.. Từ ghép, trái lại là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại. Từ ghép là một loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng nói chung và cao hơn từ đơn nói riêng một bậc”. [5;51] Các định nghĩa trên tuy khác nhau về tính diễn đạt song đều thể hiện một điểm chung, thống nhất: đó là cấu trúc phức tạp của từ ghép. Dựa vào mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, từ ghép tiếng Việt bao gồm: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Các thành tố cấu tạo trong từ ghép đều rõ nghĩa và khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau. Chẳng hạn các từ: ăn khác ăn ở, khác ăn nói, khác ở, khác nói. Nhưng cũng có trường hợp một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Ví dụ như các từ: chợ búa, bếp núc, đường sá, sầu muộn. Do quan hệ cú pháp đẳng lập chi phối, nên trong từ ghép đẳng lập, trật tự các yếu tố có thể thay đổi không cố định. Tuy nhiên sự thay đổi trật tự này cũng còn phụ thuộc và chịu sự chi phối của qui tắc từ , cho phép từ này có thể hoặc không thể thay đổi trật tự các yếu tố trong từ ghép.Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập so với ý nghĩa của các tiếng trong từ ghép có tính chất tập hợp, khái quát hơn. Chính ý nghĩa khái quát ấy là một trong những điểm làm cho từ ghép
Tài liệu liên quan