Mục tiêu: Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm khi có và không có PET-CT
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, được thực hiện trên 29 bệnh nhân
Lymphôm nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2010 đến tháng 12/2010.
Kết quả: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p=0,000) khi phân tích mối
tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. -Phân tích mối tương quan khi theo dõi
sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị (kết thúc hóa trị) khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p=0,82 và p=0,394.
Kết luận: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân tích mối tương quan khi đánh
giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. Điều này giúp khẳng định vai trò của PET-CT khi khảo sát vị
trí cơ quan tổn thương trước điều trị, từ đó giúp đánh giá chính xác giai đoạn bệnh. -Phân tích mối tương quan
khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, nên cần được khảo sát
thêm. Phân tích trên từng trường hợp cho thấy PET-CT cung cấp thông tin đánh giá bệnh toàn diện hơn và
đánh giá hoạt động chuyển hóa cho những tổn thương kích thước đã giảm hoặc bình thường, từ đó quyết định
mức độ hoạt động chuyển hóa cho những tế bào tồn lưu trong và sau điều trị.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu ứng dụng hình ảnh PET-CT với thuốc ¹⁸F-FDG trong đánh giá giai đoạn và theo dõi điều trị Lymphôm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 19
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH PET-CT VỚI THUỐC 18F-FDG
TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Trường Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm khi có và không có PET-CT
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, được thực hiện trên 29 bệnh nhân
Lymphôm nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2010 đến tháng 12/2010.
Kết quả: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p=0,000) khi phân tích mối
tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. -Phân tích mối tương quan khi theo dõi
sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị (kết thúc hóa trị) khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p=0,82 và p=0,394.
Kết luận: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân tích mối tương quan khi đánh
giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. Điều này giúp khẳng định vai trò của PET-CT khi khảo sát vị
trí cơ quan tổn thương trước điều trị, từ đó giúp đánh giá chính xác giai đoạn bệnh. -Phân tích mối tương quan
khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, nên cần được khảo sát
thêm. Phân tích trên từng trường hợp cho thấy PET-CT cung cấp thông tin đánh giá bệnh toàn diện hơn và
đánh giá hoạt động chuyển hóa cho những tổn thương kích thước đã giảm hoặc bình thường, từ đó quyết định
mức độ hoạt động chuyển hóa cho những tế bào tồn lưu trong và sau điều trị.
Từ khóa: Lymphôm, PET-CT, 18F-FDG.
ABSTRACT
APLICATION PET-CT WITH 18F-FDG TO ASSESS STAGE AND FOLLOW UP RESULT OF
TREATEMENT IN PATIENTS WITH LYMPHOMA AT CHO RAY HOSPITAL IN THE INITIAL STAGE
Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 19 - 25
Objective: to assess stage and follow up result of treatement in patients with Lymphoma with PET-CT or
not PET-CT.
Method: cross-sectional and analytical study, was carried out on 29 patients with Lymphoma at Cho Ray
hospital from March 2010 to December 2010.
Results: There was statistically significant difference between patients has PET-CT and not PET-CT when
we assess the stage of Lymphoma with p < 0.05 (p = 0,000). After follow up 2-3 cycles and 6-8 cycles (in the end of
treatement), we has found there was no statistically significant difference between patients has PET-CT and not
PET-CT in our study with p= 0.82 and p= 0.394.
Conclusion: PET-CT has important role when we assess the site of organ with lesion of Lymphoma, so that
PET-CT help assess the stage of Lymphoma exactly base on the degree of metabolism of 18F-FDG.
* Giám Đốc BV. Chợ Rẫy;
Tác giả liên lạc: Nguyễn Trường Sơn ĐT: 38554137 Email: truongson@choray.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 20
Key words: Lymphoma, PET-CT, 18F-FDG.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lymphôm bao gồm Lymphôm Hodgkin và
Lymphôm Không-Hodgkin (LKH) là bệnh lý ác
tính của tổ chức lympho thường gặp trên lâm
sàng. Tần suất bệnh: 2/100 người, tỉ lệ nam/nữ:
1,8(2,7). Tiên lượng bệnh và sự thành công trong
điều trị phụ thuộc vào việc chẩn đoán bệnh
chính xác, đánh giá đúng giai đoạn và kết quả
mô học là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc
chẩn đoán và theo dõi bệnh đôi khi gặp nhiều
khó khăn vì các triệu chứng của bệnh không
phải lúc nào cũng rõ ràng. Trước đây, việc đánh
giá giai đoạn bệnh dựa trên thăm khám lâm
sàng theo phân loại Ann Arbor và các phương
tiện chẩn đoán hình ảnh truyền thống như:
chụp Xquang ngực, siêu âm bụng, CT-scan,
MRI(10,16)
Hiện nay, ngày càng có nhiều phương tiện
chẩn đoán hình ảnh tiên tiến được ứng dụng
nhằm giúp ích cho việc chẩn đoán và theo dõi
điều trị Lymphôm trong đó ghi hình PET
(Positron emission tomography) với thuốc
phóng xạ 18F-FDG (Fluorine-18
Fluorodeoxyglucose) (gọi tắt là FDG PET) là
phương tiện hỗ trợ đắc lực nhờ khả năng phát
hiện các tổn thương ác tính trong khắp cơ thể
cũng như các tế bào ác tính tồn lưu sau điều trị
và giúp lập kế hoạch xạ trị chính xác hơn(14).
FDG PET là một kỹ thuật đầy tiềm năng
trong việc ghi nhận hình chuyển hóa glucose
của các tổn thương. Do các tế bào ung thư, đặc
biệt Lymphôm thường biểu hiện tăng hoạt động
chuyển hóa glucose nên sẽ hấp thu thuốc phóng
xạ 18F-FDG (FDG) – đây là một chất tương tự
glucose được đánh dấu đồng vị phóng xạ 18F.
Khi ghi hình PET, máy sẽ phát hiện các tổn
thương ung thư tăng hoạt động chuyển hóa, do
vậy PET có thể phân biệt được mô lành và mô
ung thư. PET đem lại hiệu quả rất lớn trong
những thường hợp mà CT-scan chưa có câu trả
lời thỏa đáng cho những tổn thương(2,7,17).
Ngày nay, hầu hết kỹ thuật PET được thực
hiện trên những thiết bị kết hợp hình ảnh
chuyển hóa của PET và hình ảnh giải phẫu CT
là PET-CT. Hệ thống PET-CT (Positron emission
tomography - Computed tomography) sẽ cung
cấp những thông tin chuyển hóa của PET và
thông tin giải phẫu của CT trong cùng một lần
ghi hình nên rất tiện lợi và giúp chẩn đoán
chính xác hơn khi thực hiện 2 kỹ thuật này một
cách riêng rẽ(14).
Đã có nhiều tài liệu nước ngoài nghiên cứu
vai trò của FDG PET trong việc đánh giá giai
đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm.
Đây là một ứng dụng rất mới trong lĩnh vực ung
thư. Hiện tại trong nước chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài “Ứng dụng hình ảnh PET-CT
với thuốc FDG (FDG PET-CT) trong đánh giá
giai đoạn và theo dõi điều trị Lymphôm tại bệnh
viện Chợ Rẫy.”
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Vai trò của FDG PET trong việc đánh giá
giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của
Lymphôm.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng
điều trị của Lymphôm khi có và không có
FDG PET .
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân Lymphôm: tuổi, giới, vị trí tổn thương (tại
hạch và cơ quan ngoài hạch), giai đoạn.
Khảo sát các đặc điểm tế bào học của bệnh
nhân Lymphôm không Hodgkin: tế bào B, tế
bào T và Lymphôm Hodgkin: typ 1, typ 2...
Khảo sát tỉ lệ các phác đồ điều trị: CHOP, R-
CHOP, ESHAP, RICE, ABVD...
Phân loại các giai đoạn bệnh khi có và
không có FDG PET.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 21
Đánh giá đáp ứng điều trị sau 3 chu kỳ điều
trị (hóa trị), khi kết thúc điều trị (sau 6 hoặc 8
chu kỳ hóa trị) khi có và không có FDG PET.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu:
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Lymphôm
lần đầu tiên hay tái phát dựa vào triệu chứng
lâm sàng và kết quả xét nghiệm giải phẩu bệnh,
kết quả hóa mô miễn dịch nhập Bệnh viện Chợ
Rẫy tham gia điều trị theo các phác đồ chuẩn
của khoa Huyết học.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định
Lymphôm dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết
quả xét nghiệm giải phẩu bệnh, hóa mô miễn
dịch đồng ý tham gia điều trị (hóa trị + xạ trị).
- Bệnh nhân đồng ý chụp FDG PET.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những bệnh
nhân không đồng ý tham gia điều trị.
- Loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những bệnh
nhân không đồng ý chụp FDG PET hay chống
chỉ định chụp PDG PET.
Phương pháp chọn mẫ
Chọn mẫu theo phương pháp liên tiếp từ
tháng 03/2010 đến tháng 12/2010.
Xử lý dữ liệu
Dữ kiện thu thập xong sẽ được kiểm tra tính
hoàn tất và phù hợp. Sau đó nhập vào máy tính,
sử dụng phần mềm SPSS 16 for Windows để xử
lý với phân tích đơn biến và dùng phép kiểm
Chi bình phương (có hiệu chỉnh Fisher) khảo sát
mối tương quan giữa các biến số.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Các đặc điểm Lymphôm
Nghiên cứu của chúng tôi có 29 bệnh nhân,
trong đó có 7 bệnh nhân Hodgkin và 22 bệnh
nhân Lymphôm không Hodgkin.
Giới
Giới Tần suất Tỉ lệ (%)
Nam 15 51,7
Nữ 14 48,3
Tổng cộng 29 100
Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi
tương tự như y văn(10,16)
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất: 15
Tuổi lớn nhất: 69
Tuổi trung bình: 41,3 ± 17,4
Tuổi trung vị: 42
Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi
tương tự như y văn(10,16)
Nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tần suất Tỉ lệ (%)
< 60 tuổi 25 (7/Hodgkin) 86,2 (100/Hodgkin)
≥ 60 tuổi 4 13,8
Tổng cộng 29 100
Nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi
trẻ hơn so với y văn(10,16)
Đặc điểm mô học
Đặc điểm mô học Tần suất Tỉ lệ (%)
Tế bào B 17 58,6
Tế bào T 2 6,9
Hodgkin type 2 4 13,8
Hodgkin type 3 2 6,9
Hodgkin type 4 1 3,4
Không xác định 1 3,4
Tế bào B+T 1 3,4
Tế bào không B, không T 1 3,4
Tổng cộng 29 100
Đặc điểm mô học trong nghiên cứu của
chúng tôi với tỉ lệ tế bào B chiếm đa số là tương
tự như y văn(10,16), tuy nhiên chúng tôi không ghi
nhận Lymphôm dạng nang trong nghiên cứu có
lẽ do sự khác nhau về đặc điểm nhân chủng học
của người châu Á so với người phương Tây.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 22
Vị trí các cơ quan tổn thương
Hạch cổ
Hạch cồ Tần suất Tỉ lệ (%)
Có 12 (5/Hodgkin) 41,4 (71,4%/Hodgkin)
Không 17 58,6
Tổng cộng 29 100
Hạch nách
Hạch nách Tần suất Tỉ lệ (%)
Có 7 24,1
Không 22 75,9
Tổng cộng 29 100
Hạch bẹn
Hạch bẹn Tần suất Tỉ lệ (%)
Có 25 86,2
Không 4 13,8
Tổng cộng 29 100
Hạch trung thất
Hạch trung thất Tần suất Tỉ lệ (%)
Có 16 (7/Hodgkin) 55,2 (100/Hodgkin)
Không 13 44,8
Tổng cộng 29 100
Hạch ổ bụng
Hạch ổ bụng Tần suất Tỉ lệ (%)
Có 14 48,3
Không 15 51,7
Tổng cộng 29 100
Chúng tôi ghi nhận hạch ngoại biên chiếm tỉ
lệ khá cao trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu,
kết quả này cũng phù hợp với y văn(10,16). Hạch
trung thất cũng chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là
Hodgkin.
Các cơ quan tổn thương ngoài hạch
Cơ quan tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Lách 4 13,8
Dạ dày 4 13,8
Não 1 3,4
Ngoài màng tủy 2 6,9
Xương 5 17,2
Đại tràng 1 3,4
Màng phổi 5 17,2
Màng tim 1 3,4
Màng bụng 1 3,4
Gan 3 10,3
Tuyến yên 1 3,4
Vòm hầu 3 10,3
Mô mềm 2 6,9
Cơ quan tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Hốc mắt 1 3,4
Xoang hàm 1 3,4
Chúng tôi ghi nhận các tổn thương
Lymphôm ngoài hạch chiếm tỉ lệ khá cao: dạ
dày, lách, xương với tỉ lệ khoảng 20%, tương tự
như y văn(10,16)
Phân chia giai đoạn
Giai đoạn Tần suất Tỉ lệ (%)
Giai đoạn 1 5 17,2
Giai đoạn 2 8 27,6
Giai đoạn 3 8 27,6
Giai đoạn 4 8 27,6
Tổng cộng 29 100
Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân Lymphôm ở
giai đoạn trễ chiếm tỉ lệ cao hơn, có thể do bệnh
nhân đến khám bệnh khi bệnh đã tiến triển.
Các phác đồ hóa trị
Phác đồ Tần suất Tỉ lệ
CHOP 4 13,8
RCHOP 12 41,4
ABVD 7 24,1
ESHAP 1 3,4
RICE 2 6,9
RCFOP 1 3,4
MTX liều cao 2 6,9
Tổng cộng 29 100
Tương ứng với kết quả mô học chủ yếu là tế
bào B nên phác đồ RCHOP chiếm tỉ lệ cao
(41,4%) trong nghiên cứu của chúng tôi.
Xạ trị
Xạ trị Tần suất Tỉ lệ
Có 5 17,2
Không 24 82,8
Tổng cộng 29 100
Có lẽ do bệnh nhân Lymphôm của chúng tôi
ở giai đoạn trễ chiếm tỉ lệ cao hơn nên tỉ lệ bệnh
nhân được xạ trị ít hơn so với hóa trị.
Mối tương quan khi đánh giá giai đoạn và
theo dõi điều trị khi có PET-CT và không
có PET-CT
Mối tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có
PET-CT và không có PET-CT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 23
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 16 bệnh
nhân được chụp PET-CT trước điều trị.
PET-CT Tần suất Tỉ lệ
Có 16 55,2
Không 13 44,8
Tổng cộng 29 100
So sánh phân lập giai đoạn Lymphôm cho
16 bệnh nhân trước khi dùng PET-CT và khi
dùng PET-CT như sau
Có PET-CT Tổng cộng
Không PET-CT GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4
GĐ1 3 0 0 0 3
GĐ2 0 3 1 0 4
GĐ3 0 0 4 1 5
GĐ4 0 0 0 4 4
Tổng cộng 3 3 5 5 16
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương
phân tích mối tương quan khi đánh giá giai
đoạn khi có PET và không có PET, chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0.05 (p=0.000). Tuy cỡ mẫu của chúng
tôi tương đối nhỏ (16 bệnh nhân) nhưng kết
quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự khác
nhau khi có PET và không có PET khi đánh
giá giai đoạn như các nghiên cứu(6,8,9). Hình
ảnh PET-CT cho thấy tăng giai đoạn hơn khi
so sánh với không dùng PET-CT.
Mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ
hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 5 bệnh
nhân được chụp PET-CT trước và sau 2-3 chu kỳ
hóa trị.
PET-CT sau 2-3 chu kỳ Tần suất Tỉ lệ
Có 5 17,2
Không 24 82,8
Tổng cộng 29 100
Có PET Không PET
Đáp ứng 1 phần Tiến triển
Tổng
cộng
Đáp ứng hoàn toàn 3 0 3
Đáp ứng 1 phần 1 0 1
Tiến triển 0 1 1
Tổng cộng 4 1 5
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương phân
tích mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ
hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT,
chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p=0.82. Kết luận này không
giống như các nghiên cứu(6,8,9). Sự khác nhau này
có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi trong nhóm
này khá nhỏ (5 bệnh nhân). Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy rằng có 4/5 bệnh nhân, đánh giá hiệu
quả sau 2-3 chu kỳ hóa trị, hình ảnh PET-CT cho
thấy kết quả bệnh đáp ứng 1 phần hoặc tiến
triển, trong khi nếu không dùng PET-CT thì kết
quả cho thấy bệnh đáp ứng hoàn toàn hoặc 1
phần. Điều này cho thấy PET-CT đánh giá chính
xác hơn tình trạng bệnh bởi vì PET-CT khảo sát
toàn thân bệnh nhân và đánh giá mức độ
chuyển hóa glucose tế bào ung thư, nên mặc dù
các hình ảnh khác cho thấy kích thước hạch đã
thu nhỏ về bình thường nhưng hoạt động
chuyển hóa vẫn còn hơn bình thường nên
không thể đánh giá là đáp ứng bình thường
được.
Mối tương quan khi theo dõi sau 6-8 chu kỳ
hóa trị khi có PET và không có PET
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 13 bệnh
nhân được chụp PET-CT sau 6-8 chu kỳ hóa trị.
PET Tần suất Tỉ lệ
Có 13 44,8
Không 16 55,2
Tổng cộng 29 100
So sánh đánh giá đáp ứng sau 6-8 chu kỳ
hóa trị cho 16 bệnh nhân trước khi dùng PET-CT
và khi dùng PET-CT như sau:
Có PET Không PET
Đáp ứng
hoàn toàn
Đáp ứng
1 phần
Không
thay đổi
Tiến
triển
Tổng
cộng
Đáp ứng
hoàn toàn
4 4 1 0 9
Đáp ứng 1
phần
1 2 0 1 4
Tổng cộng 5 6 1 1 13
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương phân
tích mối tương quan khi theo dõi sau 6-8 chu kỳ
hóa trị khi có PET và không có PET, chúng tôi
nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p=0.394. Kết luận này tương tự như
các tác giả(6,9). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy
rằng khi không dùng PET-CT, các hình ảnh khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 24
ước đoán kết quả hơi quá (over-estimate) kết
quả điều trị khi dựa trên kích thước tổn thương
đã thu nhỏ trong khi tổn thương vẫn còn hoạt
động chuyển hóa trên hình ảnh PET-CT.
Mối tương quan của vị trí tổn thương khi có
PET và không có PET
Tần suất Tỉ lệ
Có 15 51,7
Không 14 48,3
Tổng cộng 29 100
Với kết quả này, đặt ra cho chúng ta tầm
quan trọng về vai trò của PET trong khảo sát các
cơ quan tổn thương, với 51,7% trường hợp PET
ghi nhận số cơ quan tổn thương nhiều hơn so
với đánh giá trên lâm sàng và các phương tiện
chẩn đoán hình ảnh cổ điển. Do đó, PET giúp
chúng ta tránh bỏ sót các cơ quan tổn thương
hơn so với trước đây.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu 29 bệnh nhân Lymphôm
Hodgkin và Lymphôm không Hodgkin, chúng
tôi rút ra các kết luận như sau:
-Các đặc điểm về lâm sàng như: giới, độ
tuổi, vị trí các hạch và cơ quan tổn thương trong
nghiên cứu tương tự như y văn.
-Đặc điểm mô học trong nhóm nghiên cứu
chủ yếu là tế bào B, do đó tương ứng với phác
đồ điều trị phổ biến là RCHOP.
-Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0.05 (p=0.000) khi phân
tích mối tương quan khi đánh giá giai đoạn khi
có PET-CT và không có PET-CT. Điều này giúp
khẳng định vai trò của PET-CT khi khảo sát vị
trí cơ quan tổn thương trước điều trị, từ đó giúp
đánh giá chính xác giai đoạn bệnh.
-Phân tích mối tương quan khi theo dõi sau
2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị khi có PET-
CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
lần lượt p=0.82 và p=0.394. Tuy nhiên do cỡ mẫu
nghiên cứu còn hạn chế, nên cần được khảo sát
thêm. Phân tích trên từng trường hợp cho thấy
PET-CT cung cấp thông tin đánh giá bệnh toàn
diện hơn và đánh giá hoạt động chuyển hóa cho
những tổn thương kích thước đã giảm hoặc bình
thường, từ đó quyết định mức độ hoạt động
chuyển hóa cho những tế bào tồn lưu trong và
sau điều trị.
PET-CT là phương tiện chẩn đoán hình ảnh
hiện đại, tiên tiến và khá mới mẽ và có lẽ hữu
ích trong đánh giá giai đoạn và theo dõi điều trị,
khảo sát tế bào ác tính tồn lưu sau điều trị.
Trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành
thu thập thêm cỡ mẫu cho nghiên cứu này để có
đánh giá chính xác hơn về vai trò của PET-CT
trong bệnh Lymphôm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carr R, Barrington SF, Madan B, O'Doherty MJ, Saunders CA,
van der Walt J, Timothy AR (1998). Detection of lymphoma in
bone marrow by whole-body positron emission tomography.
Blood. May 1;91(9):3340-6.
2. Chang Gung (2005). Role of PET in Lymphoma. Med J. May
28(5) : 315-25 (pub med)
3. Cheson BD, Pfistner B, Juweid ME, Gascoyne RD, Specht L,
Horning SJ, Coiffier B, Fisher RI, Hagenbeek A, Zucca E, Rosen
ST, Stroobants S, Lister TA, Hoppe RT,Dreyling M, Tobinai K,
Vose JM, Connors JM, Federico M, Diehl V (2007). International
Harmonization Project on Lymphoma. Revised response criteria
for malignant lymphoma. J Clin Oncol. Feb 10;25(5):579-86.
4. Chiang SB, Rebenstock A, Guan L, Alavi A, Zhuang H (2003) .
Diffuse bone marrow involvement of Hodgkin lymphoma
mimics hematopoietic cytokine-mediated FDG uptake on FDG
PET imaging. Clin Nucl Med. Aug;28(8):674-6.
5. Fisher RI, Gaynor ER, Dahlberg S, Oken MM, Grogan TM, Mize
EM, Glick JH, Coltman CA Jr, Miller TP (1993). Comparison of a
standard regimen (CHOP) with three intensive chemotherapy
regimens for advanced non-Hodgkin's lymphoma. N Engl J
Med. Apr 8;328(14):1002-6.
6. Haioun C, Itti E, Rahmouni A, Brice P, Rain JD, Belhadj K,
Gaulard P, Garderet L, Lepage E, Reyes F, Meignan M (2005). F-
18 fluoro-2-deoxy-D-glucose positron emission tomography
(FDG-PET) in aggressive lymphoma: an early prognostic tool for
predicting patient outcome. Blood. Aug 15;106(4):1376-81. Epub
2005 Apr 28.
7. Indranil Malleck (2006). PET scan for Lymphoma. About.com
Guide.
8. Kostakoglu L, Coleman M, Leonard JP, Kuji I, Zoe H, Goldsmith
SJ (2002). PET predicts prognosis after 1 cycle of chemotherapy
in aggressive lymphoma and Hodgkin's disease. J Nucl Med.
Aug;43(8):1018-27.
9. MacManus MP, Seymour JF, Hicks RJ (2007). Overview of early
response assessment in lymphoma with FDG-PET. Cancer
Imaging. 7:10-8. Review.
10. Nguyễn Ngọc Minh (2007). Bài giảng huyết học và truyền máu
sau Đại học. Nhà xuất bản Y Học .
11. Richard T. Hoppe et al (2009). Non-Hodgkin's Lymphomas.
NCCN Clinical Practice Guideline in Oncology. Vol 3.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 25
12. Rini JN, Leonidas JC, Tomas MB, Palestro CJ (2003). 18F-FDG
PET versus CT for evaluating the spleen during initial staging of
lymphoma. J Nucl Med. Jul;44(7):1072-4.
13. Spaepen K, Stroobants S, Dupont P, Van Steenweghen