Các bước tiếp cận xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã

BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NHẤT 1. Hiểu được cộng đồng có những tiềm ẩn rất mạnh và rất thuận trong quá trình triển khai các hoạt động -> đây chính là chía khoà giúp cán bộ của ba trung tâm TEW/CIRD/CHESH mở dần được các bế tắc trong cách thức tiếp cận với cộng đồng; 2. Đồng thời, các cán bộ của các trung tâm TEW/CHESH/CIRD hiểu được chính bản thân mình để có thể tìm ra phương pháp và cách thức tiếp tục tự đào tạo và bồi dưỡng kinh nghiệm để có đủ năng lực cũng như tư chất đạo đức tiếp tục làm việc với cộng đồng.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bước tiếp cận xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢN ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HƯỚNG TỚI PHỤ NỮ DÂN TỘC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI NHÂN VĂN VÙNG CAO --- * TEW/CHESH/CIRD *--- CÁC BƯỚC TIẾP CẬN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN MIỀN NÚI CẤP LÀNG XÃ Hà nội, ngày 14 tháng 12 năm 2002. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 2 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NHẤT Nghiên cứu và học tập các ngôn ngữ, phong tục, tập quán, các kinh nghiệm địa phương và các giá trị đạo đức, tín ngưỡng của chính cộng đồng nơi mình đến làm việc. BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NHẤT 1. Hiểu được cộng đồng có những tiềm ẩn rất mạnh và rất thuận trong quá trình triển khai các hoạt động -> đây chính là chía khoà giúp cán bộ của ba trung tâm TEW/CIRD/CHESH mở dần được các bế tắc trong cách thức tiếp cận với cộng đồng; 2. Đồng thời, các cán bộ của các trung tâm TEW/CHESH/CIRD hiểu được chính bản thân mình để có thể tìm ra phương pháp và cách thức tiếp tục tự đào tạo và bồi dưỡng kinh nghiệm để có đủ năng lực cũng như tư chất đạo đức tiếp tục làm việc với cộng đồng. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 3 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ HAI Phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống lãnh đạo truyền thống và các chuẩn mực qui định đạo đức của cộng đồng và hệ thống lãnh đạo chính thống cũng như kinh nghiệm của chính quyền địa phương sở tại. BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ HAI 1. Phát huy tối đa sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền sở tại (chính thống) và những di sản sáng tạo của hệ thống truyền thống; 2. Tạo cơ hội để giảm sự tự ti và mặc cảm, tăng tính tự tin và hiểu biết lẫn nhau giữa hai hệ thống chính thống và truyền thống. Góp phần cải thiện tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm và tự ti của cộng đồng dân tộc thiểu số; 3. Động viên và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền sở tại (hệ thống chính thống) và cộng đồng dân tộc thiểu số (hệ thống truyền thống) trong quá trình triển khai các hoạt động xoá đói giảm nghèo; 4. Tôn trọng thực sự các giá trị văn hoá, tín ngưỡng và các phong tục tốt đẹp trong quá trình triển khai các hoạt động xoá đói giảm nghèo. 5. Phát huy tối đa dân chủ cơ sở tại cộng đồng dân tộc có các phong tục tập quán khác nhau, có các quan niệm về giá trị và những chuẩn mực đạo đức khác nhau -> góp phần duy trì sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 4 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ BA Tạo đủ cơ hội và môi trường để các dân tộc tiếp xúc, chia xẻ và học tập lẫn nhau, chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành các nhóm cùng chung sở thích BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ BA 1. Cộng đồng (các người dân nòng cốt, già làng, trưởng bản...) sẽ tự tin hơn sau khi được tiếp xúc, chia sẽ cùng nhau, tự xác định các khó khăn, tự tìm ra các giải pháp phù hợp để tự giải quyết các vấn đề của chính cộng đồng theo phong tục, văn hoá và các điều kiện sinh thái địa lý đặc thù riêng của từng cộng đồng. - Đến với cộng đồng, nên thật từ lòng. - Sống với cộng đồng, nên trong từ đôi mắt. - Bắt đầu từ cộng đồng, nên sạch từ tâm hồn. - Xây dựng từ những gì cộng đồng có, nên khôn trong lý trí - Lắng nghe từ cộng động, nên kỹ trong công việc. 2. Cộng đồng sẽ cung cấp cho chúng ta những nguồn vốn tri thức vô giá để tiếp tục khám phá trên chặng đường tiếp cận. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 5 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ TƯ Tạo đủ các điều kiện cần thiết để cộng đồng gặp gỡ đúng bạn, đúng chủ đề, đúng nơi cần gặp, đúng lúc (đúng thời cơ) để họ chia sẻ lẫn nhau, đúc rút kinh nghiệm và các bài học cho nhau cùng thực hiện. BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ TƯ 1. Cộng đồng tự xác định các giải pháp để tự giải quyết các nhu cầu ngày càng cao của chính họ; 2. Cộng đồng tự xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn phù hợp với từng điều kiện về kinh tế, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá, phong cách ứng xử phù hợp và các điều kiện thiên nhiên đặc thù của từng cộng đồng; 3. Các cộng đồng sẽ cùng nhau đóng góp những kinh nghiệm có giá trị trong công tác xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số cho các cấp lãnh đạo địa phương. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 6 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NĂM Tạo điều kiện hợp pháp và các cơ sở vật chất tối thiểu để cộng đồng tự xây dựng các mô hình điểm về xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NĂM 1. Động viên tối đa những kinh nghiệm tiềm ẩn và tri thức địa phương trong việc tự quyết các cách làm ăn riêng của từng hộ, từng nhóm hộ, từng cộng đồng, từng khu vực, tăng cường tính sáng tạo và sự tự tin của hộ, của nhóm hộ, của từng cộng đồng, từng khu vực trong phát triển, đặc biệt là trong cơ chế kinh tế thị trường; 2. Tạo được những mô hình dễ học tập, dễ áp dụng, nhìn được, tin được để các hộ trong cộng đồng, giữa các cộng đồng trong một vùng, giữa các vùng vận dụng và đúc rút kinh nghiệm; Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 7 Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 8 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ SÁU Tạo các điều kiện cơ bản và môi trường cần thiết để cộng đồng tự thẩm định, đánh giá chéo lẫn nhau BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ SÁU 1. Cộng đồng bắt đầu cởi mở tính sáng tạo, sự tự tin và lòng tự trọng thông qua các hội thảo đánh giá chéo lẫn nhau. Cộng đồng thể hiện ý thức tự bảo vệ các chính kiến, quan điểm và những chỉ số đánh giá của bạn. Tinh thần, ý thức dân tộc và lòng nhiệt huyết muốn được thể hiện bằng các chương trình hành động cụ thể; 2. Những sáng kiến, phát minh từ những trí tuệ và các đúc rút từ trong cộng đồng bắt đầu nở rộ; Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 9 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ BẢY Tạo ra những diễn đàn và các phương tiện cần thiết để cộng đồng tự chia sẽ và tự quyết định các các cách tiếp cận và mục tiêu phát triển ưu tiên của chính họ BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỰ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ BẢY 1. Cộng đồng thích làm việc cùng nhau để đưa ra các mô hình tự điều phối và đàm phán giữa các mối quan hệ về quyền sử dụng các dạng tài nguyên rừng, đất và nước đối với các Nông - Lâm trường Quốc doanh cũng như các tổ chức khác hiện đang cùng chung sống trên một vùng sinh thái với cộng đồng; 2. Cộng đồng thể hiện thực sự trách nhiệm và quyền lợi bảo vệ và phát triển tài nguyên thông qua việc cùng nhau thực hiện triệt để chính sách ưu tiên của chính phủ về sự công bằng trong quyền sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng, nước (qui mô hộ gia đình, nhóm họ, dòng họ, cộng đồng và vùng sinh thái); 3. Xuất hiện những kiến nghị thực tiễn lên các cấp thực hiện chính sách và chủ trương về quyền làm chủ tài nguyên dài hạn; 4. Nảy sinh nhu cầu muốn tự nâng cao năng lực giám sát quá trình thực hiện chính sách và bắt đầu thực sự muốn được trực tiếp thách thức với các cuộc chất vấn mở rộng trong cộng đồng, trong các diễn đàn; 5. Tự cộng đồng có nhu cầu tiếp cận trực tiếp với các cấp chính quyền và các nhà lập định chính sách; Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 10 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ TÁM Tạo môi trường và thể chế phù hợp để cộng đồng tự xây dựng các qui chế, qui tắc và các cách tiếp cận nhằm đạt được các mục tiêu phát triển do tự cộng đồng định hướng (cua nhung nam toi, can tiep tuc de cho luat phap chap nhan) BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ TÁM 1. Cộng đồng tự quyết định và tự tổ chức, quản lý việc thực hiện các nội dung xoá đói giảm nghèo và phát triển, tự kiểm tra và đánh giá các kết quả và tính ảnh hưởng của các nội dung xoá đói giảm nghèo và phát triển; 2. Cộng đồng bắt đầu thể hiện tính tự chủ, chủ động phân tích và chủ động kết luận việc chấp nhận hay không chấp nhận các tác động trực tiếp từ bên ngoài; 3. Nhu cầu giao lưu, trao đổi các mục tiêu kinh tế, các mối quan hệ xã hội, vị trí chính trị và những giá trị về văn hóa ngày càng thể hiện rõ; 4. Xuất hiện mong muốn được thành lập các hội, các tổ chức theo mục tiêu riêng; Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 11 Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 12 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ CHÍN Tạo các mối quan hệ phù hợp, phối kết hợp các mối quan hệ để cộng đồng tự xây dựng các chính sách vi mô mang tính thực tiễd đệ trình lên các cấp chính quyền bằng văn bản BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ CHÍN 1. Hạn chế tư tưởng quan liêu, cựa quyền và sách nhiễu của các cán bộ tại các cấp chính quyền (nếu có); 2. Phát huy thực sự dân chủ cơ sở và góp phần xây dựng các chính sách xoá đói giảm nghèo hợp lòng dân; các chương trình đầu tư xoá đói giảm nghèo thực hiện tại cộng đồng không bị thất thoát; ý Đảng đến trọn với lòng dân; 3. Góp phần duy trì các giá trị đạo đức, các chuẩn mực và ý thức tự vươn lên trong cộng đồng;