Mục tiêu: Các dạng thính lực đồ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 447 trường hợp VTGMT thủng nhĩ tại khoa Tai-Đầu Mặt Cổ bệnh viện
Tai Mũi Họng từ 01/09/2009 đến 30/6/2010.
Kết quả: VTGMT thủng nhĩ đơn thuần chiếm 90,6%, kèm gián đoạn chuỗi xương con chiếm 9,4%. Trong
VTGM thủng nhĩ đơn thuần: lỗ thủng ½ trước thính lực đồ giảm chủ yếu ở tần số thấp, lỗ thủng ½ sau giảm
chủ yếu ở tần số cao. Lỗ thủng ½ sau gây giảm thính lực nhiều hơn so với lỗ thủng ½ trước. Lỗ thủng gần hết
màng căng gây giảm thính lực nhiều hơn so với các vị trí còn lại, giảm sức nghe trung bình khí đạo 61,0 ± 3,7dB,
thính lực đồ thường là dạng phẳng. Trong VTGM thủng nhĩ kèm gián đoạn chuỗi xương con, thính lực khí đạo
giảm trung bình 62,8 ± 5,0dB, thính lực đồ thường là dạng phẳng.
Kết luận: Tùy theo vị trí lỗ thủng mà sức nghe giảm ở những tần số khác nhau, từ đó đánh giá chính xác
kết quả phục hồi sức nghe chính xác trên từng tần số hội thoại sau phẫu thuật tai giữa.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng thính lực đồ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 267
CÁC DẠNG THÍNH LỰC ĐỒ TRONG VIÊM TAI GIỮA MẠN
THỦNG NHĨ CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú *, Phạm Ngọc Chất **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Các dạng thính lực đồ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 447 trường hợp VTGMT thủng nhĩ tại khoa Tai-Đầu Mặt Cổ bệnh viện
Tai Mũi Họng từ 01/09/2009 đến 30/6/2010.
Kết quả: VTGMT thủng nhĩ đơn thuần chiếm 90,6%, kèm gián đoạn chuỗi xương con chiếm 9,4%. Trong
VTGM thủng nhĩ đơn thuần: lỗ thủng ½ trước thính lực đồ giảm chủ yếu ở tần số thấp, lỗ thủng ½ sau giảm
chủ yếu ở tần số cao. Lỗ thủng ½ sau gây giảm thính lực nhiều hơn so với lỗ thủng ½ trước. Lỗ thủng gần hết
màng căng gây giảm thính lực nhiều hơn so với các vị trí còn lại, giảm sức nghe trung bình khí đạo 61,0 ± 3,7dB,
thính lực đồ thường là dạng phẳng. Trong VTGM thủng nhĩ kèm gián đoạn chuỗi xương con, thính lực khí đạo
giảm trung bình 62,8 ± 5,0dB, thính lực đồ thường là dạng phẳng.
Kết luận: Tùy theo vị trí lỗ thủng mà sức nghe giảm ở những tần số khác nhau, từ đó đánh giá chính xác
kết quả phục hồi sức nghe chính xác trên từng tần số hội thoại sau phẫu thuật tai giữa.
Từ khóa: viêm tai giữa mạn, gián đoạn chuỗi xương con, thủng màng nhĩ, tần suất, cường độ, hình dạng
thính lực đồ, dẫn truyền xương trung bình.
ABSTRACT
CORRELATING THE SITE OF TYMPANIC MEMBRANE PERFORATION WITH AUDIOGRAM
SHAPE
Nguyen Cong Huyen Ton Nu Cam Tu, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 267- 273
Objective: To investigate the relationship between the location of perforation on tympanic membrane and
shape of the audiogram.
Methods: A cases series prospective study of 447 adult patients with perforated TM conducted in the ENT
Hospital between 01/09/2009 and 30/6/2010.
Results: 90,6% perforated chronic otitis media and 9,4% interrupted ossicular chain were studied. The
conductive hearing loss resulting from a tympanic membrane perforation is frequency-dependent, perforations in
posterior and anterior effected in turn high and low sound frequencies. Perforations in posterior versus anterior
quadrants showed higher in intensity. The average air conduction of marginal perforations decreased lowest, 61,0
± 3,7dB. Average air conduction were 62,8 ± 5,0dB in chronic otitis media with interrupted ossicular chain, the
shape of audiogram was flat.
Conclusion: The location of perforation on the tympanic membrane (TM) has effect on the magnitude and
frequency of hearing loss in chronic TM perforations, since then to elevate the recovery of hearing in patients after
middle ear surgery.
* Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú, ĐT: 0908476090 Email:
camtu_nguyen@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 268
Keywords: chronic otitis media, interrupted ossicular chain, tympanic membrane perforation, frequency,
intensity, audiogram shape, average air conduction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) thủng nhĩ
là bệnh lý còn gặp ở tất cả các nước trên thế giới;
phổ biến nhiều hơn ở các nước chậm hay đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đây là nguyên nhân chính gây giảm thính
lực mà hầu hết các nhà Tai học trên thế giới đều
thừa nhận. Việc chẩn đoán chính xác các tổn
thương trong VTGMT thủng nhĩ thông qua các
triệu chứng lâm sàng, nội soi, đặc biệt là kết hợp
với thính lực đồ, giúp tiên lượng trước phẫu
thuật về mức độ tổn thương và khả năng phục
hồi thính lực sau phẫu thuật là điều rất cần thiết
( 10) Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay chủ
yếu nghiên cứu trên sức nghe trung bình chung
của tất cả các tần số, thế nhưng những nghiên
cứu về sự rung động của màng nhĩ tương ứng
với các tần số khác nhau, tùy theo vị trí lỗ thủng
mà sức nghe giảm ở những tần số khác nhau,
cũng như đánh giá chính xác kết quả phục hồi
sức nghe sau phẫu thuật tai giữa thành công,
hiện nay còn nhiều tranh luận. Chúng tôi tiến
hành khảo sát các dạng thính lực đồ trong
VTGMT thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật chủ
yếu trong các trường hợp VTGM thủng nhĩ đơn
thuần có hay không kèm gián đoạn chuỗi xương
con.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt trường hợp (Case – series)
Đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian từ 01/09/2009 đến ngày
31/06/2010, các bệnh nhân được chọn trong mẫu
nghiên cứu với tiêu chuẩn: bệnh nhân >15 tuổi
được chẩn đoán sau phẫu thuật VTGMT thủng
nhĩ (không: cholesteatoma, túi lõm, sụp nhĩ, tiền
căn chấn thương tai, các bệnh lý tai ngoài, tai
trong gây giảm thính lực trước đó); có thính lực
đồ; đáp ứng các điều kiện phẫu thuật
Tiêu chuẩn đánh giá
Lỗ thủng màng nhĩ: Lấy rốn nhĩ và trục cán
búa, chia lỗ thủng màng nhĩ thành: lỗ thủng ½
trước; lỗ thủng ½ sau; lỗ thủng ½ dưới; lỗ thủng
trung tâm còn rìa; lỗ thủng gần hết màng căng.
Thu thập cường độ trên mọi tần số hội thoại
từ 250Hz đến 4000Hz ở cả đường khí đạo, cốt
đạo và tính khoảng khí cốt đạo tương ứng.
Tất cả các trường hợp VTGMT thủng nhĩ
đơn thuần hay có kết hợp gián đoạn chuỗi
xương con chẩn đoán xác định cuối cùng qua
kiểm chứng trên phẫu thuật.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01/09/2009 đến ngày
31/06/2010, có 447 bệnh nhân VTGMT thủng nhĩ
đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu
Đặc điểm chung
Trong tổng số 447 tai gồm 251 tai phải và
196 tai trái; nam 186 trường hợp chiếm 41,6%,
nữ 261 trường hợp chiếm 58,4; tuổi trung bình là
33,6 ± 2.51, nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 63.
Thủng nhĩ đơn thuần chiếm đa số các trường
hợp 90,6% (405/447), gián đoạn chuỗi xương con
chiếm 9,4% (42/447).
VTGMT thủng nhĩ đơn thuần: có 405
trường hợp thủng nhĩ đơn thuần.
Phân bố số trường hợp theo vị trí thủng
nhĩ: Thủng ở vị trí ½ trước chiếm nhiều nhất
41,0% (166/405), kế đến là lỗ thủng trung tâm
còn rìa 23,7% (96/405), lỗ thủng ½ dưới 21,0%
(85/405), gần hết màng căng 9,9% (40/405), ít
nhất lỗ thủng ½ sau (4,4%).
Sức nghe trung bình của từng nhóm
Lỗ thủng ½ trước: 166 trường hợp
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 45dB ở tần số 250 và
500Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo (PTA):
27,8 ± 4,8dB.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 269
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 7,9 ± 3,2
dB. Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 6,9 ± 2,7
dB.
Hình 1: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ trước
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 250Hz là 26,6 dB, nhỏ nhất ở
2000Hz (15,7dB) và 4000Hz (15,9dB).
Lỗ thủng ½ sau: 18 trường hợp
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 65dB ở tần số
4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo: 42,4 ±
3,4 dB.
Hình 2: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ sau
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng
nghe cao nhất ở tần số 4000Hz: 15,4 ± 1,2 dB.
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 10,1 ± 2,7 dB.
Khoảng khí – cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 500Hz là 35,4 dB, nhỏ nhất ở
1000Hz (30,1dB) và 2000Hz (30,6dB).
Lỗ thủng ½ dưới: 85 trường hợp
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 45dB ở tần số 250,
500 và 4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí
đạo: 32,0 ± 3,1 dB.
Hình 3: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ dưới
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng
nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 13,8 ± 4,3 dB.
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 12,3 ± 3,9 dB.
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 250Hz là 24,6 dB, nhỏ nhất ở
1000Hz (14,2dB).
Lỗ thủng trung tâm còn rìa: 96 trường hợp
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 60dB ở tần số 250.
Ngưỡng nghe trung bình khí đạo: 39,5 ± 3,8dB.
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng
nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 24,2 ± 3,5 dB.
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 19,5 ± 2,8 dB.
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 500Hz là 23,0 dB, nhỏ nhất ở 4000Hz
(14,9dB).
Lỗ thủng gần hết màng căng: 40 trường
hợp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 270
Hình 4: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng trung tâm
còn rìa
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 70dB ở tần số 250 và
4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo: 61,0 ±
3,7dB.
Hình 5: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng gần hết
màng căng
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng
nghe cao nhất ở tần số 4000Hz: 34,3 ± 4,4 dB.
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 30,0 ± 4,1 dB.
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 250Hz là 33,8dB, nhỏ nhất ở
1000Hz (27,0dB).
Chảy mủ tai ≥3 năm gây giảm ngưỡng nghe
trung bình khí đạo, cốt đạo nhiều hơn so với
chảy mủ tai <3 năm (Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p<0,05).
Lỗ thủng ½ sau giảm thính lực nhiều hơn so
với lỗ thủng ½ trước. Lỗ thủng gần hết màng
căng gây giảm thính lực nhiều hơn so với các vị
trí còn lại, khoảng khí cốt đạo tăng. (Sự khác bệt
có ý nghĩa thống kê, p<0,05)
VTGMT thủng nhĩ kèm gián đoạn chuỗi
xương con
42 trường hợp
Phân bố số trường hợp theo vị trí thủng
nhĩ: chủ yếu gặp trong lỗ thủng chiếm gần hết
màng căng 47,6% (20/42).
Sức nghe trung bình
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 75dB ở tần số 1000
và 4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo:
62,8 ± 5,0 dB.
Hình 6: Ngưỡng nghe khí đạo trong gián đoạn chuỗi
xương con
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng
nghe cao nhất ở tần số 4000Hz: 37,9 ± 4,7 dB.
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo (PTA): 33,9 ±
4,6 dB.
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở
tần số 2000Hz là 32,2 dB, nhỏ nhất ở
500Hz (24,8dB).
Chảy mủ tai ≥10 năm gây giảm sức nghe
(ngưỡng nghe trung bình khí đạo, cốt đạo)
nhiều hơn so với chảy mủ tai <10 năm (Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 271
BÀN LUẬN
VTGMT thủng nhĩ đơn thuần
Trong 405 trường hợp thủng nhĩ đơn thuần,
chủ yếu vị trí lỗ thủng tập trung ở nửa trước
(chiếm 41%). Một số tác giả ghi nhận lỗ thủng
nửa trước hay những lỗ thủng lớn sát khung
màng nhĩ thường gây hở mép trước từ đó ảnh
hưởng đến sức nghe sau phẫu thuật(9). Thế
nhưng vị trí lỗ thủng ảnh hưởng như thế nào
đến thính lực đồ trước mổ, cũng như ảnh hưởng
như thế nào đến kết quả sau mổ vẫn còn nhiều
tranh luận.
Đối với những lỗ thủng nhỏ hơn nửa diện
tích màng nhĩ, đặc biệt là lỗ thủng nửa trước,
giảm sức nghe chủ yếu ảnh hưởng lên tần số
thấp (250Hz, 500Hz). Đối với lỗ thủng nửa sau
màng nhĩ gây giảm sức nghe chủ yếu ở tần số
cao (2000Hz, 4000Hz). Lỗ thủng gần hết màng
căng ảnh hưởng đều lên mọi tần số hội thoại.
Khi bị tác động bởi sóng âm, màng nhĩ rung
động giống như màng vi âm, biến sóng âm
thành rung động cơ học. Biên độ dao động rất
nhỏ và thay đổi theo vùng: vùng có biên độ
lớn nhất là vùng dưới rốn (Békesy) và sau rốn
(Pelmann). Rung động được truyền trực tiếp
vào cán búa, qua các xương con đến cửa sổ
bầu dục(1,2).
Aage R. Moller nêu ra giả thiết mức âm gây
ra sự rung động ở nửa trước và nửa sau màng
nhĩ có sự khác nhau. Sự giảm rung động màng
nhĩ này phụ thuộc kích thước lỗ thủng và thể
tích khoang khí tai giữa(8). Saumil N. Merchant
cho rằng viêm tai giữa thủng nhĩ sẽ gây ra tình
trạng giảm thính lực khác nhau phụ thuộc vào
từng tần số, kích thước lỗ thủng và thể tích
khoảng khí tai giữa(7).
Lỗ thủng nửa sau màng nhĩ gây giảm thính
lực nhiều hơn so với lỗ thủng nửa trước. Cho tới
hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều bàn cãi.
Với cơ sở lý luận về âm thanh tác động trực
tiếp vào tai giữa dẫn đến mất đi sự lệch pha của
cửa sổ tròn, nhiều tác giả cho kết luận tương tự
về vị trí lỗ thủng ảnh hưởng lên mức độ giảm
thính lực.
Aage R. Moller cho rằng ảnh hưởng trên
ngưỡng nghe không chỉ phụ thuộc vào kích
thước mà còn phụ thuộc vào vị trí của lỗ
thủng. Một số thực nghiệm trên động vật cho
thấy rằng với cùng một kích thước lỗ thủng
thì những lỗ thủng ở vị trí sau và trên ảnh
hưởng lên thính lực nhiều hơn là lỗ thủng
trước và dưới(8). Maharjan M và cộng sự cho
rằng vị trí lỗ thủng ảnh hưởng đến mức độ
giảm thính lực: lỗ thủng ở vị trí nửa sau gây
giảm thính lực nhiều hơn lỗ thủng ở vị trí nửa
trước. VTGMT với lỗ thủng nửa sau chủ yếu
nghe kém độ II, III, IV, trong khi đó lỗ thủng
nửa trước chủ yếu nghe kém độ I, II(6).
Mehta RP và Oluwohe M, Ahmed SW và
cộng sự ghi nhận vị trí lỗ thủng không ảnh
hưởng lên tình trạng giảm sức nghe(6).
Titus S Ibekwe, Saumil N. Merchant cho
rằng ảnh hưởng của sự lệch pha chỉ là một
trong những lý do của chuỗi dẫn truyền qua
màng nhĩ vào tai giữa gây giảm thính lực.
Titus S Ibekwe kết luận vị trí lỗ thủng không
ảnh hưởng lên cường độ nghe kém trong
viêm tai giữa cấp, trong khi đó lại có sự khác
biệt trong nhóm VTGMT(4).
Lỗ thủng gần hết màng căng gây giảm thính
lực nhiều hơn so với các vị trí khác (giảm khí
đạo, cốt đạo), và khoảng khí - cốt đạo tăng. Sức
nghe giảm đều ở mọi tần số hội thoại nên hình
dạng thính lực đồ trong các trường hợp này là
dạng phẳng. Kích thước lỗ thủng màng nhĩ càng
lớn gây giảm sức nghe càng nhiều.
Aage R. Moller kết luận lỗ thủng màng nhĩ
lớn có thể gây mất khoảng 40 – 60dB. Hình dạng
thính lực đồ thường là phẳng(8) Saumil N.
Merchant ghi nhận một lỗ thủng lớn có thể gây
giảm thính lực từ 50 – 60dB(7). Maharjan M và
cộng sự cho rằng có sự tương quan mạnh giữa
kích thước lỗ thủng và mức độ giảm thính lực(6).
Thời gian chảy mủ tai trung bình trong
nhóm VTGMT thủng nhĩ là 3 năm. Thời gian
chảy mủ tai bệnh nhân kéo dài trên 3 năm sẽ gây
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 272
giảm thính lực nhiều hơn so với nhóm chảy mủ
tai nhỏ hơn 3 năm, cả khí đạo và cốt đạo. Chúng
tôi nhận thấy khi sức nghe khí đạo giảm nhẹ thì
sức nghe cốt đạo không thay đổi, chứng tỏ bệnh
tích chỉ khu trú ở tai giữa.
VTGMT thủng nhĩ kèm gián đoạn chuỗi
xương con
Giải pháp tốt nhất để xác định tình trạng
gián đoạn chuỗi xương con là CT scan tái tạo ba
chiều. Thế nhưng CT scan không là xét nghiệm
thường quy, nhất là đối với những trường hợp
VTGMT không cholesteatoma; hơn nữa tai giữa
có cấu trúc quá nhỏ và rất phức tạp nên cần thiết
phải có máy CT scan 128 lát cắt mới có thể tái
tạo được các cấu trúc của tai giữa, Việt Nam
hiện nay chưa có máy này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lỗ thủng
gần hết màng căng chiếm đa số các trường hợp
(20/42). Ngưỡng nghe trung bình khí đạo 62,8 ±
5,0dB, sức nghe giảm gần tương đương nhau ở
mọi tần số. Từ đó cho thấy hình dạng thính lực
đồ của khí đạo là hình phẳng.
Aage R. Moller cho kết luận gần tương tự.
Đối với những trường hợp gián đoạn chuỗi
xương con với thủng nhĩ gần hết màng căng gây
giảm thính lực nhiều nhất, có thể từ 50 – 70dB.
Đặc biệt tác giả còn nhấn mạnh nếu có sự kết
nối phần gián đoạn của khớp đe-đạp bởi mô
mềm, bệnh nhân sẽ cải thiện thính lực ở những
tần số thấp, bởi mô mềm dẫn truyền âm hiệu
quả đối với tần số thấp. Điều này cũng giải
thích tương tự trong những trường hợp VTGMT
cholesteatoma hoặc có những khối u khác trong
hòm nhĩ gây cầu nối tạm thời trong chuỗi dẫn
truyền xương con (8).Trên thực tế, chúng tôi ghi
nhận không ít trường hợp đường khí đạo giảm
trong khoảng 40-60 dB, về bệnh sử người bệnh
cho biết bên tai bệnh lúc nghe rõ lúc nghe không
rõ, khi phẫu thuật chúng tôi ghi nhận thường có
dải mô xơ chen giữa khoảng gián đoạn của
xương đe và xương bàn đạp hay khối mô xơ bao
bọc khớp đe-đạp, gỡ khối mô xơ ra, có gián
đoạn chuỗi xương con, thường là mất một phần
mấu dài xương đe.
Fuh-Cherng Jeng và cộng sự tìm mối tương
quan của một số yếu tố trước phẫu thuật và
VTGMT có gián đoạn chuỗi xương con. Trong
nhóm VTGMT không cholesteatoma, yếu tố bờ
lỗ thủng dính vào ụ nhô tương quan mạnh giúp
tiên lượng tình trạng gián đoạn này (5).
Thời gian chảy mủ tai trung bình trong
nhóm gián đoạn chuỗi xương con là 10 năm.
Đối với những trường hợp chảy mủ tai nhiều
hơn 10 năm gây giảm thính lực cả khí đạo và cốt
đạo nhiều hơn so với nhóm còn lại. Điều này
cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu như
Maharjan M và cộng sự kết luận bệnh nhân có
thời gian chảy mủ tai trên 10 năm gây giảm
thính lực nhiều hơn so với những bệnh nhân có
thời gian chảy mủ tai ít hơn 10 năm(6).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về các dạng thính lực đồ
trong VTGMT thủng nhĩ có chỉ định phẫu
thuật trên 447 tai bệnh, chúng tôi rút ra những
kết luận sau:
Trong VTGMT thủng nhĩ đơn thuần
-Đối với những lỗ thủng nhỏ hơn ½ diện
tích màng nhĩ:
+ Lỗ thủng nửa trước của màng nhĩ, sức
nghe đường khí giảm chủ yếu ở tần số thấp
(250Hz, 500Hz). Đối với lỗ thủng nửa sau màng
nhĩ, sức nghe giảm chủ yếu ở các tần số thiên về
tần số cao (2000Hz, 4000Hz). Lỗ thủng ½ dưới
sức nghe đường khí giảm chủ yếu ở tần số thấp
và tần số cao, tần số 1000Hz giảm ít nhất.
+ Lỗ thủng ½ sau gây giảm thính lực nhiều
hơn so với lỗ thủng ½ trước.
-Đối với lỗ thủng lớn hơn ½ diện tích
màng nhĩ:
+ Lỗ thủng trung tâm còn rìa, sức nghe giảm
nhiều hơn tần số thấp.
+ Lỗ thủng gần hết màng căng gây giảm
thính lực nhiều hơn so với các vị trí khác (giảm
khí đạo, cốt đạo), khoảng khí - cốt đạo tăng,
hình dạng thính lực là dạng phẳng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 273
Trong VTGMT thủng nhĩ kèm gián đoạn
chuỗi xương con
-Ngưỡng nghe trung bình khí đạo 62,8 ±
5,0dB, cốt đạo 33,9 ± 4,6dB
-Hình dạng thính lực đồ là dạng phẳng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dirks DD, Ahlstrom JB, Morgan DE (2000). Auditory sensitivity:
Air and Bone Conduction. The ear: Comprehensive otology.
Lippincott Williams and Wilkins, pp. 197-210
2. Gelfand SA (2009). Anatomy and physiology of the Auditory
system and Auditory system and related disorders. Essentials of
Audiology. Thieme Medical Publishers Inc, 3rd, pp.34-82 & 157-
204.
3. Glasscock ME, Shambaugh. GE, (1990), Surgery of the ear, Ed
4th, W.B. Saunders Company, pp. 85 – 86 and 121 – 127
4. Ibekwe TS, Nwaorgu OG, Ijaduola TG (2009). “Correlating the
site of tympanic membrane perforation with hearing loss”. BMC
Ear, Nose and Throat Disorders, 9:1.
5. Jeng FC, Tsai MH, Brown CJ (2003). “Relationship of
preoperative finding and ossicular discontinuity in chronic otitis
media. Otology and Neurotology”. Vol 24(1), pp.29-32.
6. Maharjan M, Kafle P, Bista M, Shrestha S, Toran KC (2009).
“Observation of hearing loss in patients with chronic
suppurative otitis media tubotympanic type”. Kathmandu
University Medical Journal, vol 7, 4 (28), 397-401.
7. Merchant SN, Rosowski JJ (2003). Auditory Physiology. Surgery
of the ear. WB Saunders Company, 5th edi, pp.59–73.
8. Moller AR (2006). Hearing impairment. Hearing: Anatomy,
physiology, and disorders of the auditory system. 2nd ed, Elsevier
Inc, pp.205-212.
9. Phạm Ngọc Chất (2004). Nghiên cứu vi phẫu tai ứng dụng trong
phẫu thuật tạo hình màng nhĩ trẻ em. Luận án Tiến Sĩ Y Học,
Đại học y dược TP.HCM, tr 2-4.
10. WHO (2002). Future programme developments for prevention
of deafness and hearing impairment, Report of the 4th informal
consultation who, Geneva, tr 17-24.