Regional Network: Mạng khu vực, có nhiệm vụ cung cấp và duy trì việc kết nối Internet trong một khu vực địa lý. Các mạng khu vực có thể bao gồm nhiều hệ thống mạng nhỏ hơn cùng hợp tác để duy trì các dịch vụ cho người dùng được tốt hơn.
Registrar: Cơ quan đăng kí, hay các công ty tư nhân đảm nhận việc đăng kí tên miền Internet, (như là www.vdc.com.vn) cho mọi người và các tổ chức khác.
InterNIC: InterNIC và các cơ quan đăng kí khác đảm nhận cho việc duy trì các tên miền đã đăng kí thông qua các bảng ghi. Nó theo dõi các kết nối giữa các địa chỉ Internet
ISP – Nhà cung cấp dịch vụ Internet: Cung cấp khả năng kết nối Internet cho khách hàng theo chi phí hàng tháng.
IXP: Internet Exchange Point (IX hay IXP) là một hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý mà cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet trao đổi dữ liệu giữa các mạng riêng của các ISP này với nhau bằng các thỏa thuận song phương cùng có lợi, cho phép lưu lượng được trao đổi mà không tốn phí. Thay vì các ISP phải trả tiền để thuê một ISP khác để kết nối mạng của họ lại với nhau, thì các ISP này xây dựng chung một IXP để trực tiếp trao đổi dữ liệu. Hơn thế, số lượng các con đường tăng lên thông qua các IXP cải tiến có hiệu quả cho việc định tuyến và khả năng dung sai của lỗi.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dịch vụ và ứng dụng trên mạng truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7 Các dịch vụ và ứng dụng trên mạng truyền thông Nội dung Dịch vụ tên miền (DNS) Dịch vụ WWW FTP Thư điện tử Đa phương tiện 7.1 Dịch vụ tên miền DNS Kiến trúc Internet Các hình thức kết nối Internet Kiến trúc phần mềm các ứng dụng trên Internet Giới thiệu giao thức TCP/IP Hệ thống tên miền và địa chỉ Internet 7.1.1 Kiến trúc Internet Được tập hợp từ nhiều hệ thống mạng khác nhau, cho phép dữ liệu có thể đi từ mạng này đến mạng khác. Quản lý phân tán và tuân theo các tiêu chuẩn tham chiếu được khuyến nghị nhằm đảm bảo hoạt động giữa các mạng với nhau 7.1.1 Kiến trúc Internet 7.1.1 Kiến trúc Internet Regional Network: Mạng khu vực, có nhiệm vụ cung cấp và duy trì việc kết nối Internet trong một khu vực địa lý. Các mạng khu vực có thể bao gồm nhiều hệ thống mạng nhỏ hơn cùng hợp tác để duy trì các dịch vụ cho người dùng được tốt hơn. Registrar: Cơ quan đăng kí, hay các công ty tư nhân đảm nhận việc đăng kí tên miền Internet, (như là www.vdc.com.vn) cho mọi người và các tổ chức khác. InterNIC: InterNIC và các cơ quan đăng kí khác đảm nhận cho việc duy trì các tên miền đã đăng kí thông qua các bảng ghi. Nó theo dõi các kết nối giữa các địa chỉ Internet ISP – Nhà cung cấp dịch vụ Internet: Cung cấp khả năng kết nối Internet cho khách hàng theo chi phí hàng tháng. IXP: Internet Exchange Point (IX hay IXP) là một hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý mà cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet trao đổi dữ liệu giữa các mạng riêng của các ISP này với nhau bằng các thỏa thuận song phương cùng có lợi, cho phép lưu lượng được trao đổi mà không tốn phí. Thay vì các ISP phải trả tiền để thuê một ISP khác để kết nối mạng của họ lại với nhau, thì các ISP này xây dựng chung một IXP để trực tiếp trao đổi dữ liệu. Hơn thế, số lượng các con đường tăng lên thông qua các IXP cải tiến có hiệu quả cho việc định tuyến và khả năng dung sai của lỗi. 7.1.2 Các hình thức kết nối Internet Kết nối hữu tuyến: Xây dựng trên hệ thống dây dẫn Đường truyền ổn định Khả năng linh động kém 7.1.2 Các hình thức kết nối Internet Các dịch vụ kết nối Internet hữu tuyến: Modem quay số: tốc độ truy cập 56kbps, chi phí đầu tư thấp, tốc độ thấp, khả năng mở rộng dịch vụ kém. Đường dây thuê bao kĩ thuật số (xDSL): tốc độ truy cập nhanh (vài trăm kbps đến vài Mbps), có khả năng mở rộng dịch vụ. Internet qua truyền hình cáp: tốc độ truy cập cao (vài Mbps đến vài chục Mbps), chất lượng tốt, khả năng cung cấp dịch vụ được mở rộng. Internet trực tiếp (leased line): tốc độ truy cập được đảm bảo và tùy thuộc người dùng, chi phí lắp đặt và bảo trì cao. 7.1.2 Các hình thức kết nối Internet Kết nối Internet vô tuyến Sử dụng các công nghệ viễn thông di động Chất lượng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường Linh động và dễ bảo trì, sửa chữa 7.1.2 Các hình thức kết nối Internet Các dịch vụ kết nối Internet vô tuyến Wifi: tốc độ truy cập cao (11Mbps đến 108 Mbps), phạm vi hoạt động nhỏ (vài trăm mét), thiết bị phong phú Wimax: tốc độ truy cập cao (lên đến 70Mbps), phạm vi hoạt động lớn (50km), thiết bị hạn chế. Kết nối qua thiết bị di động cầm tay: Sử dụng các công nghệ thông tin di động như GPRS, WAP, CDMA để truy cập Internet, tốc độ truy cập thường không cao, phạm vi hoạt động lớn, được hỗ trợ nhiều dịch vụ cho khách hàng. 7.1.3 Kiến trúc phần mềm Internet Hai thành phần chính: Client: khởi đầu cho một yêu cầu Dữ liệu Hành động Web Browser, Mail client Server: đáp ứng kết quả Web server Mail Server FTP Server 7.1.4 Giao thức TCP/IP Bộ giao thức chuẩn được sử dụng cho các thiết bị liên lạc với nhau trên Internet. Được tập hợp từ các tầng, mỗi tầng giải quyết một giai đoạn trong quá trình thông tin liên lạc Ứng dụng DNS, ENRP, FTP, HTTP, IMAP, IRC, NNTP, POP3, SIP, SMTP, SNMP, SSH, TELNET, BitTorrent, … Phiên ASAP, SMB, … Giao vận SCTP, TCP, UDP, DCCP, IL, RTP, RUDP, Mạng IPv4, IPv6, … Liên kết Ethernet, Wi-Fi, Token ring, MPLS, PPP, … 7.1.4 Giao thức TCP/IP Địa chỉ IP: Để liên lạc với nhau, các thiết bị trên Internet cần có một địa chỉ IP duy nhất trên toàn thế giới. Hiện nay đang sử dụng các loại địa chỉ IP như sau: IP V4: độ dài 32 bit IP V6: độ dài 128 bit IP V0-V3: không được sử dụng rộng rãi IP V5: được sử dụng thử nghiệm IP V4: có khoảng 4 tỉ địa chỉ và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 7.1.5 Hệ thống tên miền Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) Cho phép thiết lập một ánh xạ tương ứng giữa địa chỉ IP và một tên miền Tên miền là một địa chỉ Internet, được cung cấp và quản lý bởi các hệ thống đăng kí tên miền (Registrar) như InterNIC, VNNIC… Tên miền được tập hợp từ các mức, phân cách nhau bởi dấu chấm, ví dụ: viethanit.edu.vn được tập hợp từ 3 mức viethanit; edu; vn. Trong đó mức đứng sau là cha của mức đứng trước Mỗi mức được quản lý và điều hành bởi một server phân giải tên miền (DNS Server) 7.1.5 Hệ thống tên miền Kiến trúc hệ thống tên miền Server Gốc (root) Server quản lý tên miền cấp 1 Tên miền quốc gia Tên miền tổ chức Server quản lý tên miền cấp thấp hơn 7.1.5 Hệ thống tên miền Hoạt động của hệ thống tên miền 7.1.5 Hệ thống tên miền Đăng ký tên miền www.vnnic.net.vn Danang.vnn.vn ….. Thủ tục đăng ký Chủ thể đăng ký – kiểm tra hợp lệ - đăng ký (đại lý tên miền) – xét hồ sơ – kích hoạt Qui định về đặt tên miền Hồ sơ đăng ký 7.2 World Wide Web The World Wide Web (WWW) thường được gọi tắt là Web. WWW là một hệ thống thông tin phi cấu trúc. Bao gồm các Server cung cấp t.tin theo định dạng siêu văn bản và các Client (trình duyệt) nhận thông tin/hiển thị thông tin theo yêu cầu NSD Sử dụng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol). 7.2 World Wide Web Các thành phần của Web Máy tính người dùng đóng vai trò Clients Phần mềm trình duyệt Web để truy cập Web Một kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Servers để cung cấp thông tin. Hệ thống truyền dẫn, Router và switch để định hướng luồng dữ liệu 7.2 World Wide Web Mô hình: 7.2 World Wide Web Cách thức một trình duyệt lấy một web page Client gửi một yêu cầu đến server để lấy trang web. Một yêu cầu có cấu trúc theo giao thức HTTP chứa một địa chỉ trang web đó (còn gọi là URL- Uniform Resource Locator). Một địa chỉ trang web có cấu trúc như sau: http:// - Giao thức sử dụng www.viethanit.edu.vn : tên miền của web site Index.jsp: tên tài liệu được yêu cầu 7.2 World Wide Web Web page Được viết bằng HTML hoặc các ngôn ngữ khác. Có thể chứa văn bản, hình ảnh, video, ảnh động và âm thanh, các dữ liệu tương tác. Có một địa chỉ duy nhất URL (Uniform Resource Locator), xác định vị trí của nó trên server. Các trang web chứa siêu liên kết đến các trang web khác. 7.2 World Wide Web Web site Một website là một hay nhiều trang web có nội dung liên quan, được tổ chức lưu trữ theo cấu trúc và liên kết với nhau bởi các siêu liên kết (hyperlink). Người dùng có thể duyệt hết các trang web bằng các sử dụng các siêu liên kết giữa các trang web này 7.2 World Wide Web Triển khai một Web Site Đăng kí tên miền VDC, Trung tâm Tin Học, các công ty Web Site đăng kí tên miền Thuê web server, thuê dịch vụ đặt web site Thuê Server riêng Web Hosting (No-IP.com) Xây dựng Web site và kiểm tra tại máy cục bộ Triển khai web site trên Web server đã thuê Bảo trì, cập nhật Web Site thường xuyên Các vấn đề liên quan Web tĩnh Web động Wireless Web Sử dụng giao thức WAP Ngôn ngữ WML 7.3 Dịch vụ truyền file FTP Chuyển dữ liệu trước khi có Internet Thiết bị lưu trữ từ tính như là băng và đĩa: Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị Muốn sao chép sang máy tính khác thì tháo rời rồi kết nối lại thiết bị này Nhược điểm: Chậm, không an toàn Fax: Sử dụng các đường dây điện thoại; Dữ liệu được chuyển qua mạng PSTN trước khi đến với thiết bị đối diện. Nhược điểm: Yêu cầu bổ sung thiết bị và tốn kém chi phí duy trì, bảo quản. 7.3 Dịch vụ truyền file FTP Nhu cầu lưu trữ/ xử lý dữ liệu ở xa Chia sẻ dữ liệu Xây dựng và triển khai các Web Site Cung cấp các phần mềm, ứng dụng, gói vá lỗi cho người dùng. Ưu điểm FTP (File Transfer Protocol) Cung cấp một chuẩn mở để phát triển các ứng dụng phía client và server có thể hoạt động với nhau Khả năng xử lý/ lưu trữ các file ở xa Khả năng bảo mật thông qua chứng thực 7.3 Dịch vụ truyền file FTP Chuyển file từ/ đến máy tính ở xa Hoạt động theo mô hình client/server client: Khởi tạo việc truyền file (truyền lên/xuống) server: Máy chủ ở xa Tiêu chuẩn ftp: RFC 959 Giao thức sử dụng: FTP file transfer Hệ thống file ở xa Người dùng 7.3 Dịch vụ truyền file FTP FTP Server: Internet Information Services CuteFTP Server FTP Server U FTP Client: Windows Explorer Cute FTP Pro Internet Explorer Mozilla Firefox Truy cập FTP server ftp://:@Server_name hoặc ftp://Server_name 7.3 Dịch vụ truyền file FTP Triển khai FTP Server 7.4 Thư điện tử Hệ thống thư điện tử Ba thành phần chính: user agents mail servers Giao thức chuyển mail đơn giản: SMTP, TCP port 25 User Agent Phần mềm đọc “mail” Soạn thảo, Chỉnh sửa, Đọc các thông điệp thư điện tử v.d., Eudora, Outlook, elm, Netscape Messenger Thông điệp đi, đến được lưu trữ trên server. 7.4 Thư điện tử Email Agents Mail User Agent (MUA): Phần mềm được sử dụng để soạn thảo, gửi và lấy email. Gửi mail thông qua MTA Mail Transfer Agent (MTA): Server nhận và chuyển mail. Các mail được xử lý cục bộ được xử lý bởi MDA. Mail Delivery Agent (MDA): Chuyển đến cho người nhận nội bộ, lọc hay phân loại mail 7.4 Thư điện tử Mail Servers mailbox chứa thông điệp đến cho người dùng. message queue nơi lưu trữ các thông điệp cần gửi đi SMTP protocol hoạt động giữa các servers để gửi các thông điệp thư điện tử client: Mail server gửi thông điệp “server”: Mail server nhận thông điệp 7.4 Thư điện tử Quá trình truyền thư điện tử SMTP: Chuyển mail từ server gửi đến server nhận Giao thức truy cập mail: Lấy mail từ server. POP: Post Office Protocol IMAP: Internet Mail Access Protocol HTTP: Hotmail , Yahoo! Mail, … SMTP access protocol receiver’s mail server 7.5 Multimedia Multi(ple) – media , sự kết hợp của hai hay nhiều phương tiện truyền thông dưới sự kiểm soát của máy tính. Multimedia có thể có nhiều định nghĩa, bao gồm: Multimedia có nghĩa rằng thông tin máy tính có thể được biểu diễn thông qua âm thanh, video, ảnh động, hình ảnh văn bản, đồ họa … Multimedia là lĩnh vực có liên quan đến sự tích hợp của văn bản, hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video và các loại phương tiện truyền thông khác dưới có thể được biểu diễn, lưu trữ và truyền dẫn xử lý dưới sự kiểm soát của máy tính 7.5 Multimedia Ứng dụng Multimedia là một ứng dụng sử dụng tập hợp các nguồn phương tiện truyền thông như là văn bản, hình ảnh, âm thanh, ảnh động, video … 7.5 Multimedia Hệ thống Multimedia Là hệ thống có khả năng xử lý, lưu trữ dữ liệu và ứng dụng multimedia. Thiết bị thu nhận dữ liệu vd. Video Camera, Microphone, … Thiết bị lưu trữ vd. Hard disks, CD-ROMs, DVD … Mạng Truyền thông vd. Ethernet, Internets … Hệ thống máy tính vd. Máy tính để bàn multimedia, máy trạm Thiết bị hiển thị vd. Loa, màn hình, máy in, máy phát …. 7.5 Multimedia Dữ liệu Multimedia Văn bản Hình ảnh Ảnh vector Âm thanh Video Dữ liệu hỗn hợp Đảm bảo tính thời gian, chất lượng, dung lượng lưu trữ cho các hệ thống multimedia Ứng dụng Multimedia: Voice over IP, Internet Radio, Video Conference, trò chơi ,… 7.5 Multimedia Âm thanh kĩ thuật số: Âm thanh tự nhiên là dạng sóng âm một chiều, con người có thể nghe các âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz Để chuyển đổi từ âm thanh tự nhiên sang dữ liệu số, cần sử dụng ADC (Analog Digital Converter) 7.5 Multimedia Phương pháp lấy mẫu: 4 bit dữ liệu 16 mẫu 8 bit dữ liệu 256 mẫu 16 bit dữ liệu 65536 mẫu Tốc độ lấy mẫu với âm thanh kĩ thuật số: 44100 mẫu/ giây. Các mẫu này sử dụng 16 bit cho mỗi mẫu Tốc độ kênh truyền yêu cầu khi truyền âm thanh là 705,6 kbps (âm thanh mono – một chiều) và 1.411Mbps (âm thanh stereo – đa chiều). Để giải quyết vấn đề băng thông sử dụng phương pháp nén âm thanh: MPEG, MP3 … 7.5 Multimedia Các ứng dụng: Streaming Audio Sử dụng giao thức RTSP (Real Time Streaming Protocol), 7.5 Multimedia Internet Radio 7.5 Multimedia Voice Over IP 7.5 Multimedia Video tương tự Dạng dữ liệu video khi chuyển thành điện và thể hiện trên hình ảnh tương tự Mỗi khung hình được quét bằng tia điện từ phát sáng trên màn hình Để có thể cảm nhận được, cần sử dụng ít nhất 25 khung hình/ giây. 7.5 Multimedia Video kĩ thuật số: Để thể hiện hình ảnh số ta sử dụng các chuỗi các frame, mỗi frame là các ảnh được tập hợp từ các pixel. 1 pixel dùng 1 bit (2 màu) 8 bit (256 màu) 16 bit (65356 màu), 24 bit (16 triệu màu) Sử dụng ít nhất 25 khung hình/ giây để thể hiện Với màn hình 800*600 pixel, chúng ta cần ít nhất 3,6 Mbytes cho một giây hình ảnh Để có thể sử dụng được video số, chúng ta cần có biện pháp nén dữ liệu 7.5 Multimedia Phương pháp nén video số: Chuẩn JPEG Chuẩn MPEG 7.5 Multimedia Ứng dụng video kĩ thuật số Video theo yêu cầu 7.5 Multimedia Trường học Bách khoa toàn thư trên CDROM, Lạc-Việt TĐ,… Đại học ảo (cyber univ.): Công sở Đào tạo, bán hàng, tiếp thị, truyền hình hội nghị,… Gia đình Giải trí: IP TV, music online,… Tổng kết Dịch vụ tên miền Dịch vụ www Dịch vụ FTP Dịch vụ thư điện tử Đa phương tiện PC 99 (Microsoft & Intel) Basic CPU 300 MHz RAM 32 MB USB 2 port CD/DVD Modem Smart Card TV out NIC Analog TV Tuner Support IEEE 1394 Entertainment CPU 300 MHz RAM 64 MB USB 2 port CD/DVD Modem Smart Card TV out NIC Analog TV Tuner Support IEEE 1394 Thảo luận Cơ chế hoạt động của tên miền? Lợi ích khi sử dụng tên miền? Nêu cấu trúc của hệ thống web. Phân biệt web tĩnh và web động. Ưu nhược điểm của từng loại trong giao dịch trên mạng. Một trang web TMĐT nên sử dụng web tĩnh hay động. Nêu cấu trúc của hệ thống FTP. Lợi ích của việc sử dụng FTP Server trong một doanh nghiệp. Dịch vụ FTP có cần tên miền không? Lợi ích của dịch vụ đa phương tiện. Kể tên các ứng dụng đa phương tiện hiện có trên mạng. Tầm quan trọng của phần cứng trong đpt. Xu hướng phát triển của hệ thống đpt 7.6 Ứng dụng cho TMĐT 7.6.1. Khuôn khổ của TMĐT 7.6.2. Các ứng dụng TMĐT (sinh viên thảo luận) 7.6.3. Thương mại trên nền WEB 7.6.4. Thương mại trên nền di động 7.6.1 Khuôn khổ của TMĐT NỘI DUNG BÀI HỌC 7.6.2.Các ứng dụng cho TMĐT 7.6.2.Các ứng dụng cho TMĐT 7.6.3.Thương mại trên nền WEB 7.6.3.Thương mại trên nền WEB Khám phá (Discovery) Khám phá bao gồm duyệt và truy xuất thông tin, nó cung cấp cho khách hàng khả năng xem thông tin ở các cơ sở dữ liệu, tải xuống và xử lý thông tin. Khám phá được tạo điều kiện dễ dàng bởi các trình ẩn internet (phần mềm hỗ trợ tìm kiếm thông tin). Khối lượng thông tin trên Internet và các Intranet tăng lên rất nhanh, cần có các phần mềm hổ trợ tìm kiếm. Khám phá (Discovery) Có thể sử dụng vô số trình ẩn Internet để tự động hóa và đẩy nhanh tốc độ khám phá. Các trình ẩn là các chương trình máy tính thực hiện một tập các nhiệm vụ máy tính có tính thường xuyên thay cho người sử dụng và trong khi làm như vậy nó phải có sự hiểu biết nhất định về mục đích của người sử dụng. Máy tìm kiếm, danh bạ, phần mềm và các trình ẩn thông minh: Các cỗ máy tìm kiếm và danh bạ là hai loại phương tiện tìm kiếm khác nhau về cơ bản tính khả dụng trên Web. Cỗ máy tìm kiếm (ví dụ như Altavista, Google) duy trì một danh mục của hàng trăm triệu các trang Web và sử dụng danh mục đó để tìm các trang phù hợp với các từ khóa mà người sử dụng đã đưa ra. Một số trình ẩn có tính năng thông minh, có khả năng học tập và được gọi là các trình ẩn thông minh. Các trình ẩn FAQ: các trình ẩn FAQ hướng dẫn mọi người đến các câu hỏi thường gặp. Khi tìm kiếm thông tin, mọi người có xu thế hỏi các câu hỏi giống nhau hay tương tự. Vì vậy, các nhóm tin, các nhân viên hỗ trợ, người bán… đã phát triển các tệp FAQ đó và các câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. Nhưng có một vấn đề: mọi người sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và hỏi cùng một câu hỏi theo các cách khác nhau. Trình ẩn FAQ (ví dụ như FAQFinder, được phát triển tại University of Chicago) đã xử lý vấn đề này bằng cách lên danh mục một số lớn các tệp FAQ. Truyền thông Internet cung cấp các kênh liên lạc, từ các tin nhắn được đưa lên các bản tin trực tuyến tới các trao đổi thông tin phức tạp giữa nhiều tổ chức. Nó cũng bao gồm việc trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua đường dây hữu tuyến hay vô tuyến) và xử lý thông tin. Internet đã trở thành một người hỗ trợ chủ yếu cho truyền thông tương tác. Mọi người đang sử dụng nhiều công nghệ Internet khác nhau - điện thoại Internet, điện thoại tế bào thông minh, hội nghị video Internet, phát thanh Internet, bảng trắng, phòng chat… để liên lạc. Truyền thông Các trung tâm gọi dựa trên Web Các phòng trò chuyện (chat) điện tử Truyền thông thoại Weblogging (Blogging) Truyền thông Các trung tâm gọi dựa trên Web: Việc cho phép hợp tác và liên lạc đồng thời bằng thoại/Web có thể cho phép một công ty tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Có ít nhất bốn nhóm khả năng mà các trung tâm gọi dựa trên Web sử dụng, đó là thư điện tử, chat bằng text tương tác, gọi lại, các phiên thoại và Web đồng thời. WebsiteAlive (Websitealive.com), một sản phẩm hỗ trợ trung tâm gọi dựa trên Web, cung cấp các khả năng dịch vụ khách hàng trực tiếp cho các công ty trực tuyến. Truyền thông Các phòng trò chuyện (chat) điện tử : Chat điện tử chỉ một hình thức liên lạc mà trong đó những người tham gia có thể sử dụng để xây dựng một cộng đồng, thúc đẩy các mục tiêu về thương mại, chính trị, hay môi trường hỗ trợ mọi người trong các vấn đề y tế, hay cho phép những người có cùng sở thích chia sẻ mối quan tâm. Và vì nhiều mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp cần được duy trì mà không cần gặp trực tiếp, các cộng đồng trực tuyến ngày càng được sử dụng nhiều để phục vụ lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm cả quảng cáo. Có hai loại chương trình chat chủ yếu: (1) Các chương trình chat dựa trên Web, cho phép bạn gửi các thông điệp cho những người sử dụng Net bằng cách sử dụng một trình duyệt Web và thăm trang Webchat (ví dụ như chat.yahoo.com) và (2) một chương trình dựa trên thư điện tử (chỉ có text) có tên là Internet Relay Chat (IRC). Một doanh nghiệp có thể sử dụng IRC để tương tác với các khách hàng, cung cấp các câu trả lời của chuyên gia trực tuyến cho các câu hỏi… Truyền thông Truyền thông thoại: Truyền thông tiếng nói giờ đây có thể tiến hành trên Internet bằng cách sử dụng một micrô và một card âm thanh. Bạn thậm chí có thể nói nhiều chuyện đường dài trên Internet mà không cần phải trả cước phí điện thoại đường dài thông thường. Dịch vụ này được gọi là điện thoại Internet (VoIP). Weblogging (Blogging) Internet cung cấp cơ hội cho các cá nhân tiến hành quảng cáo cá nhân bằng cách sử dụng một công nghệ có tên là Weblogging hay blogging. Một blog là một trang Web cá nhân, được mở công khai, trong đó người chủ sở hữu bày tỏ tình cảm, ý kiến của mình. Mọi người có thể viết chuyện, kể tin tức và cung cấp các liên kết đến các bài viết hay trang Web khác. Ở một số blog, bạn có thể nhận được các chủ đề thú vị mà bình thường bạn có thể bỏ qua. Ở các blog khác, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt một vấn đề đang được đặc biệt quan tâm. Hợp tác Do truyền thông được cải tiến, hợp tác điện tử giữa các cá nhân và/hay các nhóm và sự hợp tác giữa các tổ chức ngày càng tăng nhanh. Nhiều công cụ được sử dụng, từ chia sẻ màn hình và hội nghị từ xa cho đến các hệ thống hỗ trợ nhóm. Phối hợp cũng bao gồm cả các dịch vụ chia sẻ tài nguyên, cung cấp truy cập đến các máy tính và máy chủ chuyên dụng. Nhiều sản phẩm phần mềm hợp tác, có tên là phần mềm nhóm hay luồng công việc, có thể sử dụng trên Internet và các mạng khác. Các hệ thống hội nghị điện tử: một lĩnh vực quan trọng của hợp tác ảo là hội nghị điện tử. Sự phát triển của các hệ thống dựa trên Web đã mở đường cho các cuộc hội nghị ảo được hỗ trợ bằng điện tử, trong đó các thành viên ở các địa điểm khác nhau, thường là ở các nước khác nhau. Hội nghị từ xa điện tử: hội nghị từ xa là việc sử dụng truyền thông điện tử, cho phép hai hay nhiều người ở các địa điểm khác nhau tham gia cùng một hội nghị. Có nhiều loại hội nghị từ xa, cổ nhất và đơn giản nhất là hội nghị từ xa (bằng) điện thoại, trong đó nhiều người nói chuyện với nhau từ hai hay nhiều địa điểm. Hợp tác Hội nghị từ xa video: trong hội nghị từ xa video, những người tham gia ở một địa điểm này có thể