Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam

Trong các năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với mục đích gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội đưa sản phẩm nước nhà đến nhiều thị trường ngoài nước hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ tối ưu hóa lợi ích thuế quan từ các FTA của các doanh nghiệp Việt lại chưa tương xứng với kỳ vọng được đặt ra. Bài viết nghiên cứu thực trạng tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh nghiệp Việt Nam, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thể tận dụng các ưu đãi thuế từ các FTA để từ đó đưa ra các gợi ý giúp nâng cao cơ hội sử dụng các Hiệp định thương mại tự do để tiếp cận thị trường thế giới và làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt. Các gợi ý bao gồm (i) doanh nghiệp, hiệp hội ngành và các cơ quan chức năng cần thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn nhằm phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp các quy định trong FTA và những vấn đề liên quan đến tối ưu hóa lợi ích thuế quan từ FTA; (ii) doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin, kiến thức về FTA cũng như các ưu đãi được hưởng để sử dụng hiệu quả hơn; (iii) doanh nghiệp nên áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ của từng FTA; (iv) cần có kế hoạch dài hạn phát triển các khu vực sản xuất nguyên phụ liệu trong nước nhằm đảm bảo khả năng được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA trong tương lai của DN Việt Nam (đặc biệt là DN phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu).

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018 Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Nguyễn Hồng Hạnh Ngày nhận: 12/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 07/04/2018 Ngày duyệt đăng: 18/06/2018 Trong các năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với mục đích gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội đưa sản phẩm nước nhà đến nhiều thị trường ngoài nước hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ tối ưu hóa lợi ích thuế quan từ các FTA của các doanh nghiệp Việt lại chưa tương xứng với kỳ vọng được đặt ra. Bài viết nghiên cứu thực trạng tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh nghiệp Việt Nam, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thể tận dụng các ưu đãi thuế từ các FTA để từ đó đưa ra các gợi ý giúp nâng cao cơ hội sử dụng các Hiệp định thương mại tự do để tiếp cận thị trường thế giới và làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt. Các gợi ý bao gồm (i) doanh nghiệp, hiệp hội ngành và các cơ quan chức năng cần thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn nhằm phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp các quy định trong FTA và những vấn đề liên quan đến tối ưu hóa lợi ích thuế quan từ FTA; (ii) doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin, kiến thức về FTA cũng như các ưu đãi được hưởng để sử dụng hiệu quả hơn; (iii) doanh nghiệp nên áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ của từng FTA; (iv) cần có kế hoạch dài hạn phát triển các khu vực sản xuất nguyên phụ liệu trong nước nhằm đảm bảo khả năng được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA trong tương lai của DN Việt Nam (đặc biệt là DN phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu). Từ khóa: FTA, quy tắc xuất xứ, tận dụng ưu đãi thuế quan CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018 1. Đặt vấn đề rong những năm gần đây, đã có nhiều FTA song phương và đa phương được Chính phủ Việt Nam đàm phán và ký kết với kỳ vọng tạo điều kiện và cơ hội mới cho doanh nghiệp (DN) Việt tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế. Ví dụ như FTA Việt Nam- Hàn Quốc với việc Chính phủ Hàn Quốc cam kết tự do hóa đến 97,2% giá trị nhập khẩu, chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản là chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí Hay FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu (VN- EAEU FTA) gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng mà DN Việt Nam có thế mạnh như nông sản và hàng công nghiệp. Về tổng thể, khoảng 90% số dòng thuế đã được hai bên cam kết cắt giảm, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU (EVFTA) đã tuyên bố kết thúc hoàn toàn đàm phán và các bên dự kiến sẽ sớm hoàn thành việc ký kết trong thời gian tới. Ngay khi hiệp định này có hiệu lực, 27 quốc gia thành viên EU sẽ mở cửa thị trường đối với hàng hóa Việt Nam bằng việc xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đối với các mặt hàng như dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm Một số chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định rằng EVFTA sau khi được ký kết sẽ giúp tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 30-40%. Nếu việc đàm phán và ký kết thành công FTA giống như mở ra những cánh cửa, bước vào năm 2018, Chính phủ và DN Việt Nam đã mở được cánh cửa giao thương với trên 50 thị trường đối tác, đem lại vô số cơ hội cho các DN khai thác và tận dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, thật đáng tiếc khi nhiều DN Việt chưa tận dụng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng của các FTA, thậm chí bỏ qua, trong quá trình tiếp cận thị trường mới và mở rộng thị trường đang có. Cụ thể, hàng hóa xuất nhập khẩu muốn hưởng mức thuế suất ưu đãi (thường trong khoảng 0-5%) của FTA nào thì bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho FTA đó. Chỉ khi áp dụng đúng, chính xác quy tắc xuất xứ, nhà sản xuất, xuất khẩu mới có được giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu tới các nước thành viên FTA. Nói cách khác, tận dụng ưu đãi thuế quan đối với DN chính là làm sao chứng minh hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng được bộ quy tắc xuất xứ để lấy được C/O ưu đãi giúp cho lô hàng hưởng mức thuế suất có lợi khi nhập khẩu vào thị trường đối tác; từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt. C/O ưu đãi có thể được ví như “cuốn hộ chiếu” của hàng hóa xuất nhập khẩu, là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong quá trình xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan FTA của cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu. Thế nhưng, số liệu của Bộ Công thương về tỷ lệ tận dụng các ưu đãi thuế quan theo các hiệp định FTA đối với hàng xuất khẩu đã chỉ ra rằng, sau nhiều năm, tỷ lệ tận dụng này dừng ở mức thấp, trung bình khoảng 35%. Điều này có nghĩa số hàng hóa còn lại mặc dù có xuất xứ từ Việt Nam nhưng khi được xuất sang thị trường đối tác có ký kết FTA song phương hoặc đa phương với Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường hoặc mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cao hơn nhiều so với mức thuế FTA, và vì vậy, gặp phải bất lợi khi cạnh tranh với những hàng hóa nội địa hoặc có xuất xứ từ các quốc gia khác. Ví dụ, một chiếc áo khoác có mũ sẽ chịu thuế suất nhập khẩu thông thường là 45% nhưng thuế suất nhập khẩu WTO (thuế suất MFN) là 30%; nếu chiếc áo này có thể đáp ứng các yêu cầu để hưởng ưu đãi FTA thì FTA ASEAN- New Zealand thuế suất chỉ ở mức 10%, ở thị trường Liên minh kinh tế Á- Âu thuế suất mặt hàng này là 0% (Thùy Dương, 2017). Như vậy, vấn đề tối ưu hóa lợi ích có được từ ưu đãi thuế quan trong các FTA đối với CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018 các DN Việt vẫn luôn là chủ đề cần được thảo luận và tìm ra giải pháp để những nỗ lực đàm phán của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại cho DN Việt thực sự mang lại lợi ích cho đối tượng được hướng đến. 2. Thực trạng tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA của doanh nghiệp Việt Nam Tính đến những tháng cuối năm 2017, Việt Nam đã “có được” số FTA đáng kể lên tới 16 hiệp định. Nhưng đằng sau con số ấn tượng này, thực tế DN Việt đã tối ưu hóa lợi ích thuế quan tới đâu sau khi các FTA này được ký kết và có hiệu lực? Có thể điểm qua tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ một số FTA như sau. Trong các FTA mà Việt Nam đang thực hiện, hàng hóa xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan từ FTA giữa Việt Nam và Chi Lê (VCFTA) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao nhất năm 2016, đạt mức 64%. Tuy nhiên, đây là con số đáng mơ ước của nhiều FTA mà Việt Nam là thành viên hoặc là đối tác. Ví dụ như, tỷ lệ hàng hóa XNK được hưởng ưu đãi thuế quan từ FTA ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) chỉ đạt 31% và là một trong những FTA có tỷ lệ tận dụng lợi ích thấp (Trung tâm WTO, 2017). Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA), các DN Việt cũng chưa thể tận dụng nhiều ưu đãi. Cụ thể, chỉ khoảng 1/6 trong số 29,3 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tới Nhật Bản, tương đương 5,1 tỷ USD năm 2016 được cấp C/O mẫu VJ (Hải Minh, 2017). Trong công bố của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) năm 2016, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VJEPA và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) của DN Việt Nam mới đạt khoảng 35% (Phan Trang, 2017). Từ khi có hiệu lực vào tháng 10/2016, bên cạnh những dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong kim ngạch xuất khẩu sang khu vực liên minh kinh tế Á- Âu, tỷ lệ tận dụng C/O để được hưởng ưu đãi của FTA Việt Nam- EAEU tính đến cuối tháng 7/2017 mới chỉ đạt khoảng 20%. Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O mẫu EAV cao để xuất khẩu sang EAEU bao gồm: giày dép (54,3%), rau quả (59,2%), thủy sản (69,1%), gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) và dệt may (76,1%) (Lê Thúy, 2017). So với mức tận dụng ưu đãi từ các FTA khác mà Việt Nam đang thực hiện, tỷ lệ này có thể nói là khá khiêm tốn. Hiệp định AANZFTA có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Australia, New ZeaLand. Hai quốc gia thuộc châu Đại Dương này đều là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều mặt hàng thế mạnh của DN Việt Nam như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép... Quan trọng hơn, thuế quan phần lớn những mặt hàng này đều được cắt giảm về 0%. Từ năm 2014-2016, tỉ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Australia trung bình đạt khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu từ các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên, chỉ 21,4% lượng hàng hóa nhập khẩu vào Australia từ Việt Nam có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan từ Hiệp định AANZFTA (Lê Anh, 2017). FTA Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) và FTA ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) là những hiệp định có mức cắt, giảm sâu về thuế quan đối với nhiều nhóm hàng DN Việt có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay, DN Việt Nam vẫn chưa sử dụng được hết những ưu đãi từ những FTA này. Theo Anh Hoa (2017), tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O để hưởng ưu đãi từ VKFTA chỉ ở mức 15% và từ AKFTA là 40% . Đối với hàng hóa xuất sang các nước thành viên ASEAN, để được hưởng ưu đãi thuế quan, DN Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN mẫu D (C/O mẫu D). Hiện tỷ lệ sử dụng C/O mẫu D dao động trong khoảng từ 30-50%, tùy từng nước và từng mặt hàng. Ví dụ, khi xuất sang thị trường Thái Lan, tỷ lệ tận dụng là rất cao, đạt trên 90% đối với các mặt hàng như cà phê, giày dép, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong khi đó, máy móc thiết bị, dụng cụ chỉ đạt tỷ lệ tận dụng dưới 30%. Còn với sản phẩm dệt may, tỷ lệ này là dưới 40% (Lê Anh, CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018 2017). Đối với FTA Việt Nam- Lào và FTA Việt Nam- Campuchia, tỷ lệ tận dụng là rất thấp, lần lượt là 10% và 0,03% (Trung tâm WTO, 2017). 3. Nguyên nhân của hạn chế trong tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan của DN Việt Nam 3.1. Thiếu thông tin và sự hỗ trợ cần thiết Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc DN Việt tận dụng chưa hiệu quả ưu đãi thuế quan trong các FTA là việc DN chưa được cung cấp đầy đủ thông tin và những hỗ trợ cần thiết trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các nội dung trong các Hiệp định. Trước hết, không thể phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng, tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ DN tận dụng các ưu đãi từ FTA trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Đậu Anh Tuấn (2016), những thông tin về các FTA và hội nhập mà DN cần biết vẫn thiếu bởi các nguyên nhân như: (i) Toàn văn các cam kết FTA giữa Việt Nam và các đối tác hay FTA mà Việt Nam là thành viên dù đã được đăng tải trên website của các cơ quan bộ, ngành nhưng nội dung quá phức tạp, quá hàn lâm với các DN; (ii) Tuy hàng trăm các hội thảo, đào tạo được tổ chức cùng nhiều bài báo, chương trình truyền hình, ấn phẩm phát hành rộng rãi trên khắp cả nước nhằm tuyên truyền, phổ biến tới DN những cam kết trong các FTA nhưng thông tin cung cấp tại các khóa đào tạo, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng còn giản đơn, sơ sài, chưa cụ thể vào từng lĩnh vực, khía cạnh mà DN quan tâm. Hiện nay, các DN cũng gần như không thể tìm được một đội ngũ luật sư tư vấn chuyên nghiệp về nội dung các FTA, nên họ thường không biết phải xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy tắc xuất xứ như thế nào và trong nhiều trường hợp phải bỏ qua những ưu đãi thuế quan đáng lẽ được hưởng. Ngoài ra, nếu ở nhiều Hình 1. Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định thương mại của Việt Nam qua các năm *Chưa có số liệu giai đoạn 2012- 2014 Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018 nước, các hiệp hội ngành sẽ là những yếu tố quan trọng và then chốt giúp phổ biến và diễn giải các thông tin dạng này cho DN thì ở Việt Nam chức năng này đang được những chuyên gia của Bộ Công thương đảm nhiệm. Tuy nhiên, nguồn lực của Bộ Công thương là có hạn, nên số lượng DN thực sự được phổ biến, được hiểu đúng và chính xác về các quy tắc kỹ thuật phức tạp, và vận dụng phù hợp cho sản phẩm của mình nhằm đạt được mục đích hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA là không nhiều. 3.2. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh hợp lý Để được hưởng ưu đãi thuế quan, DN cần chứng minh hàng hóa của mình đáp ứng các quy tắc xuất xứ trong FTA mà DN đang xin hưởng. Tuy nhiên, phần lớn các DN chưa hiểu rõ và chưa có khả năng vận dụng linh hoạt các quy tắc xuất xứ. Ví dụ, theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hàng hóa áp dụng tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số HS (CTC) nhưng không đạt được sự chuyển đổi mã số HS thì vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10% của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB. Ngưỡng 10% được gọi là ngưỡng De minimis. Như vậy, nếu hàng hóa xuất khẩu của DN không thể áp dụng tiêu chí CTC thì DN có thể xem xét có thỏa mãn ngưỡng De minimis hay không khi xin C/O ưu đãi. Thế nhưng, theo chia sẻ từ chuyên gia của Bộ Công thương trong nhiều hội thảo, một lượng lớn DN Việt Nam vì không hiểu nên không áp dụng được quy tắc De minimis và bỏ qua ưu đãi thuế quan một cách đáng tiếc. Ngoài ra, trong khi làm thủ tục xin C/O ưu đãi, DN do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên trong nhiều trường hợp không được cơ quan hải quan xét hưởng thuế suất ưu đãi. Đó là câu chuyện một DN làm C/O cho sản phẩm “vôi sống” với mã HS là 25, nhưng DN này ghi tiếng Việt của hàng hóa lại không bỏ dấu nên C/O được cấp cho sản phẩm “voi sống” theo mã HS 01 là động vật sống. Kết quả là, hàng “vôi sống” xuất sang Malaysia bị từ chối ưu đãi thuế quan. Nhìn chung, khi làm thủ tục xin hưởng ưu đãi, DN thường gặp vấn đề với mã HS, ngôn ngữ khai báo, mẫu chữ ký và con dấu Trong một hồ sơ C/O mà màu mực con dấu khác nhau cũng có khả năng bị cơ quan hải quan nước khác từ chối. Đặc biệt, hải quan một số quốc gia luôn tìm mọi cách để bác C/O ưu đãi, áp thuế suất cao hơn cho hàng hóa nhập khẩu vào đất nước họ. Thư đề nghị xác minh lại xuất xứ của hải quan những nước này được viết với văn phong của một bức thư từ chối. Vì thế, thông thường DN Việt Nam không tỉnh táo, bản lĩnh và có kinh nghiệm đấu tranh thì sẽ dễ dàng từ bỏ các ưu đãi thuế quan. Chiến lược kinh doanh thiếu bài bản và không phù hợp cũng là lý do khiến DN không thể chủ động trong việc xin C/O ưu đãi. Chẳng hạn, DN Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu từ một nước thành viên ASEAN sẽ có C/O mẫu D. Tại thời điểm nhập DN chưa tìm được đầu ra, chưa biết xuất đi đâu. Sau đó khi DN tìm được đối tác và muốn xuất hàng sang Trung Quốc thì không thể được hưởng ưu đãi vì khi đó phải xuất trình C/O mẫu E. 3.3. Sự phức tạp và ngặt nghèo của các quy tắc xuất xứ Bên cạnh nguyên nhân đã nêu ở trên, thì một nguyên nhân nữa là sự ngần ngại của DN trước tính phức tạp và chặt chẽ của một số lượng lớn các quy tắc trong các FTA mà họ phải tuân thủ. Đơn cử như đối với ngành dệt may, sản phẩm sẽ được coi có xuất xứ và được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang phần lớn đối tác FTA của Việt Nam (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Chi-lê) khi chứng minh được công đoạn cắt, may, khâu thành sản phẩm diễn ra tại Việt Nam dù nguyên liệu đầu vào có thể nhập khẩu từ bất cứ đâu. Trong khi đó, tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn đối với AANZFTA và FTA ASEAN- Ấn Độ (AIFTA), khi yêu cầu ngoài công đoạn gia công cuối cùng diễn ra CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018 tại Việt Nam, DN phải chứng minh sản phẩm có ít nhất 35- 40% hàm lượng được tạo ra trong phạm vi FTA. Nói cách khác, Hiệp định cho phép DN được sử dụng một lượng nhất định nguyên phụ liệu có xuất xứ ngoài khối (trong đó có vải may), và chỉ cần chứng minh có 35- 40% trị giá thành phẩm được tạo ra tại một trong các nước thành viên của Hiệp định thì hàng hóa sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi FTA. Với AJCEP, VJEPA hay EVFTA sắp được ký kết, quy tắc xuất xứ còn chặt chẽ hơn. Không chỉ cắt may- khâu tạo ra thành phẩm, các Hiệp định này còn yêu cầu nguyên liệu vải bắt buộc phải có xuất xứ nội khối. Điều này có nghĩa, DN Việt Nam không thể nhập khẩu vải từ một nước khác không là thành viên để sản xuất rồi sau đó xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản và hưởng mức thuế suất ưu đãi được. Mức độ chặt chẽ trong quy tắc xuất xứ đối với nguyên phụ liệu (ví dụ như vải) có thể giải thích phần nào mức độ tận dụng ưu đãi chưa cao của DN Việt đối với một số FTA. Quay lại với ngành dệt may, ở Việt Nam có một sự bất tương xứng giữa số lượng và quy mô của DN may (chiếm 70% số DN trong ngành) và DN dệt (17%), DN kéo sợi (6%), DN nhuộm (4%) và các DN phụ trợ (3%). Điều này cho thấy một thực tế là DN Việt Nam đang mạnh ở khâu cuối “cắt- may” nhưng yếu ở các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm khiến nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho các DN may luôn không đủ. Cụ thể, trong một năm ngành dệt may trong nước cần khoảng gần 10 tỷ mét vải nhưng Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng hơn 3 tỷ mét vải/năm do hạn chế trong năng lực và công nghệ (Thanh Hoa, 2016). Kết quả là, đa phần vải sử dụng trong ngành dệt may được các DN Việt nhập khẩu từ một số nước như Trung Quốc, Đài Loan. Tuy nhiên, những quốc gia này không là thành viên của một số Hiệp định như AJCEP và VJEPA, hay EVFTA sắp được ký kết và có hiệu lực thì rõ ràng sản phẩm của DN Việt sẽ không thể đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” và vì thế không thể được hưởng ưu đãi thuế quan từ phía Nhật Bản hay từ các nước thành viên của Liên minh Châu Âu trong khi đây là những thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến ACFTA được coi là hiệp định có những quy tắc xuất xứ cứng nhắc gây nhiều khó khăn đối với DN. Thông thường, đối với hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu, quy tắc xuất xứ sẽ liên quan tới các quy định như: (i) Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC); (ii) Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa (CTC)- DN chứng minh đã chuyển đổi mã HS của một số nguyên liệu, phụ tùng không có xuất xứ sau quá trình sản xuất, chế biến để nhận ưu đãi thuế suất; (iii) Tiêu chí mặt hàng cụ thể (PSRs)- tức là từng FTA sẽ quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định, nếu tra trong danh mục PSRs mà không thấy mặt hàng của DN thì mặc định quay lại để áp dụng quy tắc xuất xứ chung. Ngoài ra, còn có những quy tắc khác để xác định sự phù hợp xuất xứ của hàng hóa theo quy định của FTA. Đối với ACFTA, hiện nay chỉ đang áp dụng quy tắc RVC 40% và quy tắc m
Tài liệu liên quan