Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Dự toán ngân sách (DTNS) là một nội dung, công cụ cơ bản của kế toán quản trị, giúp nhà quản trị cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp (DN), cụ thể hóa nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. DTNS giúp nhà quản trị kiểm soát quá trình hoạt động, đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận, từng cá nhân trong DN. giúp thực hiện tốt các chức năng của nhà quản trị, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của DN. Thực tế hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thực hiện công tác lập DTNS, nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại lợi ích và hiệu quả quản lý. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác DTNS. Kết quả nghiên cứu có 7 nhân tố là: Mục tiêu, chiến lược của DN; nguồn nhân lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; qui mô DN; quan điểm của nhà quản trị; tổ chức công tác kế toán và môi trường hoạt động có ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huỳnh Đức Lộng... Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách... 136 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG Huỳnh Đức Lộng(1), Phạm Nữ Minh Vƣơng(2) (1) Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; (2) Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài 20/9/2018; Ngày gửi phản biện 25/9/2018; Chấp nhận đăng 30/11/2018 Email: hdlong64@yahoo.com Tóm tắt Dự toán ngân sách (DTNS) là một nội dung, công cụ cơ bản của kế toán quản trị, giúp nhà quản trị cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp (DN), cụ thể hóa nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. DTNS giúp nhà quản trị kiểm soát quá trình hoạt động, đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận, từng cá nhân trong DN... giúp thực hiện tốt các chức năng của nhà quản trị, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của DN. Thực tế hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thực hiện công tác lập DTNS, nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại lợi ích và hiệu quả quản lý. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác DTNS. Kết quả nghiên cứu có 7 nhân tố là: Mục tiêu, chiến lược của DN; nguồn nhân lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; qui mô DN; quan điểm của nhà quản trị; tổ chức công tác kế toán và môi trường hoạt động có ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Bình Dương, dự toán ngân sách, doanh nghiệp Abstract THE INFLUENCING FACTORS THAT AFFECT THE BUDGETING PRACTICE OF BUSINESSES IN BINH DUONG PROVINCE. Budgeting is a part as well as a basic tool of managerial accounting that helps administrators to materialize the business goals (BG) as well as the necessary resources to achieve them. Budgeting supports administrators to control the operating procedure, assess the managerial responsibility of each department, each individual in a business, which fulfils the role of the administrators themselves and accordingly improves the efficiency of management and operation of the business. Currently, businesses in Binh Duong area conduct budgeting but only in a nominal basis which does not bring out substantial values and efficiency in terms of management. Therefore, the objective of this study is to specify factors influencing the budgeting practice of businesses in Binh Duong area and then recommend the solutions to tackle the challenges. The research outcome reveals 7 factors that are Business goals and strategy;Human Resources, infrastructure and facility; Business scale; Perspective of Administrator; The practice of budgeting and Surrounded operating environment. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018 137 1. Giới thiệu DTNS là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà DN cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đó. DTNS là một hệ thống gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Thực tế hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thực hiện công tác lập DTNS nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại lợi ích và hiệu quả quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết. Bởi vì, thông qua việc nghiên cứu này giúp chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm tổ chức và thực hiện tốt công tác DTNS tại DN. Mục tiêu của bài viết này là: Xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến công tác DTNS và đưa ra các khuyến nghị nhằm thực hiện tốt công tác DTNS trong các DN tại tỉnh Bình Dương 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Yang Qi (2010) đã xác định 7 nhân tố là: hoạch định ngân sách, mục tiêu ngân sách rõ ràng và mục tiêu ngân sách khó khăn, sự phức tạp trong công tác ngân sách, kiểm soát quá trình thực hiện ngân sách, sự tham gia của các bộ phận vào ngân sách, quy mô DN và loại hình DN ảnh hưởng đến hiệu quả của DN nhỏ và vừa tại Trung Quốc. Beatrice Njeru Warue & Thuo Vivian Wanjira (2013) đã xác định 05 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình DTNS trong các DN nhỏ và vừa thuộc các quận trung tâm của Nairobi, Kenyabao gồm: Sự tham gia của người lao động; quy mô DN; cấu trúc sở hữu DN; trình độ và kỹ năng của nhà quản trị; hệ thống máy tính phục vụ công tác kế toán.v.v. 2.2. Các nghiên cứu trên trong nước Nguyễn Thúy Hằng (2012) kết luận các nhân tố: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, chế độ chính sách nhà nước, tổ chức công tác kế toán, quy trình dự toán là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các DN. Chu Hoàng Minh (2015) đã xác định 8 nhân tố ảnh hưởng đến DTNS của các DN vừa và nhỏ là: Quản lý cấp cao của DN; nguồn nhân lực thực hiện DTNS; cơ sở vật chất; chế độ chính sách, pháp lý của nhà nước; tổ chức công tác kế toán tại DN; quy trình thực hiện dự toán tại DN; hợp tác truyền thông trong quá trình dự toán; kiểm soát quá trình dự toán. Nguyễn Thị Hải (2017) đã xác định 6 nhân tố là: nguồn nhân lực thực hiện DTNS; cơ sở vật chất; tổ chức công tác kế toán; quy trình dự toán; chế độ chính sách Nhà nước; đặc điểm DN nhỏ và vừa đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến DTNS của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thông qua quá trình tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng có khá nhiều công trình nghiên cứu về DTNS, về việc hoàn thiện DTNS, về mô hình DTNS, về lập DTNS.v.v. Tuy nghiên, có rất ít công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Huỳnh Đức Lộng... Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách... 138 3. Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất 3.1. Khái niệm về dự toán ngân sách DTNS là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức. Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của DN trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh một kế hoạch tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị. DTNS là một kế hoạch chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực của DN trong một thời gian nhất định có thể một năm, tháng hoặc quý. Một ngân sách bao gồm cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính của kế hoạch các hoạt động và biểu diễn bằng một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị..v.v. DTNS là sự tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà DN cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của DN. DTNS là một hệ thống gồm nhiều báo cáo dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác DTNS tại các DN Mục tiêu, chiến lược của DN: Chiến lược của DN là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của DN để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định, chiến lược kinh doanh có thể xem như là một kế hoạch dài hạn, là cơ sở để xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch ngắn hạn, và DTNS của DN. Mục tiêu, chiến lược của DN ảnh hưởng trực tiếp công tác DTNS. Qui mô DN: Merchant (1981), Yang Qi (2010), Beatrice Njeru Warue & Thuo Vivian Wanjira (2013),cho rằng các DN có quy mô khác nhau thì công tác DTNS cũng khác nhau, các DN lớn thì công tác DTNS càng quan trọng nhưng việc lập dự toán phức tạp, chi tiết đòi hỏi phải tổ chức công tác DTNS khoa học, còn DN nhỏ thì việc lập dự toán đơn giản hơn, dễ thực hiện, có xu hướng tập trung vào việc giám sát trực tiếp. Như vậy, quy mô DN là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác DTNS. Quan điểm nhà quản trị: Quan điểm của nhà quản trị đối với việc lập và thực hiện DTNS sẽ ảnh hưởng đến công tác DTNS của DN. Nhà quản trị quá đặt nặng vấn đề hoàn thành kế hoạch có thể gây sức ép tâm lý cao, gây căng thẳng đối với các trưởng bộ phận và nhân viên thực hiện, điều này làm cho cấp dưới thường đưa ra các dự toán thấp hơn khả năng thực sự và làm thay đổi số liệu để tạo ra những báo cáo tốt hơn. Ngược lại, nếu nhà quản trị không coi vấn đề hoàn thành kế hoạch là quan trọng sẽ không tạo đủ áp lực cần thiết đối với các kết quả đạt được, có thể dẫn đến tình trạng lãng phí do các trưởng bộ phận và nhân viên không có nhiều áp lực cho việc cắt giảm chi phí để đạt mục tiêu... Như vậy, quan điểm nhà quản trị là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác DTNS. Tổ chức công tác kế toán: Nguyễn Thúy Hằng (2012), Chu Hoàng Minh (2015), Nguyễn Thị Hải (2017) cho rằng tổ chức công tác kế toán là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của báo cáo dự toán. Để lập DTNS cần phải tổ chức hệ thống thông tin cung cấp, thông Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018 139 tin này phải có bộ phận chuyên nghiệp thực hiện, tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán cần thiết phải có bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: Beatrice Njeru Warue & Thuo Vivian Wanjira (2013), cho rằng hệ thống kế toán bằng máy vi tính tác động tích cực đáng kể đến quá trình lập DTNS. Cơ sở vật chất như máy móc, trang thiết bị, phần mềm.v.v. giúp cho việc thu nhập, xử lý thông tin để lập các dự toán nhanh, chính xác, giúp cho việc thực hiện các công việc trong các giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo và kiểm soát việc thực hiện DTNS diễn ra thuận lợi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật có ảnh hưởng đáng kể đến công tác DTNS. Nguồn nhân lực làm công tác dự toán: Beatrice Njeru Warue & Thuo Vivian Wanjira (2013); Chalos & Poon (2000), đã cho rằng công tác DTNS chịu ảnh hưởng bởi người lao động, điều này ngụ ý rằng nếu người lao động được tham gia vào quá trình lập ngân sách thì hiệu suất được nâng cao trong các DN nhỏ và vừa. Môi trường hoạt động: Tiessen (1978), cho rằng các yếu tố thuộc về môi trường hoạt động có những lúc không thể đoán được và có những biến động bất ngờ, khó lường như: biến động về kinh tế, chính trị, về thiên tai.v.v. Sự biến động này tác động mạnh đến hệ thống DTNS của DN. Do đó, công tác DTNS phải xem xét tác động của các yếu tố trên để điều chỉnh các chỉ tiêu trong báo cáo dự toán cho phù hợp. 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây và phân tích trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết là tất cả 7 nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến công tác DTNS. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính được thực hiện trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây và thảo luận với những giảng viên kế toán có kinh nghiệm tại các trường đại học để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác DTNS trong các DN tại tỉnh Bình Dương, từ đó xác định mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức. Mô hình nghiên cứu của tác giả bao gồm 1 biến phụ thuộc, 7 biến độc lập, 41 biến quan sát, thang đo cụ thể của các biến như sau: Mục tiêu, chiến lược của DN(H1+) Công tác Dự toán ngân sách Quan điểm của nhà quảntrị (H2+) Qui mô của DN(H3+) Nguồn nhân lực làm công tác dựtoán(H4+) Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (H5+) Tổ chức công tác kế toán (H6+) Môi trường hoạt động (H7+) Huỳnh Đức Lộng... Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách... 140 Bảng 1. Thang đo các biến trong mô hình Nhân tố Thang đo Mã hóa Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp có xây dựng mục tiêu, chiến lược cụ thể và rõ ràng MT,CL1 2. Doanh nghiệp có xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chiến lược MT,CL2 3. Mục tiêu, chiến lược được quán triệt cụ thể ở từng bộ phận trong Doanh nghiệp MT,CL3 4. Doanh nghiệp thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chiến lược đã đề ra. MT,CL4 Quan điểm của nhà quản trị 5. Nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá cao các công cụ kỹ thuật lập dự toán ngân sách QDQT1 6. Nhà quản lý doanh nghiệp có hiểu biết về dự toán ngân sách QDQT 2 7. Kinh nghiệm của Nhà quản trị có ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách của doanh nghiệp. QDQT 3 8. Nhà quản lý doanh nghiệp đầu tư nguồn lực và chấp nhận mức chi phí cao trong công tác xây dựng DTNS. QDQT 4 9. Nhà quản trị luôn tạo động lực khuyến khích, động viên, nâng cao năng lực cho các bộ phận làm công tác DTNS. QDQT 5 10. Nhà quản trị doanh nghiệp luôn đưa ra mục tiêu kinh doanh và có sự phân công lập dự toán cho các bộ phận, phòng ban QDQT 6 Qui mô doanh nghiệp 11. Số lượng lao động đủ thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp QMDN1 12. Tổng nguồn vốn doanh nghiệp đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh QMDN 2 13. Tổng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đủ đáp ứng nhu cầu tài chính QMDN 3 14. Sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đáp ứng nhu cầu kinh doanh QMDN 4 15. Tổng tài sản doanh nghiệp đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp QMDN5 16. Doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và phạm vi hoạt động rộng. QMDN6 Nguồn nhân lực làm công tác dự toán 17. Nhân viên làm công tác dự toán có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tốt và trình độ cao. NNL1 18. Sự hiểu biết của nhân viên về tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách. NNL2 19. Nhân viên làm công tác dự toán thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức NNL3 20. Nhân viên làm công tác dự toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp NNL4 21. Nhân viên làm công tác dự toán hiểu rõ các mục tiêu của ngân sách và quy trình lập DTNS của doanh nghiệp NNL5 22. Nhân viên lập dự toán luôn cảm thấy có động lực để thực hiện công tác DTNS của doanh nghiệp. NNL6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật 23. Sự ổn định của hệ thống mạng máy tính nội bộ và Thiết bị phần cứng máy móc được nâng cấp định kỳ CSVC1 24. Hệ thống máy tính hiện đại và chương trình phần mềm được nâng cấp định kỳ CSVC 2 25. Dữ liệu được tổ chức hợp lý, luân chuyển và phân quyền cho các phòng ban khác nhau. CSVC 3 26. Việc lưu trữ dữ liệu có bảo mật. CSVC4 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018 141 27. Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao để hỗ trợ công tác DTNS của doanh nghiệp CSVC5 28. Môi trường làm việc khang trang, đầy đủ tiện nghi và chính sách chế độ đãi ngộ tốt CSVC6 Tổ chức công tác kế toán 29. Doanh nghiệp có tổ chức kế toán quản trị hoặc thực hiện nội dung của kế toán quản trị TCKT1 30. Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng phù hợp TCKT 2 31. Chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng phù hợp TCKT 3 32. Tổ chức bộ máy kế toán thuận lợi cho việc lập dự toán TCKT4 Môi trường hoạt động 33. Các yếu tố tính chính trực, giá trị đạo đức, văn hóa Doanh nghiệp ảnh hưởng đến DTNS của doanh nghiệp MTHD1 34. Các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp có ảnh hưởng đến DTNS của doanh nghiệp MTHD 2 35. Các yếu tố lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của doanh nghiệp MTHD 3 36. Các quy định về môi trường kinh doanh đến dự toán ngân sách của doanh nghiệp nhiều MTHD4 Công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp 37. Doanh nghiệp có phân công trách nhiệm của các bộ phận trong công tác lập dự toán ngân sách DTNS1 38. Doanh nghiệp có xây dựng và thực hiện quy trình lập dự toán ngân sách DTNS2 39. Doanh nghiệp có xác định mô hình dự toán ngân sách DTNS3 40. Doanh nghiệp có lập các dự toán trong dự toán ngân sách DTNS4 41. Công tác DTNS của doanh nghiệp được thực hiện tốt DTNS5 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu: Theo Hair và ctv., (2006), kích thước mẫu tối thiểu là 205 (41 x 5). Để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn và loại trừ những câu trả lời không hợp lệ, tác giả xây dựng bảng hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ và thực hiện 450 mẫu khảo sát là các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ tháng 2 đến tháng 8/2018. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả loại bỏ các bảng khảo sát không đạt tiêu chuẩn, số lượng bảng khảo sát đủ điều kiện để phục vụ cho nghiên cứu là 425 bảng. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tác giả có thể dễ dàng tiếp cận và thu thập dữ liệu. - Phương pháp phân tích dữ liệu:Trên cơ sở dữ liệu thu thập, phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: Đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy thông qua việc sử dụng công cụ SPSS 20.0, từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến công tác DTNS tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Hệ số Alpha của thang đo: Mục tiêu, chiến lược của DN là 0.819;quan điểm nhà quản trị là 0.863; qui mô DN là 0810; nguồn nhân lực làm công tác dự toán là 0.806; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật là 0.893; tổ chức công tác kế toán là 0.857; môi trường hoạt động là 0.793 và dự toán ngân sách là 0.855. Tất cả hệ số Alpha của thang đo đều > 0.6, ngoài ra các hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3, vì vậy tất cả thang đo của các biến đều đạt chất lượng và được sử dụng trong mô hình. Huỳnh Đức Lộng... Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách... 142 5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA - Kết quả kiểm định KMO cho thấy, KMO là 0.834(1>0.834> 0.50), vì vậy việc lựa chọn mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp với dữ liệu thực tế. - Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến quan sát ( Bartlett's Test): Giá trị Sig là 0.000 < 0.05, kết luận các biến quan sát có mối tương quan tuyến tính với từng biến độc lập và các thang đo được xây dựng hoàn toàn độc lập với nhau. -Kết quả kiểm định phương sai trích: Ta có Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 63,353% > 50% , kết luận mức độ giải thích của mô hình là 63,353%, nghĩa là 63,353% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. - Kết quả ma trận xoay các nhân tố: Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (FL) > 0,3 do quy mô mẫu là 425 ( 425 > 350, FL > 0,3), nên các biến quan sát đều được xem là có ý nghĩa thực tiễn trong mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA và được giữ lại trong mô hình. - Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc DTNS: Thước đo KMO là 0.823 (0.5< 0.823< 1), vì vậy việc lựa chọn mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp với dữ liệu thực tế. Giá trị Sig là 0.000 < 0.05, kết luận các biến quan sát có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc DTNS. Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 63.487% > 50%, kết luận 63.487%, thay đổi của biến phụ thuộc DTNS được giải thích bởi các biến quan sát. 5.3.Kết quả phân tích hồi quy đa biến Bảng 2. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy Model Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF 1 (Constant) -1,712 ,145 -11,834 ,000 MTCL ,425 ,026 ,420 16,143 ,000 ,6
Tài liệu liên quan