ài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khách hàng và nhân
viên Ngân hàng. Dựa trên các lý thuyết cơ sở nền tảng cũng như kết quả các công trình nghiên cứu
đã thực hiện trong và ngoài nước, mô hình và các giả thiết nghiên cứu được xây dựng với 7 biến độc
lập có tác động lên Sự tin cậy là: (1) Nghiệp vụ và các thông tin cung cấp; (2) các dịch vụ hỗ trợ
gần gũi, đầy đủ, chính xác ; (3) các chương trình khuyến mãi; (4) lãi suất và các loại phí; (5) đáp
ứng nhu cầu khách hàng; (6) quan hệ công chúng; (7) cảm nhận về sự chăm sóc khách hàng. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu về mức độ gắn bó của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp cải thiện mức độ gắn bó của khách
hàng với Ngân hàng và có các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ khách hàng và nhân viên tại ngân hàng thương mại Cổ phần (TMCP) Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (TMCP) KIÊN LONG -
CHI NHÁNH RẠCH GIÁ
Lê Thụy Thủy Tiên, Hồ Huy Tựu*
TÓM TẮT
Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khách hàng và nhân
viên Ngân hàng. Dựa trên các lý thuyết cơ sở nền tảng cũng như kết quả các công trình nghiên cứu
đã thực hiện trong và ngoài nước, mô hình và các giả thiết nghiên cứu được xây dựng với 7 biến độc
lập có tác động lên Sự tin cậy là: (1) Nghiệp vụ và các thông tin cung cấp; (2) các dịch vụ hỗ trợ
gần gũi, đầy đủ, chính xác ; (3) các chương trình khuyến mãi; (4) lãi suất và các loại phí; (5) đáp
ứng nhu cầu khách hàng; (6) quan hệ công chúng; (7) cảm nhận về sự chăm sóc khách hàng. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu về mức độ gắn bó của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp cải thiện mức độ gắn bó của khách
hàng với Ngân hàng và có các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.
Từ khóa: nhân tố ảnh hưởng, quan hệ khách hàng, ngân hàng thương mại cổ phần Kiên
Long, Rạch Giá.
FACTORS AFFECTING THE RELATIONSHIP BETWEEN CUSTOMERS
AND STAFF AT KIEN LONG JOINT STOCKBANK -
KIEN GIANG BRANCH
ABSTRACT
This paper analyzes the factors affecting the relationship between customers and the bank’s
staff. Based on the background theories and the results from other researches both in and out
the countries, the models and hypotheses of the research are set up with 7 independent variables
which have influences on the liability: (1) competence and information offered; (2) sufficient and
exact supporting services; (3) promotion programs; (4) interest rates and other fees; (5) responsive
customer needs; (6) PR; and (7) feedback on customer services. From the results on customer
loyalty to Kien Long bank – Kien Giang branch, th research suggests some solutions to improve the
customer loyalty with the bank and some reccommendations for future researches.
Key Words: Factors influencing, customer relations, joint-stock commercial banks Kien
Long, Rach Gia.
* Trường Đại học Thủy sản Nha Trang
23
Các nhân tố . . .
1. Đặt vấn đề
Vấn đề mang tình chất “sống còn” hiện
nay đặt ra cho các NHTM nói chung và Ngân
hàng TMCP Kiên Long nói riêng là phải bằng
cách nào để giữ chân khách hàng cũ và thu hút
thêm khách hàng mới. Để làm được điều đó,
tức là đảm bảo được hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, các ngân hàng cần phải xác định
được các nhân tố ảnh huởng đến mối quan hệ
giữa khách hàng và nhân viên tại Ngân hàng
TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Gía.
2. Phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu.
2.1. Phương pháp luận
Hình 2.1. Mô hình lý thuyết đề xuất
Từ các kết quả nghiên cứu trước tác giả
đề xuất mối quan hệ giữa khách hàng với
nhân viên dịch vụ ngân hàng theo mô hình
SERVQUAL gồm 6 thành phần là: sự thoả
mãn hài lòng, chính sách quan hệ khách hàng,
độ dài của mối quan hệ, số lượng mối quan
hệ, cường độ quan hệ và lòng tin tưởng. Quan
hệ giữa khách hàng và nhân viên dịch vụ ngân
hàng theo mô hình SERVQUAL như trên.
Trong đó yếu tố chính sách quan hệ khách
hàng là sự kết hợp giữa các yếu tố dịch vụ
hỗ trợ khách hàng, các chương trình thường
24
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
xuyên, lãi suất và phí, đáp ứng được nhu cầu
khách hàng, quan hệ công chúng và yếu tố các
chương trình chăm sóc khách hàng.
* Yếu tố về độ dài của mối quan hệ
Mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên
giao dịch ngân hàng càng được dài kéo càng
mang tính tích cực cho quá trình giao dịch.
* Yếu tố về cường độ của mối quan hệ
Mối quan hệ giữa khách hàng và nhân
viên giao dịch ngân hàng có cường độ càng
cao là chứng tỏ được khả năng duy trì được
khách hàng trung thành.
* Yếu tố về số lượng mối quan hệ
Số lượng mối quan hệ giữa khách hàng và
các nhân viên giao dịch càng nhiều càng tạo
điều kiện cho mối quan hệ giữa khách hàng và
ngân hàng càng gắn bó.
* Yếu tố về lòng tin
Là trình độ, kiến thức chuyên môn của
nhân viên, bầu không khí làm việc khi tiếp
xúc với khách hàng, lời hứa, lời cam kết của
nhân viên đối với khách hàng.
* Yếu tố lãi suất, phí
Là số tiền mà khách hàng phải trả cho việc
thụ hưởng các dịch vụ ngân hàng như vay
vốn, chuyển tiền... Hay số tiền khách hàng
nhận được khi gởi tiết kiệm...
* Yếu tố quan hệ công chúng
Mối quan hệ công chúng là yếu tố quan
trọng trong việc xây dựng, phát triển hình
ảnh. Nó tạo thêm lòng tin cho khách hàng,
một tình càm, một sự gắn bó gần gũi trong
cộng đồng.
* Các yếu tố về chính sách
Các yếu tố chính sách bao gồm: chính
sách quan hệ khách hàng, dịch vụ chăm sóc,
các chương trình hỗ trợ thường xuyên, những
ưu đãi về lãi suất, phí,... sẽ tạo nên mối quan
hệ giữa khách hàng và ngân hàng càng gắn
bó nhau.
* Yếu tố trung thành
Thể hiện qua hành động lập lại hành vi sử
dụng dịch vụ NH, nói tốt về NH và giới thiệu
nó cho những người xung quanh...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp để phân tích những vấn đề
trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong
năm 2013.
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ
bảng câu hỏi phỏng vấn 240 khách hàng đang
giao dịch với Ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính bằng cách lượt khảo các nghiên
cứu trước đây, cũng như tranh thủ các ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của káhch
hàng đối với Ngân hàng nói chung, cũng như
đối với Ngân hàng Kiên Long – CN Rạch Giá
nói riêng. Làm cơ sở cho định vị nghiên cứu
của luận văn.
- Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng thông qua 2 bước. Bước nghiên
cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phỏng vấn
thử nhằm khẳng định và bổ sung những tiêu
chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng
bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu
định lượng. Bước nghiên cứu chính thức với
kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các khách hàng
thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin từ
các khách hàng hiện đang giao dịch với Ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Việc phân
tích dữ liệu được hỗ trợ bằng phần mềm SPSS
16.0, với các phương pháp “Phân tích thống
kê mô tả”, “Phân tích độ tin cậy với hệ số
Cronbach’s alpha”, “Phân tích nhân tố khám
phá EFA”, “Mô hình hồi quy”.
25
Các nhân tố . . .
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Bảng 3.1. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter cho Số lượng quan hệ
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin-Watson
.709a 0.503 0.490 0.32357 2.064
Nguồn : Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
Bảng 3.2. Bảng phân tích ANOVAb phương pháp Enter cho Số lượng quan hệ
Mô hình Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa
Hồi quy 24.704 6 4.117 39.325 .000a
Phần dư 24.395 233 .105
Tổng 49.1 239
Nguồn : Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter cho Số lượng quan hệ
Mô hình
Hệ số hồi quy không
chuẩn hoá
Hệ số
hồi quy
chuẩn
hoá
T
Mức ý
nghĩa
Thống kê cộng tuyến
B Độ lệch chuẩn Beta Tolerance VIF
Hằng số .901 .203 4.442 .000
SU_TC .128 .064 .152 2.013 .045 .374 2.673
SU_TA .107 .047 .144 2.276 .024 .532 1.881
KM_GP .170 .054 .197 3.119 .002 .536 1.860
DU_NC .103 .051 .116 2.040 .042 .665 1.503
QH_CC .115 .056 .132 2.045 .042 .513 1.947
CS_KH .153 .054 .175 2.835 .005 .558 1.793
Nguồn : Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
- Kết quả phân tích hồi quy tại Bảng 3.1
chỉ ra hệ số R2 = 0.490. Điều này nói rằng, 6
biến độc lập trong mô hình giải thích được
49.% sự biến thiên đến số lượng quan hệ giữa
khách hàng và nhân viên tại ngân hàng trong
mẫu điều tra.
- Tiếp theo là cần kiểm định giả thuyết về
độ phù hợp của mô hình (phân tích phương sai).
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình cần kiểm
định giả thuyết H
0
: hệ số hồi quy của các biến
độc lập β
k
=0. (R2 = 0), kiểm định F thông qua
phân tích phương sai. Theo kết quả tính toán ở
Bảng 3.2 và 3.3: hệ số xác định R2 = 0.490, F
= 39.325 và mức ý nghĩa thống kê Sig =.000a
(<0.05), do đó ta bác bỏ giả thiết H
0
cho rằng
tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng
số), mô hình hồi qui tuyến tính bội đang xét phù
hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
26
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
- Giả định không có mối tương quan giữa
các biến độc lập (Đo lường đa cộng tuyến):
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ
số thường dùng là hệ số phóng đại phương
sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả
phân tích tại Bảng 3.3 cho thấy hệ số VIF đều
nhỏ hơn 2.7, nhỏ hơn mức chấp nhận được
8.0 rất nhiều (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005) nên ta kết luận hiện tượng
đa cộng tuyến không nghiêm trọng giữa các
biến độc lập.
- Giả định về tính độc lập của sai số (hay
không có tương quan giữa các phần dư): Đại
lượng thống kê Durbin-Watson giúp ta thực
hiện kiểm định của các sai số kề nhau. Kết
quả phân tích tại Bảng 3.1 cho thấy giá trị
thống kê Durbin-Watson = 2.064 xấp xỉ 2.0
nên có thể nhận định rằng hiện tượng tự tương
quan là không xảy ra.
- Giả định phương sai của sai số không
đổi: Nhận xét đồ thị phân tán Scatterplot
(Hình 3.1) trên đây ta nhận thấy phần dư phân
tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị
trung bình của phần dư) trong một phạm vi
không đổi. Như vậy, giả định phương sai của
của sai số không đổi không bị vi phạm.
Nguồn: Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
Hình 3.1. Đồ thị Scatterplot cho Số lượng quan hệ
Ngoài ra, để thực hiện việc kiểm định
phương sai của sai số không đổi bằng việc
phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc là bình
phương phần dư và biến độc lập là giá trị dự
báo sự thỏa mãn. Các giá trị này được tạo từ
phần mềm SPSS:
PRE_2: giá tri dự báo sự thỏa mãn
RES_2: giá trị phần dư.
Tạo biến phần dư bình phương sl =
RES_2* RES_2
Kết quả tại Phụ lục kiểm định phương
sai của sai số không đổi – Số lượng quan hệ
cho thấy: R2 = 0.001, F = 0.126, Sig. = 0.723a
>0.05 nên không bác bỏ giả thiết phương sai
của sai số không đổi.
Ta có R2 = 0.001 với t = 0.355 không có
ý nghĩa thống kê vì Sig. = 0.723>0.05 nên
giả thiết R2≠0 là không phù hợp. Như vậy,
giả định phương sai của của sai số không đổi
không bị vi phạm.
- Giả định về phân phối chuẩn của phần
dư: Để khảo sát sự vi phạm về giả định phân
phối chuẩn của phần dư, tác giả sử dụng biểu
đồ Histogram và đồ thị P-P plot trong phân
27
Các nhân tố . . .
tích SPSS 16. Biểu đồ Histogram (Hình 3.2)
cho thấy một đường cong phân phối chuẩn
được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Phân phối
phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean gần
bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.987 tức
là gần bằng 1).
Nguồn : Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
Hình 3.2. Biểu đồ Histogram cho Số lượng quan hệ
- Ngoài ra, nhìn vào đồ thị P-P plot (Hình
3.3), kết quả cho thấy các điểm quan sát không
phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng. Do đó,
có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn
không bị vi phạm.
Nguồn: Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát.
Hình 3.3. Đồ thị P-P plot cho Số lượng quan hệ
Cuối cùng, ta kiểm định giả thiết về ý
nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần cho
mô hình. Để đảm bảo các biến độc lập đều
thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta
tiến hành kiểm định t . Với giả thuyết H
0
là hệ
số hồi quy của các biến độc lập β
k
= 0, và với
độ tin cậy 95% thì ta có thể bác bỏ giả thuyết
H
0
đối với tất cả các β
k
. Theo kết quả tính toán
trong Bảng 3.3, giá trị t-value của các biến β
k
đều lớn hơn 2. và P-value < 0.05. Điều này
có nghĩa là 6 nhân tố trong phương trình đều
có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Số lượng
quan hệ giữa khách hàng và nhân viên.
Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được
xây dựng theo phương trình hồi qui ở trên
không vi phạm các giả định cần thiết về hồi
quy tuyến tính.
28
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
4. Các giải pháp
4.1. Sự trung thành của khách hàng
Qua kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy
mặc dù Ngân hàng Kiên Long đã có những
thành công nhất định, chiếm một thị phần
nhất định và có được thương hiệu mạnh tại
địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, để giữ
vững khách hàng truyền thống hay thị phần,
cũng như phát triển khách hàng mới, khách
hàng tiềm năng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh
doanh thì Ngân hàng Kiên Long cần phải có
sự cải tiến hơn nữa trong mối quan hệ của
khách hàng với nhân viên nhằm tăng số lượng
khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Với kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
có ảnh hưởng lớn đến lòng trung thành của
khách hàng lần lượt là Sự tin cậy và Sự chăm
sóc khách hàng, Cường độ quan hệ, Số lượng
mối quan hệ, Độ dài quan hệ và Mức độ trung
thành. Nên các giải pháp của đề tài sẽ tập
trung theo hướng cải thiện các nhân tố trên.
4.2. Sự tin cậy, Sự chăm sóc khách hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm nhân tố
Sự tin cậy và Sự chăm sóc khách hàng có tác
động lớn nhất đến Sự hài lòng của khách hàng
đối với các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
Kiên Long Kiên Giang. Thông thường trong
ngành dịch vụ, chất lượng phục vụ được quyết
định phần lớn bởi yếu tố nguồn nhân lực hay
con người. Đối với lĩnh vực kinh doanh tiền
tệ thì yếu tố con người còn quan trọng hơn và
là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân
hàng. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn,
trình độ nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp,
tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được
mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng
đối với Ngân hàng. Đây là vấn đề cốt lõi để giữ
chân được khách hàng truyền thống và phát
triển khách hàng tiềm năng, vì vậy phát triển
yếu tố con người là vô cùng quan trọng.
4.3. Tính cạnh tranh về giá
Tuy hiện nay yếu tố giá không còn là lợi
thế hàng đầu trong chiến lược cạnh tranh.
Nhưng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các
Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, làm cho khách
hàng nhạy cảm hơn về giá. Họ có sự so sánh,
lựa chọn nhiều hơn khi có nhu cầu giao dịch.
Muốn giữ chân khách hàng cũ cũng như
thu hút khách hàng mới thì Ngân hàng cần
phải bảo đảm tính cạnh tranh về giá. Kết quả
nghiên cứu cho thấy yếu tố giá cũng là một
yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng. Các giải pháp bảo đảm
tính cạnh tranh về giá mà Ngân hàng có thể
thực hiện như:
Phát huy tính linh động của chính sách giá
một cách có hiệu quả. Tùy từng trường hợp
mà Ngân hàng có những biểu giá và những
chính sách ưu đãi khác nhau. Cần thường
xuyên tiến hành khảo sát về giá dịch vụ và lãi
suất ở một số ngân hàng cùng địa bàn để xem
xét lại chính sách giá cả và lãi suất của ngân
hàng mình. Cập nhật thông tin về biến động
thị trường cũng như giá cả giao dịch để củng
cố lòng tin của khách hàng về tính cạnh tranh
về giá của ngân hàng.
4.4. Sự thuận tiện
Hiện tại Ngân hàng Kiên Long đang
xếp thứ hai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về
mạng lưới hoạt động với 17 điểm giao dịch
trong toàn tỉnh chỉ đứng sau Ngân hàng Nông
nghiệp. Đây là một lợi thế rất lớn của Ngân
hàng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Song đây sẽ không còn là một lợi thế
lâu dài, bởi khi được phép trở lại các Ngân
hàng trên địa bàn sẽ thực hiện mở rộng mạng
lưới của mình làm gia tăng sự cạnh tranh rất
lớn đối với Ngân hàng Kiên Long. Vì vậy, cần
có sự chuẩn bị trước cho công tác này, qua
khảo sát cho thấy Ngân hàng Kiên Long vẫn
29
Các nhân tố . . .
còn có thể mở thêm 3 điểm kinh doanh mang
lại hiệu quả kinh doanh cho mình đó là: tại xã
Dương Tơ - huyện Phú Quốc, Thị trấn Minh
Lương huyện Châu Thành và một Chợ Mười
một Biển - huyện An Minh.
Bên cạnh đó để gia tăng sự thuận tiện cho
khách hàng đặc biệt là khách hàng lâu năm
hay khách số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng,
thì việc nhận và trao trả tiền gửi tại nhà khi
khách hàng có nhu cầu cũng là một giải pháp
khả thi hiện nay. Việc này giúp khách hàng
đỡ mất thời gian, chi phí đi lại giao dịch với
Ngân hàng mà còn tạo niềm tin, sự khắn khít
giữa Ngân hàng và khách hàng. Đồng thời
tiến hành sửa chữa một số điểm giao dịch nơi
có lượng khách hàng lớn như Chi nhánh Rạch
Giá, Phòng Giao dịch số 3 nhằm tạo được
môi trường giao dịch tốt hơn cho khách hàng
như bãi đổ xe rộng rãi, môi trường bên trong
thoáng mát, sạch sẽ tạo điều kiện tốt nhất
trong quá trình khách hàng chờ đợi và thực
hiện giao dịch của mình với ngân hàng.
4.5. Hình ảnh của Ngân hàng
Hiện tại trên tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng
Kiên Long đã có một hình ảnh khá đẹp trong
mắt người dân, từ thành thị đến nông thôn,
từ cá khách hàng có số dư lớn đến các tiểu
thương ở chợ với số dư chỉ vài triệu đồng.
Đây có thể nói là một sự thành công của Ngân
hàng, ghi nhận sự phấn đấu không ngừng nghỉ
của một tập thể trong thời gian gần 18 năm
xây dựng và phát triển. Một hình ảnh đẹp
trong lòng khách hàng đã khó, củng cố và
phát triển hình ảnh đẹp đó càng khó hơn, Hiện
nay, việc xây dựng hình ảnh của Ngân hàng
mặc dù đã có sự đầu tư đáng kể nhưng chưa
có sự đồng bộ và thống nhất cao và người dân
cũng chưa quan tâm nhiều đến hình ảnh của
Ngân hàng chủ yếu thông qua đồng phục hay
cái tên KienLong Bank gắn liền với một số sự
kiện ở địa phương. Điều này không quá khó
để hiểu, vì Kiên Giang là một tỉnh mà kinh tế
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai
thác thủy sản, trình độ và nhận thức của người
dân còn thấp. Điều mà phần lớn khách hàng
cần ở Ngân hàng là những cái hữu hình, thực
tế dễ nhận thấy mà ít quan tâm đến những giá
trị vô hình. Tuy nhiên, trong tương lai không
xa, hình ảnh có thể là một yếu tố quan trọng
vì kinh tế ngày một phát triển và trình độ của
người dân ngày càng nâng cao. Chắc chắn,
hình ảnh là một yếu tố không thể thiếu trong
việc lựa chọn nơi giao dịch của khách hàng.
Để xây dựng và củng cố một hình ảnh trong
lòng khách hàng, Ngân hàng cần:
Đồng bộ và hống nhất hình ảnh, nhận diện
thương hiệu của Ngân hàng từ Hội sở chính
cho đến các chi nhánh địa phương và Phòng
giao dịch các kiến trúc trụ sở, bảng hiệu, logo
cho đến môi trường giao dịch bên trong đồng
phục, pano, áp phích, bao thư, áo đi mưa, bút
viết, Hiện nay, Ngân hàng đang cho phép
nhân viên mặc trang phục tự do vào ngày thứ
bảy cho thêm phần sinh động nhưng phải giữ
được sự gọn gàng, lịch sự và không mất đi
bản sắc riêng của Ngân hàng Kiên Long.
Với lực lượng nhân sự gần 1.000 nhận sự
trong đó có hơn 500 cộng tác viên trên địa bàn
tỉnh, có thể xem đây là một lực lượng hùng hậu
góp phần vào việc quảng bá phát triển hình ảnh
Ngân hàng Kiên Long hơn nữa. Vì vậy, Ngân
hàng cần có sự đầu tư đào tạo thích đáng các
khóa học về phát triển hình ảnh, thương hiệu,
các buổi tọa đàm về văn hóa Ngân hàng Kiên
Long, giúp cho nhân viên của mình có nhận thức
tốt nhất về hình ảnh và văn hóa của Ngân hàng
có ảnh hưởng lớn thế nào vào sự hài lòng của
khách hàng đối với Ngân hàng đặc biệt là đội
ngũ cộng tác viên. Từ đó họ sẽ là kênh quảng bá
tốt nhất cho Ngân hàng đến từng khách hàng..
30
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Bên cạnh đó thì Ngân hàng củũg cần phải
duy trì và tham gia tích cực hơn nữa các hoạt
động giúp phát triển cộng đồng địa phương,
các hoạt động giúp đỡ người nghèo, quỹ học
bổng cho các sinh viên tỉnh nhà
4.6. Phát triển khách hàng bền vững
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu
dài ngoài sự đầu tư về công nghệ, nhân sự,
thương hiệu, chiến lược kinh doanh, thì khách
hàng là một nhân tố cực kỳ quan trọng mang
tầm chiến lược. Và cuối cùng, duy trì và mở
rộng quan hệ khách hàng là mối ưu tiên hàng
đầu. Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm
xác định phân khúc thị trường, phạm vi, quy
mô kinh doanh, đưa ra các thách thức và giải
pháp thu hút khách hàng. Làm tốt công tác
phát triển chiến lược khách hàng là cở sở tốt
để thực hiện nhiệm vụ kinh doan