Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường hệ thống kế toán quản trị
(KTQT) chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) nhằm hỗ
trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần
thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX để
có các giải pháp tác động phù hợp, giúp cho hệ thống KTQT chi phí
trong các DNSX được hoàn thiện trởt hành yêu cầu và nhiệm vụ cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay. Bằng việc tổng quan các công trình
nghiên cứu trong nước và trên thế giới, tác giả tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp,
trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Từ
đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao mức độ
vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.
Từ khóa: Mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí, nhân tố ảnh
hưởng, doanh nghiệp sản xuất.
13 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp - trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 205- Tháng 6. 2019
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng
kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp-
trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
Tô Minh Thu
Ngày nhận: 29/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 05/06/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường hệ thống kế toán quản trị
(KTQT) chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) nhằm hỗ
trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần
thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX để
có các giải pháp tác động phù hợp, giúp cho hệ thống KTQT chi phí
trong các DNSX được hoàn thiện trởt hành yêu cầu và nhiệm vụ cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay. Bằng việc tổng quan các công trình
nghiên cứu trong nước và trên thế giới, tác giả tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp,
trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Từ
đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao mức độ
vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.
Từ khóa: Mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí, nhân tố ảnh
hưởng, doanh nghiệp sản xuất.
1. Đặt vấn đề
iện nay, ngành Sản xuất giấy
của Việt Nam đang phải đối
mặt với một loạt các thách
thức để duy trì tính cạnh tranh
trong một lĩnh vực mà chi phí
nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất
lớn trong chi phí sản xuất. Trong đó, thách thức
lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản xuất,
tăng hiệu quả hoạt động cùng với các phương
pháp xanh hơn để sản xuất giấy với chất lượng
tốt, đồng thời tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt về môi trường. Do vậy, các doanh nghiệp
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
này phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có,
đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo nhằm tiết kiệm
chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
giảm giá thành để cạnh tranh.
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan
trọng của hệ thống KTQT doanh nghiệp, có
chức năng đo lường, phân tích về tình hình
chi phí nhằm mục tiêu lập dự toán, xây dựng
định mức, kiểm soát chi phí, ra quyết định kinh
doanh tối ưu. Trong môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt vượt tầm biên giới quốc
gia, KTQT chi phí ngày càng thể hiện vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị ra
các quyết định hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo
sát sơ bộ, công tác kế toán chi phí trong các
DNSX giấy ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập
trung chủ yếu vào thông tin kế toán tài chính
phục vụ cho việc lập các báo cáo, Download
báo cáo tốt nghiệp các ngành tài chính. Việc
cung cấp thông tin kế toán chi phí phục vụ cho
việc ra các quyết định hay lập các kế hoạch sản
xuất kinh doanh vẫn đang là vấn đề chưa được
quan tâm và đầu tư đúng mức. Vì vậy, tăng
cường mức độ vận dụng KTQT chi phí trong
các DNSX giấy nhằm hỗ trợ thông tin cho các
nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần
thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ
đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp giấy nói riêng và các DNSX tại Việt
Nam nói chung.
2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị
chi phí trong doanh nghiệp
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước chỉ ra mối quan hệ và ảnh hưởng
của một số nhân tố đến việc áp dụng KTQT nói
chung cũng như KTQT chi phí nói riêng trong
các doanh nghiệp.
Chenhall, R.H. & Langfield-Smith, K. (1998),
trong một nghiên cứu về vận dụng và lợi ích
của thực hành KTQT tại các công ty sản xuất
ở Australia, đã giải thích lý do các công ty sản
xuất lớn có tỷ lệ vận dụng KTQT hiện đại cao
hơn, đó là sự tăng lên về quy mô tổ chức sẽ
dẫn đến sự phức tạp của cơ chế quản lý nên
đòi hỏi các doanh nghiệp lớn vận dụng các kỹ
thuật KTQT phức tạp hơn. Các doanh nghiệp
quy mô lớn thường có nhu cầu thông tin quản
trị nhiều hơn cũng như có tiềm lực tài chính để
tăng cường sử dụng các phương pháp KTQT
phức tạp hơn.Wu, Junjie and Boateng, Agyenim
(2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thay đổi trong thực tiễn KTQT Trung Quốc.
Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về
các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong
thực tiễn KTQT Trung Quốc. Phân tích đa biến
cho thấy quy mô của công ty, đối tác nước
ngoài và trình độ hiểu biết của các nhà quản lý
và nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến
những thay đổi trong thực tiễn KTQT của các
liên doanh đối tác nước ngoài. Quy mô doanh
nghiệp và mức độ kiến thức của các nhà quản lý
cấp cao dường như ảnh hưởng đến những thay
đổi trong thực tiễn KTQT. Tuy nhiên, không
có bằng chứng nào được đưa ra cho giả thuyết
rằng Chính phủ Trung Quốc có ảnh hưởng đáng
kể đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT
của các liên doanh và doanh nghiệp Nhà nước.
Ahmad, K. (2012) nghiên cứu về việc thực
hành KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Malaysia. Nghiên cứu chỉ ra rằng cạnh tranh
ngày càng tăng dẫn đến các doanh nghiệp phải
sử dụng nguồn lực và ra quyết định hiệu quả
hơn, từ đó làm phát sinh nhu cầu thông tin phục
vụ quản trị doanh nghiệp. Do vậy, các phương
pháp KTQT được các doanh nghiệp tích cực áp
dụng để đáp ứng nhu cầu này. Kết quả nghiên
cứu cho thấy áp lực cạnh tranh trên thị trường
có ảnh hưởng tích cực đến mức độ áp dụng
KTQT của các doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp cũng
là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc áp
dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Malaysia.
Halbouni, S. S. (2014) trong nghiên cứu thực
nghiệm về các động lực của đổi mới KTQT tại
Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho
thấy công nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự thay đổi của KTQT. Nghiên cứu của
Halbouni cho thấy 71,5% số người được hỏi tin
rằng công nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự thay đổi của KTQT.
Rapina (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
và ý nghĩa của nó đối với chất lượng của thông
tin kế toán nhằm xác định ảnh hưởng của các
yếu tố: Sự cam kết của nhà quản lý, văn hóa
doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức quản lý của
doanh nghiệp đến chất lượng của hệ thống
thông tin kế toán và ý nghĩa của nó đối với
chất lượng thông tin kế toán. Đối tượng khảo
sát là nhân viên kế toán của 33 doanh nghiệp
ở Bandung-Indonesia. Kết quả cho thấy cả 3
yếu tố trên đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng của hệ thống thông tin kế toán.
Nghiên cứu của Leite, A. A., Fernandes, P. O.,
& Leite, J. M. (2015) về các yếu tố ngẫu nhiên
ảnh hưởng đến việc sử dụng thực hành KTQT
trong lĩnh vực dệt may Bồ Đào Nha cho thấy
sự quan tâm của nhà quản trị đến KTQT có
ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng KTQT
trong các doanh nghiệp. Nhà quản trị là người
trực tiếp sử dụng thông tin KTQT để ra quyết
định, do vậy nhu cầu sử dụng thông tin của nhà
quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận
dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Ngoài nhu
cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong
việc tiếp cận các kỹ thuật KTQT mới và vận
dụng vào doanh nghiệp cũng là nhân tố tích cực
ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQT trong doanh
nghiệp.
Anh, D. N. P. (2016) nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng và hiệu quả của
thực hành KTQT trong nền kinh tế chuyển đổi
đã chỉ ra nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức
độ áp dụng KTQT của các doanh nghiệp Việt
Nam, đó là mức độ cạnh tranh. Thông qua dữ
liệu khảo sát từ 220 doanh nghiệp Việt Nam có
quy mô vừa và lớn, kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự ảnh hưởng tích cực của nhân tố mức độ
cạnh tranh đến việc sử dụng các công cụ KTQT
hiện đại trong các doanh nghiệp.
Lê Thị Hồng (2016) trong công trình nghiên
cứu Hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT chi
phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến
đá ốp lát ở Việt Nam cho rằng để hệ thống
thông tin KTQT chi phí thực sự hiệu quả đối
với hoạt động SXKD của đơn vị, đáp ứng tối đa
yêu cầu quản lý, khi xây dựng hệ thống thông
tin KTQT chi phí cần tính đến các nhân tố ảnh
hưởng đến xây dựng hệ thống thông tin KTQT
chi phí để xây dựng một cách phù hợp nhất.
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu liên quan,
Lê Thị Hồng (2016) đã tổng kết nhóm nhân tố
chủ quan bao gồm: (1) Đặc điểm ngành nghề
SXKD và tổ chức SXKD; (2) Cơ cấu, phân cấp
quản lý trong đơn vị; (3) Nhận thức của nhà
quản trị về vai trò của hệ thống thông tin KTQT
chi phí; và (4) Trình độ trang bị máy móc thiết
bị và trình độ đội ngũ nhân viên kế toán. Về
nhóm nhân tố khách quan, tác giả đã tổng hợp
kết quả của các công trình nghiên cứu với các
nhân tố cơ bản sau: (1) Cơ chế chính sách và
văn bản nhà nước quy định về công tác KTQT
trong doanh nghiệp; và (2) Điều kiện và môi
trường kinh doanh. Bằng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp định lượng, tác giả đã
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thông tin
KTQT chi phí, bao gồm: Năng lực nhân viên
kế toán, điều kiện về cơ sở vật chất và phương
tiện kỹ thuật, mức độ ủng hộ của nhà quản trị
và nhận thức của nhà quản trị về vai trò của hệ
thống thông tin KTQT chi phí. Qua phân tích
các biến quan sát trong quan hệ với nhân tố cho
thấy các biến đều thể hiện các giá trị dương,
có nghĩa là nếu các điều kiện về cơ sở vật chất,
về sự ủng hộ của nhà quản trị và nhận thức của
nhà quản trị càng cao thì điều kiện năng lực
thực hiện các giải pháp trong đơn vị để hoàn
thiện hệ thống thông tin KTQT càng được thực
hiện một cách tốt nhất.
Bùi Tiến Dũng (2018) trong nghiên cứu về Tổ
chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản
xuất giấy- Nghiên cứu tại Tổng Công ty Giấy
Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết đã tiến
hành khảo sát 8 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất giấy thành phẩm. Với việc
kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân
tố cơ bản ảnh hưởng thuận chiều đến tổ chức
KTQT tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các
doanh nghiệp liên kết, đó là: Mức độ cạnh tranh
của thị trường, sự tham gia của nhà quản trị
và trình độ của nhân viên kế toán. Nghiên cứu
cũng chỉ ra quy mô của doanh nghiệp (đo lường
bằng số lượng nhân công trực tiếp) có ảnh
hưởng đến tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp
khảo sát ở các mức độ khác nhau cả thuận chiều
và ngược chiều, trong đó quy mô doanh nghiệp
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
có mối quan hệ thuận chiều tới KTQT chi phí
và ngược chiều với hệ thống dự toán SXKD.
Đặng Lan Anh (2019) nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin KTQT chi
phí tại các khách sạn thuộc Tập đoàn Mường
Thanh, từ đó xác định và đánh giá sự tác động
đến chất lượng của thông tin KTQT chi phí tại
các khách sạn này. Dựa trên cơ sở dữ liệu đã
tổng hợp, Đặng Lan Anh (2019) đã xây dựng
mô hình nghiên cứu định lượng gồm các nhân
tố sau: Trình độ công nghệ thông tin, hiểu biết
của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế
toán, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và trình
độ nhân viên kế toán. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trình độ công nghệ thông tin là nhân tố tác
động cùng chiều và tác động mạnh nhất tới tính
hữu hiệu của hệ thống thông tin KTQT chi phí,
tiếp theo là nhân tố hiểu biết của nhà quản trị
về công nghệ thông tin và kế toán, đặc điểm cơ
cấu tổ chức quản lý, và cuối cùng là trình độ
nhân viên kế toán có ít tác động đến hệ thống
thông tin KTQT chi phí tại các khách sạn này.
Trong bài viết này, kế thừa kết quả nghiên cứu
của các tác giả tiền nhiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến các khía cạnh khác nhau của KTQT
nói chung và KTQT chi phí nói riêng, tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các
DNSX giấy Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra
một số khuyến nghị góp phần nâng cao mức độ
vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy
Việt Nam.
3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu
Dựa trên tổng quan nghiên cứu đã tổng hợp,
các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc áp dụng
KTQT chi phí trong DNSX bao gồm: Quy mô
của doanh nghiệp, đặc điểm cơ cấu tổ chức
quản lý, trình độ trang bị công nghệ thông tin,
quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán
quản trị, trình độ của nhà quản trị và trình độ
nhân viên kế toán. Tuy nhiên, việc thu thập
số liệu phục vụ nghiên cứu liên quan đến quy
mô của các DNSX giấy dưới một trong các
tiêu thức cơ bản như doanh thu, số lượng lao
động, tổng tài sản đều không thực hiện được
do các DNSX giấy cho rằng đây là thông tin
nhạy cảm và đề cập sâu đến tình hình hoạt
động của doanh nghiệp. Vì vậy, kế thừa và phát
triển các mô hình nghiên cứu của Leite, A. A.,
Fernandes, P. O., & Leite, J. M. (2015) và Đặng
Lan Anh (2019), có hiệu chỉnh và bổ sung các
thang đo cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu
nghiên cứu của bài viết, tác giả xây dựng mô
hình nghiên cứu như sau:
- Biến phụ thuộc là mức độ vận dụng KTQT chi
phí trong các DNSX giấy Việt Nam.
- Biến độc lập gồm 5 nhóm biến: Đặc điểm cơ
cấu tổ chức quản lý, trình độ trang bị công nghệ
thông tin, quan điểm của nhà quản trị về công
tác kế toán quản trị, trình độ của nhà quản trị và
trình độ nhân viên kế toán.
Mô hình tổng quát phản ánh mối tương quan
giữa mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các
DNSX giấy Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
được tác giả đề xuất qua phương trình hồi quy
đa biến như sau:
MĐ
i
= α
0
+ α
1
TCi+ α2CNi+ α3QĐi + α4TĐi +
α
5
NVi + ε
Trong đó: MĐi - Mức độ vận dụng KTQT chi
phí trong các DNSX giấy Việt Nam;
TCi: Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý;
CNi: Trình độ trang bị công nghệ thông tin;
QĐi: Quan điểm của nhà quản trị về công tác
KTQT;
TĐi: Trình độ của nhà quản trị;
NVi: Trình độ nhân viên kế toán;
α
0
là hằng số; α là hệ số biến thiên giải thích, ε
là phần dư và i là số quan sát.
Theo đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận
dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt
Nam như sau:
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý: Khi xem
xét cơ cấu tổ chức quản lý, các nhà nghiên cứu
thường đề cập tới những yếu tố cơ bản như:
Chuyên môn hóa công việc, phân chia tổ chức
thành các bộ phận, quyền hạn và trách nhiệm,
cấp bậc và phạm vi quản trị, tập trung và phân
quyền trong quản trị và sự phối hợp giữa các
bộ phận, phân hệ của cơ cấu. Trong thực tế, các
bộ phận trong doanh nghiệp có thể được hình
thành theo những tiêu chí khác nhau, làm xuất
hiện các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý khác
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
65Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
nhau, từ đó ảnh hưởng đến mức độ vận dụng
KTQT chi phí trong doanh nghiệp. Do vậy, tác
giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H1: Đặc
điểm cơ cấu tổ chức quản lý có tác động cùng
chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại
các DNSX giấy Việt Nam.
- Trình độ trang bị công nghệ thông tin: Trong
thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công
nghệ, công nghệ thông tin có ảnh hưởng và tác
động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống
xã hội. Tác động của công nghệ thông tin đến
KTQT chi phí cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong các DNSX, khối lượng dữ liệu mà KTQT
chi phí phải tiến hành xử lý là rất lớn, quá trình
xử lý thông tin lại cần có sự kết hợp của nhiều
phương pháp và kỹ thuật phức tạp, nhu cầu
thông tin luôn cần phải được đáp ứng nhanh
và kịp thời để giúp cho nhà quản trị trong việc
ra quyết định kinh doanh. Kết quả các nghiên
cứu cho thấy công nghệ thông tin có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hệ thống KTQT và việc áp dụng
KTQT trong các doanh nghiệp. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin và máy tính vào KTQT làm
cho thông tin được cung cấp kịp thời, phù hợp
và hữu ích hơn. Chính vì vậy, mức độ trang bị
công nghệ thông tin là một nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong
doanh nghiệp. Do vậy, tác giả xây dựng giả
thuyết nghiên cứu H2: Trình độ trang bị công
nghệ thông tin có tác động cùng chiều tới mức
độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy
Việt Nam.
- Quan điểm của nhà quản trị về công tác
KTQT: Trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam,
hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đáng
kể đến công tác KTQT mà chỉ tập trung chủ yếu
vào công tác kế toán tài chính để đáp ứng các
quy định của các cơ quan quản lý các cấp hơn
là nhu cầu quản trị thực tế của doanh nghiệp.
Do đó, việc vận dụng KTQT khó thành công
hoặc thậm chí chỉ được vận dụng ở phạm vi
hạn hẹp nếu người điều hành doanh nghiệp
không hiểu biết về lợi ích do việc vận dụng các
công cụ kỹ thuật KTQT mang lại. Mặt khác,
nhà quản trị là người trực tiếp sử dụng thông
tin KTQT để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử
dụng thông tin của nhà quản trị có ảnh hưởng
quan trọng đến việc vận dụng KTQT trong các
doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng
hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ
thuật KTQT mới và vận dụng vào doanh nghiệp
cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự
vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả tiền nhiệm cho thấy,
sự quan tâm của nhà quản trị có ảnh hưởng
đáng kể đến mức độ vận dụng KTQT trong các
doanh nghiệp. Từ các phân tích trên, tác giả xây
dựng giả thuyết nghiên cứu H3: Quan điểm của
nhà quản trị về công tác kế toán quản trị có tác
động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi
phí tại các DNSX giấy Việt Nam.
- Trình độ của nhà quản trị: Trình độ của nhà
quản trị là tổng hợp những kiến thức và sự hiểu
biết của nhà quản trị về lĩnh vực hoạt động
SXKD của doanh nghiệp, các lĩnh vực kế toán,
công nghệ thông tin cũng như các kỹ năng quản
lý lãnh đạo. Các nhà quản trị có trình độ càng
cao về KTQT, công nghệ thông tin và các kỹ
năng quản lý thì nhu cầu thông tin KTQT càng
lớn. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên
cứu H4: Trình độ của nhà quản trị có tác động
cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí
tại các DNSX giấy Việt Nam.
- Trình độ nhân viên kế toán: Nhân viên kế toán
là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và
vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp.
Nếu trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán
không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận
dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp kém
hiệu quả. Trình độ nhân viên kế toán thể hiện ở
khả năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông
tin một cách thành thục, thường xuyên cập nhật
các kiến thức và kỹ thuật mới, vận dụng để thiết
kế hệ thống, xây dựng và thực hiện hệ thống kế
toán chi phí phù hợp nhằm hỗ trợ cho các nhà
quản trị trong việc ra quyết định. Đồng thời,
trình độ nhân viên kế toán còn được biểu hiện
thông qua các kỹ năng mềm như khả năng tiếp
nhận thay đổi; kỹ năng tư duy, phản biện và
phân tích; khả năng làm việc nhóm Trình độ
nhân viên kế toán càng cao dẫn đến mức độ vận
dụng KTQT trong doanh nghiệp càng lớn. Từ
các phân tích trên, tác giả xây dựng giả thuyết
nghiên cứu H5: Trình độ nhân viên kế toán có
tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT
chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi
phí trong các DNSX giấy Việt Nam, tác giả sử
dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính
Bảng 1. Thành phần các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu
Nhân tố Tên biến Ký hiệu
Đặc đi