Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc

ghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 462 công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Giao Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc là (1) nhân tố doanh nghiệp; (2) nhân tố điều kiện sinh hoạt tại khu công nghiệp và (3) nhân tố đặc điểm của khu công nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc thu hút và giữ chân công nhân tại khu công nghiệp Giao Long trong thời gian tới.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG NHÂN KHI CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP GIAO LONG ĐỂ LÀM VIỆC Võ Thành Khởi* TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 462 công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Giao Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc là (1) nhân tố doanh nghiệp; (2) nhân tố điều kiện sinh hoạt tại khu công nghiệp và (3) nhân tố đặc điểm của khu công nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc thu hút và giữ chân công nhân tại khu công nghiệp Giao Long trong thời gian tới. Từ khóa: công nhân, quyết định, khu công nghiệp, Giao Long THE FACTORS AFFECTING TO THE WORKERS’ DECISION TO CHOOSE GIAO LONG INDUSTRIAL ZONE TO WORK ABTRACT The objective of this study was to determine the factors that affected to the workers’ decision to choose Giao Long industrial zone to work. The study used descriptive statistical methods, testing Cronbach’s Alpha reliability and factor analysis. The data in the study were collected from 462 employees, working at Giao Long industrial zone. The results showed that the main factors affecting the workers’ decision to select the Giao Long industrial zone to work were (1) business factors; (2) living conditions factors in industrial zones and (3) characteristic factors of the industrial zone. On the basis of analysis, the solutions are proposed in order to enhance the attraction and retention of workers in Giao Long industrial zone in the near future. Keywords: workers, decision, industrial zone, Giao Long * TS. GV. Trường Cao đẳng Bến Tre 103 Các nhân tố . . . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình công nghiệp hóa của nước ta ngày càng diễn ra nhanh chóng dẫn đến việc phát triển các khu công nghiệp ngày càng nhiều thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Khu công nghiệp Giao Long thuộc địa bàn xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Vị trí của khu công nghiệp Giao Long thuận lợi về giao thông đường thủy, bộ do nằm trên đường tỉnh 883, cách Quốc lộ 60 khoảng 04 km và nằm cách khu quy hoạch cảng Giao Long khoảng 02 km. Trong năm 2015 khu công nghiệp Giao Long có 19 dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 1.484,931 tỷ đồng với tỷ lệ lấp đầy là 63,970/70,11 ha, đạt 91,25% diện tích có khả năng cho thuê. Khu công nghiệp Giao Long mỗi năm không chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh mà còn giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Giao Long vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động phổ lành nghề thường xuyên xảy ra. Do đó, để hiểu rõ vấn đề trên thì tác giả tiến hành nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn Khu công nghiệp Giao Long để làm việc” nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của người lao động để từ đó có chính sách thu hút và giữ chân công nhân tốt nhất. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Nghiên cứu của Timothy A. Judge et al (1994) đã chỉ ra quyết định lựa chọn công việc bị ảnh hưởng bởi nhận thức của ứng viên về sự công bằng của quy trình lựa chọn, mức lương, cơ hội thăng tiến, sự luân chuyển công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và giới tính cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn công việc của người lao động. Sau đó, Timothy A. Judge & Robert D. Bretz (1992) trong nghiên cứu của mình lại tiếp tục khẳng định các yếu tố về tiền lương, cơ hội thăng tiến, phúc lợi khen thưởng, chính sách công việc và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn công việc của người tìm việc. Nghiên cứu của David G. Allen et al (2007) cho rằng quyết định xin vào doanh nghiệp của người lao động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về hình ảnh, thông tin về công ty và công việc họ sẽ làm. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Scott Highhouse et al (2003) đã chỉ ra ba nhân tố ảnh hưởng đến thu hút của tổ chức đối với người xin việc là sự hấp dẫn chung, dự định làm việc cho tổ chức và uy tín của tổ chức. Nghiên cứu trong nước của Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh (2009) cho rằng yếu tố môi trường sống, môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn khu công nghiệp của công nhân. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện các yếu tố trình độ học vấn, tay nghề là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của công nhân. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã chỉ ra những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khu công nghiệp của công nhân như: nhà trọ tại khu công nghiệp thoải mái và an toàn thì công nhân càng mong muốn làm việc ở đó và gắn bó lâu dài hơn với công việc; yếu tố dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng tại khu 104 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp giúp cho môi trường sống của công nhân trở nên tốt hơn cho nên các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp càng tốt thì công nhân sẽ càng gắn bó lâu hơn với khu công nghiệp; các yếu tố về chính sách hỗ trợ nhà trọ, quan hệ đồng nghiệp trong doanh nghiệp, thời gian làm việc, chính sách bảo hộ lao động, chính sách bảo hiểm đều có ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi lựa chọn nơi làm việc. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010), nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và ctg (2012) đã nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Hòa Phú để làm việc kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu công nghiệp của công nhân bao gồm: (1) nhân tố điều kiện khu công nghiệp; (2) nhân tố quan hệ và hỗ trợ; (3) nhân tố đảm bảo an toàn; (4) nhân tố lợi ích kinh tế và (5) nhân tố chính sách công ty. Thông qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan kết hợp với sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 18 công nhân và phỏng vấn thử 15 công nhân thì tác giả xác định được 22 tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu công nghiệp Giao Long của công nhân, bao gồm 2 nhóm chính: Thứ nhất, yếu tố về khu công nghiệp bao gồm: vị trí khu công nghiệp, môi trường xung quanh khu công nghiệp, có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê, có nhiều điểm vui chơi giải trí, vấn đề an ninh, an toàn tại khu công nghiệp, các dịch vụ công cộng (điện, nước, ...), cơ sở hạ tầng (y tế, đường xá, ....), khu công nghiệp gần trung tâm thành phố. Thứ hai, yếu tố về doanh nghiệp bao gồm: chế độ lương, thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp; nhà ở cho công nhân; mối quan hệ với đồng nghiệp; chính sách quản lý nhân sự của doanh nghiệp; thời gian làm việc; trang thiết bị nơi làm việc; bảo hộ lao động; bảo hiểm cho công nhân; mức độ an toàn lao động; công việc yêu cầu về trình độ học vấn; công việc yêu cầu về trình độ tay nghề; được tập huấn kỹ năng nghề nghiệp; doanh nghiệp có chương trình tập huấn kỹ năng sống; danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để công nhân nhận xét theo quy ước đánh giá mức độ tăng dần từ 1: Rất không quan trọng  5: Rất quan trọng. Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu Tên biến Thang đo (1) Yếu tố về khu công nghiệp INPARK1 INPARK2 INPARK3 INPARK4 INPARK5 INPARK6 INPARK7 INPARK8 Vị trí khu công nghiệp được chọn làm việc. Môi trường xung quanh khu công nghiệp. Có nhiều điểm vui chơi giải trí. Có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê. Vấn đề an ninh, an toàn tại khu công nghiệp. Các dịch vụ công cộng (điện, nước, .) Khu công nghiệp gần trung tâm thành phố. Cơ sở hạ tầng (y tế, đường xá,). Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 (2) Yếu tố về doanh nghiệp 105 Các nhân tố . . . COM1 COM2 COM3 COM4 COM5 COM6 COM7 COM8 COM9 COM10 COM11 COM12 COM13 COM14 Chế độ lương, thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp. Nhà ở cho công nhân. Mối quan hệ với đồng nghiệp. Chính sách quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Thời gian làm việc. Trang thiết bị nơi làm việc. Bảo hộ lao động. Bảo hiểm cho công nhân. Mức độ an toàn lao động. Công việc yêu cầu về trình độ học vấn. Công việc yêu cầu về trình độ tay nghề. Được tập huấn kỹ năng nghề nghiệp. Doanh nghiệp có chương trình tập huấn kỹ năng sống. Danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Likert 1  5 Nguồn: Tác giả đề xuất. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp từ 462 công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre. Tác giả tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2015 với các đối tượng nghiên cứu được chọn theo các tiêu chí: quê quán, loại hình doanh nghiệp đang làm việc. Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được tác giả thu thập từ Ban quản lý khu công nghiệp Giao Long. Phương pháp phân tích số liệu: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như tần suất, trung bình và tỷ lệ để mô tả đặc điểm của công nhân tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố được tác giả sử dụng để xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long để làm việc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của công nhân tại khu công nghiệp Giao Long Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, độ tuổi của công nhân ở khu công nghiệp Giao Long phần lớn là từ 40 tuổi trở xuống chiếm 99,8% còn 0,2% còn lại là những công nhân có độ tuổi ở khoảng 41 tuổi đến 45 tuổi chiếm rất ít. Xét về giới tính thì phần lớn công nhân là nữ chiếm 59,7% còn lại là nam chiếm 40,3% từ đó cho thấy sự chênh lệch giữa giới tính nam và nữ ở khu công nghiệp Giao Long khá cao nguyên nhân là do các công ty tại khu công nghiệp ưu tiên tuyển công nhân nữ vì họ tính khéo léo, cẩn thận cao hơn nam giới. Đối với trình độ học vấn thì công nhân có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống chiếm khá cao với trên 70% và công nhân có trình độ trung học phổ thông chiếm 26,5% còn lại là công nhân có trình độ trung cấp, cao đẳng với 3,5%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Giao Long đã lập gia đình chiếm 48,5% và 51,5% công nhân chưa lập gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân từ nơi khác đến làm việc tại khu công nghiệp Giao Long chiếm 51,3% và 48,7% là công nhân ở địa phương. Bên cạnh đó, từ kết quà 106 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật khảo sát thực tế cho thấy nguồn thông tin công nhân biết được khu công nghiệp Giao Long thông qua sự giới thiệu của người thân và bạn bè chiếm cao nhất với 47,2%; tiếp theo là công nhân tự tìm đến khu công nghiệp Giao Long chiếm 33,1% còn lại 19,7% là công nhân biết được thông qua các phương tiện truyền thông. Thu nhập của công nhân là tiêu chí rất quan trọng phản ánh chính xác nhất cuộc sống của họ. Nếu như công nhân nào có mức thu nhập cao thì cuộc sống họ sẽ ổn định hơn và ngược lại nếu công nhân nào có mức thu nhập thấp hơn thì cuộc số sẽ khó khăn. Bảng 2: Thu nhập và chi phí của công nhân Đơn vị tính: đồng/tháng Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thu nhập của công nhân 5.000.000 2.500.000 2.900.000 0,641 Chi phí của công nhân 2.300.000 1.500.000 1.830.000 0,299 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015. Qua kết quả điều tra, thu nhập của công nhân giao động từ 2.500.000 đồng/tháng đến 5.000.000 đồng/tháng. Thu nhập trung bình trong tháng của công nhân là 2.900.000 đồng. Bên cạnh đó, chi phí của công nhân giao động từ 1.500.000 đồng/tháng đến 2.300.000 đồng/ tháng và chi phí trung bình của một công nhân trong tháng là 1.830.000 đồng. Như vậy, với sự chênh lệch của thu nhập so với chi phí trong một tháng của công nhân khá cao thì họ sẽ đủ trang trải các loại chi phí sinh hoạt hằng ngày và có thể tích lũy một số vốn để gửi về gia đình. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có 81,4% công nhân cảm thấy hài lòng với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Giao Long. Nguyên nhân là do công nhân có mức thu nhập ổn định đủ trang trải các loại chi phí sinh hoạt và có dư một khoản để tiết kiệm dẫn đến họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Giao Long còn lại 18,6% công nhân cảm thấy không hài lòng do một số nguyên nhân về chính sách nhân sự của từng doanh nghiệp. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn khu công nghiệp Giao Long của công nhân Tác giả tiến hành kiểm định độ tin của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhiều lần để tìm được thang đo có độ tin cậy cao nhất. Kết quả sau 2 lần kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến COM5, COM12, COM13 và COM14 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nếu loại các biến này thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên. Vì thế, để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, tác giả sẽ loại biến COM5, COM12, COM13 và COM14 ra khỏi mô hình. Sau khi kết thúc kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha thì số biến còn lại là 18 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,925 > 0,9 cho thấy các thang đo có ý nghĩa và các nhân tố còn lại là đáng tin cậy trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn khu công nghiệp Giao Long của công nhân. 107 Các nhân tố . . . Bảng 3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến Nhân tố Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu biến bị loại Trương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến INPARK1 INPARK2 INPARK3 INPARK4 INPARK5 INPARK6 INPARK7 INPARK8 COM1 COM2 COM3 COM4 COM6 COM7 COM8 COM9 COM10 COM11 62,89 62,74 62,45 62,46 62,52 62,75 62,65 63,46 63,26 63,05 62,77 63,2 62,32 63,10 62,75 62,67 62,68 62,71 109,235 113,332 118,474 117,594 113,062 115,654 118,817 113,168 111,408 108,868 106,928 109,844 115,606 110,418 107,272 107,316 106,292 113,381 0,745 0,644 0,323 0,390 0,680 0,390 0,321 0,446 0,668 0,709 0,835 0,728 0,484 0,743 0,807 0,785 0,757 0,556 0,918 0,920 0,927 0,925 0,920 0,926 0,927 0,926 0,920 0,918 0,915 0,918 0,924 0,918 0,916 0,916 0,917 0,922 Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha từ số liệu điều tra, 2015. Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha rút ra được 18 biến thì tác giả đã tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá sau 2 vòng với các kết quả kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading > 0,5); (2) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 KMO = 0,868 1); (3) Kiểm định Barlett’s về tương quan các biến quan sát có giá trị Sig.= 0,000 < 5% chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ (Trọng và Ngọc, 2008); (4) Kiểm định phương sai cộng dồn = 66,243%. 108 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4: Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố và ma trận điểm nhân tố Ma trận xoay nhân tố Ma trận điểm nhân tố Biến quan sát Nhân tố Biến quan sát Nhân tố F 1 F 2 F 3 F 1 F 2 F 3 COM2 COM8 COM7 COM9 COM10 COM4 COM3 INPARK1 COM1 INPARK5 COM11 INPARK4 INPARK3 INPARK2 INPARK8 INPARK6 INPARK7 0,856 0,854 0,841 0,839 0,823 0,817 0,802 0,754 0,640 0,603 0,513 0,838 0,798 0,748 0,739 0,721 0,615 INPARK1 INPARK2 INPARK3 INPARK4 INPARK5 INPARK6 INPARK7 INPARK8 C O M 1 COM2 COM3 COM4 COM7 COM8 COM9 COM10 COM11 0,111 0,018 -0,091 -0,104 0,068 -0,083 -0,118 -0,064 0,064 0,162 0,109 0,151 0,156 0,144 0,142 0,139 0,067 0,012 0,327 0,383 0,390 0,158 -0,069 0,068 -0,104 -0,088 -0,130 0,034 -0,014 -0,065 -0,034 -0,041 -0,059 0,130 -0,013 -0,137 -0,019 0,036 -0,079 0,484 0,401 0,491 0,199 -0,006 0,000 -0,101 -0,055 -0,037 -0,030 -0,009 -0,097 Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá từ số liệu điều tra, 2015. Từ kết quả phân tích trên ta thấy, nhân tố F 1 gồm 11 biến tương quan chặt chẽ với nhau là COM1 (Chế độ lương, thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp), COM2 (Nhà ở cho công nhân), COM3 (Mối quan hệ với đồng nghiệp), COM4 (Chính sách quản lý nhân sự của doanh nghiệp), COM7 (Bảo hộ lao động), COM8 (Bảo hiểm cho công nhân), COM9 (Mức độ an toàn lao động), COM10 (Công việc yêu cầu về trình độ học vấn), COM11 (Công việc yêu cầu về trình độ tay nghề), INPARK1 (Vị trí khu công nghiệp được chọn làm việc) và INPARK5 (Vấn đề an ninh, an toàn tại khu công nghiệp). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố doanh nghiệp”. Nhân tố F 2 gồm 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau là INPARK2 (Môi trường xung quanh khu công nghiệp), INPARK3 (Có nhiều điểm vui chơi giải trí) và INPARK4 (Có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố điều kiện sinh hoạt tại khu công nghiệp”. Nhân tố F 3 gồm 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau là INPARK6 (Các dịch vụ công cộng), INPARK7 (Khu công nghiệp gần trung tâm thành phố) và INPARK8 (Cơ sở hạ tầng). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố đặc điểm của khu công nghiệp”. Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre đó là “nhân tố doanh nghiệp”, “nhân tố điều kiện sinh hoạt tại khu công nghiệp”, “nhân tố đặc điểm của khu công nghiệp” và các nhân tố trên được đại diện bởi các nhân tố F 1 , F 2 , F 3 . Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích ma trận 109 Các nhân tố . . . nhân tố, tác giả rút ra các phương trình ước lượng điểm nhân tố cho từng nhân tố như sau: F1 = 0,111INPARK1 + 0,068INPARK5 + 0,064COM1 + 0,162COM2 + 0,109COM3 + 0,151COM4 + 0,156COM7 + 0,144COM8 + 0,142COM9 + 0,139COM10 + 0,067COM11 F2 = 0,327INPARK2 + 0,383INPARK3 + 0,39INPARK4 F3 = 0,484INPARK6 + 0,401INPARK7 + 0,491INPARK8 Với từng hệ số trong mỗi phương trình ước lượng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung. Trong đó, biến có hệ số lớn nhất sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân tố chung. Cụ thể: biến COM2 (Nhà ở cho công nhân) có hệ số điểm nhân tố cao nhất với 0,162 nên có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân tố chung F 1 “nhân tố doanh nghiệp”. Biến INPARK4 (Có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê) có hệ số điểm nhân tố cao nhất với 0,39 nên có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân tố chung F 2 “nhân tố điều kiện sinh hoạt tại khu công nghiệp”. Biến INPARK8 có hệ số điểm nhân tố cao nhất với 0,491 nên có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân tố F 3 “nhân tố đặc điểm của khu công nghiệp”. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Thông qua kết quả phân tích trên, tác giả rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, hầu hết công nhân làm việc tại khu công nghiệp Giao Long có độ tuổi từ 18 tuổi đến 40 tuổi, công nhân là nữ nhiều hơn công nhân nam, trình độ học vấn của công nhân thấp và các công nhân đến đây làm việc chủ yếu là các nơi khác đến. Thứ hai, công nhân biết được khu công nghiệp Giao Long chủ yếu là do người thân, bạn bè giới thiệu và tự tìm đến còn thông qua phương tiện
Tài liệu liên quan