Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của
các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam. Các nhân
tố được nghiên cứu bao gồm tổng nợ phải trả trên tổng tài sản; Vốn
lưu động trên tổng tài sản; Khả năng thanh toán ngắn hạn; Tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng. Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm cho biết chỉ có tổng nợ phải trả trên
tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến
rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt
Nam. Trong đó tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng
chiều và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược
chiều. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng quan trọng cho các nhà
quản trị trong hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 205- Tháng 6. 2019
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản
của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây
dựng tại Việt Nam
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
Nguyễn Thị Tuyết Lan
Ngày nhận: 21/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 13/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019
Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của
các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam. Các nhân
tố được nghiên cứu bao gồm tổng nợ phải trả trên tổng tài sản; Vốn
lưu động trên tổng tài sản; Khả năng thanh toán ngắn hạn; Tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng. Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm cho biết chỉ có tổng nợ phải trả trên
tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến
rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt
Nam. Trong đó tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng
chiều và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược
chiều. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng quan trọng cho các nhà
quản trị trong hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp.
Từ Khóa: Rủi ro phá sản, Doanh nghiệp niêm yết, Ngành Xây dựng
1. Giới thiệu
rong giai đoạn 2005- 2009, tốc
độ tăng trưởng của ngành Xây
dựng bình quân đạt 9,6%/năm
và giai đoạn 2010- 2015 đạt
4,6%/năm. Dự tính từ nay đến
năm 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202
nghìn tỷ đồng mỗi năm để phát triển hạ tầng
giao thông và khoảng 125 nghìn tỷ đồng mỗi
năm cho các dự án hạ tầng điện... Đây sẽ là thị
trường tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành Xây
dựng để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển,
doanh nghiệp ngành Xây dựng tại Việt Nam
còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Từ tác
động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, biến
động liên tục của lãi suất và lạm phát cũng như
các chính sách quản lý của Nhà nước đã ảnh
hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp ngành
Xây dựng. Những vấn đề này khiến các doanh
nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam ngày càng
quan tâm đến bài toán quản trị tài chính doanh
nghiệp mà trọng tâm là thiết lập một nguồn
lực tài chính mạnh và dự báo rủi ro phá sản
của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
nghiệp ngành Xây dựng tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp, hạn chế rủi ro tài chính và là nền tảng
vững chắc giúp doanh nghiệp đương đầu với
những biến động từ bên ngoài, giúp giảm nguy
cơ phá sản của doanh nghiệp. Mặt khác, đối với
các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng có
tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu rất cao, chi phí tài
chính là một gánh nặng đối với doanh nghiệp
và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con số lợi
nhuận của họ đồng thời làm rủi ro phá sản tăng
cao.
Bài báo này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm
yết ngành Xây dựng tại Việt Nam bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng và mô hình Logit,
từ đó đề xuất giải pháp giảm rủi ro phá sản của
các doanh nghiệp này. Bài viết trả lời các câu
hỏi: (i) Nhân tố nào ảnh hưởng tới rủi ro phá
sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây
dựng tại Việt Nam; (ii) Đánh giá ảnh hưởng
của các nhân tố tới rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
Liên quan đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp,
trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu liên
quan. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của
Edward I. A. (1968) về chỉ số tài chính, phân
tích mô hình đa thức nhằm dự báo khả năng phá
sản doanh nghiệp. Nghiên cứu có mẫu khảo sát
ban đầu gồm 66 doanh nghiệp được chia thành
hai nhóm với mỗi nhóm là 33 doanh nghiệp.
Nhóm thứ nhất là nhóm các doanh nghiệp phá
sản theo Chương X của Luật Phá sản Hoa Kỳ
trong giai đoạn 1946- 1965 và nhóm thứ hai là
nhóm các doanh nghiệp không phá sản trong
cùng thời kỳ và vẫn tồn tại trong năm 1966.
Trong đó, tác giả xem xét 22 biến tỷ số tài
chính tiềm năng để phân tích, các biến tỷ số này
được phân loại thành 5 nhóm biến tỷ số chuẩn
bao gồm: tỷ số về tính thanh khoản, tỷ số về lợi
nhuận, tỷ số về đòn bẩy tài chính, tỷ số về khả
năng thanh toán nợ, và tỷ số về hoạt động. Các
nhóm biến tỷ số này được chọn dựa vào các
cơ sở sau: (1) các nghiên cứu đã công bố trước
đó, (2) sự phù hợp tiềm năng với bài nghiên
cứu và (3) vài biến tỷ số mới được tạo ra trong
bài nghiên cứu. Từ danh sách 22 biến tỷ số tài
chính ban đầu, nghiên cứu chọn ra năm biến tỷ
số để đưa vào mô hình thực hiện dự báo khả
năng phá sản doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng, tất cả các doanh nghiệp có điểm
số Z
Score
lớn hơn 2,99 thuộc nhóm các doanh
nghiệp không phá sản, nghĩa là rơi vào vùng
không phá sản, trong khi các doanh nghiệp có
điểm số Z
Score
thấp hơn 1,81 thuộc các nhóm các
doanh nghiệp phá sản, chúng nằm trong vùng
phá sản, các doanh nghiệp có điểm số Z
Score
từ 2,99 đến 1,81 thuộc vùng chưa xác định vì
tính nhạy cảm của sai sót trong cách phân loại
doanh nghiệp. Mô hình phân tích đa thức các tỷ
số cực kỳ chính xác trong việc dự báo phá sản
doanh nghiệp, nó dự báo đúng 94% mẫu khảo
sát ban đầu và với 95% tất cả các doanh nghiệp
nằm trong nhóm phá sản và không phá sản. Tuy
nhiên, giới hạn của bài nghiên cứu là chỉ khảo
sát các doanh nghiệp sản xuất lớn (dựa vào quy
mô tài sản) và có sai sót trong việc phân loại
doanh nghiệp thuộc nhóm phá sản và không phá
sản.
Trong khi đó, James A.O (1980) nghiên cứu về
chỉ số tài chính và khả năng dự báo phá sản.
Bài nghiên cứu trình bày các kết quả nghiên
cứu định lượng dự báo sự thất bại của doanh
nghiệp như là bằng chứng cho các sự kiện phá
sản. Những phát hiện chính của bài nghiên cứu
có thể được tóm tắt một cách ngắn gọn như sau:
đầu tiên, khả năng nhận diện bốn nhóm nhân
tố quan trọng được thống kê có tác động đến
xác suất thất bại của doanh nghiệp (trong vòng
một năm), đó là: (1) quy mô doanh nghiệp, (2)
cấu trúc tài chính, (3) tính hiệu quả, và (4) tính
thanh khoản. Thứ hai, những nghiên cứu trước
đó đã phóng đại sức mạnh của các mô hình dự
báo phá sản và các kiểm định của nó. Một vấn
đề nữa là các nhân tố dự báo (các chỉ số tài
chính) lấy từ các báo cáo tài chính được công
bố sau ngày phá sản, sau đó bằng chứng chỉ ra
rằng các nhân tố này sẽ dự báo phá sản.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về phá sản, Evridiki
Neophytou, Andreas Charitou và Chris
Charalambous (2000) trong nghiên cứu của
mình về dự báo thất bại doanh nghiệp đã phát
triển mô hình phân loại các doanh nghiệp công
nghiệp thất bại cho Vương quốc Anh, bằng
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
cách sử dụng kỹ thuật phân tích logit. Bộ dữ
liệu bao gồm 51 cặp các doanh nghiệp công
nghiệp thất bại và không thất bại ở Anh trong
giai đoạn 1988 - 1997. Mô hình dự báo được
phát triển cho đến ba năm trước khi sự kiện thất
bại xảy ra. Kết quả cho thấy một mô hình bao
gồm ba biến tài chính là khả năng sinh lời, dòng
tiền hoạt động và biến đòn bẩy tài chính có thể
giải thích chính xác tổng thể 83% khả năng thất
bại doanh nghiệp trước một năm. Mô hình của
tác giả có thể hỗ trợ các nhà quản lý, các cổ
đông, các tổ chức tài chính, kiểm toán viên tại
Anh dự báo khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó, Pranee Leksrisakul và Michael
Evans (2005) trong nghiên cứu về mô hình phá
sản doanh nghiệp ở Thái Lan đã cung cấp bằng
chứng mới về việc sử dụng phương pháp phân
tích biệt thức đa biến (MDA) có thể được chọn
như là một công cụ để dự đoán sự thất bại của
doanh nghiệp niêm yết ở Thái Lan. Nguồn dữ
liệu được sử dụng là các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Thái
Lan (SET) trong khoảng thời gian 1997- 2002.
Các biến tài chính lấy từ mô hình dự báo phá
sản của Altman (1968). Kết quả nghiên cứu
cho thấy, các biến số về lợi nhuận, đòn bẩy tài
chính, chất lượng tài sản và tính thanh khoản
có tác động đến khả năng dự báo phá sản doanh
nghiệp và tất cả chúng đều có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, các kết quả kiểm định cho thấy
rằng các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp
phá sản có sự khác biệt có ý nghĩa so với các
doanh nghiệp không phá sản, các tỷ số tài chính
về lợi nhuận, tính thanh khoản và chất lượng
tài sản của các doanh nghiệp phá sản thấp hơn
so với các doanh nghiệp không phá sản, nhưng
tỷ lệ đòn bẩy có xu hướng ngược lại giữa hai
nhóm doanh nghiệp này.
Nghiên cứu của Ming Xu và Chu Zhang
(2008) về trường hợp của các doanh nghiệp
niêm yết Nhật Bản dự báo phá sản của các
doanh nghiệp niêm yết ở Nhật Bản giai đoạn
1992- 2005. Nhóm tác giả cho thấy rằng các
biện pháp truyền thống như chỉ số Zscore của
Altman (1968), Oscore của Ohlson (1980) và
định giá quyền chọn trước đây được phát triển
cho thị trường Mỹ, cũng rất hữu ích cho thị
trường Nhật Bản. Hơn nữa, sức mạnh dự báo
mạnh đáng kể khi các biện pháp này được kết
hợp. Kết quả cho thấy dự báo phá sản dựa trên
phương pháp định giá quyền chọn thành công
hơn các phương pháp dựa vào các biến kế toán.
Gần đây, nhóm nghiên cứu của Ben Chin-Fook
Yap, David Gun-Fie Yong và Wai-Ching Poon
(2010) nghiên cứu về tỷ số tài chính và phân
tích biểu thức đa biến dự báo sự thất bại của
các doanh nghiệp Malaysia. Mục đích của bài
nghiên cứu là phát triển một mô hình để cải
thiện khả năng tiên đoán sự thất bại cho các
doanh nghiệp sau khoảng thời gian cơ cấu lại
với điều kiện tài chính, kinh doanh và hoạt
động khác nhau trong bối cảnh của Malaysia.
Tổng cộng có 64 doanh nghiệp được phân tích
với 16 chỉ tiêu tài chính. Một hàm đa thức
được xây dựng để phân tích (MDA) với 07 tỷ
số tài chính được tìm thấy là có ý nghĩa thống
kê trong việc dự báo với tỷ lệ chính xác cao từ
88% đến 94% cho mỗi doanh nghiệp trước khi
doanh nghiệp thất bại. Bẩy tỷ số tài chính đó
là: Tổng tài sản trên tổng nợ phải trả (FFTL),
dòng tiền trên tổng nợ dài hạn (CFTD), tổng nợ
dài hạn trên tổng tài sản (TDTA), vốn lưu động
trên tổng tài sản (WCTA), thu nhập giữ lại trên
tổng tài sản (RETA), thu nhập trước thuế và
lãi vay (EBIT) và thu nhập ròng trên doanh thu
(NIS). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ngay cả
với các công cụ thống kê tiên tiến phổ biến hơn
được sử dụng gần đây, MDA vẫn còn là một
công cụ thống kê mạnh và rất đáng tin cậy.
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên
quan đến chủ đề này. Điển hình có thể kể đến
nghiên cứu của Hay Sinh (2003) về ước tính
xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh
nghiệp. Theo tác giả, xác suất phá sản là một
tham số tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến
giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thẩm định
giá bằng các phương pháp thuộc cách tiếp cận
dòng tiền, xác xuất phá sản chưa được ước
tính là một tham số độc lập mà thường được
thể hiện trong tỉ suất chiết khấu. Trong khi
đó, phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh
(APV) đã có cách tiếp cận mới hơn khi tách tác
động biên của nợ vay và ước tính xác suất phá
sản như một tham số độc lập. Về ý tưởng, APV
tỏ ra khá hiệu quả, nhưng tại Việt Nam, phương
pháp này vẫn chưa được thẩm định viên quan
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
tâm vì vướng phải nhiều khó khăn trong việc
ước tính xác suất phá sản. Do đó, bài nghiên
cứu của tác giả nhằm mục đích thiết lập các
phương pháp ước tính xác suất phá sản của một
doanh nghiệp để phương pháp giá trị hiện tại
có điều chỉnh (APV) ngày càng được áp dụng
rộng rãi, góp phần làm đa dạng hóa các phương
pháp trong hoạt động thẩm định giá trị doanh
nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đưa
ra hai phương pháp ước tính xác suất phá sản
của một doanh nghiệp là: (1) Dựa vào chỉ số
Z’’ điều chỉnh của Altman (1968); và (2) dựa
vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của
các ngân hàng thương mại (NHTM) theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) ban hành.
Bên cạnh đó là nghiên cứu của Nguyễn Minh
Hà, Nguyễn Bá Hướng (2016) phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng
bằng phương pháp Z-Score. Mục tiêu nghiên
cứu là xác định các yếu tố hưởng đến rủi ro phá
sản ngân hàng Việt Nam bằng phương pháp
Z-score, từ đó gợi ý chính sách phù hợp nhằm
tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt
động của NHTM cổ phần Việt Nam. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu gồm 23 NHTM cổ phần
Việt Nam với 115 quan sát từ 2009- 2013.
Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối quan hệ
nghịch chiều với rủi ro phá sản ngân hàng như:
Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ
lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước,
số năm hoạt động của ngân hàng và ngân hàng
đã niêm yết. Các yếu tố có mối quan hệ đồng
biến với rủi ro phá sản ngân hàng, gồm: Hiệu
quả quản lý chi phí và quy mô.
Ngoài ra nghiên cứu về quyết định đầu tư và rủi
ro phá sản của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam của Lê Nguyễn Sơn Vũ (2013) đã đưa
ra các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động
của các nhân tố tỷ số tài chính đến quyết định
đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2003- 2012.
Bên cạnh việc nghiên cứu 737 công ty trong
toàn bộ mẫu khảo sát, tác giả còn phân loại các
công ty trong mẫu khảo sát thành năm ngành
để thực hiện nghiên cứu thêm là ngành Chứng
khoán, ngành Bất động sản, ngành Xây dựng-
Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm- đồ uống
và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân- gia đình.
Khi xem xét toàn bộ mẫu khảo sát, có mối
tương quan thuận giữa ba nhân tố về tính thanh
khoản ngắn hạn, thu nhập ròng âm hai năm gần
đây và nợ phải trả vượt tổng tài sản với chỉ số
dự báo phá sản Oscore; và đồng thời hai nhân
tố tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tốc độ
tăng trưởng thu nhập ròng có mối tương quan
nghịch với chỉ số dự báo phá sản Oscore, và tất
cả đều có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, bốn
nhân tố còn lại là quy mô doanh nghiệp, tổng
nợ trên tổng tài sản, vốn lưu động trên tổng tài
sản và quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ
phải trả cũng có tác động đến chỉ số dự báo phá
sản Oscore nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Gần đây, nhóm tác giả thuộc nhóm ngành khoa
học kinh tế trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh (2013) đã thực hiện nghiên cứu lập mô
hình dự báo phá sản các công ty phi tài chính
Việt Nam. Nhóm tác giả đã xác định các chỉ
số tài chính quan trọng nhất trong dự báo phá
sản đối với khu vực phi tài chính của Việt Nam
bằng cách sử dụng mẫu của các công ty bị phá
sản trong giai đoạn 2008- đầu năm 2013. Bằng
cách đó, 24 chỉ tiêu tài chính đo lường các
thuộc tính tài chính quan trọng của một công ty
(phân thành 4 nhóm: tỷ số đòn bẩy, tỷ số thanh
khoản, tỷ số khả năng sinh lợi và tỷ số vòng
quay) đã được dùng để kiểm tra sự phá sản
trong thời gian ba năm trước khi phá sản. Phân
tích biệt số DA đưa ra một mô hình kinh tế của
hai biến: EBIT trên tổng tài sản (thuộc nhóm tỷ
số khả năng sinh lợi) và Vốn luân chuyển trên
doanh thu (thuộc nhóm tỷ số vòng quay). Ước
tính của các tác giả cung cấp bằng chứng rằng
các công ty có chỉ số Z< 0,08 có nghĩa là đang
tiến dần vào vùng “không phá sản”, trong khi
các công ty có chỉ số Z> 0,08 tức đang tiến vào
vùng “phá sản”. Cuối cùng, công ty có chỉ số
Z= -1,434 được xếp vào “Phá sản” và công ty
có chỉ số Z= 1,514 được xếp vào “Không phá
sản”. Mô hình đạt được độ chính xác dự báo
79,2% khi áp dụng để dự báo phá sản trên mẫu.
Ngoài việc đánh giá mô hình dự đoán phá sản
đối với Việt Nam, nghiên cứu cho thấy rằng
hầu hết các công ty bị phá sản trong giai đoạn
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
từ 2008 đến đầu 2013 đã cho thấy dấu hiệu của
khủng hoảng tài chính, ví dụ hiệu quả tài chính
kém. Hơn nữa, nghiên cứu của các tác giả đã
bổ sung các tài liệu hiện có bằng cách tìm hiểu
hai biến tài chính quan trọng ở Việt Nam, là tỷ
lệ EBIT trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn luân chuyển
trên doanh thu, có thể được sử dụng để tìm ra
những nguy cơ phá sản ở Việt Nam
Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm cả
ở trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng có rất
nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến rủi ro
phá sản của doanh nghiệp. Các nhân tố có thể
có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản gồm: quy mô
doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả
trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản Tuy nhiên, với những mẫu dữ liệu khác
nhau trong các khoảng thời gian khác nhau, các
nghiên cứu đã đưa ra các kết luận có sự khác
biệt. Chính vì thế, muốn biết các nhân tố nào
thực sự tác động đến rủi ro phá sản của doanh
nghiệp thì phải xem xét và phân tích dựa trên
những đặc điểm riêng của đối tượng nghiên
cứu. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu
về rủi ro phá sản nói riêng cũng như rủi ro nói
chung của các doanh nghiệp tuy nhiên chưa
có một nghiên cứu cụ thể nào về các nhân tố
ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp niêm yết ngành Xây dựng. Do đó, trên
cơ sở kế thừa những ưu điểm của các nghiên
cứu đi trước, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm
vào khoảng trống nghiên cứu về rủi ro phá sản,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá
sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây
dựng tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Tham khảo các nghiên cứu đi trước (Greene,
2012; James A.Ohlson, 1980; Lê Nguyến Sơn
Vũ, 2013), mô hình được sử dụng để nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá
sản của doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng
tại Việt Nam có dạng như sau:
Pr(Oscore) = β
0
+ β
1
*TLTA+β
2
*WCTA+β
3
*CL
CA+β4*NITA+β5*CHIN + ui
Trong đó, Oscore là khả năng phá sản của
doanh nghiệp; TLTA - Tổng nợ phải trả trên
tổng tài sản; WCTA - Vốn lưu động trên tổng
tài sản; CLCA - Khả năng thanh toán ngắn hạn;
NITA - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; CHIN
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng.
3.2. Biến số và thước đo
Biến phụ thuộc: Rủi ro phá sản doanh nghiệp
Chỉ số tổng thể dự báo phá sản doanh nghiệp
trong vòng một năm - Oscore. Oscore = 1
nếu doanh nghiệp có khả năng phá sản trong
năm tiếp theo và bằng 0 nếu ngược lại (James
A.Ohlson, 1980; Ming Xu và Chu Zhang,
2008). Cụ thể, Oscore được đo trên cơ sở ước
lượng của mô hình:
Z = 0,517 – 0,460X
1
+ 9,329X
2
+ 0,388X
3
+
1,158X4
Trong đó:
X
1
: Tổng nợ phải trả trên tổng tài sản
X
2
: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
X
3
: Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản
X4: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Nếu Z 0,5 thì
Oscore = 0
Biến độc lập:
(i) Tổng nợ phải trả trên tổng tài sản: Theo
nghiên cứu của James A.Ohlson (1980), Ming
Xu và Chu Zhang (2008) tổng nợ phải trả trên
tổng tài sản có tương quan thuận với rủi ro phá
sản của một doanh nghiệp. Nếu tổng nợ phải
trả trên tổng tài sản càng lớn thì nguy cơ phá
sản của doanh nghiệp càng cao, trong khi doanh
nghiệp có tỉ lệ này thấp thì sẽ ít phải đối mặt
với nguy cơ phá sản hơn. Trong nghiên cứu
này, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản (TLTA)
được tính bằng tỷ số tài chính giữa tổng nợ
trong kỳ chia cho tổng tài sản trong kì.
(ii) Vốn lưu động trên tổng tài sản: Theo
nghiên cứu của Edward I.Altman (1968); James
A.Ohlson (1980); Ming Xu và Chu Zhang
(2008); Ben Chin-Fook Yap, David Gun-Fie
Yong và Wai-Ching Poon (2010), nhân tố tính
thanh khoản (đo bằng vốn lưu động trên tổng
tài sản) là một trong những nhân tố quan trọng
trong việc đánh giá khả năng phá sản doanh
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
nghiệp. Tính thanh khoản của doanh nghiệp
càng lớn thì nguy cơ phá sản càng thấp và
ngược lại. Trong nghiên cứu này, vốn lưu đ