Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp

Chuyển giá là hiện tượng thường gặp trong các nền kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ vì các mục đích khác nhau, đặc biệt là mục đích thuế. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn và hạn chế các tác động tiêu cực của chuyển giá. Bài viết này nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, thông qua việc tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, phân tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Bùi Thị Minh Hải Ngày nhận: 31/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/08/2018 Ngày duyệt đăng: 18/09/2018 Chuyển giá là hiện tượng thường gặp trong các nền kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ vì các mục đích khác nhau, đặc biệt là mục đích thuế. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn và hạn chế các tác động tiêu cực của chuyển giá. Bài viết này nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, thông qua việc tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, phân tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp. Từ khóa: chuyển giá, kiểm soát, kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp 1. Đặt vấn đề ền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế luôn tiềm ẩn những khuyết tật do động cơ kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp thường chạy theo lợi ích. Lợi ích khiến cho một số doanh nghiệp luôn tính toán nhằm lợi dụng những lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng để tư lợi, trong đó có các chiêu trò chuyển giá. Chính vì vậy, để khắc phục những khiếm khuyết này, nhà nước phải làm tốt vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với chuyển giá cần được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện của hoạt động chuyển giá trái với quy định của pháp luật, từ đó loại bỏ hoặc hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động chuyển giá đối với nền kinh tế. Hiệu lực của kiểm soát chuyển giá phản ánh khả năng hoàn thành các mục tiêu đã định và có thể được đo lường và đánh giá thông qua các chỉ báo phản ánh các mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Kiểm soát chuyển giá phải ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các vi phạm CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 pháp luật liên quan đến các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp, loại bỏ hoặc hạn chế các tác động tiêu cực của chuyển giá đến nền kinh tế. Thông qua đó, kiểm soát chuyển giá góp phần đảm bảo và tăng cường nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo tính minh bạch của nền kinh tế, là cơ sở đạt được sự công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Về phía người tiêu dùng, kiểm soát chuyển giá có thể ngăn chặn được các hành vi thao túng, độc quyền trên thị trường, từ đó đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng trong dài hạn. Về phía Nhà nước, kiểm soát chuyển giá là phương sách hữu hiệu để đảm bảo tính hiệu lực của quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, bài viết này phân tích, tổng hợp để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của kiểm soát chuyển giá. Nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng, cũng như thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, qua đó có các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực kiểm soát chuyển giá. 2. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp Kiểm soát là quá trình mà trong đó chủ thể kiểm soát tác động lên khách thể kiểm soát để thực hiện được các mục tiêu đã định (Nguyễn Thị Phương Hoa, 2006). Kiểm soát cần được áp dụng phù hợp với mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát trong các hoàn cảnh và các điều kiện khác nhau (Nguyễn Quang Quynh, 2008). Chuyển giá là hành vi của các chủ thể kinh doanh trong các giao dịch liên kết nhằm thay đổi giá trị trao đổi của hàng hóa và dịch vụ với mục đích tư lợi. Kiểm soát chuyển giá là hoàn toàn cần thiết vì hậu quả của chuyển giá, về cơ bản, gây ra nhiều tác động tiêu cực trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều bên và có tác động xấu đối với nền kinh tế. Kiểm soát chuyển giá của nhà nước đối với doanh nghiệp- dựa trên bản chất cơ bản của kiểm soát là một quá trình mà chủ thể kiểm soát là các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tác động lên khách thể kiểm soát là các doanh nghiệp trong các giao dịch liên kết nhằm mục đích ngăn chặn và loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực của chuyển giá đến nền kinh tế. Là một quá trình nên kiểm soát chuyển giá bao gồm tập hợp nhiều hoạt động, từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với chuyển giá cho đến việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến chuyển giá đã được ban hành, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp với các vi phạm trong chuyển giá. Hiệu lực của kiểm soát chuyển giá thể hiện ở việc đạt được các mục tiêu mà nhà nước mong muốn, trong đó cơ bản là các mục tiêu như tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, minh bạch, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo luật pháp được thực thi nghiêm minh. Hiệu lực của kiểm soát chuyển giá chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan đến chủ thể thực hiện kiểm soát, khách thể chịu sự kiểm soát trong môi trường kiểm soát nhất định. Chính vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá bao gồm ba nhóm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể kiểm soát; (ii) nhóm nhân tố thuộc về khách thể kiểm soát và (iii) nhóm nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát. 2.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể kiểm soát Chủ thể kiểm soát đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế là các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá do các doanh nghiệp thực hiện. Trong một quốc gia, thông thường chủ thể kiểm soát có thể là cơ quan thuế, hải quan, cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và các cơ quan khác có liên quan như các Bộ Khoa học công nghệ, ngân hàng trung ương, Bộ Kế hoạch đầu tư được Chính CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 phủ phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc về kiểm soát chuyển giá. Hiệu lực của kiểm soát chuyển giá phụ thuộc nhiều vào các nhân tố phản ánh các kỳ vọng, yêu cầu hoặc vai trò mà Chính phủ tại từng nước xác lập đối với chủ thể kiểm soát và năng lực của chủ thể kiểm soát trong tổ chức thực hiện kiểm soát chuyển giá. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm soát chuyển giá mà Chính phủ từng quốc gia đặt ra tạo thành: (i) Áp lực đối với chủ thể kiểm soát. Các yêu cầu có thể khác nhau giữa các quốc gia, tuy nhiên, một trong những điểm chung nhất là kiểm soát chuyển giá cần được thực hiện do xuất phát từ quan điểm và nhận thức của các nhà lãnh đạo về sự cần thiết của kiểm soát chuyển giá, hoặc từ những hệ lụy mà hoạt động chuyển giá gây ra làm thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) khiến kiểm soát chuyển giá phải thực hiện để truy thu số tiền thuế mà doanh nghiệp chiếm đoạt, hoặc do xu hướng các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở của hệ thống luật pháp để thực hiện hành vi chuyển giá ngày càng tăng. Trước, trong cuộc thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyển giá, chủ thể kiểm soát chịu áp lực từ nhiều nhân tố khác nhau. Cụ thể: Nhân tố thời gian cho một cuộc thanh, kiểm tra chuyển giá (đối với cơ quan thuể là thanh tra/kiểm tra, đối với kiểm toán là kiểm tra/kiểm toán): Doanh nghiệp chịu sự tác động của hoạt động chuyển giá từ nhiều bên như cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế) và tổ chức kiểm tra độc lập (công ty kiểm toán độc lập). Nguyễn Văn Phượng (2015) và Nguyễn Đại Thắng (2016) cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước thường thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát chuyển giá trong khoảng thời gian hạn hẹp. Kiểm soát chuyển giá là hoạt động phức tạp, nghiệp vụ chuyển giá phát sinh không những giữa các công ty nội bộ chuyển giá với nhau, hoạt động chuyển giá diễn ra ở nhiều quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, sức ép về thời gian thanh tra, kiểm tra đối với hành vi chuyển giá là thử thách đối với cơ quan thuế và công ty kiểm toán, khiến cho chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyển giá không đảm bảo. Các gian lận hoặc sai sót trong hoạt động chuyển giá sẽ có cơ hội bị bỏ qua. Các bằng chứng về chuyển giá do cơ quan thuế thu thập có thể không đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu về tính thích hợp. Nếu thời gian thanh tra, kiểm tra chuyển giá được cho phép dài hơn sẽ tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra kỹ hơn, chất lượng tốt hơn. Nhờ vậy, kết luận thanh tra, kiểm tra sẽ đảm bảo tính hợp lý và xác đáng. Áp lực của nhà quản lý cấp trên các cơ quan Nhà nước: Quan điểm và triết lý điều hành, tính chính trực và giá trị đạo đức, sự am hiểu về luật pháp và tinh thần tuân thủ pháp luật của lãnh đạo cấp trên có ảnh hưởng lớn đến kiểm soát chuyển giá. Nếu lãnh đạo cấp trên của các cơ quan nhà nước (ví dụ như người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ) nhận thức rõ những mối nguy và hệ quả từ kiểm soát chuyển giá tác động đối với nền kinh tế, đối với sự cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp hoặc lợi ích của người tiêu dùng, đối với sự thượng tôn pháp luật và tính hiệu lực trong quản lý nhà nước thì các hoạt động chuyển giá sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Áp lực của nhà quản lý cấp trên đối với hoạt động kiểm soát chuyển giá được hiểu là việc nhà quản lý đặt ra những yêu cầu khắt khe, các mục tiêu nghiêm túc nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi chuyển giá do các doanh nghiệp thực hiện, từ đó các cơ quan trong bộ máy nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kiểm toán nhà nước, thanh tra sẽ phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tương ứng và nghiêm túc trong kiểm soát chuyển giá. Chính vì vậy, áp lực của nhà quản lý cấp trên của các cơ quan nhà nước được coi là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chuyển giá. Áp lực từ việc giao chỉ tiêu số tiền truy thu, truy hoàn thuế từ doanh nghiệp: Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách quốc gia. Việc cân đối nguồn thu nhằm đảm bảo các khoản chi là điều kiện tiên quyết để các quốc gia kiểm CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 soát tốt rủi ro thanh khoản do bội chi ngân sách. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho NSNN do luật pháp quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Ngân sách bị thất thu là do Nhà nước không thu được thuế theo quy định của luật pháp và theo các chỉ tiêu pháp lệnh đã được thiết lập trong năm dự toán. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn thu sụt giảm, thì các hành vi trốn hoặc tránh thuế (trong đó có liên quan đến chuyển giá) của những đơn vị nộp thuế là nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn đến thất thu ngân sách. Nhu cầu tìm kiếm các nguồn lực tài chính để cân đối ngân sách quốc gia được coi là áp lực lên các cơ quan thuế để họ phải có những chính sách và hành động thích hợp nhằm thu được ngân sách nhiều hơn. Chính vì vậy, việc Nhà nước giao chỉ tiêu về số tiền truy thu và truy hoàn thuế từ các đơn vị nộp thuế cho các cơ quan thuế có tác động trực tiếp đến việc thanh, kiểm tra hoạt động chuyển giá. Chỉ tiêu truy thu và hoàn thuế giao cho các cơ quan thuế có tác động thuận chiều đến số lượng và tính phức tạp của các cuộc thanh, kiểm tra thuế. Trong các cuộc thanh, kiểm tra thuế liên quan đến các giao dịch liên kết, việc thanh tra hoạt động chuyển giá đã dần được coi là nội dung thanh tra cơ bản và trọng tâm mà cơ quan thuế cần thực hiện. Tại Romania, Cơ quan quản lý ngân sách quốc gia (2011) đã xác định tầm quan trọng của việc thanh tra hoạt động chuyển giá trong Chiến lược của ngành thuế từ năm 2010 đến 2013. Theo đó, các cơ quan thuế cần tập trung vào ba vấn đề cơ bản: (1) Nhận diện các đơn vị liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài tại các địa phương có kết quả kinh doanh lỗ; (2) rà soát các tài liệu về chuyển giá do các đơn vị nộp thuế báo cáo; (3) xem xét giá giao dịch giữa các bên liên kết có được xác định theo nguyên tắc giá giao dịch độc lập hay không. Áp lực từ việc giao chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá phải thanh tra theo kế hoạch: Việc kiểm soát giá chuyển giao cũng chịu áp lực từ việc Nhà nước giao chỉ tiêu số lượng các cuộc thanh, kiểm tra và số lượng các doanh nghiệp cần thanh tra dấu hiệu chuyển giá. Vì vậy, cán bộ thanh tra, kiểm tra chịu áp lực từ các bên như lãnh đạo cấp trên về số cuộc thanh tra và số lượng doanh nghiệp phải thanh tra theo kế hoạch được giao. Chẳng hạn, tại Romania, theo yêu cầu của Cơ quan quản lý ngân sách quốc gia (2011), mỗi cơ quan thuế địa phương phải thực hiện ít nhất một cuộc thanh tra chuyển giá trong tháng. Kết quả là, chỉ trong năm 2010, tổng số các cuộc thanh tra chuyển giá cho các cơ quan thuế tại Romania thực hiện lên đến 150 cuộc. Tổng giá trị điều chỉnh từ các hoạt động chuyển giá bị thanh tra khoảng 8,5 triệu Bảng, trong đó, cuộc thanh tra có giá trị điều chỉnh lớn nhất là 2 triệu Bảng. Chính vì vậy, việc giao chỉ tiêu số cuộc thanh tra và số lượng các doanh nghiệp cần phải thanh tra dấu hiệu chuyển giá có tác động thuận chiều tới kiểm soát giá chuyển giao. (ii) Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của chủ thể kiểm soát: Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của chủ thể kiểm soát là nhân tố quan trọng tác động hoạt động kiểm soát chuyển giá. Ngoài những yêu cầu chung đặt ra với các cán bộ thực hiện thanh, kiểm tra (như có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực công tác; có chứng chỉ bồi dường nghiệp vụ; có chứng chỉ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo tin học văn phòng; có thâm niên công tác) thì các cán bộ thanh, kiểm tra cần có kiến thức chuyên sâu về chuyển giá trong các doanh nghiệp. Sự am hiểu của chủ thể kiểm soát về các hình thức chuyển giá, các dấu hiệu chuyển giá và phương pháp chuyển giá là nền tảng kiến thức cơ bản hỗ trợ để giúp các chủ thể kiểm soát phát hiện hành vi chuyển giá tại doanh nghiệp. Đội ngũ chủ thể kiểm soát đòi hỏi phải được đào tạo đúng chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, thuế, và chủ động trong cập nhật thường xuyên về nghiệp vụ, cập nhật các thông tin thay đổi trong chính sách thuế, đặc biệt các hình thức, kỹ thuật, phương pháp tinh vi chuyển giá đa dạng và phức tạp giữa các doanh nghiệp. Hoạt động CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 chuyển giá thường được thực hiện giữa các bên liên kết thuộc các công ty đa quốc gia, nên chủ thể kiểm soát cần am hiểu rõ ràng về cách thức vận hành và hoạt động của loại hình công ty này. Hơn nữa, chủ thể kiểm soát cần nắm vững đặc điểm và thông lệ phổ biến của từng ngành kinh doanh để thực hiện những kỹ thuật phân tích cần thiết đối với hoạt động chuyển giá (Tony Dong và cộng sự, 2017). Kinh nghiệm và thâm niên công tác của các chủ thể kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và kiểm soát hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp (Nguyễn Văn Phượng, 2015, Nguyễn Đại Thắng, 2016). Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát chuyển giá. Công nghệ thông tin luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó bao gồm lĩnh vực kiểm soát chuyển giá của chủ thể kiểm soát. Mức độ và thành thạo trong ứng dụng công nghệ thông tin của chủ thể kiểm soát trong thu thập và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp giúp chủ thể kiểm soát, đặc biệt cơ quan thuế và công ty kiểm toán phát hiện sai phạm trong hành vi chuyển giá nhanh chóng và chính xác, giảm áp lực công việc thanh tra và kiểm tra của chủ thể kiểm soát (Nguyễn Đại Thắng, 2016). (iii) Phẩm chất đạo đức, thái độ và tác phong chuyên nghiệp của các cán bộ thanh, kiểm tra hoạt động chuyển giá cũng rất quan trọng, bên cạnh trình độ chuyên môn và thâm niên công tác. Trong mọi lĩnh vực công tác, đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu và song hành cùng năng lực nghề nghiệp. Kiểm soát chuyển giá là lĩnh vực liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển giá (Nguyễn Đại Thắng, 2016). Bên cạnh đó, cán bộ thuế là cá nhân trực tiếp và thay mặt Nhà nước thực hiện kiểm soát hành vi chuyển giá của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có thể chia sẻ lợi ích vật chất cho cán bộ thuế hoặc thông đồng, mua chuộc cán bộ thuế để che dấu hành vi chuyển giá. Hoặc đối với công ty kiểm toán, phí kiểm toán và các lợi ích vật chất mà công ty kiểm toán thu được từ khách thể kiểm toán chi trả là lớn khi che dấu hành vi chuyển giá bất hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kết hợp với ý thức tuân thủ luật pháp và tập trung cao độ vào thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của chủ thể kiểm soát cũng là nhân tố cần xem xét và có vai trò quan trọng tác động đến kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp. Thái độ thận trọng của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra hoạt động chuyển giá có tác động tích cực đến kiểm soát chuyển giá và là điều kiện đảm bảo tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát chuyển giá. Theo M. Peppitt (2009), người thực hiện nhiệm vụ thanh tra cần thận trọng với các dấu hiệu có rủi ro chuyển giá ở mức tối thiểu nhất như: (i) Nhận diện loại hình giao dịch giữa các bên liên kết (các khoản thanh toán nợ vay và lãi vay nội bộ; các khoản vay của một bên được bảo lãnh bởi bên thứ ba; các giao dịch nội bộ; các chi phí nội bộ liên quan đến phí quản lý, kỹ thuật, bán hàng và marketing; và các khoản chi phí phải trả liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình hoặc tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, bản quyền hoặc bí quyết,); (ii) xác định các chỉ tiêu thể hiện quy mô của các giao dịch liên kết trong khoảng thời gian từ một đến ba năm và bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến sự thay đổi về quy mô giao dịch; Việc lập kế hoạch hợp lý, sắp xếp công việc thanh tra, kiểm tra khoa học cũng là yếu tố thể hiện năng lực nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp của cán bộ thanh kiểm tra, góp phần quan trọng đối với sự thành công của kiểm soát chuyển giá. (iv) Tổ chức bộ máy kiểm soát Nhà nước- Cơ quan Thuế- đóng vai trò quan trọng và then chốt trong việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong phát hiện hành vi chuyển giá giữa các doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy của chủ thể kiểm soát đối với hoạt động chuyển giá là việc phân công trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 trong từng bước công việc trong việc xác định hành vi chuyển giá tại doanh nghiệp, cũng như sự kết hợp giữa các bộ phận khác hỗ trợ cho bộ phận chịu trách nhiệm kiểm
Tài liệu liên quan