Ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những vấn đề
mà các nhà quản lý lưu tâm. Sự thành công đó phải bắt đầu từ hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
trong doanh nghiệp. Mục tiêu là kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
sao cho hữu hiệu và hiệu quả. Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc xây
dựng HTKSNB tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm
đo lường các yếu tố “Môi trường kinh doanh” tác động đến các thành phần của HTKSNB và đo
lường các yếu tố tác động đến sự “hữu hiệu và hiệu quả” của HTKSNB. Thông qua đánh giá hệ
số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploration Factor Analysis - EFA),
kiểm định lại thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)
và đánh giá sự phù hợp của mô hình với bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(Structural Equation Modeling - SEM). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp như quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA),
giám sát (SA), thông tin - truyền thông (IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN).
Đồng thời nhân tố Môi trường doanh nghiệp tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và hiệu quả
của HTKSNB doanh nghiệp. Do đó, có thể kết luận môi trường doanh nghiệp là một yếu tố cơ bản
và rất quan trọng trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
18 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp khởi nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Trần Phước*
Đỗ Thị Thu Thủy**
Tóm tắt
Ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những vấn đề
mà các nhà quản lý lưu tâm. Sự thành công đó phải bắt đầu từ hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
trong doanh nghiệp. Mục tiêu là kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
sao cho hữu hiệu và hiệu quả. Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc xây
dựng HTKSNB tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm
đo lường các yếu tố “Môi trường kinh doanh” tác động đến các thành phần của HTKSNB và đo
lường các yếu tố tác động đến sự “hữu hiệu và hiệu quả” của HTKSNB. Thông qua đánh giá hệ
số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploration Factor Analysis - EFA),
kiểm định lại thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)
và đánh giá sự phù hợp của mô hình với bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(Structural Equation Modeling - SEM). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp như quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA),
giám sát (SA), thông tin - truyền thông (IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN).
Đồng thời nhân tố Môi trường doanh nghiệp tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và hiệu quả
của HTKSNB doanh nghiệp. Do đó, có thể kết luận môi trường doanh nghiệp là một yếu tố cơ bản
và rất quan trọng trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp khởi nghiệp, nhân tố tác động.
1. Giới thiệu
Khởi nghiệp nghĩ đơn giản là “khởi đầu sự nghiệp”, một người sau khi học nghề xong
không muốn đi làm thuê cho người khác mà muốn làm chủ công việc và khởi đầu sự nghiệp mà
mình yêu thích. Còn khởi nghiệp theo kiểu của Mỹ tại Silicon Valley thì phải dựa trên nền tảng
công nghệ, phải có công nghệ “mới và độc” do đó, khởi nghiệp là hành trình tạo ra cách sản
xuất mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng khởi nghiệp thành công. Câu
hỏi đặt ra là tại sao như vậy? Rất nhiều số liệu đã thống kê trên các phương tiện báo chí truyền
thông đã nhận định. Các thông tin như “Tại VN, riêng năm 2013 với gần 61.000 DN giải thể và
ngừng hoạt động, cách thức làm ăn của các DN chụp giật trong ngắn hạn, chỉ tập trung nhắm tới
những lợi ích trước mắt, chứa đựng nhiều rủi ro (Tuổi trẻ, 3/9/2013).
Để khởi nghiệp thành công, tất nhiên phải có tham vọng và biến tham vọng ấy thành ý chí,
phải chủ động nắm bắt cơ hội, phải tránh tối đa các sai lầm. Cần nghiên cứu kỹ môi trường kinh
doanh bên ngoài DN, xem môi trường này có tác động đến hoạt động kinh doanh của DN không?
Cụ thể DN khởi nghiệp phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, khả thi trên nền tảng khảo sát thị
trường thật kỹ lưỡng, tránh vội vã bắt đầu với những ý tưởng kinh doanh không rõ ràng. Cùng với
đó, cần có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính nhất định.
Chính vì vậy, trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả muốn chỉ ra các nhân tố nào
gây ra những tác động đến sự bền vững của một DN khởi nghiệp, sự bền vững đó thể hiện qua
việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để quản trị công ty. Vậy hệ thống kiểm soát
nội bộ là gì? Vai trò và mục đích? Nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đó được đo lường
như thế nào?
2
Nghiên cứu thực hiện khảo nghiệm, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng qua việc khảo sát với
kích thước của mẫu là 350, mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi ngẫu nhiên – lấy
mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần
mềm MS Excel 2010 và phân tích trên SPSS Version 20 và AMOS 22. Mục đích là trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu “Có bao nhiêu nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi
nghiệp?”. Đồng thời nhân tố “Môi trường doanh nghiệp” tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và
hiệu quả của HTKSNB doanh nghiệp khởi nghiệp không?
2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB là một hệ thống do nhà quản lý và nhân viên thiết lập và chi phối để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy, (ii) Các
luật lệ và qui định được tuân thủ; (iii) Mọi hoạt động trong đơn vị đều hữu hiệu và hiệu quả.
Hệ thống KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp mình như: con người; tài sản; vốn; góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ của báo cáo tài chính đảm bảo được các
mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
2.2 Một số nghiên cứu trước
Có khá nhiều nghiên cứu về HTKSNB tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến HTKSNB cho những DN khởi nghiệp. Các nghiên cứu có liên quan như:
Tatiana Danescu và các cộng sự (2012), trong nghiên cứu “Vai trò của việc quản trị rủi ro
và các hoạt động kiểm soát nội bộ trong việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho công tác kế
toán và báo cáo tài chính”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những thông tin tài chính hữu ích
cho quá trình đưa ra quyết định nội bộ cũng như những người sử dụng với mục đích khác phải hợp
lý, có thể so sánh được và đáng tin cậy. Cơ chế kiểm soát nội bộ thích hợp, sẽ ngăn ngừa được các
rủi ro ảnh hưởng đến các báo cáo kế toán – tài chính một cách hiệu quả và nhanh chóng. Để đạt
được những mục tiêu đó, phải có một công cụ quản trị dự báo rủi ro xảy ra trong tương lai. Dựa
trên nó, người ta có thể thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ nhanh nhất. Bài nghiên cứu nhằm
tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào để quản trị các rủi ro làm ảnh hưởng đến thông tin
trên báo cáo tài chính kế toán?”.
Karen C. Miller và các cộng sự (2013), trong nghiên cứu “Dạy về trách nhiệm quản trị của
kiểm soát nội bộ: Khoảng cách nhận thức giữa người kế toán và nhà quản trị”, nghiên cứu này chỉ
ra rằng: Một tổ chức cần có phong cách quản trị hợp lý nhằm duy trì môi trường kiểm soát bền
vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng nhà kế toán trong việc tối thiểu hóa lỗ hổng
về khoảng cách này.
She- Ichang và các cộng sự (2014), trong nghiên cứu “Khung KSNB cho Hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp phù hợp”, bài nghiên cứu này phát triển một bộ khung KSNB có thể
áp dụng vào hệ thống quản lý nguồn lực, những công ty dựa vào hệ thống quản trị CNTT có thể
thiết lập một cơ chế quản lý mạnh mẽ hơn.
Lại Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết “Các bước đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ
tại các doanh nghiệp Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 65
năm 2013. Nghiên cứu đã kết luận rằng: Đánh giá rủi ro là một yếu tố quan trọng trong kiểm soát
nội bộ, giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nghiên cứu
3
này cũng đưa ra quan điểm của tác giả về quy trình các bước có thể thực hiện đánh giá rủi ro trong
KSNB tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Hoàng Thị Hồng Vân (2012), trong bài viết “Bàn thêm về nguyên tắc cân nhắc chi phí và
lợi ích trong tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ” được đăng trên Tạp chí kế toán & kiểm toán, số
4 năm 2012. Nghiên cứu đã kết luận rằng: hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm
soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật
và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo
tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
Tựu trung lại, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nhân tố tác động đến sự thành
công hay thất bại của DN khởi nghiệp đứng từ góc nhìn môi trường kinh doanh bên ngoài, sự hữu
hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB.
3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước, bước 1: nghiên cứu sơ bộ; bước 2:
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật chuyên
gia. Mục đích dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên
cứu. Các chuyên gia là giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Công nghiệp
TP.HCM, Đại Học Nguyễn Tất Thành và người đang làm công tác kiểm toán.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên
cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trực tiếp từ các
nhà quản lý cấp trung (trưởng/phó phòng, kế toán trưởng) và cấp cao (giám đốc/phó giám đốc hoặc
tương đương) hoặc các nhân viên làm việc lâu năm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Dữ liệu trong
nghiên cứu được dùng đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết
đã đặt ra.
3.1.2 Xây dựng thang đo
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và sự hiệu quả của Hệ
thống KSNB.
Công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi đã tổ
chức các cuộc thảo luận nhóm về chủ đề quản lý rủi ro doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện
HTKSNB. Kết quả thảo luận đã đề xuất được các thành phần nhằm đánh giá sự hiệu quả của
HTKSNB như sau:
- Quản lý rủi ro (RM): Thể hiện sự nhận thức của nhà quản lý, nhận diện rủi ro, doanh
nghiệp có phương pháp quản lý và đánh giá rủi ro. Quản lý rủi ro được đo lường bằng 5 biến quan
sát RM(RM1, RM2, RM3, RM4, RM5) – Xem chi tiết phụ lục 1.
- Hoạt động kiểm soát (CA) :Xây dựng quy định, quy chế kiểm soát lẫn nhau, phân chia
trách nhiệm, phương pháp ủy quyền và kiểm soát hoạt động. Hoạt động kiểm soát được đo lường
bằng 5 biến quan sát : CA(CA1, CA2, CA3, CA4, CA5). Chi tiết phụ lục 1.
- Thông tin và truyền thông (IAC): Thể hiện phương pháp hay hệ thống tiếp nhận thông
tin, sự thuận tiện trong tiếp cận thông tin, thông tin đầy đủ và chính xác. Thông tin và truyền thông
được đo lường bằng 5 biến quan sát IAC(IAC1, IAC2, IAC3, IAC4, IAC5). Chi tiết phụ lục 1.
4
- Giám sát (SA): Thể hiện phương pháp giám sát và tần số hay tính thường xuyên của hoạt
động giám sát. Hoạt động giám sát được đo lường bằng 4 biến quan sát SA(SA1, SA2, SA3, SA4).
- Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN): thể hiện sự tuân thủ các quy định, luật của
nhà nước và chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp. Tuân thủ các chuẩn mực được đo lường bằng 4
biến quan sát CSN(CSN1, CSN2, CSN3, CSN4). Chi tiết phụ lục 1.
- Môi trường doanh nghiệp (EIE):Thể hiện quan điểm, sự nhận thức và các phương pháp
quản lý phù hợp của nhà lãnh đạo cấp cao. Môi trường doanh nghiệp được đo lường bằng 6 biến
quan sát EIE(EIE1, EIE2, EIE3, EIE4, EIE5, EIE6). Chi tiết phụ lục 1.
- Môi trường bên ngoài (EOE): Thể hiện sự hoàn thiện về các quy định, luật pháp, ổn định
về chính trị, phát triển về kinh tế vĩ mô. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được đo lường bằng
8 biến quan sát EOE(EOE1, EOE2, EOE3, EOE4, EOE5, EOE6, EOE7, EOE8).
- Hệ thống kiểm soat nội bộ (Z): Thể hiện tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp, báo cáo tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của
chính phủ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được đo lường bằng 3 biến quan sát Z(Z1,Z2,Z3).
Sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của khảo sát nghiên cứu,
thang đo các thành phần tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao
gồm 40 biến quan sát đo lường 8 thành phần như trên. Chi tiết phụ lục 1.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và các nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (hình 3.1&3.2).
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 1
EIE
RM
CA
SA
IAC
ICS
CSN EOE
5
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 2
Trong đó: ICS: Hệ thống kiểm soát nội bộ; EIE: Môi trường doanh nghiệp; EOE: Môi trường
bên ngoài; RM: Quản ly rủi ro doanh nghiệp; CA: Hoạt động kiểm soát; SA: Hoạt động giám sát;
IAC: Thông tin và truyền thông; CSN: Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, quy định
3.3 Các giải thuyết nghiên cứu
Giải thuyết 1: Môi trường bên ngoài có tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 2: Môi trường bên ngoài tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề
nghiệp của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 3: Môi trường bên ngoài tác động đến sự quản lý rủi ro doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 4: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động kiểm soát (+)
Giải thuyết 5: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động giám sát (+)
Giải thuyết 6: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốthông tin và truyền thông (+)
Giải thuyết 7: Quản lý rủi ro tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 8: Hoạt động kiểm soát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB
của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 9: Hoạt động giám sát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 10: Thông tin&truyền thông tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống
KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 11: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môntác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 12: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống
KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 13: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả tại
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 14: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động kiểm soát (+)
Giải thuyết 15: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động giám sát (+)
Giải thuyết 16: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động thông tin & truyền thông (+)
EIE
RM
CA
SA
IAC
CSN
ICS
6
Giải thuyết 17: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn
nghề nghiệp (+)
Giải thuyết 18: Quản lý rủi ro tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 19: Hoạt động kiểm soát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 20: Hoạt động giám sát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 21:Thông tin&truyền thông tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 22: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp tác động đến Môi trường
doanh nghiệp (+)
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả khảo sát chính thức được tóm tắt như sau:
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu chủ yếu là trưởng/phó phòng hoặc tương đương chiểm tỷ
trọng cao (44,2%) và Giám đốc/phó giám đốc với tỷ trọng 32,5%. Cuối cùng Nhân viên chuyên
môn là 23,3%.
Bảng 4.1: Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát Tần số tỷ trọng (%)
Giám đốc/phó giám đốc 92 32.5
Trưởng/phó phòng 125 44.2
Nhân viên 66 23.3
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê đối tượng khảo sát
Kết quả kiểm định chi tiết
Quá trình phân tích thống kê mô tả dữ liệu cho thấy phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên
- lấy mẫu thuận tiện đã đảm bảo nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đa dạng về đối tượng, ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước.
4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu
Theo kết quả tổng hợp ý kiến trả lời các thang đo như bảng 4.2 thể hiện mức trả lời trung
bình của các thang đo xấp xỉ 4,0 và các trị mốt (mode), trung vị (median) đều bằng 4. Điều này
cho thấy bộ thang đo thiết kế để đo lường cho các khái niệm nghiên cứu là khá phù hợp (tốt) về
nội dung đánh giá.
Bảng 4.2: Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu
Mức trả lời
Thang đo
Trung bình
(Mean)
Mốt (Mode)
Trung vị
(Median)
ICS – Hệ thống Kiểm soát nội bộ 4.0 4 4
0 20 40 60 80 100 120 140
GĐ/PGĐ
Trưởng/phó phòng
Nhân viên
tỷ trọng Tần số
7
RM – Quản lý rủi ro doanh nghiệp 3.7 4 4
CA – Hoạt động kiểm soát 3.8 4 4
IAC – Thông tin và truyền thông 3.9 4 4
SA – Hoạt động giám sát 4.1 4 4
CSN – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn 4.3 4 4
EIE – Môi trường doanh nghiệp 3.8 4 4
EOE – Môi trường bên ngoài 3.7 4 4
Tổng số quan sát: 283
4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: 30/40 biến quan
sát của các nhân tố là phù hợp (đạt chuẩn), các nhân tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn
hơn 0.3; hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 nên có thể kết luận: sau khi loại bỏ 10 biến quan sát
không đạt yêu cầu thì độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy cho
phép. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích kiểm tra các thang đo sử dụng trong nghiên
cứu.
Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu
Trung bình
nếu loại biến
Phương sai
nếu loại biến
Hệ số tương
quan biến tổng
Cronbach's
Alpha nếu loại
biến
Hệ số Cronbach’s Alpha: .894
RM1 14.94 10.351 .714 .876
RM2 14.87 11.284 .709 .878
RM3 15.12 10.011 .795 .857
RM4 15.11 9.719 .800 .856
RM5 14.87 10.993 .687 .881
Hệ số Cronbach’s Alpha: .673
CA1 7.34 2.756 .583 .458
CA2 7.96 2.530 .490 .577
CA4 7.31 3.110 .398 .685
Hệ số Cronbach’s Alpha: .879
IAC1 11.71 5.676 .680 .867
IAC3 11.62 5.648 .737 .847
IAC4 11.59 5.434 .785 .828
IAC5 11.81 4.914 .766 .837
Hệ số Cronbach’s Alpha: .804
SA1 8.22 2.361 .649 .733
SA2 8.17 2.326 .650 .732
SA3 8.23 2.241 .651 .730
Hệ số Cronbach’s Alpha: .873
CSN1 8.50 1.783 .708 .877
CSN2 8.51 1.925 .855 .742
CSN3 8.49 1.988 .727 .847
Hệ số Cronbach’s Alpha: .782
EIE1 11.55 4.355 .460 .806
8
EIE3 11.31 4.428 .597 .724
EIE4 11.42 4.130 .723 .661
EIE5 11.13 4.487 .605 .721
Hệ số Cronbach’s Alpha: .864
EOE1 14.78 8.446 .721 .826
EOE2 14.86 8.413 .768 .812
EOE4 14.63 9.106 .803 .810
EOE5 14.67 8.833 .679 .837
EOE8 14.74 10.321 .475 .882
Hệ số Cronbach’s Alpha: .688
ICS1 8.31 1.944 .417 .734
ICS2 7.81 2.084 .497 .602
ICS3 7.75 2.146 .635 .463
4.3 Phân tích nhân tố EFA
Kết quả phân tích EFA cho thấy thang đo các thành phần vớicác biến quan sát có hệ số
tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.5. Kết quả EFA có hệ số KMO = .822, trị Sig. =
0.000, tổng phương sai trích được 75.23% (>60%), cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích
được 75.23% biến thiên của dữ liệu. Sau khi phân tích nhân tố EFA, thang đo các thành phần
không có sự xáo trộn biến quan sát giữa các thành phần, do đó tên gọi các thành phần ban đầu
vẫn được giữ nguyên (kết quả bảng 4.4, 4.5 và 4.6).
Thang đo nhân tố Môi trường doanh nghiệp có KMO = .747, Sig. = 0.000, và tổng
phương sai trích = 61.88% vàThang đo nhân tố Sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB có
KMO = .611, Sig. = 0.000, với tổng phương sai trích = 63.46% .
Dưới đây là một số kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA). Kết quả chi tiết phân tích
EFA.
Bảng 4.4: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.822
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 4681.269
Df 253
Sig. .000
Bảng 4.5: Kết quả xoay nhân tố
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
RM4 .842
RM3 .835
RM1 .781
RM2 .773
RM5 .745
EOE4 .868
EOE2 .825
EOE1 .764
EOE5 .727
EOE8 .716
IAC3 .874
IAC4 .799
9
IAC5 .776
IAC1 .743
CSN2 .884
CSN1 .819
CSN3 .764
SA2 .810
SA3 .804
SA1 .683
CA1 .537
CA4 .523
CA2 .504
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Bảng 4.6: Bảng phương sai trích
Total Variance Explained
Comp
onent
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulativ
e %
Total % of
Variance
Cumulativ
e %
Total % of
Variance
Cumulativ
e %
1 8.271 35.960 35.960 8.271 35.960 35.960 4.242 18.442 18.442
2 2.867 12.463 48.423