Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng hướng tới mục đích mưu cầu hạnh phúc. “Quyền được mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền con người đã được nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Độc lập của nước ta năm 1945. Đây không chỉ là vấn đề chính trị và đạo đức, mà còn là một vấn đề triết học; nó đã được đặt ra từ thời cổ đại và được tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học. Tìm hiểu cuộc tranhluận đó là việc làm cần thiết để có được những quan niệm đúng đắn về vấn đề này, bởi lẽ đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc xác định lẽ sống cho mỗi người, nhất là đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ VẤN
ĐỀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC CÁ NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
XÃ HỘI TA HIỆN NAY
NGUYỄN TẤN HÙNG (*)
Hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm
trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học
– cả phương Đông và phương Tây – về vấn đề quan trọng này. Từ đó, bài viết
nêu lên quan điểm của chủ nghĩa Mác: phản đối những quan điểm hạnh phúc
mang tính ảo tưởng, cực đoan; hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh
phúc cộng đồng; quan niệm về hạnh phúc phải được xem xét từ phương diện
toàn diện và lịch sử cụ thể; vấn đề hạnh phúc liên quan chặt chẽ đến sự xác
định và thực hiện lý tưởng sống của mỗi cá nhân, v.v.. Thông qua cách nhìn
mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội
ta hiện nay.
Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng hướng tới mục đích mưu cầu hạnh
phúc. “Quyền được mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền con người
đã được nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên
ngôn Độc lập của nước ta năm 1945. Đây không chỉ là vấn đề chính trị và đạo
đức, mà còn là một vấn đề triết học; nó đã được đặt ra từ thời cổ đại và được
tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học. Tìm hiểu cuộc tranh luận
đó là việc làm cần thiết để có được những quan niệm đúng đắn về vấn đề này,
bởi lẽ đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc xác định lẽ sống cho mỗi người,
nhất là đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Ở Ấn Độ cổ đại, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo đòi hỏi cá nhân người tu hành
phải hy sinh những ham muốn, dục vọng đời thường, dấn thân vào việc tu
luyện khắc khổ để mong được giải thoát khỏi kiếp đời đau khổ nơi trần gian.
Nó xuất phát từ triết lý trong Kinh Vêđa rằng, mọi đau khổ của con người đều
xuất phát từ những ham muốn dục vọng cá nhân; chúng làm cho linh hồn cá
thể (atman) mãi mãi gắn bó với thể xác trong một vòng luân hồi bất tận, là cái
nghiệp gây ra hậu quả đau khổ ở kiếp sau. Nó có nhiều biểu hiện đa dạng, từ
việc hạn chế ăn uống cho đến việc từ bỏ quan hệ tính dục. Ngoài ra, chủ nghĩa
này còn có những biểu hiện cực đoan khác như suốt đời chỉ sử dụng một tay
hoặc một chân; không dùng vải che thân... Tất cả những việc làm đó đều chỉ
nhằm một mục đích duy nhất là mưu cầu sự bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu cho
linh hồn cá nhân người tu hành. Mục đích này có lẽ là điều hấp dẫn nhất của
tất cả mọi tôn giáo trong lịch sử. Tuy nhiên, suy cho cùng, đây chỉ là điều
mong ước chủ quan của con người, trái với quy luật khách quan và tính khả thi
của nó không có gì chứng thực được. Nhà thiên văn học Mỹ nổi tiếng Carl
Sagan đã có câu nói chí lý: “Thà rằng sự thật nghiệt ngã còn hơn điều tưởng
tượng để an ủi”.
Đối lập với chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, phái Charvaka (còn gọi là Lokayata)
- một trào lưu triết học duy vật vô thần ở Ấn Độ cổ đại - lại bác bỏ ảo tưởng ở
kiếp sau, phản đối phương pháp tu luyện khổ hạnh. Họ khẳng định: quan niệm
cho rằng những khoái lạc gắn với những sự vật cảm tính là không tránh khỏi đi
liền với những đau khổ là những lý lẽ ngu ngốc. Nó cũng giống như bảo rằng
chúng ta hãy ném bỏ những hạt thóc đi vì chúng gắn liền với cái vỏ trấu và bụi
đất; không có thiên đường, không có sự giải thoát, không có linh hồn ở thế giới
khác; không có nghiệp báo; không ai có thể thoát khỏi cái chết. Khi đã có cuộc
sống thì bạn hãy sống một cách vui vẻ.
Quan điểm này, về cơ bản là đúng, nhưng còn mang tính chất thô thiển nên bị
các khuynh hướng tôn giáo chống đối mãnh liệt và bị coi là một thứ chủ nghĩa
khoái lạc.
Ở Trung Hoa, Việt Nam và một số nước khác, trong suốt thời kỳ phong kiến,
tuy không biết đến biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa khổ hạnh hay chủ nghĩa
khoái lạc, nhưng lối sống của xã hội cũng chịu ảnh hưởng của hai khuynh
hướng đối lập nhau. Trước hết là khuynh hướng nhập thế của Nho gia, chủ
trương người trí thức phải học hành đến nơi đến chốn và đem tài năng của
mình ra giúp đời, giúp nước. Hạnh phúc lớn nhất của người quân tử là được
cống hiến cho xã hội, lập được công danh. Khổng Tử đã từng phân biệt quan
niệm về hạnh phúc của người quân tử với quan niệm của kẻ tiểu nhân. Ông
nói: “Quân tử nghĩ đến đức, tiểu nhân nghĩ đến chỗ ở; quân tử quan tâm đến
phép tắc, tiểu nhân quan tâm đến ân huệ”(1).
Ngược lại, những người theo phái Đạo gia (do Lão Tử sáng lập, Trang Tử phát
triển) đã coi hạnh phúc cá nhân là ở cuộc sống vô vi, nhàn hạ, hòa hợp với tự
nhiên. Sống hạnh phúc là sống thanh đạm, biết đủ, biết dừng, không tham lam,
không bon chen, không cạnh tranh. Lối sống này cũng trở thành lối sống của
nhiều người trí thức khi chưa gặp thời hoặc khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với
xã hội.
Hai quan niệm về hạnh phúc của Nho gia và Đạo gia, tuy đối lập nhau về cơ
bản, nhưng cũng có những khía cạnh tương đồng, như coi khinh và phản đối
lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, ích kỷ của cá nhân, gắn hạnh
phúc với đạo đức, phản đối việc mưu cầu hạnh phúc bằng con đường bất
chính… nên cả hai quan niệm đều được những người trí thức phương Đông,
trong đó có những người trí thức Việt Nam, vận dụng trong những điều kiện,
hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
Trong triết học phương Tây, từ thời cổ Hy Lạp, cũng đã có cuộc đấu tranh gay
gắt giữa chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) và chủ nghĩa khổ hạnh (asceticism),
nhưng dưới những hình thức khác. Chủ nghĩa khổ hạnh Hy Lạp tuy không
mang màu sắc tôn giáo, nhưng lại gắn liền với triết lý phủ nhận mọi giá trị của
văn hóa, văn minh; coi văn hóa, văn minh là nguồn gốc của đau khổ, kêu gọi
con người quay trở về với cuộc sống mông muội. Đó là lối sống của phái
Xinich (Cynics) do Antixten (Antisthenes, khoảng 445 - 365 TCN.), một môn đồ
của Xôcrát, sáng lập và được Điôgien ở Xinôp (Diogenes of Sinope, khoảng 404
- 323 TCN.) phát triển. Phái này chủ trương thực hiện lối sống đạo đức bằng
việc coi khinh và từ bỏ tất cả những thành quả của văn minh, văn hóa, sống một
cuộc sống lang thang, rách rưới, bẩn thỉu như súc vật.
Bên cạnh phái Xinich còn có phái Xtôít (Stoicism), hay còn gọi là phái Khắc
kỷ, do Dênôn ở Xiti (Zeno of Citium, khoảng 334–262 TCN.) sáng lập, được
nhà triết học Hy Lạp Epictetuyt (Epictetus, khoảng 55-135) và Hoàng đế La
Mã Marcus Aurelius (121-180) phát triển. Phái Xtôít cho rằng, vũ trụ được
điều khiển bằng lý trí (logos), bằng luật lệ tuyệt đối. Người có lý trí là người
hành động theo quy luật tự nhiên. “Hãy sống phù hợp với tự nhiên” là câu
châm ngôn của phái Xtôít. Để đạt được hạnh phúc, phái Xtôít chủ trương sống
có đạo đức, có lý trí, dửng dưng trước tất cả mọi ham muốn vật chất. Bằng
cách chế ngự được ham muốn và xúc cảm, những người Xtôít tin rằng có thể
loại trừ được những tác động từ thế giới bên ngoài và tìm thấy sự yên bình bên
trong tâm hồn.
Đối lập với các khuynh hướng khắc kỷ nêu trên, chủ nghĩa khoái lạc cũng phát
triển mạnh trong suốt lịch sử triết học phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại.
Phái Xirenait (Cyrenaics) do Arixtíp (Aristippus, khoảng 430-350 TCN.), một
môn đồ của Xôcrát, sáng lập, là một thứ chủ nghĩa khoái lạc tầm thường, vị kỷ,
đưa ra một học thuyết mà theo đó, sự thỏa mãn những dục vọng trực tiếp của
cá nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi là mục đích tối cao.
Những khoái cảm xác thịt, theo phái này, còn đáng giá hơn những niềm vui trí
tuệ hư ảo và phức tạp. Thực tế lịch sử đã cho thấy sai lầm cơ bản trong quan
điểm của phái này, vì khi cá nhân con người chạy theo những khoái cảm xác
thịt tầm thường thì không thể có được hạnh phúc toàn diện, lâu dài được.
Trái với chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya, gắn với
trường phái triết học do Êpiquya (Epicurus, 341 - 271 TCN.) sáng lập, là một
thứ chủ nghĩa khoái lạc lý tính. Phái Êpiquya cho rằng, khoái lạc chân chính
chỉ có thể đạt được bằng lý trí. Họ đề cao những phẩm hạnh như tính tự chủ và
sự cẩn trọng. Khoái lạc lớn nhất là ở cuộc sống bình dị và điều độ, tiêu dao với
bè bạn và cùng đàm luận triết học với họ. Họ lập luận rằng, sẽ là không tốt nếu
làm điều gì đó để có được khoái cảm nhất thời nhưng lại gây ra hậu quả xấu
cho tương lai, chẳng hạn, sự hoang dâm quá độ sẽ có hậu quả bất hạnh về sau.
Ở thế kỷ XVIII và XIX, những nhà triết học Anh, như Gierơmi Bentam
(Jeremy Bentham, 1748 - 1832), và Giôn Xtuat Minlơ (John Stuart Mill, 1806
– 1873) đã đề xuất học thuyết khoái lạc phổ quát, được gọi là chủ nghĩa vị lợi
(utilitarianism). Theo Bentam, tiêu chuẩn cuối cùng của hành vi đạo đức của
cá nhân là làm điều lợi cho xã hội theo nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số
đông người nhất” (the greatest happiness for the greatest number). Minlơ đã
phát triển và hoàn thiện tư tưởng của Bentam. Song, khác với Bentam, Minlơ
đã phân biệt sự khác nhau về chất giữa các loại khoái cảm (pleasures). Ông
cho rằng, những khoái cảm tinh thần và đạo đức cao hơn những khoái cảm vật
chất. Cũng có sự khác nhau giữa hạnh phúc (happiness) và sự mãn nguyện
(contentment), “thà làm một Xôcrát không thỏa mãn còn hơn một tên ngu đần
mãn nguyện”. Minlơ cũng phân biệt những trình độ cao thấp của hạnh phúc,
chẳng hạn, thưởng thức nhạc kịch (opera) là hạnh phúc ở trình độ cao hơn so
với việc chơi những trò chơi trẻ con đơn giản, mặc dù chúng có thể làm cho
nhiều người vui thích hơn là đi xem biểu diễn nhạc kịch. Cũng theo Minlơ,
những người ít học thức thường chạy theo những khoái cảm đơn giản, tầm
thường; chỉ có những trí thức mới hiểu biết được giá trị của những khoái cảm
tinh thần ở trình độ cao.
Thuyết vị lợi của Minlơ đã được nhiều nhà triết học chấp nhận và tán dương,
vì nó khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, tầm
thường, nâng chủ nghĩa khoái lạc lên một trình độ khác khi đề cao giá trị tinh
thần, chủ nghĩa vị tha, gắn khoái cảm của cá nhân với việc đem lại hạnh phúc
cho xã hội: cá nhân càng làm điều lợi cho xã hội thì càng cảm thấy hạnh phúc
nhiều hơn.
Kế thừa những yếu tố hợp lý trong lịch sử triết học, triết học Mác - Lênin đã
đưa ra một cách tiếp cận duy vật và biện chứng về vấn đề hạnh phúc.
Trước hết, triết học Mác phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính chất
ảo tưởng, cực đoan. Trong Lời nói đầu Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen, C.Mác coi mục đích của sự phê phán tôn giáo là “xóa bỏ
hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của
nhân dân”, là “vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa giả… và giơ tay hái
lấy bông hoa thật”(2).
Theo quan điểm duy vật lịch sử, “tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại
thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”(3). Như vậy, hạnh
phúc của con người trước hết phải là hạnh phúc của những cá nhân con người
đang sống. Mọi quan niệm, tiêu chuẩn về hạnh phúc do xã hội đặt ra, nếu
không phù hợp với nhu cầu hạnh phúc của cá nhân, thì mãi mãi chỉ là những lý
tưởng thuần túy.
Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc của cộng đồng, bởi “chỉ có
trong đời sống cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể
phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng
đồng mới có thể có tự do cá nhân”(4). Chính vì vậy, chủ nghĩa cộng sản đặt ra
cho mình mục đích là phát triển tự do, toàn diện và hạnh phúc trọn vẹn của cá
nhân, nhưng không phải là của một số cá nhân giàu có, mà của tất cả mọi cá
nhân, nghĩa là của toàn thể cộng đồng. Biện chứng giữa cá nhân và xã hội còn
cho ta thấy cái cá nhân và cái xã hội quy định, chế ước lẫn nhau. Cá nhân chỉ
thật sự có hạnh phúc khi được sống trong một cộng đồng mà mọi người đều có
hạnh phúc, khi được mọi người thương yêu, tôn trọng và chính mình cũng góp
phần đem lại hạnh phúc cho những người khác.
Chính C.Mác, trong lúc còn rất trẻ, đã tiếp cận được chân lý đó khi nói rằng,
nếu ta chọn một nghề mà phục vụ được nhiều cho xã hội thì nỗi khó nhọc, vất
vả trong công việc sẽ vì thế mà vơi đi. Anbe Anhxtanh (Albert Einstein), nhà
khoa học vĩ đại của thế kỷ XX, cũng khẳng định mục đích cuộc sống của mỗi
chúng ta là vì người khác, “trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng
ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao
người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm
thông”(5). Điều này giải thích tại sao những nhà hoạt động chính trị lấy việc
phấn đấu cho lợi ích của dân tộc, nhân loại làm niềm hạnh phúc của mình;
những nhà khoa học hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp khoa học phục vụ nhân
loại; những người dân bình thường khác trong xã hội không ngần ngại trích
một phần thu nhập của mình để làm công việc từ thiện.
Thứ hai, con người là một chủ thể hoạt động. Do đó, sự nhàn hạ, vô vi, yên
tĩnh… không thể đem lại hạnh phúc cho con người. Chúng chỉ có ý nghĩa là
những khoái cảm mà con người tìm thấy sau một thời gian lao động mệt nhọc,
phấn đấu căng thẳng mà thôi. Anhxtanh đã tìm thấy hạnh phúc của mình ở
“thiên đường khoa học”. Ông phê phán lối sống nhàn hạ, vô vi. Ông nói: “Tôi
không bao giờ tìm kiếm sự nhàn hạ và sự sung sướng như là mục đích tự thân”
và “Không có tình cảm đồng loại, không có công việc bận rộn với thế giới
khách quan với những nỗ lực không bao giờ đạt được hoàn toàn trong lĩnh vực
nghệ thuật và khoa học thì cuộc sống đối với tôi sẽ hình như vô nghĩa”(6).
Theo quan điểm mácxít, vấn đề hạnh phúc phải được xem xét từ phương diện
toàn diện và lịch sử cụ thể. Một người tuy giàu có về vật chất, đầy đủ, nhàn hạ,
thoải mái trong cuộc sống cá nhân, nhưng nghèo nàn trong đời sống tinh thần,
hạn hẹp trong quan hệ và hoạt động xã hội thì không thể cảm thấy hạnh phúc
hơn những người tuy vất vả, thiếu thốn trong cuộc sống vật chất nhưng có
cuộc sống tinh thần và xã hội phong phú hơn. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, yêu cầu hạnh phúc của con người cũng khác nhau.
Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, “hạnh phúc là đấu tranh” theo nghĩa là đấu
tranh giải phóng giai cấp, dân tộc, chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa đế
quốc. Hoàn cảnh này đòi hỏi cá nhân phải đặt lợi ích xã hội lên trên hết. Khi
đất nước ta bị Pháp, Mỹ đô hộ, tuy lối sống cá nhân, thực dụng phương Tây đã
có ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta, nhưng điều đó
không ngăn cản tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc và tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Khi đặt hạnh phúc cá nhân trong hạnh phúc của xã hội, họ đã
nhận thức rõ rằng, trong điều kiện nước mất, nhà tan thì cá nhân phải hy sinh
hạnh phúc của mình vì sự sống còn và tương lai của dân tộc. Hồ Chí Minh và
biết bao chiến sĩ cách mạng khác đã thực hành lối sống đó và đã để lại những
tấm gương chói lọi cho muôn đời sau. Hồ Chí Minh luôn coi độc lập của dân
tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân là “mục đích duy nhất”, là “ham muốn
tột bậc” của mình(7). Nguyễn Văn Trỗi tuyên bố trước kẻ thù: còn giặc Mỹ thì
không ai có thể có hạnh phúc.
Trong giai đoạn hiện nay, hạnh phúc cá nhân và xã hội phải gắn liền với nhau,
kết hợp hài hòa với nhau. “Đấu tranh” ở đây phải được hiểu là đấu tranh cải
tạo tự nhiên, chống đói nghèo, làm cho xã hội ngày càng văn minh. Mọi hoạt
động chân chính của cá nhân, như sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học,
hoạt động nghệ thuật, hoạt động chính trị - xã hội, v.v. vừa đem lại cuộc sống
và hạnh phúc cho cá nhân nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho cá nhân
đóng góp xây dựng đất nước, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Còn những người
chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, móc túi người khác để bỏ cho đầy túi mình
luôn bị xã hội coi khinh, pháp luật trừng trị; như vậy, trước sau cũng không thể
nào sống yên bình, hạnh phúc được.
Thứ ba, hạnh phúc cá nhân không chỉ thể hiện ở việc thỏa mãn nhu cầu, đạt
được mục đích, mà là quá trình con người không ngừng phấn đấu, từ chỗ đặt
ra mục đích, vạch kế hoạch, tìm kiếm phương tiện, đến việc phấn đấu thực
hiện và đạt được những mục đích đó. Khi con người thỏa mãn được một nhu
cầu, đạt được một mục đích nào đó thì cảm thấy hạnh phúc; tuy nhiên, nếu
dừng lại ở đó, khoái cảm hạnh phúc cũng sẽ dần mất đi. Hơn nữa, con người
cảm thấy hạnh phúc ngay trong quá trình thực hiện chứ không phải đợi đến khi
đã đạt được mục đích đó. Điều bất hạnh lớn nhất đối với con người là thiếu
mục đích, thiếu lý tưởng, không có gì để phấn đấu trong cuộc sống. Trong giai
đoạn hiện nay, kinh tế thị trường với những cám dỗ vật chất của nó đã ảnh
hưởng rất lớn đến lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
thanh niên và một số tầng lớp khác trong xã hội ta. Người ta đã đồng nhất hạnh
phúc với việc có nhiều tiền, thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu vật chất từ ăn,
mặc, ở, đi lại đến nhu cầu tính dục. Đáng buồn hơn cả là có một bộ phận
không nhỏ học sinh, sinh viên, thanh niên của chúng ta chạy theo lối sống gấp,
cốt thỏa mãn những khoái cảm trước mắt. Các em bỏ bê việc học tập để suốt
ngày rong chơi; một số thì đắm mình trong các trò chơi điện tử hoặc thậm chí
la cà ở các vũ trường; một số khác thì tham gia vào các nhóm trộm cướp, trấn
lột và làm những việc phạm pháp khác. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây
ra tình trạng ngày giảm sút chất lượng học tập ở các trường phổ thông, đại học
trong cả nước. Nguyên nhân, một mặt, là tâm lý chán nản của một số học sinh,
sinh viên trước những khó khăn, vất vả của công việc học hành và, mặt khác, là
sự thiếu bản lĩnh kìm chế, làm chủ bản thân trước những cám dỗ vật chất tầm
thường. Những điều này lại có nguyên nhân sâu xa hơn, là sự suy giảm ý thức
về lý tưởng, về mục đích sống, khiến các em không có được những định hướng
đúng đắn cho chính cuộc đời mình.
Do đó, những vấn đề, như thế nào là hạnh phúc?, tại sao phải sống có đạo
đức? cần được trả lời một cách thuyết phục. Tất nhiên, theo quan điểm duy
vật, hạnh phúc của cá nhân không thể đứng ngoài những khoái cảm do việc
thỏa mãn những nhu cầu cuộc sống hàng ngày đem lại. Vấn đề là cần phải
phân biệt những khoái cảm trước mắt với hạnh phúc lâu dài, những khoái cảm
có tính chất ảo tưởng, ảo giác với hạnh phúc chân chính của con người. Những
khoái cảm từ men rượu, thuốc lắc, ma túy, sex, v.v. chỉ đem lại sự chán
chường, tuyệt vọng, đau khổ về sau. Việc làm giàu bằng con đường bất chính
cũng không đem lại hạnh phúc thật sự. Khổng Tử đã từng nói: “Giàu và sang
là điều ai cũng muốn. Nhưng để được giàu sang mà chẳng phải đạo, thì người
quân tử không chọn lấy”(8). Anhxtanh cũng khinh ghét lối sống chạy theo
đồng tiền và nhu cầu vật chất tầm thường. Ông nói: “Tiền bạc chỉ kích thích sự
ích kỷ và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương”. “Ba điều trong số những cố
gắng của con người: của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự xa hoa đối với tôi luôn
luôn là đáng khinh bỉ”(9).
Đối với thế hệ trẻ, trách nhiệm của gia đình, trường học là phải coi trọng việc
giáo dục đạo đức, lẽ sống cho họ. Việc làm này cần phải được thực hiện ngay
từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học. Cha mẹ, thầy cô giáo cần phải cho các em
hiểu thế nào là cuộc sống hạnh phúc, dạy cho các em biết hy sinh những khoái
cảm trước mắt để phấn đấu cho tương lai lâu dài của cá nhân, của đất nước,
biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống cá nhân với cuộc sống tập thể và xã hội.
Cần phải giáo dục cho các em hiểu rằng lý tưởng sống của tuổi trẻ là học tập,
rèn luyện để sau này lập thân, lập nghiệp, để đạt đến trình độ làm chủ và sáng
tạo khoa học, công nghệ, vừa có được cuộc sống cá nhân hạnh phúc, vừa góp
phần đưa Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.r
(*) Phó giáo sư, Tiến sĩ, Khoa Mác – Lênin, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng.
(1) Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngữ văn Hán Nôm, t.1 – Tứ thư. Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2004, tr.281.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb