Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm phần lớn trong tổng số các doanh
nghiệp, song lại có quy mô rất nhỏ bé cả về vốn và lao động, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh thua lỗ luôn ở mức cao. Tuy nhiên, đây là đối tượng đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng chung của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể thấy
DNNVV gặp rất nhiều bất lợi để duy trì sự tồn tại và phát triển, đặc biệt khi tiếp cận
các khoản vay chính thức từ ngân hàng và các TCTD thì còn gặp rất nhiều khó
khăn. Mặc dù đây là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài
và ổn định. Vì vậy làm rõ các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn từ
ngân hàng và các TCTD sẽ giúp cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng có
định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đối với nguồn vốn này.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41
CÁC RÀO CẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm
Học viện Chính sách và phát triển
Tóm tắt:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm phần lớn trong tổng số các doanh
nghiệp, song lại có quy mô rất nhỏ bé cả về vốn và lao động, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh thua lỗ luôn ở mức cao. Tuy nhiên, đây là đối tượng đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng chung của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể thấy
DNNVV gặp rất nhiều bất lợi để duy trì sự tồn tại và phát triển, đặc biệt khi tiếp cận
các khoản vay chính thức từ ngân hàng và các TCTD thì còn gặp rất nhiều khó
khăn. Mặc dù đây là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài
và ổn định. Vì vậy làm rõ các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn từ
ngân hàng và các TCTD sẽ giúp cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng có
định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đối với nguồn vốn này.
Từ khóa. Tiếp cận vốn chính thức, rảo cản tiếp cận vốn, DNNVV.
1. Giới thiệu chung
Sự đóng góp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng quan trọng, ngay cả đối
với các nền kinh tế phát triển. DNNVV không những đóng góp đáng kể vào GDP
mà còn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu đối với nền
kinh tế. Năm 2017, khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60 vào tăng
trƣởng kinh tế, DNNVV đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nƣớc và 31% tổng
số thu ngân sách Nhà nƣớc (Số liệu Tổng cục thống kê, 2016). Trong khi đó
nhóm DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động
tại Việt Nam.
Tuy đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng GDP cả nƣớc nhƣng thực tế cho
thấy nhóm DN này lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn
vay. Nguồn vốn dành cho các DNNVV hiện nay có thể đến từ các nguồn nhƣ
ngân sách Nhà nƣớc (trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm và ƣu đãi thuế); nguồn vốn
nƣớc ngoài; vốn huy động từ thị trƣờng chứng khoán, trái phiếu; vốn tự có, vốn
góp; nguồn vốn tín dụng bảo lãnh chiết khấu, thuê tài chính và cuối cùng là
nguồn vốn từ đối tác trả chậm, tín dụng thƣơng mại hay vốn vay từ ngƣời thân,
42
bạn bè hay các tổ chức cho vay khác Tuy nhiên nguồn vốn vay chính thức từ
phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài
và ổn định. Bên cạnh đó, các DNNVV phần lớn là các DN có quy mô nhỏ, vốn
chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay
theo quy định hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, quyền sở hữu tài sản không minh
bạch nên rất khó có thể vay vốn tại ngân hàng và các TCTD, từ đó gây khó
khăn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,
đánh giá đúng các rào cản mà doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng gặp
phải sẽ giúp đƣa ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ các rào cản này, từ đó tạo
động lực để doanh nghiệp có thể phát triển.
Ngoài phần giới thiệu chung và tài liệu tham khảo, kết cấu của nghiên
cứu gồm 3 mục khác nhau. Mục 2 đánh giá thực trạng và đóng góp của
DNNVV. Mục 3 chỉ ra các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn chính
thức của các DNNVV. Mục 4 là kết luận và một số khuyến nghị.
2. Thực trạng và đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay
Thực trạng của các DNNVV hiện nay
Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ đó, đã giúp có những thay đổi đáng kể trong
khu vực doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Môi trƣờng kinh doanh
đƣợc cải thiện đã khiến số lƣợng doanh nghiệp và lƣợng vốn đăng kí tăng nhanh.
Theo số liệu thống kê năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục
126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng
10,4% số doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh
nghiệp Việt Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Trong khi đó số
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.533 DN, giảm 20% so với năm trƣớc.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm là 12.133DN giảm 2,9% so
với năm 2016. Khoảng cách giữa số doanh nghiệp đăng kí thành lập và số doanh
nghiệp ngừng hoạt động có xu hƣớng gia tăng đáng kể từ năm 2015. Điều này có
thể đƣợc lý giải bởi các thủ tục thông thoáng hơn trong việc đăng kí thành lập
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ thành lập doanh
nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài đối tƣợng doanh nghiệp này rất khó khăn để tồn tại
và phát triển.
Về cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô và hình thức sở hữu
43
Bảng 1: Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động
và hình thức sở hữu năm 2016
Loại hình sở hữu Tổng
cộng
DNNN DNTN DNFDI
Q
u
y
m
ô
D
N
t
h
eo
l
ao
đ
ộ
n
g
DNNVV
Số lƣợng (DN) 1.028 495.259 1.482 497.769
Tỷ lệ theo dòng (%) 0,21 99,50 0,30 96,77
Tỷ lệ theo cột (%) 28,16 97,75 36,10
DN
lớn
Số lƣợng (DN) 2.623 11.387 2.623 16.633
Tỷ lệ theo dòng (%) 15,77 68,46 15,77 3,23
Tỷ lệ theo cột (%) 71,84 2,25 63,90
Tổng cộng Số lƣợng (DN) 3.651 506.646 4.105 514.402
Tỷ lệ (%) 0,71 98,49 0,80
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2016 của TCTK
Bảng 1 cho thấy có đến 99% DNTN là DNNVV, tuy nhiên chỉ có
2,25% doanh nghiệp lớn là DNTN. Đây là điểm đáng lƣu ý đối với các nhà
hoạch định chính sách để hỗ trợ các DNTN cũng nhƣ các DNNVV, vốn chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức trong thời gian qua. Các DNNN chỉ chiếm 0,71%
trong tổng số doanh nghiệp nhƣng chủ yếu có quy mô lớn (71,84%) và quy mô
nhỏ (28,16%), trong khi tỉ lệ này ở các DN FDI là 0,80% cũng chủ yếu có quy
mô lớn (63,90%).
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thƣờng
tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng của khu
vực DNNVV. Chính tỷ lệ thua lỗ cao của các DNNVV (41,07%/năm) và cũng
bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011 - 2016 đã làm cho tỷ lệ
thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi nhóm các doanh nghiệp có
quy mô lớn lên không có sự tăng đột biến này.
44
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo quy mô
doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2016
Đơn vị:
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA cũng tăng theo cùng chiều với quy
mô doanh nghiệp. ROA của các doanh nghiệp có quy mô lớn luôn cao nhất
với tỷ lệ 7,98% năm 2016. Đối với DNNVV, diễn biến ngƣợc lại trong giai đoạn
2011-2013, ROA cao nhất năm 2012 là 5,34% sau đó giảm xuống thấp nhất năm
2013 là 4,12%. Giai đoạn sau ROA vẫn thấp nhƣng có xu hƣớng tăng nhẹ trở lại và
năm 2016 ROA đạt 5,04%. Điều này cũng phù hợp với đánh giá ở trên vì có đến
99% DNNVV thuộc khu vực DNTN.
Hình 2: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp
giai đoạn 2011- 2016
Đơn vị:
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
45
Cũng giống nhƣ ROA, ROE cũng thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn luôn có ROE cao nhất đạt tỷ lệ
17,21% vào năm 2016. ROE của các DNNVV có xu hƣớng thay đổi rõ rệt.
Năm 2012, ROE đạt mức 14,25% nhƣng giảm mạnh xuống còn 9,89% năm 2013
sau đó có xu hƣớng tăng trở lại và đạt 15,21% vào năm 2016.
Hình 3: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE của doanh nghiệp
giai đoạn 2011 - 2016
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Đóng góp của DNNVV
Có thể thấy các đa số các DNTN đều là các DNNVV có quy mô rất
nhỏ bé cả về lao động và vốn, tỷ lệ kinh doanh thua lỗ luôn ở mức cao. Tuy
nhiên không thể phủ nhận đóng góp của đối tƣợng doanh nghiệp này vào
tăng trƣởng chung của nền kinh tế
Đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước, với việc thực hiện chủ trƣơng
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu theo thành phần kinh tế nƣớc ta
đang biến đổi theo hƣớng: tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nƣớc ngày càng giảm;
tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc và thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài ngày càng tăng. Hiện nay khu vực kinh tế tƣ nhân là lực lƣợng đóng
góp lớn nhất vào GDP với tỷ lệ 43,52% năm 2016, trong đó các DNNVV đóng
góp khoảng 49,67%.
Đóng góp vào đầu tư phát triển, việc thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tƣ mới và những nỗ lực cải thiện môi trƣờng kinh doanh đã có tác động
mạnh mẽ đến việc huy động các nguồn lực thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân trong
nƣớc vào đầu tƣ phát triển. Năm 2016, đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào
46
tổng vốn đầu tƣ khoảng 39%, và 49,24% đối với DNNVV. Điều này cho thấy
quy mô của vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế tƣ nhân đặc biệt là các DNNVV cũng
là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.
Đóng góp vào giải quyết việc làm, trong quá trình đổi mới kinh tế sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế tƣ nhân và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp
phần to lớn vào giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Với ƣu thế về mức đầu
tƣ dàn trải ở khắp các địa phƣơng và khả năng thu hút rộng rãi nhiều loại lao
động khác nhau, kinh tế tƣ nhân là khu vực chủ yếu tạo việc làm mới và thu hút
lực lƣợng lao động chủ yếu, đa số đều là các DNNVV. Năm 2016, tính chung
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc kinh tế tƣ nhân thu hút khoảng hơn 70%
lực lƣợng lao động của nền kinh tế, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho
trên 1 triệu lao động.
Tuy có đóng góp đáng kể vảo tổng sản phẩm trong nƣớc, tổng vốn đầu tƣ
và giải quyết đa số việc làm, nhƣng DNNVV lại gặp rất nhiều khó khăn để duy
trì tồn tại và phát triển đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận các ngồn vốn chính
thức từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm gia tăng vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh.
3. Các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức
của các DNNVV ở Việt Nam
Nguồn vốn dành cho các DNNVV hiện nay có thể đến từ các nguồn chính
thức nhƣ ngân sách Nhà nƣớc; nguồn vốn nƣớc ngoài; vốn huy động từ thị trƣờng
chứng khoán, trái phiếu; vốn tự có, vốn góp; nguồn vốn tín dụng bảo lãnh chiết
khấu, thuê tài chính và cuối cùng là nguồn vốn từ đối tác trả chậm, tín dụng thƣơng
mại hay vốn vay từ ngƣời thân, bạn bè hay các tổ chức cho vay khác Tuy nhiên
nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động lâu dài và ổn định. Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn này,
DNNVV gặp phải một số khó khăn: xuất phát từ chính nội tại của doanh nghiệp:
đặc điểm của chủ doanh nghiệp (trình độ học vấn, giới tính, tuổi), đặc điểm của
doanh nghiệp (qui mô, tuổi, hình thức sở hữu, lịch sử vay vốn), vị trí của doanh
nghiệp, mức độ tin cậy tín dụng của doanh nghiệp, và quan hệ với ngân hàng và các
TCTD hay chính phủ... Bên cạnh đó các nhân tố bên ngoài nhƣ: mức độ phát triển
hệ thống tài chính tiền tệ; môi trƣờng kinh doanh và thể chế; đặc điểm của ngân
hàng và TCTD (quy mô, hình thức sở hữu và cách thức cho vay); đặc điểm của
khoản vay; các chi phí tài chính chính thức (chủ yếu là chi phí trả lãi) và chi phí
không chính thức (chi phí về thủ tục, giấy tờ, phí quản lý, phí cam kết, lãi suất phạt
47
khi vi phạm hợp đồng vay, chi phí khác...) đều có tác động đến khả năng tiếp cận
các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các TCTD của doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra DNNVV của CIEM năm 2015 cho thấy, mặc dù chỉ
số tiếp cận tín dụng đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng các doanh nghiệp vẫn cho rằng
thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất. Trong khi các doanh
nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn thì toàn bộ các
nhóm quy mô khác đều có tỷ lệ tiếp cận tín dụng giảm so với năm 2013. Hiện
nay mới chỉ có khoảng 32% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn, 35% DN khó
tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận nguồn vốn. Một tỷ lệ lớn các doanh
nghiệp không có nhu cầu vay vốn (54%) hoặc không muốn bị nợ (23%). Những
doanh nghiệp này không đƣợc coi là những doanh nghiệp gặp khó khăn về tín
dụng, tuy nhiên trong số các doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ vay vốn
(1.982 doanh nghiệp) có khoảng một nửa có thể đƣa vào nhóm gặp trở ngại về tín
dụng. Điều này có thể do tỷ lệ lãi suất cao hoặc quy trình nộp hồ sơ khó khăn
(mỗi nguyên nhân chiếm khoảng 7%).
Các kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp khác cũng chỉ ra, tiếp cận tài
chính đang là rào cản lớn đến các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát doanh
nghiệp của WB năm 2015, rào cản về mở rộng kinh doanh lớn nhất đó là “Tiếp
cận tài chính” (với 22% số doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn yếu tố này, so với
11,3% doanh nghiệp khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng). Điều đáng lo ngại
nhất và khó tháo gỡ nhất khi khởi đầu doanh nghiệp là thiếu vốn cũng nhƣ khó
tiếp cận các nguồn vốn. Đó chính là lý do mà tín dụng phi chính thức đóng vai
trò quan trọng trong thị trƣờng vốn cho các DNNVV ở Việt Nam.
Kết quả điều tra trực tiếp 695 doanh nghiệp thực hiện cuối năm 2017 (Báo
cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thƣờng niên của Đại học KTQD, 2018) cũng chỉ
ra gần 60% các doanh nghiệp trong mẫu điều tra đã từng nộp đơn xin vay vốn
ngân hàng. Những doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng loại trừ lý do không
có nhu cầu và không muốn bị mắc nợ, thì lý do chính không tiếp cận đƣợc nguồn
vốn vay ngân hàng là do lãi suất cao và thủ tục vay phức tạp. Các doanh nghiệp
đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ đƣợc giải ngân một phần cũng có nguyên
nhân chủ yếu từ thủ tục, cụ thể là vấn đề tài sản thế chấp. Đặc biệt là đối với các
DNNVV thì càng khó có khả năng tiếp cận vốn vay chính thức vì phần lớn mặt
bằng sản xuất, máy móc trang thiết bị cơ bản là đi thuê, không đáp ứng yêu cầu
thế chấp của các ngân hàng.
48
Bên cạnh đó, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận vốn là
chi phí tài chính cao. Chi phí để có các dịch vụ tài chính, ví dụ vốn tín dụng ngân
hàng, bao gồm chi phí chính thức (chủ yếu là chi phí trả lãi) và chi phí không
chính thức (chi phí về thủ tục, giấy tờ, phí quản lý, phí cam kết, lãi suất phạt khi
vi phạm hợp đồng vay, chi phí khác...).
Theo báo cáo PCI năm 2015, “việc doanh nghiệp phải chi các chi phí tài
chính không chính thức nhƣ “bồi dƣỡng” các cán bộ ngân hàng còn phổ biến với
tỷ lệ ở doanh nghiệp vừa là 49% và ở doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
tỷ lệ này lần lƣợt là 64% và 56% trả lời phải trả chi phí này, trong với các doanh
nghiệp lớn là 30%”. Đồng thời, chi phí không chính thức chƣa có dấu hiệu giảm
bớt thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc khảo sát phải chi trả chi phí vẫn tăng, từ
mức 50% năm 2013 lên 65% năm 2015. Riêng chi phí không chính nàu có thể
chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát với tỷ
trọng ngày càng tăng (năm 2015 là 11%, tăng 1% so với năm 2014). Do khó
khăn về tiếp cận vốn ngân hàng, các doanh nghiệp (chủ yếu là các DNNVV) sẽ
phải tiếp cận các kênh phi chính thức nhƣ kênh ngƣời thân, bạn bè, gia đình hay
tín dụng đen. Lãi suất từ nguồn tín dụng đen có thể ở mức rất cao, từ 20-25%/
năm, với doanh nghiệp quy mô lớn thậm chí lên đến 36%/năm.
Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thƣờng niên của Đại học KTQD, 2018
đánh giá doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc món vay từ tổ chức tín dụng
cao hơn khi doanh nghiệp có chi các khoản chi phí lót tay, mua quà tặng... Điều
này cho thấy, hiện nay chi phí phi chính thức vẫn là một trong rào cản các doanh
nghiệp tiếp cận vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các
DNNVV.
Môi trƣờng kinh doanh và thể chế cũng là một trong những yếu tố quan
trọng tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đặc biệt là các
DNNVV.
Fatoki và Smit (2011) cho rằng môi trƣờng pháp lý cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hƣởng đến tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp. Cùng quan
điểm đó, Olomi và cộng sự (2008) cũng xác định nền văn hóa kinh doanh kém
phát triển, môi trƣờng ở nơi giao dịch giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay là một
trong ba nhóm yếu tố gây khó khăn khi tiếp cận tài chính của các DNNVV.
Theo kết quả Báo cáo “Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam –
Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015” do CIEM thực hiện với sự
49
tham gia của gần 2600 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động
trong khu vực chế biến chế tạo, tại 10 tỉnh và thành phố của Việt Nam. Báo cáo
khẳng định một trong những tác động chính mà môi trƣờng kinh doanh ảnh
hƣởng “đến sự tăng trƣởng của các DNNVV là thông qua sự tiếp cận tài chính và
hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp”.
4. Kết luận và một số giải pháp
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và vai trò của các DNNVV, có thể thấy
DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp nhƣng lại có quy mô rất nhỏ
bé cả về vốn và lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ luôn
ở mức cao. Tuy nhiên, đây là đối tƣợng đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng
chung của khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt khi tiếp cận các khoản vay chính
thức từ ngân hàng và các TCTD thì còn gặp rất nhiều khó khăn. Quy mô của
doanh nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc
tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng và các TCTD; các doanh nghiệp lớn
có lợi thế hơn trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay; rào cản liên quan đến
những vấn đề nội tại của doanh nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là do không đáp
ứng đƣợc yêu cầu về các tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với các DNNVV khi
mà nhà xƣởng và máy móc thƣờng phải đi thuê; mức độ hiệu quả sử dụng và
quản lý tài sản cũng có tác động tới khả năng vay vốn. Bên cạnh đó, các chi
phí không chính thức phát sinh khi doanh nghiệp vay vốn là một trong các yếu
tố quyết định; các vấn đề thể chế cũng có vai trò quan trọng ảnh hƣởng tới khả
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn vốn của doanh nghiệp từ ngân hàng và các TCTD, đặc biệt là các DNNVV:
Về phía Chính phủ, cần tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp: để khu vực tƣ nhân đặc biệt là các
DNNVV phát triển đòi hòi các chính sách kinh tế vĩ mô cần đƣợc xây dựng một cách
đồng bộ tạo điều kiện phát triển một cách hài hòa giữa các khu vực trong nền kinh tế;
cần loại bỏ những quy định mang tính chất chồng chéo. Chính phủ cần tiếp tục đẩy
mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, các thủ tục liên quan đến cấp
phép thành lập đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất, thủ tục cấp tín dụng
Về phía ngân hàng và các TCTD, có thể nới lỏng các ràng buộc liên
quan đến tài sản thế chấp trong việc xem xét đánh giá quyết định cho vay,
đồng thời đơn giản hóa và cải tiến các thủ tục cho vay, giảm chi phí tiếp cận
nguồn vốn tín dụng
50
Vấn đề liên quan đến khả năng của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp
cần xây dựng đƣợc các kế hoạch kinh doanh hàng năm, cũng nhƣ xây dựng chiến
lƣợc phát triển trong dài hạn. Đồng thời, hàng năm phải đánh giá mức độ hoàn
thành kế hoạch đặt ra. Có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới đánh giá đƣợc năng lực
hoạt động của mình, qua đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh
doanh; hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp: một trong những tồn tại hiện
nay đối với các doanh nghiệp tƣ nhân đặc biệt là các DNNVV, đó là hầu nhƣ
chƣa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Do đó, các
doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn khi muốn tiếp cận với các nguồn vốn
vay từ các tổ chức tín dụng vì khó đáp ứng đƣợc các giấy tờ minh chứng về tài
chính trong yêu cầu của hồ sơ xin vay vốn. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp cần có
nhận thức đúng đắn hơn về việc xây dựng hệ thống kế của doanh nghiệp nhằm
phục vụ công tác quản trị tài chính và ra quyết định kinh doanh, không nhƣ hiện
nay chỉ dừng lại ở mức phục vụ báo cáo thuế là chính.
Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nƣớc KX01.18/16-
20 “Các rào cản tài chính, tiền