Nghiên cứu này khám phá và đánh giá các nhân tố chính tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tác giả
tiến hành khảo sát 200 đơn vị có thu trên địa bàn nghiên cứu vào năm 2018. Thông qua các phương
pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến, kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa gồm: (1) Đánh giá rủi ro; (2) Giám sát; (3) Thông
tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Môi trường kiểm soát.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÓ THU TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
Ngô Thị Thu Hương*, Nguyễn Thị Hoài Ân**
TÓM TẮT
Nghiên cứu này khám phá và đánh giá các nhân tố chính tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tác giả
tiến hành khảo sát 200 đơn vị có thu trên địa bàn nghiên cứu vào năm 2018. Thông qua các phương
pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến, kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa gồm: (1) Đánh giá rủi ro; (2) Giám sát; (3) Thông
tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Môi trường kiểm soát.
Từ khóa: Đơn vị có thu, hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu, nhân tố ảnh hưởng, Phú Yên
FACTORS AFFECT THE EFFECTIVENESS OF THE INTERNAL CONTROL
SYSTEM AT INCOME-GENERATING ADMINISTRATION AGENCIES IN
TUY HOA CITY, PHU YEN PROVINCE
ABSTRACT
This study explores and evaluates the key factors affect the effectiveness of the internal
control system at income-generating administration agencies in Tuy Hoa City, Phu Yen Province.
The author conducted a survey of 200 units in the studied area in 2018. Through Cronbach Alpha
testing methods, EFA discovery factor analysis, multivariate linear regression model, results
show that, factors affecting the effectiveness of the internal control system at income-generating
administration agencies in Tuy Hoa include: (1) Risk assessment; (2) Monitoring; (3) Information
and communication; (4) Control activities; (5) Control environment.
Keywords: Income-generating administration agency, internal control system, effectiveness,
influence factor, Phu Yen
* ThS. GV. Trường Cao đẳng Công thương miền Trung. Email: thuhuongth86@gmail.com; ĐT: 0973 120740
** ThS. GV. Trường Cao đẳng Công thương miền Trung. Email: hoaianria2@yahoo.com; ĐT: 0966 816457
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...
58
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đo lường mức độ tăng trưởng, mức độ
văn minh của một nền kinh tế, đa số các nước
xem xét cách thức cung cấp hàng hóa công,
trình độ, số lượng, chất lượng hàng hóa công.
Đồng thời, nhà nước rất quan tâm tạo cơ chế,
đầu tư, cung cấp nguồn vốn cho các lĩnh vực
sự nghiệp (giáo dục, y tế,). Vấn đề đặt ra đó
là phải xem xét đến tính hợp lý, hiệu quả khi
huy động và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư
cho các hoạt động này. Hơn thế nữa, hiện nay
Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức
quản lý tài chính, biên chế của các cơ quan quản
lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp nói chung,
đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Việc chuyển
đổi phương thức quản lý tài chính của các đơn
vị sự nghiệp công lập được quy định trong Nghị
định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của
Chính Phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Tuy Hòa là một thành phố nhỏ ven biển
Nam Trung Bộ, người dân có nhu cầu học tập và
khám chữa bệnh ở các thành phố lớn nên nguồn
thu không nhiều hiện tại các đơn vị sự nghiệp có
thu chủ yếu vẫn hoạt động bằng kinh phí ngân
sách nhà nước cấp. Để dần chuyển đổi sang cơ
chế tự chủ thì các đơn vị sự nghiệp phải dần
hoàn thiện, nâng cao trình độ cả về chuyên môn
và công tác quản lý tài chính để có thể đứng
vững bằng nguồn thu của mình.
Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có
thu thì việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ
(KSNB) vững mạnh là một điều rất cần thiết. Nó sẽ
giúp ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu
kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt
động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao
mà vẫn giữ được nguồn tài chính ổn định.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của hệ
thống KSNB trong việc đảm bảo cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu hoạt động an toàn,
hiệu quả, đúng pháp luật, nhóm tác giả quyết
định nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các đơn vị sự nghiệp có thu – thực nghiệm
trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Theo Intosai gov 9100 thì KSNB được
định nghĩa là “một quá trình không thể tách rời
được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên
trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để
phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”. Hệ
thống KSNB theo tài liệu hướng dẫn này cũng
bao gồm năm thành phần đó là:
* Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát của một tổ chức
phản ánh văn hóa, sắc thái chung, chi phối ý
thức kiểm soát của các cá nhân trong tổ chức và
các bộ phận khác của KSNB.
* Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình quan trọng
nhằm xác định và phân tích rủi ro có thể ảnh
hưởng đến mục tiêu của tổ chức, từ đó xác định
các biện pháp đối phó kịp thời.
* Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách,
phương thức đối phó với rủi ro để mục tiêu của
đơn vị đạt được kết quả. Để đạt được hiệu quả,
hoạt động kiểm soát phải phù hợp, thống nhất
theo kế hoạch trong suốt một thời kỳ, chi phí
hiệu quả, đầy đủ, hợp lý và phải liên quan trực
tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm
soát xảy ra trong toàn tổ chức, tại các cấp và
trong tất cả các chức năng. Bao gồm một loạt
các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và kiểm
soát phát hiện .
* Thông tin và truyền thông
Thông tin trong một tổ chức được tổng
hợp nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định,
điều khiển các hoạt động của đơn vị.
* Giám sát
Giám sát là quá trình quản lý đánh giá
chất lượng của hoạt động kiểm soát. Quá trình
59
này cần phải theo dõi để đánh giá hiệu suất hoạt
động và được theo dõi thường xuyên, định kỳ
hay kết hợp cả hai.
* Tính hữu hiệu của KSNB
Một hệ thống KSNB hữu hiệu cung cấp sự
đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu
của đơn vị. Nói cách khác, hệ thống KSNB hữu
hiệu phải giảm thiểu rủi ro của việc không đạt
được một, hai hay cả ba nhóm mục tiêu xuống
mức thấp có thể chấp nhận được. Do vậy, một
hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi thỏa mãn đồng
thời hai tiêu chuẩn sau:
- Năm bộ phận cấu thành của hệ thống
KSNB và các nguyên tắc kiểm soát liên quan đều
phải hiện hữu và vận hành hữu hiệu trong thực tế.
- Năm bộ phận cấu thành cùng hoạt động
như một thể thống nhất.
* Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu
Có thể hiểu một cách chung nhất đơn vị sự
nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp. Trên
thực tế, có thể thấy đơn vị sự nghiệp nói chung
là các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước. Theo cơ chế quản lý tài chính
các đơn vị sự nghiệp được chia làm ba loại:
- Đơn vị sự nghiệp thuần túy không thực
hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí.
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ
khoán biên chế và kinh phí.
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế
quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
có thu. Ví dụ: trường học, bệnh viện,
2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
*Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về KSNB theo
INTOSAI 2013 và kết quả khảo sát chuyên gia,
mô hình lý thuyết nghiên cứu được đề xuất gồm
năm yếu tố:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: INTOSAI 2013
*Giả thiết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát đầy
đủ có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp có
thu tại thành phố Tuy Hòa.
Giả thuyết H2: Việc đánh giá rủi ro phù
hợp có ảnh hưởng tích cực làm tăng tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự
nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa.
Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát tốt
làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố
Tuy Hòa.
Giả thuyết H4: Việc nâng cao chất lượng
thông tin và các quá trình tuyền thông góp phần
làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố
Tuy Hòa.
Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát phù
hợp góp phần làm tăng tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp có thu
tại thành phố Tuy Hòa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
* Thang đo: Thang đo Likert 05 mức độ
phổ biến từ 1-5 (1 là hoàn toàn không có, 2 là có
ít, 3 là trung bình, 4 là có nhiều và 5 là có đầy đủ)
để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
tác giả thực hiện phương pháp khảo sát ý kiến
chuyên gia nhằm nhận diện các yếu tố của
HTKSNB theo INTOSAI 2013 và các yếu tố
ngoài bộ phận cấu thành Hệ thống KSNB có tác
động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
đơn vị sự nghiệp có thu – thực nghiệm trên địa
bàn thành phố Tuy Hòa.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo
bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
+ Đánh giá, kiểm định sự phù hợp của mô
hình hồi quy bằng công cụ hỗ trợ SPSS.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo các
yếu tố của hệ thống KSNB
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng
hệ số Cronbach’s Alpha được thể hiện:
3. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Mẫu khảo sát: Tác giả sử dụng mẫu khảo sát là 200, tng số phiếu thu hồi lại được là 183
phiếu (tỷ lệ phản hồi đạt 91,5%).
Bảng 1. Bảng kê số lượng mẫu khảo sát
STT Tên đơn vị Số lượng bảng câu hỏi
1 Khối các Bệnh viện 47
2 Khối các trường Đại học, Cao đẳng 41
3 Khối các trung tâm Y tế (Da liễu, Dự phòng) 10
4 Khối các trung tâm 40
5 Khối các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT 46
6 Nhà hát ca múa nhạc, nhà văn hóa lao động 6
7 Đài phát thanh và truyền hình Phú Yên 5
8 Bến xe liên Tỉnh 5
Tổng 200
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Thang đo Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha
Môi trường kiểm soát 6 0,836
Đánh giá rủi ro 4 0,853
Hoạt động kiểm soát 5 0,806
Thông tin và truyền thông 6 0,878
Giám sát 4 0,805
Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu 4 0,826
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
Kết quả cho thấy sau khi loại bỏ biến
MTKS4, DGRR1và HDKS6 các thang đo đều
đạt độ tin cậy cần thiết và được chấp nhận (hệ
số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương
quan biến tổng >0,3).
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Kết quả kiểm định EFA cho các biến
độc lập:
Kiểm định Bartlett có giá trị sig. = 0.000
<0,05 cho thấy giữa các biến trong tổng thể
có mối tương quan với nhau. Đồng thời, hệ số
61
KMO = 0,811 > 0,5, chứng tỏ phân tích nhân tố
là phù hợp.
Sau khi phân tích nhân tố thì có năm nhân
tố có giá trị Eigenvalues >1 và tổng phương sai
trích là 65,726%, điều này chứng tỏ có 5 nhân
tố có khả năng giải thích được 65,726% sự thay
đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kết quả
này trùng khớp với mô hình dự kiến được đưa
ra. Ta lại tiếp tục xem tới kết quả xoay nhân tố.
Từ kết quả của bảng 3.4 cho ta thấy tất cả
các biến quan sát đều có trọng số nhân tố >0,5
và không có biến nào tải lên cả 2 nhân tố.
- Kết quả thực hiện EFA của biến phụ
thuộc:
Kết quả cho thấy kiểm định KMO và
Bartlett’s test có hệ số KMO = 0,805>0,5 với mức
ý nghĩa bằng 0 (sig.=0,000), chứng tỏ phân tích
EFA thích hợp được sử dụng. Kết quả phân tích
EFA với phương pháp rút trích Principal compo-
nents và phép quay Varimax cho ra một nhân tố
duy nhất có Eigenvalues lớn hơn 1 và phương sai
trích là 65,845%, cả bốn biến quan sát đều tải lên
1 nhân tố nên thang đo được chấp nhận.
Bảng 3. Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay Varimax
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
TT5 .807
TT4 .761
TT6 .752
TT3 .706
TT2 .607
TT1 .558
DGRR3 .842
DGRR4 .816
DGRR2 .702
DGRR5 .581
MTKS6 .838
MTKS5 .762
MTKS3 .658
MTKS2 .631
MTKS1 .539
HDKS4 .753
HDKS2 .745
HDKS1 .648
HDKS5 .563
HDKS3 .520
GS2 .750
GS1 .739
GS4 .717
GS3 .643
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...
62
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4.3. Phân tích mô hình hồi quy đa biến
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
HH =
Trong đó:
β1,β2,β3,β4,β5:lần lượt là trọng số hồi
quy của các biến MTKS,DGRR, HDKS, TT
và GS.
MTKS: môi trường kiểm soát; DGRR:
đánh giá rủi ro
HDKS: hoạt động kiểm soát; TT: thông tin
và truyền thông; GS: giám sát
a. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi
quy
Để thể hiện tính thuyết phục và độ tin cậy
của kết quả phân tích hồi quy, tác giả kiểm định
một số giả định như sau:
- Kiểm định tính phù hợp của mô hình
và giả định về tính độc lập của sai số (không
có sự tương quan giữa các phần dư):
Bảng 4. Bảng kiểm định tính phù hợp của mô hình
Model R R Square Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .868a .754 .746 .30802 2.146
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
Bảng 5. Bảng phân tích Anova
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 45.061 5 9.012 94.989 .000b
Residual 14.706 155 .095
Total 59.766 160
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
Kết quả cho thấy hệ số R= 0,868 và R2
= 0,754, nghĩa là các nhân tố MTKS, DGRR,
HDKS, TT, GS giải thích được 75,4% sự hữu
hiệu của HTKSNB trong các đơn vị sự nghiệp
có thu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa. Còn 24,6% được giải thích bởi các nhân
tố không đưa vào mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Trong bảng kết quả phân tích Anova ta
thấy giá trị F=94,989 và Sig. = 0,000 <0,05 điều
này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình
phù hợp với tập dữ liệu, nói cách khác là sự kết
hợp giữa các biến độc lập có thể giải thích được
sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Ngoài ra, ta có 1< d =2,146 < 3, có thể
kết luận các phần dư là độc lập với nhau và tính
độc lập của phần dư đã được bảo đảm. (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
b. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Bảng 6. Bảng kết quả các trọng số hồi quy
Coefficientsa
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) .357 .182 1.964 .051
TT .178 .043 .221 4.122 .000 .551 1.814
DGRR .215 .038 .302 5.687 .000 .561 1.782
MTKS .136 .045 .163 3.061 .003 .562 1.778
HDKS .174 .057 .167 3.041 .003 .524 1.909
GS .221 .047 .247 4.727 .000 .582 1.720
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
63
Kết quả thể hiện mức ý nghĩa Sig. của 5 biến
độc lập đều <0,05 cho thấy độ tin cậy khá cao.
Đồng thời, các hệ số phóng đại phương sai VIF
đều nhỏ hơn 10 (lớn nhất là 1,909) chứng tỏ
mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến.
Sau khi phân tích hồi quy, kết quả cho
thấy mối quan hệ giữa tính hữu hiệu của
HTKSNB và các nhân tố được thể hiện trong
phương trình sau:
HH = 0,163*MTKS + 0,302*DGRR +
0,167*HDKS + 0,221*TT + 0,247*GS
Hệ số Beta của 05 yếu tố đều dương chứng
tỏ cả 05 yếu tố này đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các đơn vị sự nghiệp có thu – thực nghiệm
trên địa bàn thành phố Tuy Hòa. Tức là khi các
yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát được thiết lập càng đầy đủ thì tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ càng tăng.
Nếu so sánh mức độ tác động ảnh hưởng thì yếu
tố Đánh giá rủi ro có mức ảnh hưởng mạnh nhất,
ảnh hưởng mạnh thứ hai là yếu tố Giám sát, ảnh
hưởng mạnh thứ ba là yếu tố Thông tin và truyền
thông, tiếp theo là yếu tố Hoạt động kiểm soát
và cuối cùng có mức ảnh hưởng thấp nhất là yếu
tố Môi trường kiểm soát.
Kết quả kiểm định giả thuyết
Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy đa
biến ở trên, các giả thuyết đều được chấp nhận.
4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Kết quả thống kê cho thấy mức độ giá trị
trả lời trung bình như sau: Môi trường kiểm soát
là 3,9540; Đánh giá rủi ro là 3,2189; Hoạt động
kiểm soát là 3,9988; Thông tin tuyền thông là
3,6263; Giám sát là 3,8463. Ta có thể thấy các
giá trị trung bình này đều lớn hơn mức giữa của
thang đo Likert 5 mức độ, tuy nhiên chỉ có 2 yếu
tố Hoạt động kiểm soát và Môi trường kiểm soát
là tương đối cao (gần đạt mức Có nhiều = 4),
còn 3 yếu tố còn lại đã có nhưng chỉ thuộc mức
trên trung bình. Điều này cho thấy tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp có
thu – thực nghiệm trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa chưa cao.
* Môi trường kiểm soát
Theo như phân tích trên, yếu tố Môi
trường kiểm soát có giá trị trung bình là 3,954
và hệ số β1 = 0,163. Kết quả này cho thấy một
môi trường kiểm soát đầy đủ sẽ là nền tảng để
HTKSNB trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên
địa bàn thành phố Tuy Hòa đạt được sự hữu hiệu.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi
trường kiểm soát tới sự hữu hiệu không đạt được
mức quan trọng như nghiên cứu trước. Ví dụ
như nghiên cứu “Đánh giá sự tác động của các
yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh
Phú Yên” (Trần Trịnh Như Quỳnh, 2017) hệ
số Beta của yếu tố “Môi trường kiểm soát” là
0,336. Điều này cho thấy ở trong các đơn vị sự
nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Tuy Hòa
yếu tố Môi trường kiểm soát ảnh hưởng không
lớn đến tính hữu hiệu của HTKSNB giống như
môi trường trong bệnh viện công lập.
* Đánh giá rủi ro
Yếu tố “Đánh giá rủi ro” có giá trị trung
bình mean= 3,2189 và có hệ số β2 = 0,302, cho
thấy việc đánh giá rủi ro được thực hiện phù hợp
bao gồm xác định, nhận diện, đánh giá và xử
lý rủi ro có tác động quan trọng đến việc nâng
cao sự hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu “Đánh giá sự tác động của
các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công
lập tỉnh Phú Yên” (Trần Trịnh Như Quỳnh,
2017) hệ số Beta của yếu tố “Đánh giá rủi ro” là
β=0,51. Điều này cho thấy các đơn vị sự nghiệp
có thu trên địa bàn thành phố Tuy Hòa luôn tồn
tại nhiều rủi ro, việc đánh giá rủi ro có vai trò
quan trọng để đảm bảo các hoạt động đơn vị đạt
được mục tiêu đề ra.
* Hoạt động kiểm soát
Yếu tố “Hoạt động kiểm soát” có giá
trị trung bình mean = 3,9988 và có hệ số β3
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
= 0,167. Kết quả này cho thấy các hoạt động
kiểm soát tốt được thực hiện thường xuyên và
hiệu quả bao gồm hoạt động kiểm soát của các
nhà quản lý, kiểm soát quá trình xử lý thông tin
trong đơn vị, kiểm soát vật chất sẽ làm gia tăng
sự hữu hiệu của HTKSNB trong các đơn vị sự
nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa. Các hoạt
động kiểm soát cần được gia tăng và phải được
cải tiến thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu
quản lý.
* Thông tin và truyền thông
Yếu tố “Thông tin và truyền thông” có giá
trị trung bình mean= 3,6263 và có hệ số β4 =
0,221. Kết quả này cho thấy thông tin hỗ trợ cho
việc điều hành, kiểm soát và cách thức truyền
thông trong đơn vị có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
quản lý bao gồm: thông tin được cung cấp chính
xác, thông tin được cung cấp kịp thời, công tác
truyền thông trong nội bộ, công tác truyền thông
ra bên ngoài sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của
HTKSNB trong đơn vị sự nghiệp có thu trên địa
bàn thành phố Tuy Hòa.
* Giám sát
Yếu tố “Giám sát” có giá trị trung bình
mean = 3.8463 và có hệ số β5 = 0.247. Quá
trình giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ
được thực hiện thường xuyên bao gồm: giám
sát thường xuyên các hoạt động trong đơn vị,
giám sát định kỳ các đối tượng thực hiện, đánh
giá bộ phận giám sát của đơn vị làm gia tăng sự
hữu hiệu của HTKSNB. Công tác này giúp cho
HTKSNB luôn được kiểm tra và cải tiến liên tục
để đảm bảo các hoạt động của đơn vị được kiểm
soát một cách phù hợp.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy
các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định chọn tr