Nhật Bản là một quốc đảo được bao bọc bốn bề bởi biển, với 70% diện tích là đồi núi. Quần
đảo Nhật bản kéo dài từ Bắc đến Nam, gồm nhiều đảo nhỏ, bị chia cắt bởi núi và thung lũng
kèm theo vị trí nằm ở vùng ôn đới với bốn mùa rõ rệt nên có phong cảnh thiên nhiên đa
dạng. Bên cạnh đó với văn hóa Thiền ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống cũng như cách hình
thành cảnh quan mang đậm nét đặc trưng.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố hình thành cảnh quan của đất nước Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
855
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CẢNH QUAN
CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Nguyễn Thành Nam, Chế Thụy Tường Vy
Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết
TÓM TẮT
Nhật Bản là một quốc đảo được bao bọc bốn bề bởi biển, với 70% diện tích là đồi núi. Quần
đảo Nhật bản kéo dài từ Bắc đến Nam, gồm nhiều đảo nhỏ, bị chia cắt bởi núi và thung lũng
kèm theo vị trí nằm ở vùng ôn đới với bốn mùa rõ rệt nên có phong cảnh thiên nhiên đa
dạng. Bên cạnh đó với văn hóa Thiền ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống cũng như cách hình
thành cảnh quan mang đậm nét đặc trưng.
Từ khóa: cảnh quan, Nhật Bản, Thiền, bất đối xứng.
1 MỞ ĐẦU
Người Nhật từ ưa luôn tôn trọng cái đẹp, họ luôn hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ và đưa thiên
nhiên vào trong cuộc sống của mình. Điều đó không chỉ được thể hiện qua lối sống đơn
giản mà còn được đưa vào các thiết kế cảnh quan. Đặc trưng nổi bật của cảnh quan đó là
tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay con người một cách tỉ mỉ,
sắp đặt theo lối bất đối xứng nhưng hài hòa dễ chịu - điều dễ dàng thấy được qua các khu
vườn Nhật.
2 NỘI DUNG
2.1 Tổng quan về cảnh quan Nhật Bản
Cảnh quan là gì?
Theo như từ điển (Dictionary.com) thì cảnh quan là một khu vực rộng rãi nhìn thấy từ một
điểm nhưng khi xét theo một hướng tổng quát và rộng hơn về mặt địa lý, văn hóa, tự nhiên
thì, cảnh quan là bao gồm tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực bao
gồm các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước như sông, hồ, ao, biển, các
yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa, các yếu tố con người bao gồm
các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc hay các yếu tố tạm
thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết. Kết hợp cả hai nguồn gốc vật lý tự nhiên và lớp
phủ văn hóa do sự hiện diện của con người tạo ra sau nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản
ánh tổng hợp cuộc sống của người dân địa phương và khu vực sống của họ, những điều tạo
nên bản sắc của một địa phương hay cả một quốc gia. Cảnh quan, cư dân và tính cách của
họ hình thành nên nét đặc trưng của một khu vực mà không nơi nào khác có được. Đây
chính là bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của cư dân.
856
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển cảnh quan Nhật Bản
Cảnh quan của người Nhật nhất là sân vườn ảnh hưởng ít nhiều từ Trung Quốc bởi từ thời
Asuka các thương nhân người Nhật đã chứng kiến những khu vườn đang được xây dựng ở
Trung Quốc và mang nhiều kỹ thuật và phong cách làm vườn của Trung Quốc trở lại đất
nước mình. Nhưng trong khi vườn Trung tập trung vào khai thác vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên và ảnh hưởng nhiều của đạo Khổng thì vườn Nhật lại có phần nhẹ nhàng hơn, thiên
nhiên đơn sơ chạm đến tâm hồn con người và chịu ảnh hưởng của Thiền tông. Ở các cảnh
quan sân vườn Nhật Bản ta sẽ thấy được thiết kế đi kèm với thẩm mỹ và triết học Nhật,
tránh trang trí nhân tạo và làm nổi bật thiên nhiên. Thực vật và vật liệu đã cũ, mòn thường
được các nhà thiết kế vườn Nhật Bản sử dụng để tạo nên một cảnh quan thiên nhiên cổ ưa
và xa xôi. Qua đó thể hiện sự mong manh của sự tồn tại cũng như sự tiến bộ không thể
ngăn cản của thời gian. Từ đó dần dần tạo nên nét đặc trưng riêng cho quốc gia Nhật Bản.
3 CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN CẢNH QUAN NHẬT BẢN
3.1 Yếu tố tự nhiên
Sông, hồ: được bao quanh bởi biển cả nên nước Nhật sở hữu một lượng nước dồi dào,
nhiều sông ngòi tạo thành các hồ nước đẹp.
Hình 1. Một dòng sông ở thành phố Nikko Hình 2. Hồ Tagokura
Núi lửa: Nhật Bản nổi tiếng với núi lửa và thiên tai nhưng cũng chính núi lửa đã tạo ra
những phong cảnh hùng vĩ, trở thành các địa điểm du lịch nổi tiếng đồng thời tạo ra các suối
nước nóng tự nhiên tốt cho sức khỏe.
Hình 3. N i Ph Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản Hình 4. Núi Asama nổi tiếng với các sườn phủ
tuyết và suối nước nóng tự nhiên
857
Khí hậu: khá phức tạp do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 vĩ tuyến, cũng chính vì vậy tạo ra
đặc trưng cho từng vùng miền kéo theo cảnh quan thiên nhiên. Tại miền bắc của đảo
Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều; trong khi đó, đảo Ryukyu có
khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời
tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của
miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương,
tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn
nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik
của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn. Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa
đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan
trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào bắt đầu nở trên đảo Kyushu
và nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh
Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận
mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng. Mùa hè tại Nhật
Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho
phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ
miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào
tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy
lên miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3 tới 4 trận cuồng phong
lớn vào tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình
Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tàu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh
hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy
biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là
thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Động, thực vật: các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều
loại thực vật và động vật. Trong đó nổi bật chính là hoa anh đào- được xem như quốc hoa
nước Nhật, thường nở rộ vào mùa xuân tạo sự nổi bật trên những con phố.
Hình 5. Anh đào nở rực rỡ dọc sông Meguro,
Tokyo
Hình 6. Vào thời điểm nào anh đào cũng rực rõ
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu cá Koi, mang trong mình nhiều ý nghĩa và tượng trưng
cho tinh thần Nhật Bản, nhắc nhở con người về những ước vọng lớn lao, sức mạnh và kiên
trì không khuất phục. Đây là yếu tố trang trí thường thấy trong cảnh quan sân vườn Nhật.
858
Hình 7. Cá Koi - quốc ngư Nhật Bản
Nằm ở phía Bắc của Nhật Bản, Hokkaido là hòn đảo lớn thứ hai của nước này. Nơi đây thu
hút rất nhiều khách du lịch đến nghỉ ngơi, vui chơi bởi có rất nhiều hoạt động và lễ hội hấp
dẫn. Bên cạnh đó, Hokkaido còn được biết đến với cái tên thiên đường của những loài động
vật dễ thương vì có một hệ thống sinh vật hoang dã tuyệt vời mà chỉ nơi đây mới có.
Một số động vật đặc trưng của đất nước Nhật Bản:
− Khỉ Macaque tắm suối nước nóng.
− Gấu mèo Tokyo.
− Cáo đỏ Hokkaido.
− Chó Shiba.
− Sóc Kitaca.
− Chồn tuyết Lizuma.
− Sóc đỏ Hokkaido.
859
Đá, sỏi: trong các thiết kế cảnh quan nhất là sân vườn thì đá luôn đóng vai trò quan trọng, là
nền tảng bộ ương của khu vườn đó. Đá còn giúp phân chia vườn thành nhiều khu vực như
không gian riêng tư. Những tảng đá có gân đẹp, hình dáng thanh nhã, kết cấu lạ mắt, vẻ
ngoài già nua sần sùi, hoàn toàn tự nhiên, bề mặt bám địa y hoặc rêu thì càng thêm giá trị.
Sắp xếp đá cũng là một nghệ thuật cùng cát được tạo hình như gợn nước tạo nên vẻ độc
đáo cho sân vườn Nhật Bản.
Hình 8. Cách sắp đặt đá nghệ thuật và tạo hình cát
3.2 Yếu tố nhân tạo
Các ngôi nhà: kiến trúc nhà cửa Nhật Bản cũng góp một phần không nhỏ trong việc tạo nên
đặc trưng cảnh quan đất nước. Các ngôi nhà với lối kiến trúc đơn giản thường được xây
bằng gỗ giúp thông thoáng vì Nhật là đất nước mưa nhiều ẩm ướt và cũng thường xuyên
gánh chịu thiên tai nên gỗ được coi là lựa chọn tốt. Ưa chuộng hòa hợp với thiên nhiên nên
nhà và vườn không có sự tách biệt lớn, nhà ở đây như là một phần của tổng hòa thiên
nhiên- nơi trú ngụ của con người nhưng không có sự ngăn cách với tự nhiên.
Hình 9. Làng cổ Shirakawa, Takayama Hình 10. Ngôi nhà cùng với sân vườn
Cây xanh: cây là một trong những yếu tố quan trọng hình thành cảnh quan nhất là ở đất
nước yêu thiên nhiên như Nhật Bản, các rừng cây tự nhiên luôn được quan tâm vì mật độ ô
nhiễm ngày càng cao ảnh hưởng đến tự nhiên. Trong sân vườn thì cây phải được khống
chế về kích thước cũng như hình dáng. Chúng được sắp xếp cùng mô thức sắp xếp đá.
Cành nhánh của chúng xen kẽ lộn xộn, ngẫu nhiên trông có vẻ tự nhiên cho nên rất thích
hợp. Thông thường số cây trong một nhóm thường là 3, trông tự nhiên hơn là 2 và 4. Bố trí
860
theo một tam giác lệch trông có vẻ là ít sắp đặt hơn là một tam giác đều, tất nhiên lại càng ít
có vẻ sắp đặt hơn so với một vòng tròn, một hàng thẳng hay một hình chữ nhật.
Hình 11. Các cây tuy được sắp xếp nhưng vẫn giữ vẻ tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo đều bổ trợ cho nhau để hình thành nên cảnh quan của một
đất nước, chúng kết hợp và song song với nhau để tạo nên một tổng hòa- một bức tranh của
cuộc sống, đặc trưng của chính đất nước đó.
4 GIẢI PHÁP
Bố trí mặt bằng sân vườn theo kiểu Zen Nhật Bản.
Hình 12. Mặt bằng bố trí sân vườn
Mặt bằng sân vườn được chọn thông thoáng dễ dàng bố trí cây cũng như các tiểu cảnh để
ngôi nhà hòa mình vào thiên nhiên, không có sự tách biệt lớn giữa nội thất và ngoại thất.
Kết hợp giữa vườn khô và vườn ướt cùng nhà dùng trà cho những bữa chiêu đãi về trà đạo.
Ngôi nhà được đặt tên là Heisei trong tiếng Nhật là an nhiên với mong muốn khi đặt chân về
nhà là có thể bước vào không gian của tâm hồn- nơi nghỉ ngơi thư giãn sau những bận rộn
cuộc sống. Tông màu chủ đạo của ngôi nhà vẫn là màu nâu ấm của gỗ hòa cùng màu của
thiên nhiên.
861
Hình 13. Phối cảnh góc nhìn A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đẹp quyến rũ với phong cách sân vườn Nhật Bản. https://greenmore.vn/dep-quyen-ru-
voi-canh-quan-san-vuon-phong-cach-nhat-ban/
[2] Vườn Nhật. https://vi.wikipedia.org/wiki/
[3] Địa lý Nhật Bản. //vi.wikipedia.org/wiki/