Các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân zona điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: Đau thần kinh sau zona là biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và việc điều trị biến chứng này là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân zona, giúp hiểu biết thêm về diễn tiến tự nhiên và góp phần vào biện pháp ngăn ngừa biến chứng này. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân mắc zona, đánh giá sự phối hợp các yếu tố nguy cơ trong việc xác định bệnh nhân có nguy cơ đau thần kinh sau zona. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Kết quả: Có 150 bệnh nhân zona được theo dõi trong 3 tháng, tỉ lệ mới mắc biến chứng đau thần kinh sau zona là 19% (29/150). Các yếu tố nguy cơ độc lập của đau thần kinh sau zona: tuổi từ 50 trở lên (OR:15,97, p=0,002), mức độ phát ban nặng (OR:17,41, p=0,001), đau trong giai đoạn cấp ở mức độ nặng (OR:23,29, p=0,031). Yếu tố bảo vệ độc lập: được điều trị giảm đau tại bệnh viện (OR: 0,025, p=0,001). Khả năng dự đoán đau thần kinh sau zona khi kết hợp các yếu tố nguy cơ: khi bệnh nhân có cả 3 yếu tố nguy cơ thì khả năng bị đau thần kinh sau zona là trên 50%; khi bệnh nhân không có ba yếu tố nguy cơ trên thì khả năng không bị đau thần kinh sau zona là trên 90%. Kết luận: Có thể tiên lượng khả năng xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau zona dựa vào các yếu tố tuổi, mức độ nặng của phát ban và mức độ đau, từ đó xác định được bệnh nhân nào cần đến biện pháp ngăn ngừa biến chứng này để có phác đồ điều trị phù hợp nhất giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân zona điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 357 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐAU THẦN KINH SAU ZONA Ở BỆNH NHÂN ZONA ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vương Thế Bích Thanh*, Nguyễn Tất Thắng ** TÓM TẮT Mở đầu: Đau thần kinh sau zona là biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và việc điều trị biến chứng này là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân zona, giúp hiểu biết thêm về diễn tiến tự nhiên và góp phần vào biện pháp ngăn ngừa biến chứng này. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân mắc zona, đánh giá sự phối hợp các yếu tố nguy cơ trong việc xác định bệnh nhân có nguy cơ đau thần kinh sau zona. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Kết quả: Có 150 bệnh nhân zona được theo dõi trong 3 tháng, tỉ lệ mới mắc biến chứng đau thần kinh sau zona là 19% (29/150). Các yếu tố nguy cơ độc lập của đau thần kinh sau zona: tuổi từ 50 trở lên (OR:15,97, p=0,002), mức độ phát ban nặng (OR:17,41, p=0,001), đau trong giai đoạn cấp ở mức độ nặng (OR:23,29, p=0,031). Yếu tố bảo vệ độc lập: được điều trị giảm đau tại bệnh viện (OR: 0,025, p=0,001). Khả năng dự đoán đau thần kinh sau zona khi kết hợp các yếu tố nguy cơ: khi bệnh nhân có cả 3 yếu tố nguy cơ thì khả năng bị đau thần kinh sau zona là trên 50%; khi bệnh nhân không có ba yếu tố nguy cơ trên thì khả năng không bị đau thần kinh sau zona là trên 90%. Kết luận: Có thể tiên lượng khả năng xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau zona dựa vào các yếu tố tuổi, mức độ nặng của phát ban và mức độ đau, từ đó xác định được bệnh nhân nào cần đến biện pháp ngăn ngừa biến chứng này để có phác đồ điều trị phù hợp nhất giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Từ khóa: Bệnh zona, đau thần kinh sau zona, yếu tố dự đoán ABSTRACT PROGNOSTIC FACTORS OF POSTHERPETIC NEURALGIA IN PATIENTS WITH HERPES ZOSTER AT HOSPITAL OF DERMATO-VENEROLOGY IN HO CHI MINH CITY Vuong The Bich Thanh, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 357 - 363 Background: Postherpetic neuralgia is the most frequent complication of herpes zoster, can affect to quality of life, and treating this complication is still a challenge to the clinicians. This research is to define prognostic factors of postherpetic neuralgia to understand more natural history of this disease and contribute to the preventive interventions. Objectives: To identify prognostic factors of postherpetic neuralgia in patients with herpes zoster, to determine combinations of risk factors in identifying patients with high risk of developing postherpetic neuralgia. Method: prospective cohort study Results: A total of 150 patients with herpes zoster are followed-up in 3 months, the incidence of postherpetic *Lớp nội trú Da liễu ĐHYD TPHCM niên khóa 2008-2011 ** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 358 neuralgia is 19% (29/150). Independent risk factors for the occurrence of postherpetic neuralgia were: over 50 years of age (OR: 15.97, p=0.002), presence of severe rash (OR: 17.41, p=0.001), presence of severe acute pain (OR: 23.29, p=0.031). Independent protective factor: having analgestic treatment (OR: 0.025, p=0.001). Predicting postherpetic neuralgia when combine risk factors: over 50% of the patients who had all three of the risk factors developed postherpetic neuralgia, over 90% of the patients who did not have three of risk factors did not develop this complication. Conclusions: Base on these risk factors: age, severe rash and severe acute pain, physicians can predict the occurrence of postherpetic neuralgia, therefore determine which herpes zoster patients need preventive interventions to develop a most suitable treating strategy to prevent this complication effectively Keywords: Herpes zoster, postherpetic neuralgia, prognostic factor MỞ ĐẦU Đau thần kinh sau zona là đau và bất thường cảm giác vẫn còn hiện diện 3 tháng sau khi ban khởi phát. Đau có thể không liên tục, cho phép có những khoảng thời gian không đau. Đau thần kinh sau zona là biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và việc điều trị biến chứng này là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Để xác định một bệnh nhân zona có nguy cơ bị đau thần kinh sau zona thì điều quan trọng là phải biết được các yếu tố tiên đoán đau thần kinh sau zona sẽ xảy ra. Vì vậy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân zona, giúp hiểu biết thêm về diễn tiến tự nhiên và góp phần vào biện pháp ngăn ngừa biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân mắc zona đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM. - Đánh giá sự phối hợp các yếu tố nguy cơ trong việc xác định bệnh nhân có nguy cơ đau thần kinh sau zona. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Đối tượng nghiên cứu Dân số đích Bệnh nhân mắc bệnh zona. Dân số mục tiêu Bệnh nhân mắc bệnh zona đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM từ ngày 20/10/2010 đến 20/04/2011. Cỡ mẫu n = 2 01 2 001112/1 )( ])1()1(2[ pp ppppzpqz     => n= 72 cho mỗi nhóm có tiếp xúc và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn nhận vào -Bệnh nhân đến khám lần đầu, được điều trị ngoại trú hoặc nội trú tại bệnh viện. -Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh zona trên lâm sàng. -Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. -Bệnh nhân không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên, liên tục. Phân tích số liệu Số liệu được xử lí bằng phần mềm STATA 11. Cách tiến hành Khi đến khám và được chẩn đoán bệnh zona, bệnh nhân sẽ được giải thích kỹ về mục Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 359 tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu. Bệnh nhân được làm bệnh án theo mẫu chung. Sau 1, 4, 8, 12 tuần, bệnh nhân sẽ được gọi điện hỏi thăm về tình trạng đau và trả lời bảng đánh giá về mức độ đau mà họ có trong 24 giờ qua. Các kết quả về tình trạng đau và mức độ đau sẽ được ghi nhận lại trong mẫu bệnh án nghiên cứu của từng bệnh nhân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan đau thần kinh sau zona: Đặc điểm dịch tễ Tỉ lệ mới mắc biến chứng đau thần kinh sau zona trong mẫu nghiên cứu là 19% (29/150). Tuổi trung bình của nhóm không bị đau thần kinh sau zona là 47,3 ± 17,1, tuổi trung bình của nhóm có biến chứng đau thần kinh sau zona là 65,9 ± 13,5. Biểu đồ1: Phân bố bệnh nhân đau và không đau thần kinh sau zona theo các nhóm tuổi Bảng 1: Tỉ suất mới mắc đau thần kinh sau zona theo giới Đặc điểm Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n(%) p Nam 59 (82) 13 (18) 0,703 Nữ 62 (79) 16 (21) Đặc điểm lâm sàng và điều trị: Bảng 2: Tỉ suất mới mắc đau thần kinh sau zona theo đặc điểm lâm sàng Đặc điểm Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n(%) p Thời gian đến khám ≤ 3 ngày 27 (87) 4 (13) 4- 7 ngày 65 (82) 14(18) Đặc điểm Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n(%) p 8-14 ngày 21 (81) 5 (19) ≥ 15 ngày 8 (57) 6 (43) 0,149 Tiền triệu Có 78 (75) 26 (25) Không 43 (93) 3 (7) 0,007 Mức độ phát ban Nhẹ (0-24) 31 (97) 1 (3) Trung bình (25-50) 43 (96) 2 (4) Nặng (>50) 47 (64) 26 (36) 0,000 Số lượng dermatome 121 (1, 1-2) 29 (1, 1-2) 1 63 (77) 19 (23) 2 42 (89) 5 (11) 3 14 (78) 4 (22) 4 2 (67) 1 (33) 0,221 Mức độ đau cấp 121 (70, 60-90) 29 (90, 90- 100) Không 3 (100) 0 (0) Nhẹ 3 (100) 0 (0) Trung bình 39 (97) 1 (3) Nặng 76 (73) 28 (27) 0,000 Vị trí thương tổn Sọ 17 (76) 6(24) Cổ 25 (83) 5 (17) Ngực 60 (82) 13 (18) Lưng - cùng 17 (77) 5 (23) 0,836 Tiền căn Bình thường 91 (83) 18 (16) Tăng huyết áp 17 (68) 8 (32) Tiểu tháo đường 4 (100) 0 (0) Zona 0 (0) 1 (100) Vảy nến 2 (100) 0 (0) Thấp khớp 2 (100) 0 (0) Khác 5 (71) 2 (29) 0,188 Bảng 3: Tỉ suất mới mắc đau thần kinh sau zona theo điều trị trước khi đến bệnh viện Điều trị trước khi đến BV Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n (%) p Kháng sinh Có 12 (75) 4 (25) 0,514 Không 109 (81) 25 (19) Kháng siêu vi Có 5 (83) 1 (17) 1,000 Không 116 (81) 28 (19) Giảm đau Có 16 (80) 4 (20) Không 105 (81) 25 (19) Khoán Có 17 (81) 4 (19) 1,000 Không 104 (81) 25 (19) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 360 Điều trị trước khi đến BV Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n (%) p Đắp lá cây, thuốc Có 12 (52) 11 (48) 0,000 Không 109 (86) 18 (14) Bảng 4: Tỉ suất mới mắc đau thần kinh sau zona theo điều trị tại bệnh viện Điều trị tại BV Không đau sau zona n(%) Đau sau zona n (%) p Kháng sinh Có 64 (78) 18 (22) 0,373 Không 57 (84) 11 (16) Kháng siêu vi Có 84 (88) 11 (12) 0,002 Không 37 (67) 18 (33) Giảm đau Có 107 (84) 21 (16) 0,029 Không 14 (64) 8 (36) Corticoid Có 7 (64) 4 (36) 0,225 Không 114 (82) 25 (18) Vitamin 3B Có 44 (77) 13 (23) 0,399 Không 77 (83) 16 (17) Xác định các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona Sau khi phân tích đơn biến, các yếu tố: tuổi từ 50 trở lên, thời gian đến khám trên 15 ngày, có tiền triệu, mức độ phát ban nặng, mức độ đau cấp nặng, điều trị đắp lá cây trước khi đến khám, điều trị kháng siêu vi và giảm đau tại bệnh viện có giá trị p<0,1. Các yếu tố này được đưa vào phân tích phân tầng theo nhóm tuổi, theo giới, và sau đó các yếu tố nào có p<0,1 được đưa vào phân tích đa biến theo mô hình hồi qui logistic để xác định yếu tố thực sự ảnh hưởng đến biến chứng đau thần kinh sau zona (p<0,05). Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến đau thần kinh sau zona trong phân tích đa biến Yếu tố OR thô OR hiệu chỉnh P Nhóm tuổi < 50 tuổi ≥ 50 tuổi 13,91 (2,39- 80,99) 15,97 (2,81- 90,64) 0,002 Đặc điểm lâm sàng Mức độ phát ban Nhẹ- trung bình Yếu tố OR thô OR hiệu chỉnh P Nặng 13,97 (2,41- 81,01) 17,41 (3,15- 96,30) 0,001 Mức độ đau cấp Nhẹ- trung bình Nặng 31,11 (1,09- 887,91) 23,29 (1,33- 407,65) 0,031 Điều trị tại bệnh viện Giảm đau Có 0,024 (0,002- 0,23) 0,025 (0,003- 0,21) 0,001 Không Giá trị tiên đoán của các yếu tố nguy cơ Bảng 6: Giá trị tiên đoán đau thần kinh sau zona của các yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ GTTĐD GTTTĐÂ ĐN ĐĐH Tuổi ≥ 50 0,33 0,96 0,90 0,56 Mức độ đau cấp nặng (MĐĐC) 0,27 0,98 0,97 0,37 Mức độ phát ban nặng (MĐPB) 0,36 0,96 0,90 0,62 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng 0,40 0,95 0,86 0,69 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng + MĐPB nặng 0,53 0,94 0,79 0,83 BÀN LUẬN Sau 3 tháng theo dõi 150 bệnh nhân zona, tỉ lệ mới mắc đau thần kinh sau zona là 19% (29/150). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu của Mckendrick MW, Johnson RW(9,12). Lứa tuổi từ 50 trở lên là một yếu tố nguy cơ độc lập của đau thần kinh sau zona. Kết quả của chúng tôi giống với nhiều nghiên cứu trước đó(1,2,6,8,10,14). Bệnh nhân càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đau thần kinh sau zona càng cao thường được giải thích do sự suy giảm miễn dịch ở người lớn tuổi làm cho sự tái hoạt động của virus mạnh hơn gây ra tổn thương thần kinh nặng hơn và dẫn đến đau thần kinh sau zona(1). Ngoài ra, yếu tố này phản ánh sự hiện diện bệnh lý đa dây thần kinh tiềm ẩn đã làm giảm mức gây tổn hại do virus cần thiết để gây ra đau thần kinh sau zona(10). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 361 Bảng 7: Mối liên quan giữa tuổi và đau thần kinh sau zona của một số nghiên cứu Tác giả Tuổi OR (95% CI) p W. Opstelten ≤54 - 55-74 5,4 (1,1- 26,5) 0,037 ≥75 19,7 (4,3- 90,9) < 0,001 Pietro G. Coen < 50 - ≥ 50 3,91(1,38- 11,1) 0,01 NC của tôi < 50 - ≥ 50 15,97(2,81-90,64) 0,002 Mức độ phát ban nặng là một yếu tố nguy cơ độc lập của đau thần kinh sau zona. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của các nghiên cứu của Beth F Jung, Scott FT, Wim Opstelten(10,14,17). Điều này cho thấy số lượng sang thương ở mức độ càng nặng phản ánh sự tổn thương càng nặng của các sợi thần kinh cũng như sự mất càng nhiều các sợi thần kinh thượng bì(10). Mức độ đau cấp nặng cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của biến chứng đau thần kinh sau zona, điều này giống với kết quả nghiên cứu của Beth F Jung, Pietro G. Coen, Wim Opstelten, Giustino Parruti(1,2,10,14). Đau đi kèm với phát ban của bệnh zona là do sự nhân đôi của virus bên trong cấu trúc hạch rễ sau gây tổn thương mô và mất chức năng của các sợi thần kinh và da (hoặc cả hai). Một khi tổn thương thần kinh xuất hiện, triệu chứng đau có thể kéo dài mạn tính và gây ra đau thần kinh sau zona. Do đó, mức độ đau cấp càng nặng phản ánh sự mất chức năng hoặc tổn thương thần kinh lan rộng hơn nên nó góp phần là yếu tố nguy cơ cho đau thần kinh sau zona. Điều trị kháng siêu vi không phải là yếu tố bảo vệ độc lập của biến chứng đau thần kinh sau zona. Một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng siêu vi không làm giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona(3,18). Các nghiên cứu khác lại cho rằng kháng siêu vi làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh zona và làm giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona(Error! Reference source not found.,11). Vì các thuốc kháng siêu vi đạt hiệu quả cao nhất khi dùng trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh zona khởi phát nên nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là không thể đánh giá chính xác hiệu quả của thuốc kháng siêu vi đối với biến chứng đau thần kinh sau zona. Lí do là trong nghiên cứu chúng tôi bệnh nhân đến khám ở nhiều thời điểm khác nhau kể từ khi bệnh khởi phát và chỉ có 27 trường hợp được dùng kháng siêu vi trong vòng 3 ngày. Các thuốc giảm đau trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gồm: acetaminophen, dextropropoxyphene chlohydrate + acetaminophen (Diantalvic), gabapentin. Và điều trị giảm đau là một yếu tố bảo vệ độc lập của đau thần kinh sau zona. Nghiên cứu của W. Meister và Giustino Parruti cho thấy tỉ lệ đau thần kinh sau zona ở bệnh nhân được điều trị thuốc giảm đau (NSAIDs, paracetamol, tramadol) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không được dùng thuốc giảm đau(1,13). Một số nghiên cứu cho rằng gabapentin có thể làm giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona(15,16). Theo Dworkin, có nhiều loại thuốc được dùng rộng rãi để điều trị đau thần kinh sau zona như acetaminophen và các thuốc kháng viêm non steroid. Tuy nhiên, các thuốc này được đánh giá là có hiệu quả hạn chế trong việc phòng ngừa đau thần kinh sau zona dựa trên kinh nghiệm lâm sàng là chủ yếu và thiếu bằng chứng khoa học(4). Hạn chế của nghiên cứu chúng tôi là cỡ mẫu nhỏ nên không thể phân các thuốc giảm đau theo từng nhóm nên không thể đánh giá riêng lẻ hiệu quả của từng nhóm thuốc. Khi kết hợp ba yếu tố nguy cơ độc lập của đau thần kinh sau zona qua phân tích hồi qui đa biến là: tuổi trên 50, mức độ đau cấp nặng và mức độ phát ban nặng, chúng tôi thấy trên 50% bệnh nhân sẽ bị biến chứng này nếu có ba triệu chứng trên và 94% bệnh nhân không bị biến chứng nếu không có các yếu tố trên với độ nhạy là 79% và độ đặc hiệu là 83%. Như vậy sẽ quản lí được việc điều trị tích cực: khu trú vào những bệnh nhân có ba yếu tố nguy cơ trên giúp đưa điều trị đến tất cả bệnh nhân thực sự có thể bị đau thần kinh sau zona nhưng vẫn giữ được hiệu quả của điều trị an Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 362 toàn cho những bệnh nhân cơ bản không cần thuốc kháng siêu vi (và hoặc giảm đau). Theo nghiên cứu của Beth F Jung, kết hợp năm yếu tố (3 yếu tố trên kèm tiền triệu, giới nữ) thì có 42% bệnh nhân bị đau thần kinh sau zona nếu có năm yếu tố và có 88% bệnh nhân không có năm yếu tố trên sẽ không bị biến chứng đau(10). Tóm lại, ở nước ta hiện nay việc chẩn đoán bệnh zona chủ yếu dựa vào lâm sàng là chính. Do đó, việc đánh giá khả năng dự đoán biến chứng đau thần kinh sau zona của các yếu tố nguy cơ là các triệu chứng lâm sàng giúp các bác sĩ lâm sàng tiên lượng diễn tiến bệnh một cách nhanh chóng, chính xác hơn và từ đó có kế hoạch điều trị và tư vấn cho bệnh nhân hợp lí hơn. Bảng 8: Sự kết hợp các yếu tố nguy cơ trong dự đoán đau thần kinh sau zona của Beth F Jung và nghiên cứu của tôi Yếu tố nguy cơ GTTĐD GTTTĐÂ ĐN ĐĐH Beth F Jung Tuổi ≥ 50 (1) 0,19 0,94 0,81 0,47 MĐĐC nặng (2) 0,26 0,91 0,49 0,78 MĐPB nặng (3) 0,20 0,93 0,72 0,56 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng 0,29 0,90 0,39 0,85 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng + MĐPB nặng 0,38 0,90 0,32 0,92 (1)+ (2) + (3) + Tiền triệu + nữ 0,42 0,88 0,18 0,96 Nghiên cứu này Tuổi ≥ 50 0,33 0,96 0,90 0,56 MĐĐC nặng 0,27 0,98 0,97 0,37 MĐPB nặng 0,36 0,96 0,90 0,62 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng 0,40 0,95 0,86 0,69 Tuổi ≥ 50 + MĐĐC nặng + MĐPB nặng 0,53 0,94 0,79 0,83 (1): tuổi ≥ 50 (2): mức độ đau cấp nặng (3): mức độ phát ban nặng KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 150 bệnh nhân zona đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM từ tháng 11/2010 đến tháng 04/2011, chúng tôi rút ra được kết luận sau: Tỉ lệ mới mắc biến chứng đau thần kinh sau zona là 19%, tăng dần theo tuổi. Các yếu tố liên quan đến biến chứng đau thần kinh sau zona Các yếu tố nguy cơ độc lập - Tuổi từ 50 trở lên. - Mức độ phát ban nặng. - Triệu chứng đau trong giai đoạn cấp ở mức độ nặng. Yếu tố bảo vệ độc lập - Được điều trị giảm đau tại bệnh viện. Khả năng dự đoán biến chứng đau thần kinh sau zona khi kết hợp các yếu tố nguy cơ Những bệnh nhân zona trên 50 tuổi, có triệu chứng đau cấp nặng và mức độ phát ban nặng thì khả năng những bệnh nhân này sẽ bị đau thần kinh sau zona là trên 50%, khi bệnh nhân không có cả ba yếu tố nguy cơ thì khả năng một bệnh nhân không bị đau thần kinh sau zona là trên 90%. KIẾN NGHỊ Có thể tiên lượng khả năng xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau zona dựa vào các yếu tố tuổi, mức độ nặng của phát ban và mức độ đau, từ đó xác định được bệnh nhân nào cần đến biện pháp ngăn ngừa biến chứng này nhất để có phác đồ điều trị phù hợp nhất giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Choo PW, Galil K, Donahue JG, Walker AM, Spiegelman D, Platt R (1997). Risk factors for postherpetic neuralgia. Arch Intern Med.157.1217-1224. 2. Coen PG, Scott F, Leedham-Green M, Nia T, Jamil A, Johnson RW, et al. (2006). Predicting and preventing post-herpetic neuralgia: are current risk factors useful in clinical practice?. Eur J Pain. 10. 695-700. 3. Drolet M, Brisson M, Schmader K et al. Predictors of postherpetic neuralgia among patients with herpes zoster: a prospective study. J Pain .11.1211-1221. 4. Dworkin RH, Backonja M, Rowbotham MC et al. (2003). Advances in neuropathic pain: diagnosis, mechanisms, and treatment recommendations. Arch Neurol. 60.1524-1534. 5. Giustino P, Monica T, Cristina R, Ennio P (2010).Predictors of pain intensity and persistence in a prospective Italian cohort of Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 363 patients with herpes zoster: relevance of smoking, trauma and antiviral therapy.BMC Medicine.8.58. 6. Gnann JW, Whitley RJ (2002). Clinical practice. Herpe
Tài liệu liên quan