Ô nhiễm không khí từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối không chỉ tại Việt Nam mà còn trên
toàn thế giới. Vấn đề này kéo dài hàng thập kỷ, cho tới nay, mức độ ô nhiễm không khí cũng
không có dấu hiệu giảm xuống. Với sự đô thị và toàn cầu hóa tại các nước đã và đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, tỷ lệ khói bụi và khí độc trong không khí ngày càng tăng rõ rệt, đòi hỏi
chính phủ và cộng đồng các doanh nghiệp, người dân phải chung tay nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của không khí và có những phân tích, biện pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng này.
Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng
đến ô nhiễm không khí tại Việt Nam, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí tại nước ta.
12 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến ô nhiễm không khí tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 125
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM
Dương Thanh Dũng1, Nguyễn Tuyết Anh, Đỗ Khánh Duy,
Võ Hoàng Ngọc, Lê Tuấn Anh
Sinh viên K60 - Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Ô nhiễm không khí từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối không chỉ tại Việt Nam mà còn trên
toàn thế giới. Vấn đề này kéo dài hàng thập kỷ, cho tới nay, mức độ ô nhiễm không khí cũng
không có dấu hiệu giảm xuống. Với sự đô thị và toàn cầu hóa tại các nước đã và đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, tỷ lệ khói bụi và khí độc trong không khí ngày càng tăng rõ rệt, đòi hỏi
chính phủ và cộng đồng các doanh nghiệp, người dân phải chung tay nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của không khí và có những phân tích, biện pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng này.
Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng
đến ô nhiễm không khí tại Việt Nam, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí tại nước ta.
Từ khóa: ô nhiễm không khí, chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm
FACTORS AFFECTING AIR POLLUTION IN VIETNAM
Abstract:
Air pollution has become a burning issue not only in Vietnam but also around the world. This
problem has persisted for decades, yet at the same time, the level of air pollution shows no sign
of abating. With urbanization and globalization in developed and developing countries, including
Vietnam, the rate of smoke, dust and toxic gases in the air is increasing markedly, requiring the
government, business and social communities to join hands to raise awareness of the importance
of clean air and take specific analysis and countermeasures to minimize air pollution. Therefore,
the study was conducted to give an overview of the factors affecting air pollution in Vietnam,
assess the state of air pollution in Vietnam, thereby proposing solutions to improve air quality in
our country.
Key words: air pollution, pollutants, pollution sources.
1. Giới thiệu:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2016, ô nhiễm không khí đã làm trên 4,2 triệu
người chết sớm. Trong số này, 91% nằm ở các nước nghèo đông dân cư ở Đông Nam Á và Tây
1 Tác giả liên hệ, Email: duongdungformrs@gmail.com
Working Paper 2022.1.2.09
- Vol 1, No 2
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 126
Thái Bình Dương. Về vấn đề ô nhiễm không khí, Phó Chủ tịch WHO, Bob O'Keefe từng nhận
xét "Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô
hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết
sớm ".
Trong một báo cáo hằng năm 2018, Viện Health Effects Institute (HEI) công bố, hơn 95%
dân số thế giới đang sống và sinh hoạt trong bầu không khí ô nhiễm, trên 60% phải sống ở những
nơi có điều kiện sống thậm chí còn thấp hơn tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm
môi trường không khí gây tử vong cao. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 50% số ca tử
vong do ô nhiễm không khí toàn cầu. Hơn thế nữa, theo thống kê và trích xuất số liệu của WHO,
có đến 97% thành phố ở các nước đang phát triển và trung bình (dân số từ 100.000 người) chất
lượng không khí sạch không đạt chuẩn và trở thành gánh nặng của hệ thống y tế toàn cầu.
Đặc biệt, Việt Nam được xếp hạng trong 10 nước gây ô nhiễm không khí hàng đầu ở châu Á
trong báo cáo thường niên về Chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Tổ chức Môi trường Hoa
Kỳ. Điều đáng chú ý là tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP.HCM không ngừng tăng lên. Điều này có
nghĩa là Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) luôn ở mức cảnh báo. Chỉ số AQI trung bình của
Hà Nội đạt 121 và nồng độ bụi là PM2.5, cao gấp đôi tiêu chuẩn quốc gia (25 µg / m3) và gấp
năm lần giá trị khuyến nghị của WHO (10 µg / m3) (GreenID, 2016). Tương tự, nồng độ bụi
AQI và PM2.5 trung bình ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn
quốc gia, gấp ba lần khuyến nghị của WHO. Chất lượng không khí của Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi nhiều biến động đi kèm với xu hướng xấu đi.
Trong những năm trước ở Việt Nam, thuật ngữ “ô nhiễm không khí” và “bụi mịn PM2.5”
vẫn còn khá mới với người dân. Từ khoảng cuối năm 2018, khi các chỉ số chất lượng không khí
như bụi mịn PM2.5 tại nhiều điểm được ghi nhận liên tục và được đưa tin và giới thiệu mạnh
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân đã quan tâm hơn đến vấn đề này hơn.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn về thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi
hoặc các chất lạ khác xâm nhập vào không khí, gây mùi, làm giảm thị lực, gây biến đổi khí hậu
và gây bệnh cho con người. Có thể gây ra. Có hại cho các sinh vật khác như động vật và cây
lương thực, nó có thể gây hại cho môi trường tự nhiên hoặc môi trường xây dựng. Hoạt động của
con người và các quá trình tự nhiên là những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm không khí được
đề cập trong nghiên cứu.
Ô nhiễm không khí gây ra hơn 3 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, đe dọa hầu hết các khu vực
đô thị ở các nước đang phát triển. Theo Fox News, 80% thành phố trên thế giới không đạt tiêu
chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủ yếu tập trung ở các nước
nghèo. Theo WHO, ô nhiễm không khí ở các thành phố trên thế giới đã tăng 8%, mặc dù một số
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 127
khu vực đã có những cải thiện. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi
và các bệnh đường hô hấp khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức
khỏe người bao gồm:
Oxit nitơ (NOx);
Oxit lưu huỳnh (SOx);
Cacbon monoxit (CO);
Chì;
Ozon tầng mặt đất;
Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.
2. Cơ sở lý thuyết:
Ô nhiễm không khí đang là vấn nạn toàn cầu và nhức nhối bởi lẽ nó tác động cực xấu đến
môi trường sống và sức khỏe của con người. Các thành phần của chất gây ô nhiễm không khí
gồm NOx, SO2, O3, CO, PM, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bán bay hơi (VOC), radon, sinh
vật và các kim loại độc hại. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí nhưng cơ
bản thì có hai nguyên nhân chính là thiên nhiên và chính bản thân con người.
2.1. Thiên nhiên:
2.1.1. Biến đổi theo mùa, khí hậu:
Ô nhiễm không khí xảy ra quanh năm và đồng thời trong các mùa lại xảy ra sự gia tăng nồng
độ các chất ở mức độ xác định phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ, khí hậu và hoạt động của
con người.
Mùa xuân, qua các hoạt động nông nghiệp khí Amoniac tăng đáng kể. Nó được sinh ra từ
lượng phân bón được rải trên cách đồng trồng trọt, và rồi khi lượng khí Amoniac phản ứng với
các chất có trong khí quyển tạo ra hạt thứ cấp PM 2.5.
Sự kết hợp giữa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC (Volatile Organic Compounds) và ánh
sáng mặt trời tạo phản ứng với NOx (ôxit nitơ) đã khiến cho nồng độ của ôzôn tăng cao và đặc
biệt là vào mùa hè.
Mùa thu - mùa thay lá phần lớn cùa cây cối, đặc biệt là trên cạn. Chính vì điều đó, hiện
tượng lá rụng và mục nát của nó đã thải ra nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như metanol và
acetaldehyde. Mặc dù VOC có khá nhiều lợi ích như: thích ứng với môi trường, tương tác với
các cây khác và bảo vệ chống côn trùng nhưng chúng cũng gây mối đe dọa đối với sức khỏe con
người thông qua khả năng hình thành ôzôn ở tầng mặt đất bằng cách phản ứng với các ôxít nitơ
khi có ánh sáng mặt trời.
Trong mùa đông, khói trở thành vấn đề to lớn đi cùng hiện tượng nghịch nhiệt.
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 128
2.1.2. Ảnh hưởng của hiện tượng nghịch nhiệt:
Bức xạ mặt trời là nguyên nhân gây hiện tượng nghịch nhiệt. Hiện tượng nghịch nhiệt là một
hiện tượng làm ô nhiễm khiến cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí và xảy
ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới. Khi xảy
ra hiện tượng nghịch nhiệt, lớp nghịch nhiệt dừng quá trình xáo trộn trong bầu khí quyển, khiến
cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí. Sự tăng cao của nồng độ các chất
gây ô nhiễm khiến cho môi trường không khí bề mặt đất đang suy giảm gây thiệt hại và ảnh
hưởng sức khỏe đến con người.
Nguyên nhân của hiện tượng nghịch nhiệt chủ yếu do bức xạ mặt trời và chính hiện tượng
nghịch nhiệt làm cho môi trường không khí ngày càng bị tổn hại do nó giữ lại các chất bị ô
nhiễm- xảy ra khi nhiệt độ bầu khí quyển phía trên cao hơn. Khi nghịch nhiệt xảy ra, bầu khí
quyển bị xáo trộn lên khiến các chất độc hại bị giữ lại ở tầng không khí. Chính vì thế mà các chất
ô nhiễm ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe môi trường. Đồng thời, vào
những ngày nghịch nhiệt, bởi lẽ do không khí tầng dưới mặt đất lạnh hơn đã giữ các chất gây ô
nhiễm mà trong khi đó đến sáng sớm thì mặt trời mới kịp làm nóng tầng khí dưới. Lúc này lớp
không khí dần lên cao và tạo ra một tầng ô nhiễm. Và điều này đã tạo ra một lớp bụi dày phủ
ngập bầu trời.
2.1.3. Biến đổi theo thời gian trong ngày:
Nồng độ các chất ô nhiễm giữa ngày và đêm ảnh hưởng rất rõ rệt bởi sự thay đổi của điều
kiện thời tiết và cường độ phát thải. Các thông số như CO, PM10, PM2.5 có sự diễn biến khá
chặt chẽ đến các phương tiện giao thông và cường độ ánh sáng. Việt Nam đang đứng ở ngưỡng ô
nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ra những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe của người
dân khi hàng ngày phải đối mặt với khói bụi do các nhà máy hay các phương tiện giao thông.
Một trong những nguyên nhân là do là ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa. Theo thống kê các trạm trắc tự động, liên tục tại Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh
(2021) thì các thông số các chất như bụi, CO2, SO2, NO2, PM10 và PM2.5 đều cao trong thời
gian từ tháng 10 đến tháng 2 và thấp vào khoảng tháng 5 - 8. Diễn biến trong ngày của các thông
số nêu trên thường đạt cực đại vào các giờ cao điểm giao thông buổi sáng (từ 7 giờ - 9 giờ) và
buổi chiều (từ 17 giờ - 19 giờ), giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa (13 giờ - 14 giờ) và ban đêm
(23 giờ - 1 giờ). Bên cạnh việc giảm khói bụi trong các khung giờ thấp điểm, buổi trưa cường độ
ánh sáng mặt trời cao nhất đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, đối lưu khí quyển diễn ra mạnh
làm cho bụi PM10, PM2.5 và các khí ô nhiễm phát tán lên cao. Hiện tượng này ảnh hưởng một
phần không nhỏ đến sự suy giảm của tầng ozone và khiến cho người dân sống dưới một bầu
không khí nhiễm bụi nghiêm trọng.
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 129
Hình 1. Diễn biến giá trị trung bình giờ trong ngày của các thông số tại trạm Hà Nội
Nguồn: Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt (2021)
Hình 2. Diễn biến giá trị trung bình giờ trong ngày của các thông số tại trạm Phú Thọ
Nguồn: Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt (2021)
Hình 3. Diễn biến giá trị trung bình giờ trong ngày của các thông số tại trạm Quảng Ninh
Nguồn: Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt (2021)
2.1.4. Ảnh hưởng từ địa hình:
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 130
Yếu tố địa hình làm ảnh hưởng đến nồng độ các chất ô nhiễm ở các vùng thung lũng, đồng
bằng thấp, hoặc các vùng núi cao. Điều này là do các điều kiện thời tiết, các chất ô nhiễm có thể
bị tồn đọng do địa hình các khu vực trũng thấp như thung lũng. Ô nhiễm từ xe cộ, nhà cửa và các
nguồn khác có thể bị kẹt lại thung lũng, thường xảy ra sau một đêm không mây. Cụ thể, những
tính chất đặc trưng của địa hình góp phần tạo nên khí hậu nắng nóng, khô hạn, ít gió, mức độ ô
nhiễm không khí có thể tích tụ do thiếu gió để phân tán bụi. Việc này cũng có thể xảy ra vào
những nơi địa hình cao, lạnh lẽo, ẩm ướt và sương mù trong mùa đông dẫn đến việc không thể
giảm nồng độ của ô nhiễm, làm cho cả bầu trời đều bị bao phủ bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn
và ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.1.5. Ảnh hưởng của gió:
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự phát tán các chất độc hại trong không
khí. Gió tạo ra các luồng không khí hỗn loạn trên mặt đất. Nồng độ của chất ô nhiễm trong khu
vực phụ thuộc nhiều vào hướng và tốc độ của gió. Nếu gió thổi vào khu đô thị từ khu công
nghiệp, mức độ ô nhiễm có thể cao hơn so với gió từ bất kỳ hướng nào khác: là do những khu
công nghiệp thường đốt những nguyên liệu trong đó có thể chứa đựng hàm lượng cao những chất
độc dưới nhiều dạng khác nhau như: SOx, NOx, COx, v..v.., khi gió thổi qua những khu vực này
và “vô tình” mang theo những chất độc hại và đưa vào những khu đô thị, dân cư gây ra tình trạng
ô nhiễm không khí trên diện rộng. Điều này đặt ra vấn đề về quy hoạch hợp lý các khu công
nghiệp.
2.1.6. Ảnh hưởng của độ ẩm và mưa:
Hơi nước là một yếu tố cần thiết trong nhiều phản ứng nhiệt và quang trong bầu khí quyển.
Việc gắn với các hạt bụi trong không khí có thể làm tăng đáng kể lượng ánh sáng bị phân tán bởi
các hạt bụi. Ngoài ra còn làm tăng khả năng sinh ra các dung dịch có nồng độ pH <7 có tính ăn
mòn và độc hại cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và thiên nhiên.
Bên cạnh đó, các khí này sau khi thải vào không khí đã kết hợp với hơi nước, tạo thành các
loại axit độc hại như axit sunfuric, axit nitric, ... khi đó nồng độ pH của nước mưa giảm, đồng
thời nó còn có thể hoà tan một số bụi kim loại và oxit kim loại bay lơ lửng trong không khí như
oxit chì, ... và trở nên độc hại với cây cối, vật nuôi và con người.
2.2. Con người:
Con người vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
vì các hoạt động của con người thường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường.
2.2.1. Hoạt động công nghiệp:
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển kinh tế đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Bao gồm các hoạt động như:
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 131
Khói, bụi, khí độc thải từ các nhà máy công nghiệp: Là một trong những nguyên nhân
chính gây ô nhiễm không khí. Các nhà máy công nghiệp như nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa
chất, ... thường thải ra một lượng lớn các khí độc CO2, CO, SO2, NOx cùng với các chất hữu cơ
khác ở nồng độ cực cao. Nếu không được xử lí tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người dân trong
khu vực.
Đốt rừng lấy đất xây dựng: Chủ yếu xảy ra ở các tỉnh miền núi. Phá hỏng “cỗ máy lọc
không khí tự nhiên” và gây ô nhiễm môi trường khi khói bụi từ việc đốt rừng gây ra.
Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất: Cùng sự phát triển của kinh tế và xã hội, các hoạt động
xây dựng và phá dỡ công trình cũng theo đó mà tăng lên gây ô nhiễm không khí trầm trọng.
2.2.2. Hoạt động nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay chủ yếu phát triển ở nông thôn, là những vùng
chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ nên việc đầu tư xử lý tránh ô
nhiễm môi trường còn khá lạc hậu. Những hoạt động của ngành nông nghiệp thường gây ô
nhiễm không khí như:
Đốt rơm rạ khi thu hoạch lúa: Sau khi thu hoạch lúa, nông dân thường có thói quen đốt
rơm rạ dọn đồng, chuẩn bị cho vụ mới để giảm thiểu chi phí dùng cho xử lý rơm rạ và cũng tiêu
diệt mầm mống dịch hại Khói do đốt rơm rạ sinh ra rất nhiều khí CO, một loại khí rất độc.
Người hít phải nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc của hệ hô hấp và dễ bị nhiễm
trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư
Thuốc bảo vệ thực vật: Sau khi được sử dụng một phần sẽ bị bay hơi và hòa vào không
khí. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu dù ít hay nhiều cũng gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe, đặc
biệt là hệ thần kinh.
2.2.3. Giao thông vận tải:
Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chỉ đứng sau các hoạt động công nghiệp, khi các
phương tiện giao thông thải khí độc. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) năm 2018, ngành
giao thông vận tải góp 24,34% lượng Carbon hàng năm. Ngoài khí, bụi do các phương tiện giao
thông thải ra, bụi, đất, đá còn sót lại trên đường trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng
hoặc đến từ chất lượng đất kém. Nguồn bụi nằm rải rác trên mặt đường khiến xe cộ đi qua sẽ bị
bám bụi vào và cuốn theo lốp xe khi xe chạy. Theo các chuyên gia về môi trường tại Việt Nam,
tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM do các phương tiện giao thông gây ra còn nhiều hơn
cả ô nhiễm từ các khu công nghiệp. Theo giáo trình “Kiểm soát ô nhiễm không khí” P.225 của
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn và Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng, kết quả quan trắc mức độ ô nhiễm
không khí do hoạt động giao thông vận tải trong nhiều năm qua tại TP Hồ Chí Minh cho thấy
nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại các điểm do ven các đường chính như sau: (1) Nồng độ
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 132
CO tức thời giữa các thời điểm trong tháng là thông số thay đổi nhiều nhất. Nó dao động từ 8 -
60 mg/m3 tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ. Như vậy, có thời điểm nồng độ CO vượt
1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (40 mg/m3). (2) Hàm lượng bụi trung bình giờ là 1,6 - 2,3
mg/m3, thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép 5,3 - 7,6 lần (tiêu chuẩn Việt Nam 0,3 mg/m3).
Điều đáng nói hơn là khói bụi đến từ việc sử dụng xe cộ đã hỏng, các phương tiện giao thông đã
quá hạn các linh kiện bên trong khiến cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng, góp phần
ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.
2.2.4. Sinh hoạt:
Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chúng ta hầu như đều góp phần gây ô nhiễm môi
trường không khí. Đây là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ
trong hộ gia đình. Khói thải từ các hộ gia đình mang đến nguy cơ đe dọa sức khỏe rất lớn cho
những người nấu ăn và người dân sưởi ấm trong gia đình bằng nhiên liệu sinh khối và than đá
với các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu như CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ, ... Ô
nhiễm không khí tại hộ gia đình cũng là một nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí bên ngoài
ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, kết hợp với phương pháp định lượng, tiến hành
thu thập những thông tin sơ cấp từ các nghiên cứu đi trước tại trong nước và nước ngoài, đồng
thời sử dụng bảng khảo sát thu thập thông tin từ phía các tạp chí, bộ ngành, thực hiện quá trình
phân tích thống kê, từ đó có cái nhìn bao quát và tổng hợp nhất về vấn đề nghiên cứu: “Các yếu
tố ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí tại Việt Nam”.
Từ những số liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả mẫu, kiểm
định độ tin cậy củа thаng đo, phân tích nhân tố khám phá EFА, phương pháp phân tích nhân tố
“Factor Analysis” bằng phần mềm Statistica 8.1 để phân tích số liệu và đánh giá nguồn gốc ô
nhiễm không khí. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp GIS để khảo sát và phân tích
mức độ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh và môi trường không khí của các đám cháy.
4. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí” được thực hiện nhằm trả lời hai
câu hỏi nghiên cứu: (1) Đâu là những nhân tố chính gây ra ô nhiễm không khí; (2) Những nguồn
tạo ra các nhân tố gây ô nhiễm từ thiên nhiên và con người.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm cả yếu tố thiên nhiên
lẫn tác động từ con người. Dù điều kiện tự nhiên như: biến đổi khí hậu, hiện tượng nghịch
nhiệt, địa hình, ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa, bức xạ mặt trời, không phải nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến việc ô nhiễm nhưng cũng góp phần trong việc làm tăng hay giảm mức
FTUWorking Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 133
độ ô nhiễm ở mỗi khu vực nhất định. Với các tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là CO2,
CH4, CFCs, NO2, O3, con người đang “đóng góp” vào việc làm ô nhiễm không khí thông
qua các hoạt động ở quy mô nhỏ như sinh hoạt cá nhân đến cả các hoạt động quy mô lớn như
công, nông nghiệp.
Môi trường không khí bị ảnh hưởng từ những yếu tố rất nhỏ và thường xuất phát từ những
hoạt động thường ngày của mỗi người chúng ta. Điển hình phải nhắc đến một trong những hoạt
động không thể thiếu chính là giao thông. Các yếu tố trên dẫn đến lượng khói bụi thải ra môi
trường mỗi ngày thông qua hoạt động giao thông