Các yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hơn 20 năm duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá ở Việt Nam, Nhà nước đã tập trung hết các nguồn lực vào phát triển các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó chú trọng đến các doanh nghiệp có qui mô lớn đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng như cơ khí, khai khoáng, điện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) chưa được chú ý đúng mức. Từ năm 1986 đến nay cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế, sang kinh tế thị trường, vai trò của các DNV&N ngày càng được khẳng định. Đến nay các doanh nghiệp (DN) này có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Việc phát triển tốt DNV&N không những góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước thông qua vai trò của DNV&N là tác nhân động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Do vai trò to lớn như vậy, nên hiện nay DNV&N được Nhà nước Việt Nam quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên các DN này hiện nay đang đứng trước khó khăn lớn như năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao nên rất khó đứng vững trên thị trường quốc tế. Cũng giống như các nước ASEAN và các nước trong khu vực, khởi điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, nhưng đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Dưới góc độ về kinh tế và kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn đạt được tăng trưởng cao và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

doc66 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hơn 20 năm duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá ở Việt Nam, Nhà nước đã tập trung hết các nguồn lực vào phát triển các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó chú trọng đến các doanh nghiệp có qui mô lớn đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng như cơ khí, khai khoáng, điện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) chưa được chú ý đúng mức. Từ năm 1986 đến nay cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế, sang kinh tế thị trường, vai trò của các DNV&N ngày càng được khẳng định. Đến nay các doanh nghiệp (DN) này có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Việc phát triển tốt DNV&N không những góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước thông qua vai trò của DNV&N là tác nhân động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Do vai trò to lớn như vậy, nên hiện nay DNV&N được Nhà nước Việt Nam quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên các DN này hiện nay đang đứng trước khó khăn lớn như năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao nên rất khó đứng vững trên thị trường quốc tế. Cũng giống như các nước ASEAN và các nước trong khu vực, khởi điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, nhưng đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Dưới góc độ về kinh tế và kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn đạt được tăng trưởng cao và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về DNV&N chưa được giải quyết: từ khái niệm, vai trò, mô hình phát triển đến việc tạo lập môi trường kinh doanh cho các DN này. Nhà nước hiện chưa có cơ chế chính sách thoả đáng khuyến khích hỗ trợ các DN này phát triển. Vì lý do đó bài viết này của em xin trình bày một số quan điểm của mình về “Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển các DNV&N trong giai đoạn hiện nay”. Chương I Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính phủ I-/ Khái niệm và vai trò của DNV&N. 1-/ Khái niệm về DNV&N. ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNV&N đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Trong văn kiện Đại hội VIII Đảng ta khẳng định: cần phải ưu tiên phát triển các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh,... Đây thực sự là định hướng đúng đắn để nền kinh tế nước ta thích ứng và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Các nhà kinh tế đã khẳng định sự thành đạt của một số quốc gia về kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức cũng như những khẳng định về vai trò, vị trí và chính sách quản lý phát triển DNV&N ở Việt Nam. Theo Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 Chính phủ Việt Nam đã tạm thời quy định: DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, với mục đích chính là mưu cầu lợi nhuận có qui mô DN (tính theo các tiêu thức khác nhau) trong giới hạn nhất định đối với từng trường hợp cụ thể. Hiện nay DNV&N là những DN trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới trung bình hàng năm dưới 200 người. Trong thương mại dịch vụ, DNV&N là những DN có vốn sản xuất dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người. 2-/ Các loại DNV&N. Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau, ta có những cách phân loại khác nhau. Các tiêu chí phân loại tuỳ thuộc rất nhiều vào mục đích phân loại. a. Các nhóm tiêu chí phân loại: Hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu thức phân loại DNV&N. Nhưng không có tiêu thức thống nhất để phân loại DNV&N cho tất cả các nước, và ngay trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng ngành nghề, từng địa bàn và từng thời điểm khác nhau. Có hai nhóm tiêu thức phổ biến dùng để phân loại DNV&N: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Tiêu chí định tính: dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNV&N như: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp,... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề, nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được làm cơ sở để phân loại. Tiêu chí định lượng: có thể sử dụng các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó: - Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách lao động thường xuyên, lao động thực tế. - Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (hay vốn) cố định, giá trị còn lại. - Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng trên năm. b. Các yếu tố tác động đến phân loại DNV&N. Khi phân loại DNV&N, có rất nhiều yếu tố tác động. Ta có thể nhóm thành các yếu tố sau: - Trình độ phát triển kinh tế của một nước: Trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Như vậy ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động vốn để phân loại NDV&N sẽ thấp hơn so với các nước phát triển. Chẳng hạn, ở nhật bản DN có 300 lao động và 1 triệu USD tiền vốn là DNV&N, còn DN có quy mô như vậy ở Thái Lan lại là DN lớn. - Tính chất ngành nghề: Do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử dụng nhiều lao động (như dệt, may) có ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động như (hoá chất, điện). Do đó, cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại DNV&N giữa các ngành khác nhau. Trên thực tế ở nhiều nước người ta thường chia từ hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Chẳng hạn các ngành sản xuất, các ngành dịch vụ. Ngoài ra theo chúng tôi, có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau. - Vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau nên số lượng và qui mô doanh nghiệp cũng khácn hau. Chẳng hạn một doanh nghiệp ở thành phố được coi là nhỏ, nhưng nó là lớn đối với các cùng nông thôn. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh qui mô DN giữa các cùng khác nhau. - Tính chất lịch sử: Một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn, nhưng với qui mô như vậy, hiện tại hoặc trong tương lai có thể là nhỏ hoặc vừa. Chẳng hạn ở Đài Loan năm 1967, trong ngành công nghiệp DN có qui mô dưới 130.000 USD là DNV&N, trong khi đó năm 1989 tiêu chí này là 1,4 triệu USD. Để tính đến trình độ phát triển từng giai đoạn phát triển, trong việc xác định qui mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ số tăng trưởng DN trung bình (Id). Hệ số này chỉ được sử dụng khi xác định qui mô doanh nghiệp cho các thời kỳ khác nhau. - Mục đích phân loại: Quan niệm DNV&N sẽ khác nhau nếu người ta phân loại nhằm những mục đích khác nhau. Nếu mục đích phân loại là để hỗ trợ DN yếu, mới ra đời sẽ khác với mục đích là giảm thuế cho các DN công nghệ sạch, hiện đại không gây ô nhiễm môi trường. Để xác định quy mô DNV&N của một nước, trước hết cần xác định qui mô trung bình chung, sau đó xác định các hệ số Ib , Ia , Id . Cần lưu ý thêm là giữa các yếu tố dùng để xác định qui mô doanh nghiệp như vốn, lao động có sự thay thế lẫn nhau. Có thể xác định qui mô doanh nghiệp làm căn cứ để tính số lượng DNV&N trong các ngành nghề trên các địa bàn khác nhau theo công thức: F(Sba) = x Sa F(Sba) qui mô DN thuộc mọi ngành và trên địa bàn cụ thể. Ia , Ib , Id tương ứng là hệ số vùng, ngành và hệ số phát triển qui mô DN. Sa qui mô DNV&N chung trong một nước. c. Một số cách tiếp cận phân loại qui mô DNV&N ở Việt Nam. ở Việt Nam trước đây, khái niệm DNV&N đã được sử dụng để phân loại DNNN với mục đích xác định mức cấp phát trong cơ chế bao cấp và định mức lương cho các giám đốc DN: DN cấp 1, DN cấp 2, DN cấp 3. Tiêu thức phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và theo phân cấp TW - địa phương. Theo văn bản pháp lý mới nhất hiện hành thì việc phân loại DN ở Việt Nam theo 5 hạng dựa trên hai nhóm yếu tố là độ phưc tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh bao gồm 8 tiêu chí: vốn sản xuất-kinh doanh, trình độ công nghệ, phạm vi hoạt động, số lượng lao động, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, lợi nhuận thực hiện, doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên vốn. Cách phân loại này phức tạp với nhiều tiêu chí và chưa tính đến tính chất đặc thù của ngành, nghề và địa bàn. Hơn nữa đối tượng phân loại chủ yếu chỉ giới hạn trong các DNNN. Mục tiêu phân loại là nhằm phục vụ cho việc sắp xếp lại tổ chức quản lý DNNN, làm căn cứ để xếp lương chứ không phục vụ định hướng phát triển DNV&N và hỗ trợ các DN này phát triển. Nhằm định hướng, hỗ trợ cho các DNV&N phát triển, ở một số địa phương và các cơ quan chứcn ăng đã đưa ra các tiêu chí phân loại DNV&N. Ngân hàng Công thương Việt Nam coi DNV&N là những DNV&N có số lao động dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, số vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. ở thành phố Hồ Chí Minh: những DN có vốn pháp định trên một tỷ đồng, lao động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là DN vừa còn dưới 3 tiêu chuẩn trên là DN nhỏ. ở Đồng Nai những DN có doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm là DNV&N. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cân phân định DNV&N theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất DN có vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 100 người là DN nhỏ, DN có 1-10 tỷ đồng vốn và 100-500 lao động là DN vừa. Trong thương mại, dịch vụ: DN có dưới 500 triệu đồng và dưới 50 lao động là DN nhỏ, DN có vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và lao động từ 50-250 người là DN vừa. Bảng 1: Mức độ quan trọng của các tiêu chí phân loại DNV&N Tiêu chí Tỷ lệ % theo mức độ quan trọng giảm dần 1 2 3 Vốn sản xuất 55,2 34,5 4,6 Doanh thu 33,3 29,9 29,9 Lao động thường xuyên 4,6 29,9 10,3 Bảng 2: Quy mô DN được coi là lớn theo lĩnh vực Tiêu chí Lĩnh vực sản xuất Thương mại, dịch vụ Trị số tiêu chí Tỷ lệ ý kiến (%) Trị số tiêu chí Tỷ lệ ý kiến (%) Vốn sản xuất (đồng) trên 1 tỷ 3,4 trên 500 triệu 3,4 trên 5 tỷ 9,2 trên 1 tỷ 5,7 trên 10 tỷ 37,9 trên 5 tỷ 50,6 trên 20 tỷ 50,6 trên 10 tỷ 40,2 Lao động (người) trên 100 8,0 trên 50 10,3 trên 200 9,2 trên 100 26,1 trên 300 37,9 trên 200 39,1 trên 500 46,0 trên 300 20,7 Kết quả điều tra về tác động của chính sách đối với DNV&N ở các tỉnh phía Bắc số phiếu đạt 187 đối tượng điều tra bao gồm 3 nhóm đối tượng. - Quan chức hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách 33,9%. - Chủ DNV&N và những người hoạt động kinh doanh 28,7%. - Khác (trung gian giữa DN và quan chức NN) 13,05% 3-/ Vai trò của các DNV&N. Vai trò của các DNV&N ở nhiều nước được biết đến như là các cơ sở sản xuất - kinh doanh có khả năng: - Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp. - Cung cấp cho xã hội khối lượng đáng kể hàng hoá và dịch vụ. - Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh. - Góp phần giảm bớt chênh lệch thu nhập trong xã hội. - Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư của dân cư địa phương làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. - Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau. - Phát huy và tận dụng các nguồn lực ở địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế,... Bảng 3: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở một số nước Châu á Nước Thu hút lao động (%) Giá trị gia tăng (%) Singapore 35,2 26,6 Malaisia 47,8 36,4 Hàn Quốc 37,2 21,1 Nhật Bản 55,2 38,8 Hồng Công 59,3 Vai trò của các DNV&N trước hết thể hiện ở mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: thu hút lao động, vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế là tầng cơ sở trong cấu trúc của nền sản xuất xã hội. Số liệu thống kê của các nước cho thấy, tỷ trọng thu hút lao động, tạo ra giá trị gia tăng của khu vực các DNV&N ở một số nước khu vực Châu á là đáng kể. Từ số liệu thống kê của các nước và số liệu ở bảng 3 ta có thể thấy các DNV&N chiếm 81 đến 98% số DN, thu hút 30-60% lao động và tạo là 20-40% giá trị gia tăng trong nền kinh tế ở các nước này. Như vậy, dù ở trình độ phát triển kinh tế cao hay thấp, DNV&N vẫn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. ở Việt Nam nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nhỏ nên DNV&N chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số DN và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút vốn, làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó được thể hiện: a. Đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế: Năm 1993 DNV&N tạo ra 25% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp và 54% giá trị công nghiệp địa phương, chiếm 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng sản lượng vận chuyển hàng hoá. Trong nhiều ngành nghề như gỗ xẻ, chiếu cói, giầy dép,... DNV&N sản xuất 100% sản phẩm, đóng góp phần lớn giá trị gia tăng, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế. b. Tạo việc làm cho người lao động. Bảng 4: Vai trò của DNV&N qua kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Vai trò Tỷ lệ ý kiến, % Góp phần tăng trưởng kinh tế 51,7 Tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập 88,5 Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn 72,8 Để phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam 63,2 Việc làm là vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Với tốc độ tăng dân số trên 2%, hàng năm cả nước có thêm một triệu người đến tuổi lao động có nhu cầu về việc làm, đó là chưa kể số người thất nghiệp và bán thất nghiệp. Thực tế vừa qua cho thấy, riêng khu vực quốc doanh, năm cao nhất cũng chỉ thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động. Trong khi đó, chỉ riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thương mại năm 1995 đã thu hút được 3,5 triệu lao động, các công ty và DN tư nhân thu hút gần nửa triệu lao động. Riêng trong công nghiệp, các cơ sở kinh tế này thu hút các cơ sở kinh tế này thu hút 50% tổng số lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các DNV&N khoảng 740 ngàn đồng chỉ bằng 3% trong các DN lớn. Nếu tính thêm cả số lao động ngoài doanh nghiệp do các DNV&N tạo ra với hệ số mở rộng việc làm là 1,2 thì số lao động do các doanh nghiệp này thu hút có thể lên tới 4-4,5 triệu người. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các DNV&N trong việc tạo việc làm. Thu hút nhiều lao động với chi phí thấp và chủ yếu là bằng vốn của dân. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy, vai trò của các DNV&N trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập được đánh giá cao nhất 88,5%. Tuy vậy, số lao động do các DNV&N thu hút mới chỉ chiếm 12-15% lực lượng lao động, so với các nước trong khu vực 50-60% thì còn quá thấp, chưa phát huy hết tiềm năng của các DN này. c. Thu hút vốn: Vốn là một nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng doanh nghiệp. Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được với các yếu tố khác như: lao động, đất đai, công nghệ và quản lý. Thực tế cho thấy để đầu tư cho một chỗ làm việc ở Việt Nam, trung bình phải mất 5-10 triệu đồng tiền vốn. Vốn có vai trò lớn trong việc đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và trình độ quản lý cho chủ doanh nghiệp. Vốn có vai trò trong quan trọng trong việc mở rộng qui mô sản xuất,.... Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các DN thiếu vốn trầm trọng trong khí đó vốn trong dân còn nhiều nhưng không huy động được. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường đầu tư thiếu và vốn không ổn định. Trong tình trạng đó, chính các DNV&N là người trực tiếp, tiếp xúc với người cho vay, gây được niềm tin nên có thể huy động được vốn, hoặc chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh. Thực tế cho thấy năm 1994, trong công nghiệp, thương mại, vận tải, xây dựng, các DNV&N đã đầu tư 4.150 tỷ đồng chiếm 45,6% tổng số vốn đầu tư trong các lĩnh vực này. d. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Sự phát triển các DNV&N làm tăng tính cạnh tranh giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế do số DN tăng lên rất lớn kéo theo sự tăng lên nhanh chóng số lượng các mặt hàng, công nghệ và tạo điều kiện chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ cho các DN lớn kinh doanh có hiệu quả hơn. Các DNV&N có thể làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng hoá, cung cấp các đầu vào những nguyên liệu, thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà doanh nghiệp lớn không với tới. Một điều quan trọng là vốn của các DNV&N trong đó phần lớn là khu vực tư nhân, chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, việc tăng các cơ sở này càng làm cho nền kinh tế phát triển hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên cần lưu ý là nếu DN có qui mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ khó tăng lên được. Điều này đưa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong tương lai. e. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân. Hiện nay, còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác, tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề, quan hệ huyết thống. Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng bị mai một dần, thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế. f. Nâng cao thu nhập của dân cư. Việt Nam là một nước nông nghiệp năng suất của nền sản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần nông. Việc phát triển các DNV&N ở thành thị cũng như ở nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm tăng nhanh thu nhập của dân cư. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Học viện chính trị Quốc gia TP. HCM tháng 10/1995 cho thấy, thu nhập của dân cư vùng có các DN phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông. Kết quả khảo sát ở một số địa phương cũng cho thấy thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp khoảng 200-300 ngàn đồng/tháng gấp 2-3 lần thu nhập của một hộ nông dân. Điều không kém quan trọng là thu nhập của dân cư được đa dạng hoá vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống của dân cư, vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn, nhất là những vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai. g. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn. Việc phát triển các DNV&N có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hơn nữa, sự phát triển mạnh các DNV&N làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Không những thế, sự phát triển DNV&N làm cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi. Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các DNNN được sắp xếp và củng cố lại nhằm kinh doanh có hiệu quả và phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tái ngành nghề cũng được phát triển đa dạng, phong phú lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Việc phát triển các DNV&N cũng có tác dụng làm cho các DN được phân bổ đều hơn về lãnh thổ: cả nông thôn và đô thị miền núi, đồng bằng. Tuy nhiên, hiện nay các DNV&N vẫn chủ yếu tập trung vào các đô thị lớn. Đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc hoạch định chính sách. Ngoài ra, DNV&N có vai trò trong việc gieo mầm cho các tài năng kinh doanh. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam. Vì trong nhiều năm qua, đội ngũ kinh doanh gắn liền với cơ chế bao cấp, chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường. Sự phát triển của các DNV&N có tác dụng đào tạo, chọn lọc, thử thách qua thực tế đội ngũ “sĩ quan” trên mặt trận sản xuất kinh doanh. II-/ Vai trò của chính phủ trong việc phát triển các DNV&N. 1-/ Các nhân tố tác động đến DNV&N a. Trình độ lao động và quản lý. Nhìn chung các DNV&N lao động ít được đào tạo một cách bài bản mà chủ yếu theo những phương pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Qua số liệu điều tra kinh tế quốc doanh thời kỳ mở cửa 1991-1995 - NXB Thống Kê 1996 cho thấy 74,8% lao đ
Tài liệu liên quan