Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công ty Cổ Phần
Vận Tải Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt. Qua kiểm định, phân tích nhân tố và hồi quy bội, kết quả
nghiên cứu thể hiện bốn yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công ty Cổ Phần Vận Tải
Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt: (1) Sự lãnh đạo của cấp trên, (2) Bản chất công việc, (3) Lương,
thưởng và phúc lợi, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng để công
ty Cổ Phần Vận Tải Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt tham khảo trong quá trình xây dựng và thực
hiện chiến lược và phát triển.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Cổ Phần Vận tải Thủy Tân Cảng chi nhánh Thốt Nốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG
CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
THỦY TÂN CẢNG CHI NHÁNH THỐT NỐT
Trần Minh Hiếu*, Nguyễn Hồng Đặng**
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công ty Cổ Phần
Vận Tải Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt. Qua kiểm định, phân tích nhân tố và hồi quy bội, kết quả
nghiên cứu thể hiện bốn yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công ty Cổ Phần Vận Tải
Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt: (1) Sự lãnh đạo của cấp trên, (2) Bản chất công việc, (3) Lương,
thưởng và phúc lợi, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng để công
ty Cổ Phần Vận Tải Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt tham khảo trong quá trình xây dựng và thực
hiện chiến lược và phát triển.
Từ khóa: hài lòng của nhân viên, lãnh đạo của cấp trên, bản chất công việc, lương, thưởng và
phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến.
FACTORS AFFECTING EMPLOYEES’ SATISFACTION AT WORK IN
SAIGON NEWPORT CORPORATION - THOT NOT BRANCH
ABSTRACT
This study explores the factors that affect employee satisfaction with Saigon Newport Corporation
- Thot Not Branch. Through testing, factor analysis and multiple regression, the results show four
factors that affect staff satisfaction for Saigon Newport Corporation - Thot Not Branch: (1) leadership
of superiors, (2) nature of work, (3) salaries, bonuses and benefits, (4) opportunities for training and
development. The research results are an important document for Saigon Newport Corporation - Thot
Not Branch to refer in the process of developing and implementing the strategy and development.
Keywords: Employee Satisfaction, Leadership, Work Nature, Salary, Bonus and Welfare,
Opportunity for Training and Promotion.
* ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang.
E-mail: tmhieu@agu.edu.vn: ĐT: 0984300484
** Chi Nhánh Thốt Nốt - Công ty cổ phần Vận tải Thủy Tân Cảng. E-mail: nguyenhongdang80@gmail.com
65
Các yếu tố tác động đến...
1. GIỚI THIỆU
Sự hài lòng trong công việc là một yếu tố rất
quan trọng đối với cả nguời lao động và người
sử dụng lao động. Sự hài lòng với công việc là
thái độ ảnh hưởng, ghi nhận của người lao động
về các khía cạnh khác nhau trong công việc
(Lê Nguyễn Đoan Khôi & Nguyễn Thị Ngọc
Phương, 2013). Người lao động luôn mong
muốn được làm việc trong điều kiện thuận lợi
về cơ sở vật chất và nhận được sự quan tâm,
hỗ trợ từ người sử dụng lao động. Đây là tiền
đề giúp cho người lao động phát huy khả năng
của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sự hài lòng của người lao động là vô cùng quan
trọng vì sự hài lòng có thể làm tăng năng suất và
hiệu quả công việc mà người lao động mang đến
cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức (Wagner &
Gooding, 1987).
Việc đào tạo, bồi dưởng cho đội ngũ nhân
viên trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách đối với các nhà quản lý
doanh nghiệp hiện nay nhằm đảm bảo chất
lượng công việc đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó
việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên
phải gắn liền với động viên khích lệ và giữ
chân nhân viên. Có như vậy doanh nghiệp mới
xây dựng và phát triển hơn nữa thông qua một
đội ngũ nhân viên trung thành và có trình độ
cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên mà
công việc đòi hỏi.
Công ty Cổ Phần Vận Tải Thủy Tân Cảng -
Chi Nhánh Thốt Nốt được thành lập 04/10/2009
là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng
Sài Gòn (SaiGon NewPort), nhà khai thác cảng
container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt
Nam. Ngày 12.11.2015, Tổng công ty Tân Cảng
Sài Gòn đã tổ chức lễ khánh thành Cảng Tân Cảng
- Thốt Nốt, cơ sở thứ 23 trong hệ thống Tân Cảng
Sài Gòn, đánh dấu sự ra đời một mắt xích quan
trọng trong chuỗi kết nối các cơ sở mang thương
hiệu Tân Cảng tại khu vực Tây Nam Bộ.
So với các cảng vụ khác của công ty thì chi
nhánh tại Thốt Nốt còn khá mới (2 năm). Có
thể thấy rằng công tác bồi dưỡng và thu hút
nhân viên thật sự là một thách thức lớn đối
với công ty Cổ Phần Vận Tải Thủy Tân Cảng
Chi Nhánh Thốt Nốt hiện nay. Chính vì vậy
giả pháp nào để nâng cao sự hài lòng của nhân
viên là câu hỏi cần được lãnh đạo công ty chi
nhánh Thốt Nốt quan tâm. Nghiên cứu này đề
ra giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của
nhân viên. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng
làm cơ sở để Công ty Cổ Phần Vận Tải Thủy
Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt xây dựng các kế
hoạch và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp
với định hướng phát triển, đồng thời là tài liệu
tham khảo cho các chi nhánh khác trực thuộc
công ty Tân Cảng Sài Gòn và các doanh nghiệp
có mô hình tương tự.
2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
Nhân viên là người lao động chính trong
công ty. Sự hài lòng của nhân viên là sự thõa
mãn với thành quả đạt được trong quá trình
lao động, là động lực thúc đẩy nhân viên làm
việc và gắn bó với công việc tại công ty. Sự
hài lòng của nhân viên được thể hiện qua các
yếu tố: (1) Sự lãnh đạo của cấp trên, (2) Bản
chất công việc, (3) Cơ hội đào tạo và thăng
tiến, (4) Đồng Nghiệp, (5) Lương, thưởng và
phúc lợi, (6) Môi trường làm việc (Nguyễn
Liên Sơn, 2008).
Mô hình nghiên cứu của đề tài (Hình
1) được kế thừa và phát triển từ kết hợp và
chọn lọc một số cơ sở lý thuyết và thang đo
nhân tố của các nhà nghiên cứu như: Luddy
(2005), Tom (2007), Andrew (2002), Keith
John (2002), và tại Việt Nam có nghiên cứu
của Trần Kim Dung & cộng sự (2005). Việc
lựa chọn được thực hiện trên cơ sở phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu của đề tài về sự hài
lòng của nhân viện tại công ty Cổ Phần Vận
Tải Thủy Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt.
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Theo đề xuất của Nguyễn Đình Thọ
(2009), quy trình nghiên cứu này bao gồm hai
bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu
chính thức.
Trong nghiên cứu sơ bộ: bảng hỏi nháp
được xây dựng trên cơ sở kế thừa theo bộ công
cụ TJSQ của Lester (1987) cùng với thang đo
Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 là rất không đồng
ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là rất đồng ý
với phát biểu. Nội dung các biến quan sát trong
các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp với
điều kiện tại công ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Tân
Cảng chi nhánh Thốt Nốt.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện
bang phương pháp định lượng với kỹ thuật thu
thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi
(thang đo chính thức). Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện (Nguyễn Đình
Thọ, 2012), dữ liệu hồi đáp sẽ được phân tích
qua 3 bước: (1) Đánh giá độ tin cậy và giá trị
thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (2) Phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis); (3) Kiểm định hồi quy mô hình tuyến
tính bội. Kết quả hồi quy bội dùng làm cơ sở
tiến hành đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài
lòng của nhân viên tại công ty Cổ Phần Vận
Tải Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có sáu khái niệm cũng là sáu
biến độc lập trong mô hình được đo lường bằng
26 biến quan sát. Nghiên cứu được thực hiện với
tổng số 185 bảng hỏi được phát ra và thu về kết
quả 185 (đây cũng là toàn bộ số lượng nhân viên
đang công tác tại công ty). Kiểm định thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả 26
biến đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0.6).
Qua phân tích nhân tố khám phá (EFA)
thang đo sự hài lòng của nhân viên cho thấy 2
khái niệm là Đồng nghiệp và Môi trường làm
việc không phù hợp được loại ra khỏi mô hình.
Còn lại 4 khái niệm đều đạt độ tin cậy về giá trị.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy chỉ ra 4
yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên:
(1) Lãnh đạo của cấp trên; (2) Bản chất công
việc; (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (4) Lương,
thưởng và phúc lợi. Yếu tố “Đồng nghiệp” và
“Môi trường làm việc” có hệ số tương quan thấp
nên không ảnh hưởng gì đến sự hài lòng của
nhân viên. Chính vì thế mô hình nghiên cứu sau
khi phân tích hồi quy tuyến tính bội được điều
chỉnh lại như Hình 2.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại công ty Cổ
Phần Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt
67
Các hệ số hồi quy đều có mức ý nghĩa 5%.
Tất cả 4 yếu tố: (1) Sự lãnh đạo của cấp trên; (2)
Bản chất công việc; (3) Cơ hội đào tạo và thăng
tiến; (4) Lương, thưởng và phúc lợi đều có quan
hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên tại
công ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi
Nhánh Thốt Nốt.
SHL = 0.437BanChat + 0.185CoHoi +
0.359SuLanhDao + 0.318Luong
Đồng thời giá trị R2 = 0.456 cho thấy mối
quan hệ giữa 4 yếu tố này khá chặt chẽ, theo đó
giải thích được 45.6% sự hài lòng của nhân viên
công ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi
Nhánh Thốt Nốt.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI THUỶ TÂN CẢNG CHI NHÁNH
THỐT NỐT
4.1. Giải pháp yếu tố Sự lãnh đạo của
cấp trên
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của
nhân viên đối với cấp trên tại công ty chỉ ở mức
khá (trung bình 4.15), nhân viên hài lòng với
sự lãnh đạo của cấp trên tại công ty Cổ Phần
Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt
(Quan tâm giải quyết những vấn đề mà nhân
viên gặp phải không để xảy ra sai xót nào) là
cao nhất với 32.4% rất đồng ý. Để nâng cao hơn
nữa sự hài lòng cho nhân viên đang làm việc tại
công ty lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa
đến công việc của nhân viên, cụ thể là thường
xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi để tìm
hiểu và giải quyết các vấn đề vướng mắc mà
nhân viên đang gặp phải. Ghi nhận đóng góp
và kết quả làm việc của nhân viên một cách
thõa đáng, công bằng. Giữa các cá nhân làm
việc cho các phòng ban khác nhau thì lãnh đạo
công ty cần có sự quan tâm như nhau, hiểu rõ
đặc điểm khác nhau giữa các phòng ban. Lãnh
đạo công ty cần có kế hoạch cụ thể để tiếp xúc
và làm việc cụ thể với nhân viên, đặc biệt chú ý
đến thành tích đóng góp của nhân viên cho sự
phát triển của công ty.
Thực tế thì chỉ có lãnh đạo trung gian mới
thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với quản lý các
phòng ban thông qua họp báo cáo hằng tuần, họp
chi nhánh. Quản lý các phòng ban có kế hoạch
riêng để vừa có thể họp mặt các nhân viên trực
thuộc phòng ban vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
4.2. Giải pháp yếu tố Bản chất công việc
Mức độ hài lòng của nhân viên đối với yếu
tố này ở mức cao (trung bình 4.39), được nhân
viên rất đồng ý là 50.3% cho thấy nhân viên đang
hài lòng với đặc điểm tính chất công việc của
mình. Tuy nhiên không phải tất cả nhân viên đều
hài lòng. Trong trương lai, ban lãnh đạo công ty
cần không ngừng đổi mới môi trường làm việc,
Các yếu tố tác động đến...
Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công việc
để nâng cao sự hài lòng của nhân viên hơn nữa.
Có kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn, đào
tạo để trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cập
nhật, bổ sung và ghi nhận đóng góp của nhân
viên đối với thực tế công việc. Đồng thời chia sẽ
các biện pháp xử lý cũng như khắc phục khi có
sự cố xãy ra trong công việc.
4.3. Giải pháp yếu tố Cơ hội đào tạo và
thăng tiến
Kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng của
nhân viên đối với yếu tố “Cơ hội đào tạo và
thăng tiến” ở mức trung bình (trung bình 4.04)
(Chương trình đào tạo do công ty mang lại hiệu
quả tốt) đạt mức rất đồng ý cao nhất là 35.7%.
Và có 5.9% không đồng ý (Chính sách thăng
tiến công bằng với giữa các cá nhân) cho thấy
một số nhân viên không hài lòng với chính sách
đào tạo và thăng tiến hiện tại. Công ty cần có
cái nhìn tổng quát và công bằng với tất cả nhân
viên, ghi nhận thành tích của từng nhân viên đạt
được để đề xuất được đào tạo và đưa lên nắm
giữ những vị trí quan trọng trong công việc.
Ngoài ra cũng cần có chính sách cụ thể và
công khai để nhân viên cảm thấy sự đóng góp
của mình cho công việc cũng như công ty.
4.4. Giải pháp cho yếu tố Lương, thưởng
và phúc lợi
Kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng của
nhân viên cho thấy yếu tố “Lương, thưởng và
phúc lợi” cao (trung bình 4.36), 42.7% nhân viên
đồng ý (Chính sách lương, thưởng và phúc lợi
của công ty luôn công bằng giữa các nhân viên)
nhưng cũng có đến 10.3% nhân viên không có ý
kiến (Lương, thưởng và phúc lợi của công ty đã
tạo sự gắn kết với công ty Tân Cảng).
Công ty có thể căn cứ vào hiệu quả làm
việc của nhân viên để đề ra cơ chế trả lương
phù hợp, trên cơ sở tính chất công việc mà nhân
viên đóng góp nhằm thể hiện tính khách quan và
công bằng, tạo động lực cho nhân viên nhiệt tình
cho công việc của mình đang làm, chất lượng
và hiệu quả sẽ cao hơn. Đồng thời góp phần giữ
chân các nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức
chuyên môn. Công ty có thể tham khảo từ chi
tiêu thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày, xem xét
lại thu nhập tối thiểu mà nhân viên thực hiện cho
ngân sách nhà nước để đề ra chính sách lương,
cũng như các khoản thu nhập khác như thưởng,
phúc lợi, từ đó sẽ nâng cao sự hài lòng của nhân
viên hơn nữa.
5. KẾT LUẬN
Kết quả này cho thấy tại công ty Cổ Phần
Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt
chế độ lương, thưởng và phúc lơi là vấn đề cần
được quan tâm xem xét. Nhân viên chưa thật sự
hài lòng với chế độ trả lương thưởng hiện hành.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có phải là tình hình
chung cho cả hệ thống công ty hay chỉ là cá biệt
ở công ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi
Nhánh Thốt Nốt. Và dù câu trả lời là thế nào đi
nữa, các nhà quản lý cũng cần có biện pháp để
cải thiện thu nhập cho nhân viên, mặt khác xây
dựng chính sách lương thưởng đáp ứng nhiều
hơn sự kỳ vọng của nhân viên. Việc này sẽ đòi
hỏi các nhàn quản lý tìm hiểu nhiều hơn nữa
bằng các phương pháp định tính, bằng phỏng
vấn sau để xác định rõ nhu cầu và nguyện vọng
của nhân viên khi làm việc cho công ty.
Tại công ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Tân
Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt thì sự lãnh đạo của
cấp trên được đánh giá khá tốt, tuy nhiên lại có
3.8% nhân viên không đồng ý với sự lãnh đạo
của cấp trên cho thấy cần có sự điều chỉnh về
phong cách lãnh đạo để có thể nâng cao hơn nữa
sự hài lòng của nhân viên đối với công ty.
Bên cạnh đó, đặc điểm tính chất công việc
cũng chưa có tác động mạnh đến sự hài lòng
của nhân viên. Công ty có môi trường chuyên
nghiệp, lại trong lĩnh vực trọng yếu nhưng lại
chưa thật sự mang lại sự kích thích khi làm việc
cho nhân viên. Công ty cần lưu ý quan tâm và có
biện pháp cải thiện.
Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố trong
mô hình có thể giải thích 45.6% sự hài lòng
của nhân viên đối với công ty Cổ Phần Vận Tải
69
Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt Nốt, ngoài ra
nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định.
Dó đó cần có nhiều nghiên cứu sâu và rộng
hơn nữa liên quan đến sự hài lòng của nhân
viên trong công việc và các nghiên cứu bổ sung
khiếm khuyết vào cơ sở lý thuyết trong lĩnh
vực này. Hy vọng tương lại sẽ có them nhiều
nghiên cứu tiếp theo không chỉ tại công ty Cổ
Phần Vận Tải Thuỷ Tân Cảng Chi Nhánh Thốt
Nốt mà còn mở rộng ở các chi nhánh khác để
có thể giải thích tốt hơn cũng như đưa ra các
biện pháp giúp nâng cao sự hài lòng của nhân
viên công Tân Cảng nói riêng và các doanh
nghiệp có cùng mô hình nói chung.
Các yếu tố tác động đến...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng. & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb.
Hồng Đức.
2. Lê Nguyễn Đoan Khôi. & Nguyễn Thị Ngọc Phượng. (2013). Các nhân tố tác động đến sự hài
lòng trong công việc của nhân viên tại trường Đại Học Tiền Giang. Truy cập từ cơ sở dữ liệu ĐH
Cần Thơ. https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-735/baibao-10312.html
3. Lester, P. E. (1987). Development and Factor Analysis of the Teacher Job Satisfaction Ques-
tionnaire (TJSQ). Educational and Psychological Measurement. 47(1), 223-233. doi:
10.1177/0013164487471031
4. Nguyễn Đình Thọ. & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh. Nxb. Lao động – Xã Hội, HN.
5. Nguyễn Vũ Duy Nhất. (2009). Ảnh hưởng của sự hài lòng đến nỗ lực và lòng trung thành của
nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Truy cập từ cơ sở dữ liệu Ebook. Việt
Nam.
cua-nhan-vien-trong-nganh-dich-vu-vien-thong-tai-viet-nam-47022/
6. Trần Kim Dung. (2015). Quản trị nguồn nhân lực. Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
7. Wagner, J. A., & Gooding, R. Z. (1987). Shared influence and organizational behavior: A me-
ta-analysis of situational variables expected to moderate participation-outcome relationships.
Academy of Management Journal. 30(3), 524-541.