Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công

Với tỉ lệ ứng dụng ERP chỉ 4% [3], có thể nói triển khai thành công ERP tại Việt Nam chưa đạt nhiều kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện những nhân tố chính cho việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam. Với mục tiêu này, nghiên cứu đã cải tiến mô hình hệ thống thông tin thành công trong việc nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đối tượng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nghiên cứu thu được 150 phản hồi, trong đó có 117 là hợp lệ và hoàn tất. Thông qua phân tích, ảnh hưởng của yếu tố đào tạo là lớn nhất (beta=0,321) hơn hẳn ảnh hưởng của chất lượng hệ thống (beta=0,193) và hơn ảnh hưởng của chất lượng thông tin (beta=0,299). Kết quả cho thấy chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, đào tạo có thể giải thích được 41,1% ý định sử dụng ERP. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả thái độ sử dụng ERP ảnh hưởng đến đến lợi ích thuần của doanh nghiệp là 47,7% và giải thích đúng 27,7% lợi ích thuần. Thông qua nghiên cứu, tác giả đề xuất rằng, khi triển khai ERP tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chú ý sấu sắc cho việc đào tạo sử dụng ERP để việc triển khai ERP có thể đạt đến thành công.

pdf11 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
343 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC (ERP) TẠI VIỆT NAM: MỘT ÁP DỤNG CẢI TIẾN CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG Nguyễn Hữu Hoàng Thọ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Với tỉ lệ ứng dụng ERP chỉ 4% [3], có thể nói triển khai thành công ERP tại Việt Nam chưa đạt nhiều kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện những nhân tố chính cho việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam. Với mục tiêu này, nghiên cứu đã cải tiến mô hình hệ thống thông tin thành công trong việc nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đối tượng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nghiên cứu thu được 150 phản hồi, trong đó có 117 là hợp lệ và hoàn tất. Thông qua phân tích, ảnh hưởng của yếu tố đào tạo là lớn nhất (beta=0,321) hơn hẳn ảnh hưởng của chất lượng hệ thống (beta=0,193) và hơn ảnh hưởng của chất lượng thông tin (beta=0,299). Kết quả cho thấy chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, đào tạo có thể giải thích được 41,1% ý định sử dụng ERP. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả thái độ sử dụng ERP ảnh hưởng đến đến lợi ích thuần của doanh nghiệp là 47,7% và giải thích đúng 27,7% lợi ích thuần. Thông qua nghiên cứu, tác giả đề xuất rằng, khi triển khai ERP tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chú ý sấu sắc cho việc đào tạo sử dụng ERP để việc triển khai ERP có thể đạt đến thành công. 1. Mở đầu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cung cấp các quy trình thông tin tích hợp thông suốt qua các phòng ban chức năng bên trong tổ chức. [4]. ERP được xem là một nguồn lực chiến lược của các tổ chức, do họ đã nhận thức được rằng: hệ thống ERP có thể cung cấp mức độ cạnh tranh lớn hơn thông qua việc đạt được vị trí hùng mạnh trên thị trường . 1.1. Lý do Lợi ích hữu hình quan trọng nhất được nhận ra sau khi đưa hệ thống ERP vào vận hành là giảm thiểu tồn kho. Chúng ta có thể thấy ở bảng dưới: Lợi ích hữu hình Giảm thiểu chi phí CNTT 14% Lợi ích vô hình Chuẩn hóa tăng 12% 344 Giảm thiểu chu kỳ báo cáo tài chính 19% Cải tiến quản lý đơn hàng 20% Cải thiện năng suất 26% Giảm thiểu nhân viên 27% Giảm thiểu tồn kho 32% Tích hợp tăng 13% Đáp ứng khách hàng tăng 22% Cải thiện quy trình kinh doanh tăng 24% Thông tin/ tầm nhìn tăng 55% (Nguồn Fryer, Bronwyn, "The ROI challenge" CFO, Settember, 1990). Trên thế giới những năm qua đã có các công trình nghiên cứu công bố các yếu tố góp phần cho triển khai ERP thành công. Holland và Light (1999) xem xét các yếu tố chiến lược và chiến thuật để thực hiện ERP và đề xuất một mô hình các yếu tố thành công quan trọng khi triển khai ERP. Mô hình của họ có thể được thấy trong hình dưới . Hình 1. Mô hình Holland và Light Dựa trên việc xem xét những tài liệu nghiên cứu trước đó, DeLone và McLean (2003) đã đề xuất mô hình hệ thống thông tin thành công đã được cập nhật. Hình 2. Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (D&M) Tại Việt Nam , mới chỉ có chừng 4% doanh nghiệp ứng dụng ERP [3]. Đại đa số Chiến lược Các hệ thống kế thừa Tầm nhìn kinh doanh Chiến lược ERP Sự hỗ trợ của quản lý cao cấp Các kế hoạch và lịch trình dự án Chiến thuật Sự tư vấn cho khách hàng Nhân viên Cấu hình phần mềm Giám sát và phản hồi Truyền đạt Dò tìm vấn đề phát sinh Quy trình triển khai ERP 345 các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng phần mềm kế toán và khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy hầu như các doanh nghiệp hài lòng và không muốn thay đổi sang ERP. Lợi ích đã được chứng minh so với thực trạng triển khai ứng dụng quá ít ERP tại Việt Nam là một vấn đề cần được nghiên cứu, đó cũng chính là lý do thôi thúc tác giả nghiên cứu về vấn đền này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên xem xét tổng thể những nghiên cứu trước đó về các yếu tố quan trọng trong triển khai thành công ERP, chúng tôi giả định rằng các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và đào tạo tác động tích cực đến ý định, thái độ, hành vi của người sử dụng ERP và ảnh hưởng tích đến lợi ích thuần của doanh nghiệp. Cụ thể:  Để kiểm tra tác động của chất lượng hệ thống ERP đến thái độ đối với sử dụng;  Để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng thông tin ERP đến thái độ đối với sử dụng;  Để kiểm tra ảnh hưởng của đào tạo ERP đến thái độ đối với sử dụng ERP;  Để kiểm tra thái độ đối với sử dụng ERP đến ý định sử dụng ERP;  Để kiểm tra ý định sử dụng ERP đến lợi ích ròng của doanh nghiệp. Từ đó, mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá những yếu tố chính quan trọng tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu ERP của chúng tôi là tại Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu sửa đổi mô hình hệ thống thông tin thành công đã được D&M cập nhật trước đó, bằng cách xem xét nó phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của Việt Nam. Nền tảng của nghiên cứu này đã được thành lập dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cũng như nghiên cứu các tài liệu học thuật. Theo như Eric, Wang và Jesssica, một hệ thống có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy, có lợi và được duy trì hoặc hoạt động mà không có lỗi, những điều này sẽ xác định được rằng hệ thống sẽ tiếp tục được sử dụng và có lợi ích. H1: chất lượng hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ hướng đến sử dụng hệ thống ERP. Theo Ferratt, Ahire, & De (2006), trong việc triển khai hệ thống ERP, chất lượng thông tin của hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng nhất đã được đánh giá cao kết hợp với sự thành công của triển khai dự án ERP. H2: chất lượng thông tin ERP có tác động tích cực đền thái độ hướng đến sử dụng của các hệ thống ERP. Wilkinson & Cox (2005) chỉ ra rằng: trong việc triển khai hệ thống, thái độ tích cực đối với quá trình đào tạo triển khai hệ thống là yếu tố vô cùng quan trọng. H3: Đào tạo trong hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ đối với sử dụng hệ thống 346 ERP. Các nghiên cứu trên mô hình TAM đã chứng minh thực tế rằng: có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho mối quan hệ tích cực giữa thái độ đối với sử dụng và ý định hành vi sử dụng [5]. H4: Thái độ đối với sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng. "Ý định hành vi sử dụng" có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích ròng. H5: Ý định sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến lợi ích tổ chức. Để đo lường sự thành công của một bộ phận hệ thống thông tin, "Chất lượng dịch vụ" có thể là biến quan trọng nhất. Để đo lường sự thành công của một hệ thống tích hợp, thì ngược lại, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống có thể được coi là hai thành phần quan trọng nhất [6]. Vì vậy, chúng tôi không xem xét chất lượng dịch vụ bởi vì các hệ thống ERP là những hệ thống tính hợp đơn nhất. Hình 3. Mô hình nghiên cứu Đối tượng được chọn lựa phải sử dụng được máy tính, đào tạo tin học và nghiệp vụ kinh tế kinh doanh. Bởi vì ERP là hệ thống lớn, được áp dụng cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trải khắp 3 miền, để có thể tích hợp tất cả các nguồn thông tin điều hành vào một cơ sở dữ liệu dùng chung. Do đó, người sử dụng ERP và là đối tượng nghiên cứu cũng phân bổ rộng. Ngoài phương pháp lấy mẫu truyền thống bằng lựa chọn 3 thành phố đại diện, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy mẫu trực tuyến. Đối tượng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi thông qua website khảo sát trực tuyến, email đính kèm file điện tử. Phương pháp lấy mẫu trực tuyến kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (truyền thống) bằng việc phát hơn 60 bảng hỏi bằng giấy trực tiếp đến các khu vực triển khai ứng dụng ERP trong thời gian dài. Các câu hỏi được sử dụng để xây dựng bảng khảo sát trong nghiên cứu được chuyển thể từ một số nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu. Tất cả các câu hỏi đã được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu. Thang đo Likert - 1 = Rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = không có ý kiến, 4 = đồng ý, và 5 = hoàn toàn 347 đồng ý. Bảng phát tay, thư, email và khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi, sử dụng Google adword để thu hút người sử dụng ERP tham gia khảo sát và gửi câu hỏi trực tiếp. Bảng hỏi sẽ được dự kiến gửi cho đối tượng nghiên cứu và nhận lại khoảng 75 trong số 200 người dùng ERP tiềm năng. Kích thước mẫu ước tính là 100 người. Một lời nhắc nhở email hoặc gọi điện thoại đã được gửi sau một tuần gửi đầu tiên. Mô hình đo lường bao gồm các mối quan hệ giữa các biến quan sát và cấu trúc tiềm ẩn mà chúng đo lường [1]. Hình 4. Mô hình đo lường được sử dụng cho các tính toán Các tiêu chí về hội tụ hợp lý và khác biệt hợp lý được dùng để đánh giá mô hình nghiên cứu. Hội tụ hợp lý là mức độ mà nhiều nỗ lực để đo lường khái niệm tương tự là phù hợp với nhau. Khái niệm này là hai hay nhiều tiêu chuẩn đo lường (các item) của cùng 1 yếu tố (của 1 factor) nên tương quan ở mức độ cao nếu chúng là các tiêu chuẩn đo lường hợp lý của khái niệm đó. Một số tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ: 348 Item loadings > 0,70 Internal composite reliability (ICR) > 0,70 Average variance extracted (AVE) > 0,50 Cronbach alpha coefficient > 0,70 T-values on outer loadings > 1,96 Khác biệt hợp lý là mức độ để các tiêu chuẩn đo lường của các khái niệm khác nhau là phân biệt nhau. Để đánh giá tính hợp lý về sự khác biệt, hai thủ tục sau đây được sử dụng. Một là so sánh của các item cross loadings (tính nổi trội chéo của các mục) với các tương quan cấu trúc. Hai là kiểm tra tỷ lệ của căn bậc hai của AVE của mỗi cấu trúc các mối tương quan của cấu trúc này với tất cả các cấu trúc khác [2]. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê về giới tính, tuổi, vị trí, chuyên môn Đơn vị đo lường Hạng mục Tần số Tỉ lệ (%) Nam 79 67,5 Giới tính Nữ 38 32,5 Dưới 30 51 43,6 Từ 30 đến 39 46 39,3 Từ 40 đến 50 17 14,5 Tuổi Trên 50 3 2,6 Nhân viên 64 54,7 Quản lý 37 31,6 Chủ doanh nghiệp 10 8,5 Vị trí Khác 6 5,1 Kinh doanh 62 53,0 Công nghệ thông tin 40 34,2 Chuyên môn Khác 15 12,8 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). 2.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu Kiểm định về sự hội tụ 349 Bảng 2. Giá trị Item Loading của các biến quan sát sau khi điều chỉnh Item Loading Item Loading Item Loading sys2 0,817 inf5 0,7246 int1 0,8578 sys3 0,8418 tra1 0,7834 int3 0,7647 sys4 0,8378 tra2 0,7726 int4 0,8175 sys5 0,7803 tra3 0,7355 nb1 0,7689 inf1 0,7616 tra4 0,7237 nb2 0,744 inf2 0,8141 att1 0,8069 nb3 0,8951 inf3 0,8171 att2 0,891 inf4 0,7562 att3 0,8845 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Theo Hulland, một biến quan sát sẽ có quan hệ mật thiết với một biến phụ thuộc nếu giá trị item loading của nó >=0,7. Do đó những biến có giá trị item loading <0.7 sẽ được loại bỏ khỏi mô hình. Bảng 2 thể hiện kết quả phân tích item loading trong quan hệ với các biến phụ thuộc sau khi loại bỏ đi các biến quan sát sys1, inf 6, int2. Các biến quan sát tương ứng với các yếu tố trong mô hình nghiên cứu trên đều >=0.7 do đó tiêu chuẩn đầu tiên về kiểm định sự hội tụ hợp lý được thỏa mãn. Bảng 3. Giá trị ICR, AVE và Cronbach alpha Yếu tố ICR AVE Cronbach Alpha Chất lượng hệ thống 0,891047 0,66609 0,834632 Chất lượng thông tin 0,882765 0,601475 0,832725 Đào tạo, huấn luyện 0,840544 0,568783 0,749265 Thái độ hướng đến sử dụng 0,896175 0,74237 0,825872 Ý định sử dụng 0,854837 0,621093 0,748935 Lợi ích ròng 0,846187 0,651579 0,732029 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Đối với ICR, tất cả các yếu tố đều đạt tiêu chuẩn >=0,7 bảo đảm mô hình định lượng đạt độ tin cậy bên trong. Tương tự, các giá trị AVE tương ứng với các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề vượt gía trị chấp nhận được (>=0,5) chứng tỏ phương sai trung bình của các nhân tố đều được thỏa mãn. Và cuối cùng và quan trọng là giá trị Cronbach alpha của các yếu tố đều vượt ngưỡng 0,7 do đó các yếu tố trong mô hình đều đạt tiêu chuẩn kiểm định Cronbach alpha. 350 Bảng 4 trình bày các kết quả t-value của các biến quan sát, tất cả các giá trị này đều thỏa mãn tiêu chuẩn (>=1,96). Do đó, tất cả các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. T-value Item T-value Item Item Item T-value sys2 10,7858 tra1 17,885 int4 11,8631 sys3 24,1949 tra2 10,8319 nb1 13,0572 sys4 17,4716 tra3 7,061 nb2 7,8936 sys5 12,4231 tra4 7,4788 nb3 26,6996 inf1 15,6703 att1 21,8306 inf2 21,6542 att2 34,2781 inf3 24,3047 att3 34,609 inf4 13,2002 int1 36,5646 inf5 11,0224 int3 9,8203 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Theo lý thuyết, các giá trị item loading của một biến quan sát trong quan hệ với yếu tố mà biến đó đang hướng tới lớn hơn giá trị item loading trong quan hệ với các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu thì tiêu chuẩn về sự khác biệt trên biến quan sát đó được bảo đảm. Kết quả trên bảng 5 thỏa mãn yêu cầu này. Tiếp theo, bảng 6 mô tả kết quả tương quan giữa các yếu tố với căn bậc hai của AVE. Về cơ bản lớn hơn hẵn các giá trị tương quan của các yếu tố. Ví dụ lớn hơn chất lượng hệ thống (sys) tương quan với chất lượng thông tin (inf) là 0.674. Tương tự lớn hơn so với tương quan của các yếu tố khác. Bảng 5. Tương quan giữa các yếu tố với căn bậc hai của AVE - AVE sys inf tra att int sys 0,671741 0,819598 1,000 inf 0,601462 0,77554 0,674 1,000 tra 0,568828 0,754207 0,248 0,378 1,000 att 0,742459 0,861661 0,475 0,551 0,482 1,000 int 0,662988 0,814241 0,424 0,417 0,374 0,665 1,000 nb 0,64866 0,805394 0,344 0,47 0,533 0,565 0,477 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). 351 Qua kết quả của bảng 5 và 6, các tiêu chuẩn về kiểm định sự khác biệt đều đã được thỏa mãn. Cả kiểm định về tính hợp lý của sự hội tụ và tính hợp lý của sự khác biệt đã được thỏa mãn. Do đó mô hình đo lường đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn. Về mô hình cấu trúc, sau khi kiểm định mô hình đo lường, chúng tôi tiến hành kiểm định mô hình cấu trúc. Trước hết là kiểm định về khả năng giải thích của các biến phụ thuộc, kết quả cho thấy như bảng 7: Bảng 6. Khả năng giải thích của các biến phụ thuộc Yếu tố R2 Thái độ hướng đến sử dụng 0,411 Ý định sử dụng 0,442 Lợi ích ròng 0,227 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Hình 5. Mô hình cấu trúc (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Tiếp theo là mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy được xác định dựa vào kỹ thuật bootstrap. Giá trị T-value tương ứng của các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình đếu lớn hơn 1.96. 352 Bảng 7. Hệ số hồi quy và mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy Mối quan hệ Hệ số hồi quy B T-Value sys->att 0,193 2,5012 inf->att 0,299 3,2919 tra->att 0,321 4,2793 att->int 0,665 10,3087 int->nb 0,477 5,813 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Trên cơ sở T-value của các mối quan hệ đều lớn hơn 1.96 nên các giả thiết của nghiên cứu này đều được hỗ trợ. 3. Kết luận Nghiên cứu đóng góp một phát hiện chính, yếu tố đào tạo, huấn luyện (hệ số hồi quy B=0,321) là yếu tố quan trọng hơn hẳn yếu tố chất lượng hệ thống (hệ số hồi quy B=0,299), chất lượng thông tin (hệ số hồi quy B=0,193), đồng thời tất cả các yếu tố độc lập đều tác động có ý nghĩa đến ý định sử dụng ERP của người sử dụng tại Việt Nam. Khi xác định đầu tư cho ERP nghĩa là không chỉ mua phần mềm, mà mua phương pháp quản lý hiện đại của thế giới. Sự tiếp cận phương pháp quản lý hiện đại không chỉ ngày một ngày hai mà cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc cho việc huấn luyện, đào tạo để giúp người sử dụng nắm bắt được những phương pháp quản lý tiên tiến này. Khác với những đề tài khác, chủ yếu nghiên cứu về mặt kỹ thuật, đề xuất giải pháp, trong nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phát hiện nhỏ giúp nhà quản lý, lãnh đạo có thêm những bằng chứng, những quyết định quan trọng khi nhận diện đào tạo, huấn luyện ERP như là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi triển khai ERP tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Nghiên cứu này vẫn có một vài hạn chế. Đầu tiên là hạn chế trong khâu thu thập dữ liệu. Mẫu được chọn chưa mang tính đại diện cao. Đối tượng phỏng vấn trải rộng do tính chất và quy mô, số lượng của doanh nghiệp trải rộng cả ba miền Bắc, Trung, Nam khi triển khai ERP. Vì vậy, kết quả có thể chưa khái quát hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Tài liệu và các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến ERP rất ít và hạn chế để chúng tôi có trích rút những dẫn chứng quan trọng. Sau tất cả nhưng chưa phải là kết thúc, thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất rằng, khi triển khai ERP tại Việt Nam, doanh nghiệp và nhà quản lý cần chú ý sấu sắc cho việc đào tạo sử dụng ERP để việc triển khai ERP có thể đạt đến thành công cao hơn. 353 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Campbell, D. T., & Fiske, D. W., Convergent and discriminant validation by the multitrait-multimethods matrix, Personality, 56, (1998), 162. 2. Chin, W. W., The partial least squares approach to structural equation modeling, Modern methods for business research, 295, (1998), 336. 3. Cục TMĐT và CNTT., Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin Việt Nam, 2010. 4. Davenport, T. H.. Putting the enterprise into the enterprise system, Harvard business review, 76 (4), 1998. 5. Davis, F. D., Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS quarterly, 13(3), (1989), 319–340. 6. DeLone,, W., & McLean, E., The DeLone and McLean model of information systems success: A ten-year update, Journal of Management Information Systems, (2003), 9-30. FACTORS THAT IMPACT THE SUCCESSFUL DEPLOYMENT OF RESOURCES PLANNING SYSTEM (ERP) IN VIETNAM: A REVISED APPLICATION OF SUCCESSFUL INFORMATION SYSTEM MODEL Nguyen Huu Hoang Tho College of Economics, Hue University Abstract. With ERP application rate of 4% [3], it is said that successful ERP implementation in Vietnam has not achieved significant results. The goal of this study is to identify the key factors for successful implementation of ERP systems in Vietnam. With this goal, research has improved the model of successful information system in order to identify the factors that affect ERP implementation. Objects were selected by online invitation sampling incombination with ramdomly convenience sampling. The study received 150 responses, of which 117 are valid and complete. Through analysis of factors, impact of training (beta = 0,321) is larger than that of system quality (beta = 0,193) and of information quality (beta = 0,299). The results showed that system quality, information quality and training could account for 41,1% of those that intend to use ERP. The study results also noted that ERP users’ attitude affects the net benefits of the business to a level of 47,7 % which accounts for 27,7 % of the net benefits. Through the research, we propose that enterprises should pay attention to in-depth training using ERP for ERP implementation success to be achieved.
Tài liệu liên quan