Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên

Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu 10 trường hợp u sọ hầu, được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 23,5 ± 5,5 tuổi, nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau đầu và mờ mắt chiếm đến 80%. Kích thước u trung bình là 2,8 ± 0,65 cm, thay đổi từ 2 đến 4 cm. 100% u có dạng hỗn hợp, có vôi hóa trong u. Mức độ vôi hóa càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm (p<0,05). 100% u trên yên. U trước giao thoa: 40%, sau giao thoa: 60%. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và tương quan của u với giao thoa thị (p > 0,05). Kết luận: Mức độ vôi hóa trong u là yếu tố tiên lượng khả năng lấy u. Do hạn chế về mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không đủ mạnh để tìm thấy mối tương quan giữa kích thước u cũng như tương quan giữa vị trí u so với giao thoa và khả năng lấy u

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 190 CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG LẤY U TRONG PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ DƯỚI TRÁN HAI BÊN Nguyễn Minh Anh*, Nguyễn Phong**, Đỗ Hồng Hải***, Mai Hoàng Vũ*** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu 10 trường hợp u sọ hầu, được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 23,5 ± 5,5 tuổi, nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau đầu và mờ mắt chiếm đến 80%. Kích thước u trung bình là 2,8 ± 0,65 cm, thay đổi từ 2 đến 4 cm. 100% u có dạng hỗn hợp, có vôi hóa trong u. Mức độ vôi hóa càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm (p<0,05). 100% u trên yên. U trước giao thoa: 40%, sau giao thoa: 60%. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và tương quan của u với giao thoa thị (p > 0,05). Kết luận: Mức độ vôi hóa trong u là yếu tố tiên lượng khả năng lấy u. Do hạn chế về mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không đủ mạnh để tìm thấy mối tương quan giữa kích thước u cũng như tương quan giữa vị trí u so với giao thoa và khả năng lấy u Từ khóa: Đường mổ dưới trán hai bên, u sọ hầu. ABSTRACT FACTORS AFFECT THE EXTENT OF TUMOR REMOVAL OF CRANIOPHARYNGIOMA VIA BILATERL SUBFRONTAL APPROACH Nguyen Minh Anh, Nguyen Phong, Do Hong Hai, Mai Hoang Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 190 - 195 Objectives: to identify some factors affect the extent of tumor removal of craniopharyngioma via bilateral subfrontal approach. Methods: prospective of 10 patients with craniopharyngioma from 1/2011 to 1/2012 at neurosurgery department of Cho Ray hospital. All of them were operated by one surgeon. Results: average age was 23.5 ± 5.5 years, male was 60%, female was 40%. The most common signs and symtoms were headache and impairment of visual acuity. Mean diameter of tumor was 2.8 ± 0.65 cm, ranging from 2 to 4 cm. 100% tumors had solid and cystic component. The extent of calcification affects the extent of tumor removal (p<0.05). 100% tumors wre suprasellar. Prechiasmatic comprises 40%, post chiasmatic tumor: 60%. We found no different between pre- and postchiasmatic in the extent of tumor removal (p>0.05). Conclusion: The extent of calcification is the predict factor of the extent of tumor removal. Because of the small sample, we found no differnt in both size and tumor position and the extent of tumor resection. Key word: craniopharyngioma, bilateral subfrontal approach. *Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Đại học y dược cơ sở 1, **Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy ***Bộ môn ngoại thần kinh trường Đại học y dươc Tp HCM Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Phong Email: drnguyenphong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 191 MỞ ĐẦU U sọ hầu là u lành tính, phát triển từ phần sót lại củ túi Rathke hay ống sọ hầu, chiếm khoảng 5% các u nội sọ và 5 -10% các u nội sọ ở trẻ em. U tập trung chủ yếu ở hai đỉnh tuổi, đỉnh thứ nhất từ 5 - 14 tuổi, đỉnh thứ hai từ 50 đến 74 tuổi. U được phân thành dạng đặc, dạng nang hay hỗn hợp đặc và nang, tuy nhiên u dạng nang hay hỗn hợp chiếm đến 90% các trường hợp. U cũng thường có vôi hóa. Bệnh nhân thường hay nhập viện vì triệu chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn hay nôn), giảm thị lực hay rối loạn nội tiết (đái tháo nhạt, vô kinh, chậm dậy thì...)(1) U sọ hầu là thương tổn lành tính, do đó phẫu thuật lấy trọn u là lựa chọn hàng đầu trong điều trị. Mặc dù là thương tổn lành tính nhưng u sọ hầu có thể dính vào các cấu trúc thần kinh mạch máu quan trọng như vùng hạ đồi, cuống tuyến yên, phức hợp giao thoa thị giác, các mạch máu lớn trong đa giác Willis và sàn não thất III nên việc lấy trọn u mà không làm tổn thương các cấu trúc quan trọng nêu trên là điều hết sức khó khăn. Tỉ lệ sống còn sau 10 năm của u sọ hầu lên đến 85% đến 93% càng nhấn mạnh việc điều trị loại bệnh lý này phải bảo đảm an toàn và không làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngày nay, tỉ lệ tử vong và di chứng trong phẫu thuật u sọ hầu đã được cải thiện đáng kể nhờ phương tiện chẩn đoán hình ảnh (CT/ MRI), điều trị nội tiết thay thế sau mổ, tiến bộ của vi phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên lựa chọn điều trị tối ưu cho u sọ hầu vẫn còn đang bàn cãi. Tỉ lệ tái phát u lên đến 10 -30% ngay cả khi lấy hết u về mặt đại thể, tỉ lệ này còn cao hơn ở những bệnh nhân chỉ được lấy bán phần u. Cơ hội lấy trọn u giảm dần, đi đôi với tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế trong những lần phẫu thuật sau. Ứng dụng của xạ trị giúp điều trị u tái phát ở những bệnh nhân được phẫu thuật lấy bán phần u. Tuy nhiên xạ trị có nguy cơ gây suy tuyến yên, tổn thương thị giác, phát triển khối u tân sinh và giảm nhận thức. Vùng hạ đồi là nơi điều hòa hoạt động nội tiết và thường bị tổn thương do u xâm lấn dẫ đến giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có 10 bệnh nhân u sọ hầu được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012, có giải phẫu bệnh là u sọ hầu. Chúng tôi hồi cứu những thông tin về bệnh nhân bao gồm: tuổi, giới tính, lý do nhập viện, khám lâm sàng, xét nghiệm nội tiết, hình ảnh học (CT/ MRI) trước mổ, lâm sàng và hình ảnh học sau mổ. Tuổi được phân thành hai nhóm là dưới 15 tuổi và trên 15 tuổi. Kích thước u được phân thành 3 nhóm dựa trên đường kính lớn nhất theo tác giả Yasargil: nhỏ (dưới 2 cm), trung bình (2-4 cm), lớn (4-6 cm), khổng lồ (trên 6 cm). Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá về thị giác (bao gồm: thị lực, thị trường và soi đáy mắt), nội tiết tuyến yên (T3, T4, TSH, FSH, LH, Prolactin, cortisol, ACTH) trước và sau phẫu thuật. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật lấy u qua đường dưới trán hai bên. Hậu phẫu theo dõi ở Khoa hồi sức ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng tuần đầu. Bệnh nhân được theo dõi tri giác, lượng nước xuất nhập, tỉ trọng nước tiểu, nước tiểu 24 giờ, ion đồ máu mổi 8 giờ trong ngày đầu hay cho đến khi đái tháo nhạt kết thúc. Đái tháo nhạt sau mổ được định nghĩa khi: - Áp lực thẩm thấu máu dưới 200 mOsm/L hay tỉ trọng nước tiểu dưới 1,003. - Hay không có khả năng cô đặc nước tiểu > 300 mOsm/L mặc dù lâm sàng có tình trạng thiếu nước. - Lượng nước tiểu quá 250 ml/giờ đối với người lớn hay 3 ml/kg/giờ ở trẻ em. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 192 Mức độ lấy u được xác định dựa vào đánh giá của phẫu thuật viên và CT/ MRI sau mổ. Lấy gần trọn u được định nghĩa khi phẫu thuật viên thám sát không còn u bay bao u trong phẫu trường hay trên MRI sau mổ không ghi nhận u. Số liệu được xử trí bằng phần mềm thống kê SPSS 16. Các số liệu định tính được so sánh bằng phép kiểm CHI square, có hiệu chỉnh Fisher. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Tuổi và giới tính Độ tuổi trung bình là 23,5 ± 5,5 tuổi, nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất là 62 tuổi. Chúng tôi phân bệnh nhân theo hai nhóm tuổi: nhóm 1 (dưới 15 tuổi) và nhóm 2 (trên 15 tuổi). Tỉ lệ nhóm tuổi giữa hai nhóm là: 1:1 Giới tính nam 6 ca (chiếm 60%), giới tính nữ 4 ca (chiếm 40%), tỉ lệ nam nữ là 1,5. Triệu chứng lâm sàng Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau đầu và mờ mắt chiếm đến 80% các trường hợp, chỉ có 2 (chiếm 20%) bệnh nhân nhập viện vì trễ kinh, một bệnh nhân nhập viện vì lơ mơ và yếu tứ chi gây ra do tình trạng dãn não thất. Soi đáy mắt ghi nhận phù gai ở 5 bệnh nhân và 3 bệnh nhân teo gai, 2 bệnh nhân không ghi nhận bất thường đáy mắt. Đặc điểm hình ảnh học trước mổ Tất cả bệnh nhân đều được chụp MRI và CT scan trước mổ. Kích thước u trung bình là 2,8 ± 0,65 cm, thay đổi từ 2 đến 4 cm, được phân thành hai nhóm: nhóm 1 (u dưới 3 cm): 3 bệnh nhân, nhóm 2 (u trên 3 cm): 7 bệnh nhân. Tất cả 10 trường hợp u đều có dạng hỗn hợp gồm phần đặc và phần nang, trên CT ghi nhận có vôi hóa trong u, chúng tôi nhận thấy rằng mức độ vôi hóa thay đổi từ rải rác (8 trường hợp) đến khối vôi hóa có kích thước trên 1 cm (chiếm 2 trường hợp). Phân tích tương quan cho thấy có sự liên quan giữa mức độ lấy u và mức độ vôi hóa (p< 0,05), mức độ vôi hóa càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm. Bảng 1: Phương pháp phẫu thuật và mức độ vôi hóa Phương pháp phẫu thuật Lấy trọn Gần trọn Bán phần u Tổng Vôi rải rác 2 6 0 8 Vôi nhiều 0 0 2 2 Tổng 2 6 2 10 Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và mức độ vôi hóa (p<0,05) Tất cả 10 trường hợp u đều nằm trên yên. U nằm trước giao thoa chiếm 4 trường hợp (40%), u nằm sau giao thoa chiếm 6 trường hợp (60%). Phân tích tương quan cho thấy không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và tương quan của u với giao thoa thị (p > 0,05). Cuống tuyến yên ghi nhận trên MRI có chỉ có 2 trường hợp, đa số các trường hợp đều không ghi nhận được cuống tuyến yên trên MRI trước mổ, do bị chèn ép dãn mỏng hay bị cấu trúc u bao quanh. Có 7 trường hợp dãn não thất trước mổ (chiếm 70%) do u phát triển lên trên, chèn ép vào não thất III, tuy nhiên không có trường hợp dãn não thất đòi hỏi phải đặt VP shunt trước mổ, cũng như không có liên quan giữa dãn não thất và mức độ lấy u (p > 0,05). Kết quả phẫu thuật Mức độ lấy u: lấy trọn u 2 trường hợp (20%), lấy bán phần u: 6 trường hợp (60%), chỉ phá nang và sinh thiết 2 trường hợp (20%). Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp dò dịch não tủy qua mũi và được điều trị thành công bằng dẫn lưu thắt lưng và không có trường hợp viêm màng não. Có 1 trường hợp máu tụ ngoài màng cứng vùng đính cần phải phẫu thuật lấy máu tụ, sau mổ bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, lúc xuất viện đạt GOS 5. Đái tháo nhạt sau phẫu thuật 10 bệnh nhân đều có đái tháo nhạt thoáng qua sau mổ trong vòng 2 đấn 3 ngày đầu, sau đó tự hồi phục, chỉ có 2 trường hợp đái tháo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 193 nhạt vĩnh viễn, đòi hỏi phải điều trị bằng minirin lúc xuất viện. Phân tích thống kê cho thấy không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và đái tháo nhạt sau mổ, tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đái tháo nhạt vĩnh viễn và mức độ vôi hóa (p<0,05). Bảng 2: So sánh mức độ vôi hóa và đái tháo nhạt vĩnh viễn sau mổ Đái tháo nhạt vĩnh viễn Không đái tháo nhạt vĩnh viễn Vôi hóa trên 1 cm 2 0 Vôi rải rác 0 8 Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), mức độ vôi hóa càng nhiều thì nguy cơ đái tháo nhạt sau mổ càng cao Phân tích thống kê cũng cho thấy rằng mức độ lấy u có liên quan với đái tháo nhạt vĩnh viễn sau mổ (p<0,05). Bảng 3: So sánh phương pháp phẫu thuật và đái tháo nhạt vĩnh viễn sau mổ. Phương pháp phẫu thuật Lấy trọn Gần trọn u Bán phần u Tổng ĐTN thoáng qua 2 6 0 8 ĐTN vĩnh viễn 0 0 2 2 Tổng 2 6 2 10 Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phẫu thuật theo GOS Kết quả phẫu thuật tốt GOS 4 và 5 chiếm 90%, 1 trường hợp GOS 3 lúc xuất viện, sau quá trình theo dõi 6 tháng đạt GOS 4. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giũa mức độ lấy u và kết quả phẫu thuật. Tái phát Trong quá trình theo dõi 6 tháng, có 1 trường hợp u tái phát nang dịch, đòi hỏi phải phẫu thuật bóc bao nang (phẫu thuât lần thứ nhất chỉ phá nang và lấy bán phần do u vôi hóa nhiều). BÀN LUẬN U sọ hầu là một trong những u khó thuộc loại bậc nhất trong các loại u não. Trong khoảng 8 thập kỉ trước đây, Cushing cho rằng đây là một loại u "cấm kỵ" đối với phẫu thuật. Mặc dù ngày nay với sự tiến bộ của vi phẫu thuật và điều trị nội tiết thay thế nhưng u sọ hầu vẫn là loại u có tiên lượng xấu. Tại Mỹ, hàng năm có dưới 350 trường hợp u sọ hầu được chẩn đoán. Do số lượng bệnh ít nên kinh nghiệm tích lũy không nhiều nên u sọ hầu vẫn còn là một thách thức đối với phẫu thuật(2). U sọ hầu có thể được phẫu thuật qua đường xuyên xoang bướm, mở sọ trán thái dương, đường dưới trán, đường xuyên vỏ não-não thất. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đường mổ dưới trán hai bên trong tất cả các trường hợp. Đường dưới trán hai bên có những lợi điểm: cung cấp đường vào trực tiếp khoang trước giao thoa, tầm nhìn tốt khoang cảnh thị hai bên và phẫu trường rộng rãi. Mặc dù mở sọ pterion cũng giúp tiếp cận khoang quanh giao thoa (bể trước giao thoa, bể cảnh thị) và trên chỗ chia đôi động mạch não trước - não giữa để tiếp cận bể trên yên ở một phía của u, và do đó không thuận lợi cho thao tác phần u trong bể cảnh thị đối bên và khoang sau động mạch cảnh trong. Đường tiếp cận này thích hợp cho những u nằm trước giao thoa thị giác. Đối với những u phát triển ra sau hố yến hay phát triển vào phần dưới não thất III, phẫu thuật viên có thể lấy u sau khi mở tấm tận cùng. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đường mổ dưới trán hai bên cho cả 10 ca. Tuy nhiên đường tiếp cận này cũng có những bất lợi như đòi hỏi phải bóc tách thần kinh khứu giác hai bên nên có nguy cơ làm tổn thương khứu giác sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, đường mở sọ có thể làm thủng xoang trán nên có nguy cơ dò dịch não tủy, viêm màng não sau mổ. Trong nhiên cứu của chúng tôi có hai trường hợp dò dịch não tủy qua mũi sau mổ, tuy nhiên không có trường hợp nào viêm màng não và đều được điều trị khỏi bằng dẫn lưu thắt lưng. Mức độ lấy u và tương quan giữa u và giao thoa thị giác Theo một số tác giả, tương quan giữa u và giao thoa giữ vai trò quan trọng trong phẫu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 194 thuật loại u này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 4 ca u nằm trước giao thoa thị và 6 ca u nằm sau giao thoa thị giác. Đối với các trường hợp loại trước giao thoa, u chiếm chỗ bể trên yên và trải dài từ dưới giao thoa đến trước giao thoa. Chúng tôi nhận thấy rằng cuống tuyến yên bị đẩy ra giới hạn sau của u, trong lúc phẫu thuật, u được giảm khối và ưu tiên phá nang, sao đó tiến hành lấy trong lòng nhiều nhất có thể nhằm làm bao u co lại, sao đó tiến hành bóc tách ranh giới u khỏi các cấu trúc quan trọng như giao thoa thị giác, phức hợp thông trước, động mạch cảnh trong hai bên, sau đó chúng tôi tiếp tục bóc tách u về phía sau nhằm tìm cuống tuyến yên. Trong đa số các trường hợp cuống tuyến yên bị chèn ép, dãn mỏng nhưng vẫn nhận thấy được cấu trúc dạng sọc, tuy nhiên rất khó bóc tách cuống tuyến yên khỏi u, vì không có màng nhện ngăn cách cuống tuyến yên và u. Do đó chúng tôi chủ động chừa lại phần u dính vào cuống tuyến yên nhằm bảo đảm chức năng nội tiết sau mổ. Tất cả 4 bệnh nhân đều bảo tồn được cuống tuyến yên và không suy yên sau phẫu thuật. Đối với các trường hợp u nằm sau giao thoa, cuống tuyến yên thường bị đẩy về phía trước, tấm tận cùng dãn mỏng, phẫu thuật viên tiến hành lấy u sau khi phá tấm tận cùng. Cấu trúc cuống tuyến yên dễ dàng nhận thấy bởi những vân sọc và được cắt bằng kéo ở ranh giới cuống tuyến yên và u, sau đó tiến hành lấy u từng phần, tránh làm tổn thương giao thoa thị và vùng hạ đồi. 6 trường hợp u tuyến yên sau giao thoa đều không tổn thương cuống tuyến yên. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u và vị trí u trước và sau giao thoa (p>0,05). Qua tham khảo sát y văn, không có tác giả nào ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lấy u đối với u nằm trước và sau giao thoa. Mức độ lấy u và vôi hóa trong u Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ lấy u được đánh giá dựa trên nhận định của phẫu thuật viên lúc phẫu thuật và CT/ MRI đánh giá sau mổ. Tất cả 10 ca đều được chụp CT sau mổ và 1 ca chụp MRI 6 tháng sau mổ. Có 3 trường hợp (30%) u có kích thước dưới 3 cm, và 7 trường hợp u (70%) u có kích thước trên 3 cm, trong đó có 1 trường hợp u trên 5cm. Chúng tôi không tìm được khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kích thước và mức độ lấy u (p>0,05), có thể gây do mẫu nghiên cứu nhỏ. Trong hầu hết các nghiên cứu về u sọ hầu, tỉ lệ lấy trọn u thay đổi từ 50% - 90%, u càng to thì khả năng lấy trọn u càng thấp bởi vì u to chèn ép và đẩy lệch các cấu trúc quan trọng như giao thoa thị, vùng hạ đồi và cuống tuyến yên. Theo kinh nghiệm của tác giả, mức độ lấy u có liên quan đến tích chất u, mức độ vôi hóa càng cao thì khả năng lấy u càng thấp. Đối với hai trường hợp vôi hóa trên 1cm, phẫu thuật viên không lấy u được nhiều, chỉ tiến hành phá nang và lấy bán phần u, bởi vì vôi hóa nhiều đồng nghĩa với u cứng, thao tác khó khăn và dễ làm u dịch chuyển trong lúc cắt u bằng kéo dẫn đến tổn thương các cấu trúc quan trọng nhất là cuống tuyến yên và vùng hạ đồi trong lúc giảm khối u. Thật vậy, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, mức độ vôi hoá càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm và nguy cơ xuất hiện đái tháo nhạt vĩnh viễn càng cao: cả 2 trường hợp lấy bán phần u và phá nang đều đái tháo nhạt vĩnh viễn sau phẫu thuật, trong khi 8 trường hợp lấy trọn và gần trọn u chỉ xuất hiện đái tháo nhạt thoáng qua sau mổ. KẾT LUẬN Mặc dù với sự hỗ trợ của vi phẫu, vi phẫu thuật u sọ hầu vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên ngoại thần kinh, không chỉ vì tần suất bệnh thấp mà còn vì tương quan của u với những cấu trúc thần kinh mạch máu quan trọng. Mức độ vôi hóa trong u là yếu tố tiên lượng khả năng lấy u và nguy cơ đái tháo nhạt vĩnh viễn sau phẫu thuật. Do hạn chế về mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không đủ mạnh để tìm thấy mối tương quan giữa kích thước u Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 195 cũng như tương quan giữa vị trí u so với giao thoa và khả năng lấy u. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernd MH, Anke H,Christian S, Rolf B, Michael B, Rudolf F (2012). Results after treatment of craniopharyngiomas: further experiences with 73 patients since 1997, J Neurosurg, 116: 373– 384 2. Xintong Zhao, Xuxia Yi, HaijunWang, Hongyang Zhao (2012). An analysis of related factors of surgical results for patients with craniopharyngiomas, Clinical Neurology and Neurosurgery, 114: 149–155