Bài viết cung cấp một đánh giá tổng quát về vốn nhân lực của doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN) mới thành lập, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh qua lợi nhuận của DNNVV. Xuất phát từ thực tiễn
chất lượng nguồn nhân lực và mức thu nhập của người lao động trong DNNVV, sự
ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trên
cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường vốn nhân lực cho các
DNNVV mới thành lập tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ chuyên
môn của người lao động và thu nhập của họ đối với lợi nhuận của DNNVV đó. Tuy
nhiên, sự ảnh hưởng lại khác nhau ở các loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau.
25 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
230
CÁC YẾU TỐ VỐN NHÂN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
MỚI THÀNH LẬP TẠI VIỆT NAM
NCS. Nguyễn Dụng Tuấn
Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh/Cơ sở Thanh Hóa
Tóm tắt
Bài viết cung cấp một đánh giá tổng quát về vốn nhân lực của doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN) mới thành lập, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh qua lợi nhuận của DNNVV. Xuất phát từ thực tiễn
chất lượng nguồn nhân lực và mức thu nhập của người lao động trong DNNVV, sự
ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trên
cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường vốn nhân lực cho các
DNNVV mới thành lập tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ chuyên
môn của người lao động và thu nhập của họ đối với lợi nhuận của DNNVV đó. Tuy
nhiên, sự ảnh hưởng lại khác nhau ở các loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau.
Từ khóa: Vốn nhân lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Giới thiệu
Với sự nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường kinh doanh, các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nói chung và DN khởi nghiệp nói riêng. Theo số liệu
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm qua số lượng DN thành lập mới hằng
năm tiếp tục tăng cao. Giai đoạn 5 năm 2011 – 2016, số lượng DN thành lập mới là
504.073 DN, nhiều hơn số lượng DN đăng ký kinh doanh trong cả 10 năm trước đó
(giai đoạn 2000-2010 với gần 500 nghìn DN đăng ký mới), DNNVV chiếm tỷ trọng
khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, hàng năm đóng góp khoảng
48% vào GDP cả nước và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hơn 50 %
việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, DNNVV vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại trong
quá trình phát triển. Năm 2015, có tới 83% số DN được điều tra cho rằng họ có gặp
trở ngại trong kinh doanh (CIME, 2015), tỷ lệ tương đương so với điều tra năm
2013 (CIEM et al. 2014). Những khó khăn như nguồn lực vật chất bị hạn chế, thiếu
vốn và khó tiếp cận nguồn vốn vay, quy mô lao động (LĐ) nhỏ dẫn đến tổng vốn
nhân lực thấp.
231
Để DNNVV mới thành lập hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một trong những yếu tố không
thể thiếu là vốn nhân lực. Lý thuyết về vốn nhân lực cho rằng vốn nhân lực là chìa
khóa hoạt động của DN (Becker, 1993, Ployhart & Moliterno, 2011). Một số nghiên
cứu đã nhận thấy có mối quan hệ tích cực tồn tại giữa vốn nhân lực và thành công
của DN (Jiang et al., 2012; Unger et al., 2011; Wong, 2005; Chowdhury et al., 2014;
Karolina Jerzak, 2015,...).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu về: Trình độ giáo dục thông qua
số năm đi học chuyên môn kỹ thuật của người LĐ; Thu nhập bình quân của lao động
(TNBQLĐ) trong DN để đo sự ảnh hưởng của Vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh
của DN. Qua đó, kết quả thu được có thể đưa ra một số gợi ý giúp những nhà Quản
lý chính sách có được cái nhìn tổng quát về vốn nhân lực của các DN, từ đó đưa ra
được những chính sách phù hợp phát triển các DN Việt Nam trong giai đoạn mới;
Giúp cho các chủ DN phát huy tốt nguồn vốn nhân lực của DN, nhằm nâng cao kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận tối ưu cho DN.
2. Cơ sở lý luận
Khái niệm vốn nhân lực của doanh nghiệp
Khái niệm vốn nhân lực được Stevens (2010) diễn giải rõ nét. Theo tác giả
này, khái niệm vốn nhân lực có thể được hiểu là “kỹ năng mà người LĐ sở hữu và
được coi là một nguồn lực hoặc tài sản”. Stevens (2010) cũng nhấn mạnh rằng vốn
nhân lực không phải là nhân viên, người làm việc trong DN, Olaniyani and
Okemakinde (2008) khẳng định vai trò của việc phát triển vốn nhân lực liên quan
đến hoạt động sản xuất và nói rằng vốn nhân lực có liên quan đến đầu tư vào người
LĐ, đồng thời tăng năng suất kinh tế. Trong khi Kwon (2009) lập luận rằng sự tích
lũy của vốn nhân lực có ảnh hưởng tới sự gia tăng tiền lương, năng suất và tăng
trưởng, vì vậy có lý do lập luận rằng sự tích tụ của loại vốn này ảnh hưởng đến
nhiều lĩnh vực. Poteliené and Tamašauskiené (2014) định nghĩa vốn nhân lực là
toàn bộ kiến thức và kỹ năng được sử dụng bởi các cá nhân hoặc khả năng và kỹ
năng của người LĐ.
Do đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ và sử dụng các công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm
mới và khác nhau (Garavan et al, 2001). Lợi thế cạnh tranh dựa trên vốn nhân lực
là khó bắt trước hơn nhiều so với lợi thế cạnh tranh dựa trên vốn vật chất
(Nordhaug, 1993). Đầu tư cho vốn nhân lực để đạt kết quả kinh doanh cao, chi phí
đầu tư này được cung cấp để sử dụng trong tương lai. Do đó, chọn đầu tư cho
người LĐ trong DN được ưu tiên, bởi vì con người là nguồn vốn nhân lực có giá
trị (Burund & Tumolo, 2004).
232
Như vậy, ở cấp độ cá nhân vốn nhân lực bao gồm các đặc điểm được sở hữu
bởi một cá nhân có thể mang lại kết quả tích cực cho cá nhân đó như: kiến thức, năng
lực, kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo, thái độ đối với công việc, sức khoẻ cá nhân, giáo
dục, khả năng, sự đổi mới và sáng tạo, các tính năng bẩm sinh, lòng trung thành.
Trong khi ở cấp độ DN, Vốn nhân lực có thể đề cập tới sự tích lũy tổng hợp của Vốn
nhân lực cá nhân, được kết hợp theo cách tạo ra giá trị cho DN.
Có thể khẳng định rằng có nhiều yếu tố cấu thành nên vốn nhân lực như đã đề
cập ở trên, tuy nhiên kiến thức chuyên môn, giáo dục và thu nhập của LĐ trong DN
là những yếu tố rất quan trọng cấu thành nên vốn nhân lực của DN đó, bởi vì khi một
LĐ có kiến thức chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản hơn thì người LĐ đó sẽ có
năng lực tốt hơn, có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, giải quyết vấn đề trong công việc
tốt hơn, ... Trong khi một LĐ được trả lương cao hơn, đảm bảo được mức thu nhập
thì thái độ đối với công việc của người đó tốt hơn, sức khoẻ cá nhân được cải thiện
hơn, lòng trung thành đối với DN cao hơn, ...(Kwon, 2009; Bildirici et al, 2005;
Poteliené and Tamašauskiené, 2014, ...).
Mô hình nghiên cứu
VỐN NHÂN LỰC
- Lý thuyết vốn nhân lực của doanh nghiệp qua số năm học bình quân của
lao động:
Dựa trên các nghiên cứu của Benhabib and Spiegel (1994); Barro and Martin
(1995) thì số năm đi học bình quân (NĐHBQ) của lực lượng LĐ trong DN được đo
bằng tổng các tích của số năm đi học nhân với số LĐ trong từng nhóm trình độ sau
đó chia cho tổng số LĐ. Theo Barro and Martin (1995) và căn cứ vào hệ thống giáo
Số năm đi học bình quân
lao động trong DN
Kết quả
Kinh doanh DN
Thu nhập bình quân
lao động trong DN
- Quy mô DN
- Loại hình DN
- Lĩnh vực hoạt độnng
233
dục Việt Nam quy định về thời gian đào tạo các bậc học, giả thiết có tám nhóm người
LĐ theo trình độ học vấn như sau:
Nhóm 1, nhóm chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chỉ tất cả những người
trong lực lượng LĐ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật), nhóm này có số năm đi
học chuyên môn kỹ thuật bình quân bằng không.
Nhóm 2, nhóm đã qua đào tạo ngắn hạn (thường là đào tạo 3 tháng) nhóm này
có số năm đi học chuyên môn kỹ thuật bình quân bằng 0,25.
Nhóm 3, nhóm đã qua đào tạo sơ cấp (thường là đào tạo từ 6 tháng đến dưới
một năm) nhóm này có số NĐHBQ bằng 0,5.
Nhóm 4, nhóm đã qua đào tạo trung cấp nhóm này có số NĐHBQ bằng 2.
Nhóm 5, nhóm đã qua đào tạo cao đẳng nhóm này có số NĐHBQ bằng 3.
Nhóm 6, nhóm đã qua đào tạo đại học nhóm này có số NĐHBQ bằng 4.
Nhóm 7, nhóm đã qua đào tạo thạc sỹ (đào tạo 2 năm đối với người có bằng
đại học) nhóm này có số NĐHBQ bằng 6.
Nhóm 8, nhóm đã qua đào tạo tiến sỹ (đào tạo 3 năm tập trung đối với người
có bằng thạc sỹ) nhóm này có số NĐHBQ bằng 9.
Từ những giả thiết trên, công thức tính số NĐHBQ của DN được xác định.
Bảng 1. Bảng trình độ giáo dục và số năm đi học bình quân
Nguồn: Barro and Martin (1995) và tính toán của tác giả
7
0 0
7
0
( )
j
j i
j i
j
j
L T
s
L
= =
=
=
Trong đó: S là số NĐHBQ của LĐ trong DN.
Ti là số NĐHBQ của từng cấp học.
Lj là số người trong lực lượng LĐ có trình độ j.
i, j = 0, , 7: trình độ giáo dục.
(1)
234
- Lý thuyết vốn nhân lực của doanh nghiệp qua thu nhập bình quân lao động:
Trong nghiên cứu của Mulligan and Martin (1995) cho rằng: một người có
trình độ giáo dục tốt thì sẽ có được mức thu nhập cao hơn. Mulligan and Martin
(1997) đo vốn nhân lực cho mỗi nền kinh tế bằng cách cộng gia quyền lực lượng LĐ
của nền kinh tế đó, với quyền số là tỷ lệ giữa thu nhập của họ so với thu nhập của
người LĐ có mức vốn nhân lực bằng 0.
Trên cơ sở thước đo vốn nhân lực dựa vào thu nhập mà người LĐ nhận được
của Mulligan and Martin (1997), chúng ta có thể xác định tổng vốn nhân lực của DN
bằng cách tính tổng gia quyền toàn bộ LĐ của mỗi DN và mức vốn nhân lực bình
quân của mỗi DN sẽ là:
Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng với mẫu là toàn bộ DNNVV đang hoạt động sản xuất,
kinh doanh của Việt Nam mới thành lập giai đoạn 2011 - 2016, với phương pháp thu
thập dữ liệu từ Tổng điều tra DN của Tổng cục Thống kê năm 2018.
3. Kết quả nghiên cứu
Thực trạng vốn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập tại
Việt Nam
Số năm đi học bình quân của LĐ trong các đối tượng DNNVV là khác nhau.
Đối tượng DN siêu nhỏ (Từ 10 LĐ trở xuống); DN Nhà nước; DN hoạt động trong
lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô, xe máy, xe có động cơ khác; DN hoạt động
Vận tải kho bãi; Thông tin và truyền thông; Tài chính NH, Bảo hiểm và kinh doanh
Bất động sản; Hoạt động chuyên môn, Khoa học công nghệ; Giáo dục, Y tế, Nghệ
thuật và các dịch vụ khác có số NĐHBQ cao hơn mức trung bình trung của toàn DN
(2,113 năm). Trong khi các đối tượng DN còn lại có số NĐHBQ thấp hơn mức trung
bình của toàn DN (Bảng 2)
Thu nhập bình quân của người LĐ ở các loại đối tượng DN cũng khác nhau.
TNBQLĐ trong DN có quy mô nhỏ và vừa; DN Nhà nước; DN FDI; DN hoạt động
Trong đó: EL là số LĐ hiệu quả bình quân
Wj là thu nhập bình quân đầu người của LĐ ở trình độ j
Wo là thu nhập bình quân của một người chưa qua đào tạo
Lj là số lao động trong lực lượng LĐ có trình độ j
J = 0., 7, (trình độ giáo dục).
7
0 0
7
0
w
( )
w
EL
j
j
j
j
j
L
L
=
=
=
(2)
235
trong lĩnh vực Khai khoáng; Sản xuất và phân phối điện, Nước; Vận tải kho bãi;
Thông tin và truyền thông; Tài chính NH, Bảo hiểm và kinh doanh Bất động sản;
Hoạt động chuyên môn, Khoa học công nghệ cao hơn mức thu nhập LĐ bình quân
của toàn DN (70,769 triệu). Ngược lại TNBQ của các đối tượng DN còn lại có
mức TNBQ LĐ thấp hơn mức thu nhập LĐ bình quân của toàn DN (Bảng 3).
Bảng 2: Vốn nhân lực qua số năm đi học của lao động trong DNNVV năm 2016
Phân loại DN
Số lượng
DN
(DN)
Số lao động
(LĐ)
Tổng năm
đi học
(năm)
Số năm học
BQ lao động
(năm)
Tổng cộng 225.176 2.716.432 5.739.603 2,113
Quy mô
DN
DN siêu nhỏ 176.120 746.726 2.082.594 2,789
DN nhỏ và vừa 49.056 1.969.706 3.657.009 1,857
Loại hình
DN
DN Nhà nước 397 49.869 132.461 2,656
DN ngoài Nhà nước 219.567 2.322.533 4.995.362 2,151
DN FDI 5.212 344.030 611.780 1,778
Lĩnh vực
hoạt
động
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6.294 90.039 103.471 1,149
Khai khoáng 914 17.961 31.075 1,730
Công nghiệp chế biến, chế tạo 31.900 873.786 1.347.138 1,542
SX và phân phối điện, nước 1.469 27.541 52.106 1,892
Xây dựng 26.898 482.560 841.935 1,745
Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô,
xe có động cơ khác
91.544 565.023 1.454.480 2,574
Vận tải kho bãi 16.029 156.895 475.704 3,032
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8.499 92.739 196.203 2,116
Thông tin và truyền thông 4.535 47.901 176.860 3,692
Hoạt động TCNH, BH và BĐS 3.846 41.705 145.394 3,486
Hoạt động chuyên môn, KHCN 18.224 130.339 442.187 3,393
Giáo dục; y tế; nghệ thuật và các
dịch vụ khác
15024 189.943 473.050 2,491
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, 2018
Bảng 3: Vốn nhân lực qua thu nhập của lao động trong DNNVV năm 2016
236
Phân loại DN
Số lượng
DN
(DN)
Số lao
động (LĐ)
Tổng thu
nhập
(tr đồng)
Thu nhập
BQ LĐ
(tr đồng)
Tổng cộng 225.176 2.716.432 192.239.031 70,769
Quy mô
DN
DN Siêu nhỏ 176.120 746.726 44.984.851 60,243
DN nhỏ và vừa 49.056 1.969.706 147.254.180 74,759
Loại hình
DN
DN Nhà nước 397 49.869 5519.261 110,675
DN ngoài Nhà nước 219.567 2.322.533 151.042.150 65,033
DN FDI 5.212 344.030 35.677.620 103,705
Lĩnh vực
hoạt
động
Nông, Lâm nghiệp và thủy sản 6.294 90.039 2.916.188 32,388
Khai Khoáng 914 17.961 1.471.958 81,953
Công nghiệp chế biến, chế tạo 31.900 873.786 63.197.314 72,326
SX và phân phối điện, Nước 1.469 27.541 2.323.086 84,350
Xây dựng 26.898 482.560 34.000.258 70,458
Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô,
xe có động cơ khác
91.544 565.023 38.563.087 68,251
Vận tải kho bãi 16.029 156.895 11.892.727 75,801
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8.499 92.739 4.736.580 51,074
Thông tin và truyền thông 4.535 47.901 5.419.691 113,144
Hoạt động TCNH, BH và BĐS 3.846 41.705 4.097.699 98,254
Hoạt động chuyên môn, KHCN 18.224 130.339 11.460.403 87,928
Giáo dục; Y tế; Nghệ thuật và
các Dịch vụ khác
15.024 189.943 12.160.040 64,019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê, 2018
Bên cạnh đó, lợi nhuận bình quân của lao động (LNBQLĐ) là khác nhau ở các
loại đối tượng DN. Lợi nhuận (LN) bình quân của DN siêu nhỏ; DN Nhà nước; DN
FDI; DN hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, nước;
bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô, xe máy, xe có động cơ khác; vận tải kho bãi; thông
tin và truyền thông; tài chính ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản. Các
đối tượng DN này có mức LNBQLĐ năm cao hơn mức bình quân của toàn DN
(106,832 triệu). Ngược lại LNBQLĐ ở các đối tượng DN còn lại thấp hơn mức
LNBQLĐ của toàn DN (Bảng 4).
237
Bảng 4: Lợi nhuận của DNNVV năm 2016
Phân loại DN
Số lao
động (LĐ)
Tổng LN gộp
(tr đồng)
LN BQ LĐ
(tr đồng)
Tổng cộng 2.716.432 290.202.636 106,832
Quy mô DN
DN siêu nhỏ (Từ 10 LĐ trở xuống) 746.726 100.402.628 134,457
DN nhỏ và vừa (Trên 10 LĐ) 1.969.706 189.800.008 96,360
Loại hình DN
DN Nhà nước 49.869 11.085.999 222,302
DN ngoài Nhà nước 2.322.533 230.239.118 99,133
DN FDI 344.030 48.877.519 142,073
Lĩnh vực
hoạt động
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 90.039 3.312.481 36,789
Khai khoáng 17.961 3.479.322 193,715
Công nghiệp chế biến, chế tạo 873.786 60.559.000 69,306
SX và phân phối điện, nước 27.541 14.951.384 542,877
Xây dựng 482.560 24.232.129 50,216
Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô, xe
máy, xe có động cơ khác
565.023 106.519.892 188,523
Vận tải kho bãi 156.895 19.846.565 126,496
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 92.739 6.938.014 74,812
Thông tin và truyền thông 47.901 6.196.808 129,367
Hoạt động TCNH, BH và BĐS 41.705 16.826.001 403,453
Hoạt động chuyên môn, KHCN 130.339 13.532.347 103,824
Giáo dục; y tế; nghệ thuật và các
dịch vụ khác
189.943 13.808.693 72.699
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, 2018
Tác động của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy giữa số năm đi học với lợi nhuận của toàn DN
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 41,655 7,752 5,374 ,000
NAMDIHOCBQ 35,632 2,290 ,033 15,560 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
238
Bảng 5 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số NĐHBQ với
LNBQLĐ trong DN.
LNBQ = 41,655 + 35,632 NAMHOCBQ (3)
Biểu thức (3) cho thấy, số NĐHBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DN tăng
35,632%. Như vậy, rõ ràng là trình độ học vấn thông qua số NĐHBQ của người LĐ
chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc quyết định tới LN của DNNVV.
Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy giữa thu nhập với lợi nhuận trong toàn DN
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 113,728 4,693 24,232 ,000
THUNHAPBQLD ,488 ,035 ,029 13,799 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 6 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa TNBQ với
LNBQLĐ trong DN.
LNBQ = 113,728 + 0,488 THUNHAPBQLD (4)
Biểu thức (4) cho thấy, TNBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DN tăng 0,488%.
Bảng 7: Kết quả phân tích hồi quy giữa số năm đi học và thu nhập với lợi
nhuận trong toàn DN
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 20,890 7,921 2,637 ,008
NAMDIHOCBQ 33,396 2,296 ,031 14,545 ,000 ,994 1,006
THUNHAPBQLD ,448 ,035 ,027 12,644 ,000 ,994 1,006
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 7 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số NĐHBQ và
TNBQ của LĐ với LNBQLĐ trong DN.
LNBQ = 20,890 + 33,396 NAMHOCBQ + 0,448 THUNHAPBQLD (5)
Biểu thức (5) cho thấy, đồng thời số NĐHBQ và TNBQ của LĐ tăng 1% thì
LNBQLĐ trong DN tăng 33,844 %.
239
* Theo quy mô của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp siêu nhỏ
Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ trong DN siêu nhỏ
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 40,251 10,323 3,899 ,000
NAMDIHOCBQ 36,932 2,910 ,030 12,693 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 8 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ.
LNBQ = 40,251 + 36,932 NAMHOCBQ (6)
Biểu thức (6) cho thấy, số NĐHBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DN siêu nhỏ
tăng 36,932%.
Bảng 9: Kết quả phân tích hồi quy giữa TNBQ với LNBQLĐ trong DN siêu nhỏ
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 128,477 5,800 22,152 ,000
THUNHAPBQLD ,426 ,041 ,024 10,277 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 9 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa TNBQ với LNBQLĐ.
LNBQ = 128,477 + 0,426 THUNHAPBQLD (7)
Biểu thức (7) cho thấy, TNBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DN siêu nhỏ tăng 0,426%.
- DN nhỏ và vừa
Bảng 10: Kết quả phân tích hồi quy giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ trong DNNVV
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 51,031 3,913 13,042 ,000
NAMDIHOCBQ 27,033 1,438 ,085 18,797 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 10 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ.
LNBQ = 51,031 + 27,033 NAMHOCBQ (8)
240
Biểu thức (8) cho thấy, số NĐHBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DN tăng 27,033%.
Bảng 11: Kết quả phân tích hồi quy giữa TNBQ với LNBQLĐ trong DNNVV
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 12,511 3,365 3,718 ,000
THUNHAPBQLD 1,314 ,033 ,179 40,270 ,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 11 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa TNBQ với LNBQLĐ.
LNBQ = 12,511 + 1,314 THUNHAPBQLD (9)
Biểu thức (9) cho thấy, TNBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong DNNVV tăng 1,314%.
* Theo khu vực DN
- Doanh nghiệp Nhà nước
Bảng 12: Kết quả phân tích hồi quy giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ trong DN
Nhà nước
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 126,691 77,810 1,628 ,104
NAMDIHOCBQ 56,436 23,266 ,121 2,426 ,016 1,000 1,000
a. Dependent Variable: LNBQ
Bảng 12 cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số NĐHBQ với LNBQLĐ.
LNBQ = 126,691 + 56,436 NAMHOCBQ (10)
Biểu thức (10) cho thấy, số NĐHBQ tăng 1% thì LNBQLĐ trong D