Năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) mở cửa đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN). 5 năm sau, ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội (HN) cũng chính thức khai trương hoạt động. Đây là lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ ở Việt Nam - lĩnh vực được ước đoán sẽ có tốc độ phát triển như vũ bão, hứa hẹn mở ra thật nhiều cơ hội cho những người thực sự am hiểu về nó.
Kinh tế là lĩnh vực hoạt động cơ bản, phức tạp và có tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần to lớn không chỉ trong công tác quản lý điều hành các hoạt động kinh tế mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh những bài báo chính xác, khách quan về hoạt động mọi mặt của thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều bài viết vội. Người viết chưa tìm hiểu kỹ cách vận hành thị trường nên còn nhiều sai sót đáng tiếc. Điều này cũng dễ hiểu, vì ở Việt Nam ta, rất có thể một người chuyên viết về bình luận kịch nghệ hay phê bình văn học nay nhảy sang viết kinh tế, làm sao tránh sai sót.
Không phải ngẫu nhiên mà ở xã hội văn minh, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hoá mạnh mẽ, thông tin được coi là thứ hàng hoá đắt giá nhất, thậm chí còn quý hơn vốn liếng. TTCK luôn biến đổi, có thể làm cho nhà đầu tư (NĐT) thắng lớn hoặc thua đậm trong thời gian ngắn. Thời đại ngày nay là thời đại: “Ai nắm được thông tin coi như nắm được thành công trong tay.” Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc tuyên truyền, đưa thông tin về các vấn đề kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sự thành công đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức, cách xử lý, sự sáng tạo của người sử dụng thông tin.
Người ta nói, TTCK như chiếc «phong vũ biểu» của nền kinh tế. Sức khỏe của nền kinh tế được phản ánh hàng ngày, hàng giờ trên TTCK. Mọi thông tin kinh tế từ vĩ mô đến vi mô đều có thể ảnh hưởng tức thời tới hoạt động của TTCK. Ngược lại, với vai trò là kênh dẫn vốn trực tiếp cho nền kinh tế, mọi thay đổi của TTCK cũng có thể hưởng đến tình hình kinh tế và hệ thống doanh nghiệp.
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“ Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế”
(Danh ngôn)
Năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) mở cửa đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN). 5 năm sau, ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội (HN) cũng chính thức khai trương hoạt động. Đây là lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ ở Việt Nam - lĩnh vực được ước đoán sẽ có tốc độ phát triển như vũ bão, hứa hẹn mở ra thật nhiều cơ hội cho những người thực sự am hiểu về nó.
Kinh tế là lĩnh vực hoạt động cơ bản, phức tạp và có tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần to lớn không chỉ trong công tác quản lý điều hành các hoạt động kinh tế mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh những bài báo chính xác, khách quan về hoạt động mọi mặt của thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều bài viết vội. Người viết chưa tìm hiểu kỹ cách vận hành thị trường nên còn nhiều sai sót đáng tiếc. Điều này cũng dễ hiểu, vì ở Việt Nam ta, rất có thể một người chuyên viết về bình luận kịch nghệ hay phê bình văn học nay nhảy sang viết kinh tế, làm sao tránh sai sót.
Không phải ngẫu nhiên mà ở xã hội văn minh, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hoá mạnh mẽ, thông tin được coi là thứ hàng hoá đắt giá nhất, thậm chí còn quý hơn vốn liếng. TTCK luôn biến đổi, có thể làm cho nhà đầu tư (NĐT) thắng lớn hoặc thua đậm trong thời gian ngắn. Thời đại ngày nay là thời đại: “Ai nắm được thông tin coi như nắm được thành công trong tay.” Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc tuyên truyền, đưa thông tin về các vấn đề kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sự thành công đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức, cách xử lý, sự sáng tạo của người sử dụng thông tin.
Người ta nói, TTCK như chiếc «phong vũ biểu» của nền kinh tế. Sức khỏe của nền kinh tế được phản ánh hàng ngày, hàng giờ trên TTCK. Mọi thông tin kinh tế từ vĩ mô đến vi mô đều có thể ảnh hưởng tức thời tới hoạt động của TTCK. Ngược lại, với vai trò là kênh dẫn vốn trực tiếp cho nền kinh tế, mọi thay đổi của TTCK cũng có thể hưởng đến tình hình kinh tế và hệ thống doanh nghiệp.
Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tư chứng khoán và kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV trong 3 tháng đầu năm 2007)”
Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khi đánh giá về mức tác động của báo chí đối với TTCK, một chuyên gia đã có nhận xét: “Nhiều người có thể thấy nhà báo viết về mảng an ninh, xã hội thường phải có thần kinh thép khi liên tục phải đưa tin về các vụ án, cướp của, giết người, hiếp dâm... Tuy nhiên, chính những người làm báo kinh tế mới phải là những người có thần kinh thép khi động đến những vấn đề sống còn của một cá nhân, tổ chức, thậm chí cả một nền kinh tế”. TTCK thăng hoa, số lượng NĐT tăng chóng mặt khiến vai trò của thông tin báo chí ngày càng trở nên quan trọng.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể làm sáng tỏ được các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Tìm hiểu quá trình truyền tải thông tin chứng khoán ảnh hưởng như thế nào, tác động đến những đối tượng nào. Đánh giá về nhu cầu của xã hội đối với lĩnh vực này.
- Thứ hai: Tìm hiểu về cách thức tiếp cận và xử lý thông tin của đội ngũ nhân lực (cung) – các phóng viên kinh tế đang từng ngày từng giờ cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trên mặt báo. Đặt ra vấn đề đạo đức của nghề báo đặc biệt với phóng viên viết mảng kinh tế tài chính.
Khảo sát trên hai tờ báo giấy (Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư chứng khoán) và một kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV cùng một số tờ báo điện tử khác để thấy cách thức tổ chức, cách đưa tin, đăng tải tin tức về vấn đề này. Trên cơ sở đó sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về thông tin TTCK trên báo chí và những tác động của nó đối với thị trường đầy tính nhạy cảm này.
- Thứ ba: Đưa ra những nhận định, đề xuất về quá trình xử lý và truyền tải thông tin cho đông đảo độc giả của người làm báo về chứng khoán. Nhận xét về cách làm và gợi mở một số hướng đi cho phóng viên làm báo kinh tế chuyên nghiệp (đặc biệt là phóng viên phụ trách thông tin chứng khoán).
Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu một cách cơ bản và có hệ thống các khái niệm của TTCK.
- Khảo sát chính trên hai tờ báo giấy: Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo Đầu tư chứng khoán và kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV (VCTV9) để xem xét cách sắp đặt chuyên mục, cách tiếp cận và xử lý thông tin, độ xác thực của thông tin về thị trường chứng khoán (theo những phản hồi của thị trường những ngày sau đó)…
- Khảo sát trên một số sàn giao dịch chứng khoán lớn ở Hà Nội về phản ứng và niềm tin của nhà đầu tư với thông tin chứng khoán trên báo chí.
- Phỏng vấn một số phóng viên kinh tế về các “tai nạn nghề nghiệp” có thể xảy ra trong quá trình đưa tin về thị trường nhạy cảm và luôn tiềm ẩn rủi ro, biến động này.
GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN
IPO: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Bản cáo bạch: Là tài liệu do công ty phát hành trước khi tiến hành IPO tài liệu này cung cấp những chi tiết về tài chính, kế hoạch kinh doanh, và các thông tin khác cần thiết về công ty cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Bản cân đối tài chính: Là báo cáo tài chính về các khoản cân đối tài sản so với nợ.
Báo cáo lợi nhuận: Là báo cáo về lợi nhuận và chi phí trong một khoản thời gian nhất định. Một công ty niêm yết sẽ được yêu cầu làm báo cáo lợi nhuận thường kỳ vì các nhà đầu tư sẽ dựa vào bản báo cáo này để đánh giá cổ phiếu.
Chứng khoán ký quỹ Mỹ (ADR): Được ngân hàng Mỹ phát hành đại diện cho cổ phần của một công ty nước ngoài mà công ty này đang nắm giữ, có thể giao dịch được trên thị trường chứng khoán New York như là cổ phần của công ty này.
Chứng khoán ký quỹ toàn cầu (GDR): Tương tự như chứng khoán ký quỹ Mỹ nhưng được phát hành bằng các tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ. Nó cho phép các công ty của các nước đang phát triển được niêm yết trên các thị trường chứng khoán khác trên thế giới ngoài chứng khoán New York.
Chợ đen (OTC): là thị trường không chính thức, trên đó các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các công ty không niêm yết. Giao dịch trên chợ đen thường không được các nhà quản lý thị trường khuyến khích vì nó không đựoc quản lý, và có nhiều rủi ro hơn thị trường chính thức.
Chỉ số: Tất cả các thị trường chứng khoán đều có ít nhất một chỉ số được dùng để theo dõi hoạt động của các cổ phiếu niêm yết. Chỉ số sẽ dựa trên dao động giá cả và lấy mức bình quân để tính mức thay đổi. Một vài chỉ số bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết, nhưng phần lớn tập trung vào các nhóm nhỏ (Có thể là đại diện cho một ngành công nghiệp cụ thể, hoặc các cổ phiếu bluechip, hoặc đại diện liên ngành trên toàn thị trường)
Chia cổ phiếu: là khi một cổ phiếu đang lưu hành được phân chia ra để tăng hoặc giảm cổ phiếu. Thường thì để tăng tổng số cổ phiếu, và nhằm giúp việc tiêu thụ các cổ phiếu này trong tương lai bằng cách tăng tính thanh khoản và làm các cổ phiếu này rẻ hơn. Quá trình này không ảnh hưởng đến sở hữu tương đối của các nhà đầu tư hiện thời vì số cổ phiếu họ đang nắm giữ sẽ cùng tăng hoặc giảm theo cùng một tỷ lệ.
Chứng khoán: là cổ phiếu hoặc trái phiếu
Cổ phần: là sở hữu thông qua cổ phiếu.
Cổ phần vốn: là tổng số cổ phần đang lưu hành.(Xem cổ phần thường và cổ phần ưu tiên)
Cổ phần thường: là cổ phần phát hành ra đại đa số cổ đông. Cổ đông có quyền biểu quyết kế hoạch những hoạt động kinh doanh của công ty và nhận cổ tức, nếu công ty không kiếm đủ lợi nhuận để trả cổ tức thì tất cả các cổ đông nắm giữ cổ phần thường sẽ chỉ được thanh toán sau khi các cổ đông có cổ phần ưu tiên đã được thanh toán.
Cổ tức: là tiền công ty thanh toán cho các cổ đông. Số tiền thanh toán này thay đổi đối với cổ đông thường vì lợi nhuận công ty sẽ thay đổi và sẽ cố định với cổ đông ưu tiên.
Cổ tức cổ phiếu: là cổ tức được trả bằng cổ tức thay vì bằng tiền mặt.
Dao động: là các thay đổi trong giá cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường. Nói chung càng ít dao động thì thị trường càng được coi là an toàn và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư dài hạn.
Đầu cơ cổ phiếu giá rẻ: Là khi mua cổ phiếu với giá thấp và dự đoán rằng giá sẽ tăng.
Đầu cơ hay đầu tư ngắn hạn: là các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu nhằm thu lợi qua thay đổi trong giá cả trong một thời gian ngắn. (Giờ, ngày, tuần). Các nhà đầu tư tham gia đầu cơ có thể thu mua cổ phiếu hay trái phiếu dựa trên những tính toán về bản chất của một công ty hoặc chính phủ mà chỉ muốn kiếm lời nóng dựa trên những suy tính về biến động của thị trường.
Đầu tư dài hạn: Là đầu tư vào cổ phiếu của công ty với mục đích muốn nắm giữ nó trong một thời gian dài để kiếm lợi từ tốc độ phát triển của công ty và thanh thoán cổ tức.
Đầu tư lẻ: là một nhà đầu tư cá thể, ngược lại với nhà đầu tư định chế là một quỹ hoặc một ngân hàng.
Quỹ đầu tư mở: là các quỹ liên tục bán cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư miễn là nhìn ra nhu cầu cho cổ phiếu đó. Cũng như quỹ tín thác, sau đó họ sẽ thay mặt các cổ đông, đầu tư số tiền huy động thông qua bán cổ phiếu. Vì không có thời hạn cố định theo đó quỹ này phải thanh khoản nên khi cổ đông muốn lấy lại tiền, họ sẽ bán cổ phiếu đi. Giá các cổ phiếu này phụ thuộc vào cả giá trị của dự án đầu tư lẫn giá trị của quỹ đầu tư đựơc niêm yết trên thị trường này.
Giá đặt mua và giá chào bán: Là giá cao nhất người mua muốn trả cho một loại chứng khoán(Cổ phiếu hoặc trái phiếu) trong khi giá chào bán là giá thấp nhất người bán chấp nhận. Hai loại giá này sẽ hợp thành thị giá.
Giá thị trường của công ty: là giá các nhà đầu tư muốn trả. Được tính toán bằng cách nhân giá cổ phiếu mới nhất của công ty với số lượng cổ phiếu lưu hành.
Giá trị danh nghĩa: là giá trị của cổ phiếu hoặc trái phiếu được in trên bề mặt của cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nó không bao gồm bất kỳ lãi suất nào sẽ được trả cho người mua.
Giá trị ghi sổ: Là giá trị cổ phiếu của công ty được tính bằng cách lấy tổng số tài khoản trừ các khoản nợ chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Hao mòn: là khi giá trị của tài sản sụt giảm theo thời gian.
Kiếm lời cổ phiếu: là được bán ra khi giá của nó cao hơn giá nhà đầu tư trả khi mua. Đây là cách thức để kiếm lời ngay lập tức. Nếu có nhiều nhà đầu tư vào các công ty khác nhau cùng tiến hành hoạt động kiếm lời, thì quy mô của hoạt động này sẽ đẩy trị số thị trường tụt xuống.
Lợi nhuận/cổ phiếu EPS: Là số tiền lãi của công ty tính trên mỗi cổ phiếu. Con số này được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho tổng số cổ phiếu.
Năm tài chính: là khoảng thời gian 12 tháng mà sau đó công ty niêm yết phải công bố và củng cố báo cáo kế toán.
Ngân hàng đầu tư: là ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa các công ty muốn bán cổ phiếu và giới đầu tư. Họ còn gọi là nhà bảo lãnh phát hành cổ phần.
Nhà đầu tư định chế: Là các công ty chỉ chuyên mua và bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản có thể giao dịch khác bằng tìên của họ hoặc tiền của khách hàng.
Quỹ đầu tư tín thác: là quỹ mà ở đó các nhà đầu tư đầu tư tiền trong một khoảng thời gian nhất định, cho phép những người quản lý quỹ được đầu tư tiền thay mặt họ. Họ được sở hữu cổ phần của quỹ để đổi lấy tiền họ đầu tư vào quỹ. Khi đến hạn, quỹ sẽ được giải tán và số tiền huy động được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư tuỳ theo số lượng cổ phiếu họ nắm giữ.
Thị trường sụt giá: là khi giá các cổ phiếu bị giảm và các nhà đầu tư không lạc quan lắm mọi việc diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi thị trường tăng giá.
Tính thanh khoản: là mức độ giao dịch giữa người mua và người bán trên thị trường dễ đến đâu. Nó có thể dùng để mô tả vị thế tài sàn của công ty.
Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu có thể dùng để đổi lấy cổ phiếu thường. Một vài cổ phiếu ưu tiên có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường.
Tỷ số giá trên lời cổ phần P/E: Cho phép các nhà đầu tư so sánh một cách tương đối thực chất của các cổ phiếu niêm yết được tính bằng cách chia giá của mỗi cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS), lợi nhuận trên cổ phiếu càng cao thì nhà đầu tư càng muốn mua cổ phiếu của công ty và càng có niềm tin công ty sẽ thành công trong tương lai. P/E rất hữu dụng khi so sánh các công ty trong cùng một ngành công nghiệp vì công ty này sẽ có viễn cảnh tăng trưởng giống nhau. Một công ty có P/E cao hơn công ty khác trong cùng ngành hoặc là kinh doanh tốt hơn hoặc là đang được các nhà đầu tư đánh giá quá cao.
Chương I
ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1 Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là chứng chỉ dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi, có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định khoản đầu tư dài hạn và xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
(Theo cuốn 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam, Hồ Ngọc Cẩn - Nxb Thống kê, 2007)
Như vậy, chứng khoán không phải là tài sản thực như nhà cửa, đất đai, máy móc, vàng bạc… mà là tài sản tài chính tồn tại dưới dạng chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể chỉ là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Những tài sản tài chính này có giá và có thể mua đi bán lại dễ dàng giữa những NĐT với nhau. Mua tài sản tài chính đồng nghĩa với việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra chúng.
Ngoài hai loại chứng khoán cơ bản là cổ phiếu và trái phiếu còn phải kể đến các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán cơ bản.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua, người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của TTCK. Người ta thường sử dụng những loại chứng khoán phái sinh thông dụng như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai nhằm mục đích đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
1.2 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam
1. 2.1 Tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
TTCK đã tạo ra kênh huy động vốn dài hạn cho Chính phủ và các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và đầu tư cho phát triển.
Đến nay, đã có gần 200.000 tài khoản của NĐT trong và ngoài nước tham gia TTCK trong nước và 107 công ty niêm yết với khối lượng niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu (Cp), tương đương tổng giá trị niêm yết trên 17.761 tỷ đồng và mức vốn hoá thị trường trên 244 tỷ đồng. Trong thời gian tới, số lượng NĐT cũng như các công ty niêm yết sẽ nhanh chóng tăng lên.
7 năm hoạt động của TTCK VN là khoảng thời gian quá ngắn so với lịch sử phát triển của TTCK thế giới. Tuy nhiên, TTCK VN đã gặt hái được nhiều thành công rất đáng khích lệ. Đến nay, TTGDCK Tp.HCM (HoSTC) đã tổ chức thành công 1.517 phiên giao dịch (tính đến ngày 13/4/2007) một cách an toàn, suôn sẻ và thành công, đảm bảo tạo được lòng tin đối với NĐT cũng như thị trường. Đặc biệt, trong tháng 2 vừa qua đã có những phiên giao dịch đạt tổng giá trị trên 1.360 tỷ đồng/phiên và tổng khối lượng giao dịch đạt trên 12,5 triệu Cp/phiên.
HoSTC đang có 43 công ty chứng khoán tham gia làm thành viên. Trong tháng 5/2007, HoSTC sẽ áp dụng phương thức “Giao dịch liên tục”, nhằm tăng tính chuyên nghiệp hơn nữa trên TTCK VN – kể cả trong công tác quản lý thị trường cũng như trong phương pháp tham gia của NĐT. Mục đích là để TTCK VN dần theo kịp với phương pháp giao dịch tại các nước phát triển, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ của VN hiện nay.
Hiện tượng TTCK giảm dần trong thời gian vừa qua, sau khi VN Index đạt đỉnh trên 1.170 điểm do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: Xu hướng chung của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, xu hướng chuyển đổi vốn sang các lĩnh vực được cho là chiếm ưu thế hơn, hoặc do sức căng (nóng) của thị trường quá lớn đưa đến việc các NĐT không dám mạo hiểm hơn nữa và chuyển lợi nhuận sang hướng khác…
Trong đó, yếu tố cuối thường dễ diễn ra hơn. Vì những tính chất đặc thù của TTCK, nó hoàn toàn khác với các thị trường khác như: tính nhạy cảm, tính rủi ro cao, tâm lý cá nhân NĐT, tâm lý đám đông… gây tác động không nhỏ đến khả năng quyết đoán (mua hoặc bán) của NĐT đối với nguồn vốn trong danh mục đầu tư của họ. Chính điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mạo hiểm (can đảm và có tính toán) từ mỗi cá nhân đầu tư.
Sự ảnh hưởng từ tâm lý đám đông sẽ tạo ra không ít rủi ro, đúng ra không đáng có, đối với NĐT. Bởi nếu bình tĩnh, NĐT có thể biết mình “đang ở đâu” trên thị trường và cũng có thể biết mình phải quyết định ra sao đối với nguồn vốn của mình trong tương lai.
TTCK VN đã trải qua 7 năm hoạt động mà phần lớn các NĐT (nhất là các NĐT nhỏ) thường luôn bị lôi vào vòng xoáy tâm lý của thị trường (thấy người khác mua mình cũng mua, thấy người khác vay tiền mình cũng vay tiền, cầm nhà… để đầu tư chứng khoán; thấy người ta bán, mình cũng bán theo… chẳng cần biết xu hướng thị trường sẽ ra sao).
Trên thực tế đã có quá nhiều hành động “lao theo” của các NĐT mà gần như không có tính toán. Hiện tượng này rất khó tránh, NĐT đầu tư theo tâm lý nên sẽ phải trả giá đắt, nhất là khi không có được trong tay những thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình kinh tế của thị trường, của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn thị trường bước vào xu hướng suy giảm vừa qua (cuối quý I/2007), phần lớn các NĐT chạy theo tâm lý đám đông và mua Cp theo tình cảm đã phải ngậm ngùi ra đi, nếu không muốn nói là “tháo chạy” khỏi thị trường. Sức căng của thị trường đang ngày một chùng xuống rõ rệt, khi mà khối lượng Cp từ các tổ chức lớn bắt đầu bán ra ngày một tăng, lúc này thị trường khó có thể hình thành đỉnh mới. Ngược lại, khả năng tạo đáy mới luôn là xu hướng thuận lợi hơn nhiều. Khi các NĐT nhỏ nhận ra điều này, gần như đã quá trễ. Vì vậy, khả năng bảo toàn vốn của họ cũng trở nên khó khăn hơn, không thể nói đến lợi nhuận. Những NĐT nhỏ có thể chiếm từ 85 – 90%, vốn của họ không đủ lớn và thường rải rác chứ không tập trung như các tổ chức hay một số các NĐT lớn.
Sức mạnh từ tâm lý đám đông đã tạo ra sức kéo không nhỏ, dẫn đến số lượng NĐT nhỏ gia tăng đáng kể trong thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu 2007 trên TTCK VN. Hiện tượng này kích thích thị trường ngày một nóng hơn (gia tăng sức mua), lực cầu càng lớn lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các NĐT lớn gia tăng khoản lợi nhuận của họ một cách ngoạn mục, khi mà họ biết rằng khả năng tăng trưởng của thị trường đã đủ dài (khởi điểm TTCK VN tăng từ tháng 09/2005) và cần thiết phải thoát ra để bảo toàn khối lợi nhuận. Khi toàn thị trường nhận ra điều này, thì hiện tượng tháo chạy cũng bắt đầu bùng nổ và chỉ số thực sự bước vào thời kỳ suy giảm.
Hơn nữa, hiện tượng bùng nổ trên xảy ra do không ít các yếu tố tác động: từ nền kinh tế, nguồn vốn từ nước ngoài, các chính sách khuyến khích giới đầu tư nước ngoài ngày một thuận lợi hơn… Những yếu tố trên tạo lực hút đáng kể về vốn từ các tổ chức nước ngoài. Chính nguồn vốn này đã tạo động lực đẩy sức nóng của TTCK VN trong thời gian qua lên một mức đáng kể và dẫn đến tình trạng lao theo của giới đầu tư trong nước là không tránh khỏi.
NĐT VN cho rằng, thị trường VN đang ngày trở nên thuận lợi hơn nhiều, cơ hội kiếm tiền cũng gia tăng, nhưng họ có thể chưa đề phòng được rằng, đi sau đó là hiện tượng rủi ro không nhỏ sẽ kéo đến.
Một điều mà chúng ta có thể nhận thấy, nếu so sánh với nền kinh tế và khả năng tăng trưởng của VN hiện nay, TTCK VN còn quá nhỏ và hàng hoá còn quá ít so với mức cầu. Lượng Cp lưu hành trên thực tế (có thể giao dịch thị trường) chiếm khối lượng không lớn vì hiện nay khối lượng do Nhà nước nắm giữ trung bình 51%/mỗi loại, là không giao dịch. Ngoài ra, lượng Cp nắm giữ từ các cổ đông sáng lập cũng chỉ được giao dịch sau một thời hạn nhất định. Bên cạnh đó, khối lượng của NĐT nước ngoài nắm giữ gần như giao dịch rất ít. Điều này cho thấy, khối lượng Cp giao dịch quá ít dẫn