Cách trình bày Tiểu luận Luận văn , đại học và thạc sỹ chuyên nghành hóa

a- Trang đầu tiên của Niên luận cho tựa, tên người viết, tháng năm nộp. b- [Trang thứ hai lời cam đoan (cho khóa luận, luận văn, luận án) (đánh số trang ii)] c- Trang thứ hai lời cám ơn (nếu có) (đánh số trang ii) d- Trang thứ ba nêu bảng tóm tắt của Niên luận (Abstract) (trang iii) e- Trang thứ tư là mục lục (table of contents). Số các mục được viết tham khảo trong phần Table of Content ởtrang 7 (trang iv)

pdf20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách trình bày Tiểu luận Luận văn , đại học và thạc sỹ chuyên nghành hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FORMAT NIÊN LUẬN – LUẬN VĂN (size 21) ( Khoa Khoa học Tự nhiên) I. Hình thức (size 17) a- Trang đầu tiên của Niên luận cho tựa, tên người viết, tháng năm nộp. b- [Trang thứ hai lời cam đoan (cho khóa luận, luận văn, luận án) (đánh số trang ii)] c- Trang thứ hai lời cám ơn (nếu có) (đánh số trang ii) d- Trang thứ ba nêu bảng tóm tắt của Niên luận (Abstract) (trang iii) e- Trang thứ tư là mục lục (table of contents). Số các mục được viết tham khảo trong phần Table of Content ở trang 7 (trang iv) f- Trang thứ năm là trang những từ viết tắt (nếu có) (trang v) g- Nội dung Niên luận có số trang từ 15 đến 20 trang in một mặt (Khóa luận, Luận văn 60-100 trang) (không kể trang tựa, lời cảm ơn, trang tóm tắt, trang mục lục và các trang tài liệu tham khảo, phụ lục). h- Tài liệu tham khảo (số trang của Tài liệu tham khảo được đánh tiếp tục theo sau nội dung niên luận đến hết) i- Phụ lục (nếu có) II. Format (size 17) SOẠN THẢO VĂN BẢN, KHỔ GIẤY, ĐỊNH DẠNG, FONT, KÍCH THƯỚC CHỮ 1. Trang (size 15), giấy A4 Luận văn được soạn thảo trên hệ soạn thảo văn bản Winword hoặc tương đương. - Luận văn được in trên khổ giấy A4 (210 × 297 mm). Portrait. - Lề: top: 2 cm, Bottom: 2 cm, Inside: 3 cm Outside: 2 cm - Bảng mã: Unicode - Font chữ: Times new Roman - Kích thước: chữ trong nội dung 13 - Chế độ dãn dòng: 1.5 lines - Độ dầy luận văn: tối đa 100 trang (không tính phụ lục) 2. Font chữ: Times hoặc Times New Roman • Sizes: 21 (tựa niên luận) - 19 (tựa lớn của chương) – 17 (các mục I, II, II,..., Heading 1) –15 (các mục 1,2,3,.., Heading 2) – 13 (các mục a,b,c,.. , Heading 3, và toàn bộ bài viết). Giữa hai số có dấu -, không có khoảng cách: 25-30°C, 2-3 cm,… • Chỉ số chỉ nhiệt độ: t° Insert → symbol rồi insert ký tự ° (ở dòng thứ 6 từ trên xuống và cột thứ 5 từ trái sang) Trong các đơn vị đo lường bắt buộc phải có khoảng cách giữa số và chữ: 100 g, 10 mL, 2 h, 16 cm, … . Nhiệt độ và % không có khoảng cách: 70°C, 40%,… , cồn 96°, Tên hóa chất: 3′-xylose, dấu ′ insert từ symbol, không dùng dấu ’ trên bàn phím., tương tự cho vị trí các nguyên tử H, C trong phổ NMR: H6′, C7′,…. Nếu tên hóa chất cuối dòng số và – chữ bị tách riêng, dùng tổ hợp 3 phím CtrlShift-, giữ hai phím CtrlShift một lượt và đánh dấu gạch (sau số 0), để số và dấu – cùng xuống dòng, lúc này số sẽ đi theo chữ, không còn là số với dấu -, 2- ở cuối dòng trên. Ví dụ: aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa 2- Methylbutane, sẽ là: 2-Methylbutane. Với hệ dung môi CHCl3:MeOH:EtOAc:H2O = 15:22:40:9 hiện một vết tròn màu hồng tím, có Rf = 0,29. Nhồi cột bằng silica gel KG 60 F254 Chữ đầu tiên của tên hóa chất nằm trong câu viết chữ thường không được viết hoa. 176 × 25 , dấu × được insert từ symbol, β-D-glucopyranose: chữ D, L trong đường size 10 (chiều cao bằng chữ bình thường size 13). Tất cả đồng phân quang học đều được viết nghiêng: N, R, S, E, Z, 2(H), o, m, p, tert,… 3.Toàn bộ tài liệu: Toàn bộ có khoảng cách là 1,5 đường, (không chấp nhận single spacing). Format → Paragraph → Line Spacing: 1.5 lines • Trang: Justify (đều hai bên) • Hình vẽ: Format → Object hoặc Picture → Position : Float over text → Center • Sau dấu chấm kết thúc câu, chừa trống một không gian (one space) rồi viết câu kế. 4. Công thức Các công thức (chữ) được đánh như sau: H2SO4 rồi cho các số xuống dưới như sau: tô đen số, dùng Subscript H2SO4. • Làm tương tự cho chỉ số trên (Superscript). • Các công thức cấu tạo được vẽ tất cả bằng Chemdraw. 5.1.2 TÊN DỀ TÀI LUẬN VĂN Tên đề tài được viết ngắn gọn, nhưng phải thể hiện rõ nội dung của luận văn và giới hạn của đề tài. Tên đề tài không được viết tắt, không dung ký hiệu hay bất kỳ cách chú giải nào. Tên đề tài được đặt ở chế độ canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa của chữ đó. Tên đề tài được in chữ hoa, size 20 5.1.3 BỐ CỤC LUẬN VĂN Các phần của mỗi luận văn tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, thong thường bao gồm những phần, chương và thứ tự sau: - Trang bìa - Trang phụ bìa - Lời đề tặng (nếu có) - Lời cam đoan cùng chữ ký của Cán bộ hướng dẫn, cán bộ phản biện và tác giả của luận văn (được thêm vào sau khi bảo vệ, đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo những ý kiến và góp ý của các Phản biện và các thành viên Hội đồng chấm Bảo vệ Thạc sĩ). - Bản nhận xét của GVHD (được thêm vào sau khi bảo vệ) - Bản nhận xét của GVPB1 và GVPB2 (được thêm vào sau khi bảo vệ) - Cảm tạ - Tóm lược (tiếng Anh và tiếng Việt) (tối đa 500 từ) - Mục lục - Danh sách đồ thị, biểu bảng và hình ảnh - Các chương của luận văn: (i) Giới thiệu: trình bày lý do chọn đề tài, đặt vấn đề, nêu mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. (ii) Lược khảo tài liệu: Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của tác giả trong và ngoài nước lien quan mật thiết đến đề tài luận văn; nêu những vấn đề còn tồn tại: chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. (iii) Phương tiện và phương pháp: trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương tiện phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn. (iv) Kết quả thảo luận: mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo. (v) Chương kết luận: trình bày những kết quả mới của luận văn một cách ngắn gọn không có lời bàn và bình luận them. (vi) Chương kiến nghị và đề nghị những nghiên cứu tiếp theo. - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục - Lý lịch trích ngang và địa chỉ liên hệ của tác giả 5.1.4 TIỂU MỤC Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm ba chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.1 chỉ tiểu mục 1, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. Không nên vượt quá 3 tiểu mục. 5.1.5 BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải liên tục: Bảng 1, Bảng 2, Hình 1, Hình 2,… Giữa paragraph và hình vẽ, hình chụp, phương trình hóa học, toán học,…… phải có 1 line trống bên trên và 1 line trống phía dưới cho rộng rãi, rõ ràng. Mọi bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Đầu đề của bảng biểu được ghi ở phía trên bảng, size 13 và chữ đậm, nội dung bảng size 13. cuối bảng các chú thích được in nghiêng và có kích thước là 10. Bảng thông thường được gạch 3 hàng (hàng thứ nhất 1 ¼ point, hàng thứ hai 1 point và hàng cuối cùng 1 ¼). Ngoài ra nếu bảng có thêm hàng tổng kết ở cuối thì có thêm 1 hàng trước hàng cuối cùng. Đầu đề của hình vẽ và nội dung được ghi ở phía dưới hình, kích thước 11 hoặc 13 tùy theo không gian của cell, các chú thích được in nghiêng và kích thước là 10. Khi những bảng biểu hoặc hình rộng, cần trình bày trên khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng biểu, hình phải quay vào chỗ đóng bìa. Thí dụ minh họa Bảng 1 Tỉ trọng các loại gạo mua bán tại thị trường bán lẻ ở Đồng bằng sông Cửu long Địa bàn Loại gạo đặc sản (%) Loại gạo thường (%) Tiền Giang 43.5 56.5 An Giang 48.2 51.8 Vĩnh Long 38.4 61.6 Cần thơ 46.8 53.2 Sóc Trăng 36.7 63.3 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải, 2004) Bảng 2 Mức độ biểu hiện protein của tiểu đơn vị β ở thế hệ F2 các tổ hợp lai (THL) Mức độ MTĐ 176 × CM60 (THL1) MTĐ 65 × CM60 (THL2) 5 59 48 4 55 37 3 51 64 2 53 50 1 16 28 0 6 13 Tổng 240 240 5.1.6 CHẾ ĐỘ THỤT VÀ DÃN DÒNG Chương: size 14, CHỮ IN HOA, ĐẬM, không thụt đầu dòng Mục 1: size 13, in đậm, không thụt đầu dòng, không có dấu . sau số cuối cùng trong tất cả Mục và Tiểu mục, cách một khoãng trống (space) mới viết chữ Tiểu mục: size 13, in nghiêng, không thụt đầu dòng Sau các chương, mục và tiểu mục không bỏ bất kỳ dấu nào (chấm, chấm phẩy, hai chấm) Dòng text: thụt vào 1 Tab khi bắt đầu paragraph mới Công thức: thụt vào 1 Tab Dãn dòng (paragraph): trên (before): 6 pt; dưới (after): 6 pt 5.1.7 ĐƠN VỊ ĐO LƯỢNG SỬ DỤNG Hệ thống đơn vị đo lượng SI được sử dụng cho tất cả các giá trị phân tích và đo lường trong phòng thí nghiệm và thực tế ngoài đồng 5.1.8 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN Phụ thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể có cách tham khảo riêng, dưới đây là ví dụ trong Sổ tay Học tập (chung) và với ngành Hóa học (riêng). Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khac phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được bảo vệ. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo dõi được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc luận văn. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật…). Các tài liệu tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể them phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu. Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thong lệ từng bước. - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ - Tác giả người Việt Nam: vẫn giữ nguyên thứ tự thong thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ và xếp thứ tự ABC theo họ. Tài liêụ không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. Tài liệu tham khảo là bài báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, …, phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên tác giả (không có dấu cách) - (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - “Tên bài cáo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tập (không có dấu ngăn cách) - (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) - Cần chú ý những chi tiết trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất tại ký tự thứ 3 của dòng trên đề phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. - Đối với trường hợp có 2 tác giả thì dùng “và” cho tiếng Việt; “and” cho tiếng Anh. - Khi trích dẫn tài liệu có nhiều tác giả nên thống nhất dùng et al., thay cho ctv, hay csv. Ví dụ Nguyễn Hữu Đống et al., 1997. - Đối với tên tiếng Anh từ tác giả thứ 2 trở đi phải đảo lại tên so với tác giả 1. - Thí dụ minh họa 1. Tham khảo theo đặc trưng chuyên ngành trong Sổ tay Học tập TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Nông nghiệp và PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) Phát triển lúa lai, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục, đực cảm ứng nghiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16. Tiếng Anh Anderson J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75 (1), pp.178-90. Borkakati R.P and S.S. Virmani (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7. Boulding K. E (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-steility in pearl millet (pennisetum glaucum L.), Agromic Journal 50, pp. 230-231. Central Statistical Organisation (1995), Statistical Year Book, Bejing. FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970 – 1980), Vol. II. Rome. 2. Tài liệu tham khảo theo ngành Hóa học: Dùng chỉ số trên giống như trong công thức hóa học trong bài viết để cho biết thứ tự tài liệu tham khảo. Ví dụ: The gibberellins (“GAs”) are a large family of closely related natural plant bioregulators. They presently form a group of ~130 highly functionalised tetracyclic diterpenoids,1-5 that are distributed widely throughout the plant Kingdom6 where .....of senescence.3,7 Gibberellins are also produced by a number of microorganisms6 and .... • 1-5: có nghĩa là tham khảo các tài liệu 1, 2, 3, 4 và 5 • 3,7: có nghĩa là tham khảo tài liệu từ 3 và 7 Cách viết tài liệu tham khảo như sau: • Số thứ tự tài liệu nằm trong dấu ngoặc (1),(2),(3),.... rồi Tab và đánh tên tác giả • Tên tác giả: Họ và chữ lót viết tắt có dấu chấm, rồi khoảng cách trống sau dấu chấm, tên viết đầy đủ • Tên sách và tạp chí in nghiêng (Italic Style) • Tên nhà xuất bản • Tên thành phố • Năm xuất bản • Cuốn 1,2,.. hoặc trang • Với tạp chí sau tên tạp chí, là năm xuất bản in đậm (bold), số tập in nghiêng, số trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------- Tài liệu tiếng Việt (1) Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tựa bài báo (in nghiêng), Tạp chí ….., cuốn(số), trang. (2) Nguyễn Hữu Đức (1998), Nguyễn Hoàng Hà, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Kim Hùng, Bước đầu nghiên cứu bán tổng hợp một dẫn xuất của chitosan từ vỏ tôm ứng dụng trong kỹ thuật bao phim thuốc, Tạp chí Dược học, (1), tr. 6–7. . Tài liệu tiếng Anh (3) D. S. Letham, P. B. Goodwin and T. J. V. Higgins, eds. Phytohormones and Related Compounds - A Comprehensive Treatise; Elsevier, Amsterdam, 1978, vol. 1 and 2. (4) A. Crozier, ed. The Biochemistry and Physiology of Gibberellins; Praeger, New York, 1983, vol. 1 and 2. (5) P. J. Davies, ed. Plant Hormones and Their Role in Plant Growth and Development; Martinus Nijhoff, Dordrecht, 1987. (6) N. Takahashi, I. Yamaguchi and H. Yamane, in Chemistry of Plant Hormones; N. Takahashi, Ed., CRC Press, Boca Raton, Florida, 1986, pp. 57-151. (7) M. H. Beale and C. L. Willis, in Methods in Plant Biochemistry Vol 4; eds. C. Banthorpe and B. V. Charlewood, Academic Press, London, 1991, pp. 289-330. (8) J. MacMillan, J. Plant Growth Regul. 2002, 20, 387. (9) J. N. Turner, Outlook on Agriculture, 1972, 7, 14. (10) V. M. Sponsel and J. MacMillan, Planta, 1978, 144, 69. (11) P. Gaskin, P. S. Kirkwood and J. MacMillan, J. Chem. Soc., Perkin Trans. 1, 1981, 1803. Bảng tóm tắt quy định cho luận văn Đề mục Kích thước Định dạng Sắp xếp Tựa bài 20 normal Centered Tác giả 13 Italic Right Tóm tắt 13 Italic Justified Abstract (bằng tiếng Anh) 13 Italic Justified Từ khóa 13 Bold, Italic Justified Tên tiểu đoạn mức 1 13 BOLD, UPPERCASE Left Tên tiểu đoạn mức 2 13 Bold Left Tên tiểu đoạn mức 3 13 Italic Left Nội dung: 13 (Text) 13 normal Justified Tên khoa học 13 Italic Left Bảng (table) 13 normal Left Chú thích bảng 9 Italic Left, dưới bảng Tên bảng 13 Bold Left, trên bảng Tên hình 13 Bold Centered, dưới hình Ghi chú 11 normal Justified, cuối trang Cảm tạ 13 normal Justified Tài liệu tham khảo 13 normal Left Ví dụ khái quát về một Luận văn Thạc sĩ Hóa học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (size 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (size 13) ------------ TÊN HỌC VIÊN (size 17, bìa ngoài) TÊN ĐỀ TÀI (size 22) LUẬN VĂN ĐẠI HỌC (THẠC SĨ) ….. HỌC (size 17) Chuyên Ngành:…………… (size 17) Mã số: ………….. (size 17) CẦN THƠ − 20… (size 15) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (size 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (size 13) ------------ TÊN HỌC VIÊN (size 17, bìa trong) TÊN ĐỀ TÀI (size 22) LUẬN VĂN THẠC SĨ ….. HỌC (size 17) Chuyên Ngành:…………… (size 17) Mã số: ví dụ 60 44 27 (size 17) HƯỚNG DẪN KHOA HỌC (size 15) GS. TS. NGUYỄN VĂN ANH (size 17) CẦN THƠ − 20… (size 15) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm học 20…-20… TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (tiếng Việt) TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (tiếng Anh) Lời Cam đoan viết bằng tay: Tôi tên là: , tác giả của Luận văn xin xác nhận Luận văn đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo những ý kiến và góp ý của các Phản biện và các thành viên Hội đồng chấm Bảo vệ Thạc sĩ Cần thơ ngày tháng năm 20…. Ký tên: Luận văn thạc sĩ ngành…… Chuyên ngành……………………………………. Mã số: ……………………………………………. Đã bảo vệ và được duyệt Hiệu trưởng:…………………………. Trưởng Khoa:…………………………. Trưởng Chuyên ngành Cán bộ hướng dẫn hoặc phản biện …………………… …………………. …………………… ………………….. Trang này được thêm vào Luận văn ngay sau trang bìa bên trong (trước Lời cám ơn) được Cán bộ hướng dẫn hoặc phản biện ký và Trưởng Chuyên ngành ký xác nhận đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh bởi học viên theo ý kiến của các Phản biện và thành viên Hội đồng chấm Bảo vệ Thạc sĩ góp ý sau khi Bảo vệ, Luận văn và dĩa CD sẽ được nộp lại cho Khoa chậm nhất 2 tuần sau khi Bảo vệ. Theo sau là 3 phần: Bản nhận xét của GVHD, CBPB1 và CBPB2. LỜI CẢM ƠN (SIZE 22) ----------- Luận văn…….(size 13) Cần Thơ, tháng 9 năm 2009 Trần Thị ………. MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................1 1.1 KHÁI QUÁT VỀ …......................................................................................................1 1.1.1 Khái niệm về ............................................................................................... 1 1.1.2 Cấu trúc của ................................................................................................ 1 1.1.3 Tính chất và ứng dụng của .......................................................................... 2 1.1.3.1 Tính chất của .................................................................................................2 1.1.3.2 Ứng dụng của.................................................................................................6 1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ...........................................................................................9 1.2.1 Sơ lược về.................................................................................................... 9 1.2.2 Định nghĩa ................................................................................................... 10 1.2.2.1 Vật liệu...........................................................................................................10 1.2.2.2 Các tính chất thú vị của .................................................................................12 1.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 16 1.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................16 1.2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước...............................................................17 Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................22 2.1 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT .........................................22 2.1.1 Thiết bị ........................................................................................................ 22 2.1.2 Dụng cụ ....................................................................................................... 22 2.1.3 Nguyên liệu và hóa chất .............................................................................. 23 2.1.3.1 Nguyên liệu ....................................................................................................23 2.1.3.2 Hóa chất.........................................................................................................23 2.1.3.3 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm và tính chất của một số nguyên liệu ............23 2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC THIẾT BỊ
Tài liệu liên quan