Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân

Nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mục đích đầu tiên và sau cùng của nghệ thuật và Văn học theo tôi là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời người. Tự thân nó không có mầm mống của một sự mưu toan nào cả. Hãy cho nó thanh thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện của cái đẹp”. Các tác phẩm văn học chân chính luôn nuôi dưỡng trong nó cái đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Văn học nghệ thuật tựa như một dòng chảy mát lành nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao cuộc đời, bao thế hệ. Vì vậy mà những “Trà Hoa nữ” của Vecđi, những “Hồ thiên nga” của Traicopxki, những điệu Valse của Giôhanstrauss mãi mãi ngân vang những thông điệp thẩm mỹ cho công chúng hôm qua, hôm nay và mai sau. Là “cả một định nghĩa về người nghệ sĩ”, cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn luôn khao khát theo đuổi và kiếm tìm cái đẹp. Ông lúc nào cũng muốn lăn cả cái vỏ của mình trên trái đất, thêm những cảm giác mạnh thèm được đi nhiều để thay đổi thực đơn cho giác quan. Có khi ông tự nhận mình là một lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp tựa như hơi thở, như nguồn sống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7538 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mục đích đầu tiên và sau cùng của nghệ thuật và Văn học theo tôi là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời người. Tự thân nó không có mầm mống của một sự mưu toan nào cả. Hãy cho nó thanh thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện của cái đẹp”. Các tác phẩm văn học chân chính luôn nuôi dưỡng trong nó cái đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Văn học nghệ thuật tựa như một dòng chảy mát lành nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao cuộc đời, bao thế hệ. Vì vậy mà những “Trà Hoa nữ” của Vecđi, những “Hồ thiên nga” của Traicopxki, những điệu Valse của Giôhanstrauss mãi mãi ngân vang những thông điệp thẩm mỹ cho công chúng hôm qua, hôm nay và mai sau. Là “cả một định nghĩa về người nghệ sĩ”, cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn luôn khao khát theo đuổi và kiếm tìm cái đẹp. Ông lúc nào cũng muốn lăn cả cái vỏ của mình trên trái đất, thêm những cảm giác mạnh thèm được đi nhiều để thay đổi thực đơn cho giác quan. Có khi ông tự nhận mình là một lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp tựa như hơi thở, như nguồn sống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “Mỹ học là triết học của sự sáng tạo nghệ thuật” (Hêghen). Mỹ học có thể coi là phương pháp luận của nghệ thuật là triết luận về nghệ thuật. Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hoá thế giới thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. “Nói nghệ thuật là nói sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả, đã nói đẹp là nói cái cao cả. Có khi nhà văn tả một cái rất xấu, một tội ác, một tên giết người. Nhưng cái nhìn, cách miêu tả đó phải cao cả” (Nguyễn Đình Thi). Nói đến nghệ thuật là nói đến phạm trù cái đẹp, trong đó sắc điệu thẩm mỹ chính là giá trị thẩm mỹ tương ứng giữa chủ đề và cảm hứng của tác phẩm. Một tác phẩm văn học có thể gợi ra trong lòng ngườ những rung động, cảm xúc thẩm mỹ vừa cụ thể sinh động, lại vửa có sức khái quát cao. Xét về bình diện cái đẹp, những rung động mà người đọc có được có khi còn phụ thuộc vào tầm vóc tác phẩm và tài năng của nhà văn. Người ta có thể khẳng định những tác phẩm văn chương càng sâu sắc vĩ đại, những tác gia tác giả càng tài hoa độc đáo thì giá trị thẩm mỹ đem lại càng sâu, càng cao. Bởi vì lúc đó, quan điểm về cái đẹp, hay nói mộ cách khác là thế giới quan Mỹ học của nhà văn đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến người đọc, tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn phê phán quyết liệt cái ác, cái xấu để người ta căm ghét nó, nhà văn viết những trang trữ tình đằm thắm để người ta yêu hơn con người và cuộc đời, nhà văn viết về những cái chua chát day dứt để khến người ta trăn trở, suy nghĩ để vươn lên. Thế nên cái chết đau khổ của đôi trai tài gái sắc Phécđinăng và Luidơ trong vở kịch “Âm mưu và tình yêu” của Sinle mãi mãi đốt cháy trong lòng người xem một ngọn lửa tình yêu mãnh liệt. Thế nên bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo chưa bao giờ thôi ám ảnh con người về nỗi đau của sự tha hoá đến tận cùng. Thế nên “không còn Leptônxtooi, không còn thời đại đó nữa. Nhưng nàng Natasa cho đến nay vẫn nhẩy trong buổi vũ hội đầu tiên của mình. Và cho đến nay, công tước Amđrây vẫn hấp hối một cách bất tử”. Để cho ra đời những hình tượng nh bất hủ như thế, nhà văn phải coi việc đeo đuổi những giá trị chân - thiện - mỹ tựa như một nhu cầu bức xúc của bản thân. Cũng như Nguyễn Tuân, ông “luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi trang đời của mình cũng là một trang nghệ thuật… Đó là thái độ thẩm mỹ đặc biệt riêng của ông với cuộc sống” (Nguyên Ngọc) ông đặc biệt tin vào kho cảm giác của mình rồi “vênh váo giữa cuộc đời” trong cái khát khao “tôi muốn mỗi ngày cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”. Cái đẹp trong văn chương của Nguyễn Tuân không chỉ đem tới cho người dọc giá trị trông nhìn và thưởng thức, mà còn giúp con người nhìn trân trọng và nâng niu nó. Điều đó thể hiện sâu sắc nhất trong quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân cùng phong cách sáng tác của ông. Bất cứ một nhà văn chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lý tưởng thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật để từ đó phấn đấu vươn theo nó. Với Nguyễn Tuân, quan niệm nghệ thuật của ông đồng nghĩa với quan niệm về cái đẹp. Ông là người đi theo quan niệm “nghệ thuật vì nghệ thuật” (văn chương trước hết vì văn chương, nghệ thuật trước hết vì nghệ thuật). Nguyễn Tuân chủ trương cái đẹp của văn chương không có nội dung xã hội. Văn chương nghệ thuật đứng trên mọi thứ trên đời. Nguyễn Tuân quan niệm “viết văn không khuynh hướng” khát vọng lớn lao đeo đuổi suốt cuộc đời ông chính là hướng tới cái đẹp, cái đẹp duy nhất. Chính sự khát khao cái đẹp và tôn thờ cái đẹp thể hiện rất sâu sắc quan điểm duy mỹ của Nguyễn Tuân. Quan điểm về cái đẹp, về chất Mỹ học của Nguyễn Tuân có điểm gặp gỡ với quan điểm Mỹ học của nhà triết học Đức Kantơ “cái đẹp không ở má hồng người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Quan điểm Mỹ học của Nguyễn Tuân mang đậm nét màu sắc tôn giáo, có tính chất cứu rỗi. Nguyễn Tuân rất trân trọng cái đẹp. Ông luôn luôn nhìn con người và cuộc đời dưới góc độ thẩm mỹ. Qua đó, người đọc thấy được những phát hiện tinh tế, sắc sảo, tìm ra những nét tương phản giữa cái thẩm mỹ và phản thẩm mỹ. Nguyễn Tuân khao khát săn tìm và ngợi ca cái đẹp. Nhưng cái đẹp mà người ta tìm thấy trong văn chương của ông lại là cái đẹp trong quá khứ. Ông đã thể hiện sự phủ định hiện thực bằng việc trở về tìm những nét đẹp xưa của một thời vang bóng. Ông ngợi ca những thú chơi thanh tao: thả thơ, đánh thơ, uống trả, chơi hoa… Nguyễn Tuân đưa a về lối sống của người xưa và bản thân ông cũng đắm chìm trong những vẻ đẹp ấy trong sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một cái gì đã mất hút vào xa xưa. Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: “Đọc vang bóng một thời giống như việc ngắm một bức tranh cổ”. Bức tranh cổ đó có hình ảnh của những chiếc ấm đất, những chén trà sương…, mà thấp thoáng đâu đó là những cụ Sáu, cụ Ấm… hiện thân của một lớp nhà Nho sống thanh bạch nhàn nhã trầm tĩnh. Người ta có cảm tưởng Nguyễn Tuân đang vẽ lên một bức tranh thuỷ mặc về những con người đang đi lượm lặt những nhành hoa cuối mùa để chống lại xã hội Âu hoá, cái xã hội đang huỷ hoại nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. Những nhân vật trong các sáng tác của ông phần lớn là những Nho sĩ tài tử ham xê dịch và vô cùng tài hoa. “Ném bút chì” thì phải đến mức “vết thương gọn gàng vừa đúng quãng đầu gối và cặp giờ chưa lìa hẳn, vẫn còn ính vào đùi bởi lần da hoen máu”, nhận được “chữ người tử tù” mà “ngục quan cảm động, vái tên tù một vái và nó một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”… Tất cả những việc đó đã được nâng lên trở thành đỉnh cao của nghệ thuật. Điều đó cũng thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân về cuộc đời và con người. Ông cho rằng con người phải có một giá trị nhất định mà cái tài hoa nhất, đáng ca ngợi nhất chính của con người chính là việc họ dã trở thành nghệ sĩ trong chính công việc của mình. Đó là hình ảnh của cô Tơ, cô Tâm, ông Thông phu… Nguyễn Tuân nhìn con người dưới góc độ của phạm trù Mỹ học, ông giải thích bản chất của con người thông qua việc lý tưởng hoá cái đẹp. “Nguyễn Tuân đi vào dĩ vãng với thái độ của một người đi tìm những cảm giác lạ, đi tìm một cái đẹp thuần thuý của nghệ thuật” (Phan cự Đệ). Quan niệm của ông về cái đẹp nằm trong việc chắt chiu, gạn lọc, nâng niu những gì thuộc cái đẹp của cuộc sống, vậy nên, ông cứ mải miết kiếm tìm vẻ đẹp duy mỹ, vẽ lên “bức tranh cổ” của cái đẹp trong quá khứ chính bởi sự chối bỏ hiện thực và cái ngông của Nguyễn Tuân trước cuộc đời. Trong cuộc đời của nhà văn trước cách mạng, cái đẹp và cái thật không bao giờ đi liền nhau, thậm chí đối lập nhau. Cái đẹp mang màu sắc duy mỹ mà Nguyễn Tuân kiếm tìm chính là cách để nhà văn đối lập với xã hội đương thời “ối a ba phèng”. Nhưng Nguyễn Tuân cũng không lý tưởng hoá xã hội phong kiến, cũng không ngợi ca phong kiến. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân không phải là tầng lớp quan lại, hám danh, tham tiền mà là hạng người sống thanh cao, tiết tháo: ông phủ cụ Thượng, ông Nghè, cụ Ấm, cụ Kép… Nguyễn Tuân cực kỳ cầu kỳ, thạm chí cực đoan khi miêu tả cái đẹp. Như trong tác phẩm “Tóc chị Hoài”, ông say sưa miêu tả mái tóc đẹp của người thiếu nữ: “Chị Hoài mỗi lúc vừa nằm xuống rất nhẹ nhàng thì cả một mớ tóc trần quấn rất chắc ấy đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mớ tóc mây dài như mộ sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai”. Nguyễn Tuân rõ ràng tả tuyệt đối hoá vẻ đẹp hình thức. Đây cũng là đặc điểm của các sáng tác của Nguyễn Tuân trứơc cách mạng. Nhiều lúc người ta thấy nt miêu tả cái đẹp thuần tuý hình thức không cần lấy một nội dung. Nguyễn Tuân từng quan niệm “Mỹ học vốn không là bà con với luân lí của thờ đại. Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắp túi người ta rất gọn và rất nhanh”. (Tác phẩm “chuyện xe tình”) cái đẹp nghệ thuật đứng trên mọi thứ thiện ác ở trên đời, cái đẹp hình thức thuần tuý. Tuy nhiên, quan niệm ấy có sự mâu thuẫn. Chủ nghĩa hình thứ chiếm ưu thế trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân nhưng không phải là tất cả. Cái đẹp gắn với cái tài, tài hoa là một mặt của cái đẹp. Đã là tài thì phải được ca ngợi, thán phục và biểu dương. Hợp lý khi có ý kiến cho rằng có thể coi Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ suốt một đời săn tìm cái tài hoa. Tài hoa trong việc pha trà, chơi hoa, thả thơ, đánh thơ, viết chữ, chém treo ngành… cái đẹp được gắn liền với cái tài, cái đẹp không vụ lợi. Nhưng mâu thuẫn lại chính là ở chỗ ông phát hiện cái đẹp gắn liền với thiên lương. Trong “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân nêu bật mâu thuẫn giữa cái đẹp với cái xấu, cái ác. Cái đẹp không đi đôi với đồng tiền, cái đẹp đòi hỏi nét thanh cao. Quan niệm Mỹ học của Nguyễn Tuân chính là ở việc miêu tả cái đẹp trác tuyệt, cái đẹp thanh cao. Hay là trong “Bữa rượu máu”, Nguyễn Tuân đã ngầm lên án cuộc bình định của chủ nghĩa thực dân Pháp, nhắc cho người đọc nhớ đến tội ác của hai tên bán nước là Lê Hoan và Hoàng Cao Khải đã đẻ ra luật chém đầu người. Hình ảnh cơn gió lốc hất cái mũ của tên công sứ lăn lộn giữa bái cỏ là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc khẳng định tội ác dã man của kẻ thù. Nợ máu phải trả bằng máu. Nhân vật Bát Lê cũng chỉ là một người làm đúng theo nghề nghiệp, phận sự của chính mình. Lời hát “sống không thù nhau, chết không oán nhau” thể hiện rõ nét điều ấy. Nguyễn Tuân tìm về cái đẹp trong quá khứ không chỉ đối lập với hiện tại “ối a ba phèng” mà còn là một cách để Nguyễn Tuân chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản Nguyễn Tuân muốn lấy cái “tôi” cá nhân chủ nghĩa đối lập với cả xã hội. Chính Nguyễn Tuân đã từng nhận xét “Lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi có một lối độc tấu”. Nguyễn Tuân coi việc sáng tác như chơi độc tấu. Ông rất tự hào vì điều ấy “rồi tôi vẫn vênh váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách không có quê hương nhất định, cái gì cũng ngờ hết, duy chỉ có tin chắc ở cái kho, cái vốn tình cảm và cảm giác của mình. “Nhà văn luôn luôn có cảm giác” thiếu quê hương” nhưng lại gắn bó tha thiết với quê hương. Chỉ có lòng tha thiết quê hương sâu sắc thì con người ấy mới cảm thấy bơ vơ trong hoàn cảnh mất nước. Ở Nguyễn Tuân, người ta nhận thấy ở ông mối bất hoà sâu sắc với xã hội. Vậy nên phải quay về để phụng sự cái đẹp thuần tuý là lẽ đương nhên. Điều này thể hiện rõ tinh thần giàu tính dân tộc của tác giả. Bên cạnh nét cực đoan, người đọc bắt gặp những giá trị tiến bộ sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Đó là long tự hào dân tộc, là ý thức giữ gìn vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của dân tộc. Mỹ tục của giới hạn trong trang văn Nguyễn Tuân giản dị mà sâu sắc, hanh đạm mà tinh tế, tài hoa mà đẹp đẽ. Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện ở quan điểm Mỹ học của ông mà còn được biểu hiện rõ nét thông qua phong cách của tác giả. Phong cách chính là chỗ độc đáo, mang phẩm chất thẩm mỹ cao và kết tinh trong quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Phong cách Nguyễn Tuân mang đậm màu sắc Mỹ học. Đó thể hiện ở chỗ ông nhìn sự vật và con người dưới góc độ tài hoa, ở chỗ ông luôn đi sâu khai thác những cảm giác mãnh liệt, những tình cảm phi thường, những phẩm chất tuyệt mỹ. Nói đến phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, trước hết người ta phải nói đến chất tài hoa, uyên bác, độc đáo của nhà văn. But pháp của Nguyễn Tuân là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ đại và hiện thực, Nguyễn Tuân nhìn sự vật, quan sát sự vật bằng nhiều con mắt của nhiều ngành văn học nghệ thuật khác nhau. Không chỉ văn chương mà còn là hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo, điện ảnh… Để có thể huy động tối đa sự nhạy cảm của các giác quan cũng như vận dụng các thủ pháp của các lĩnh vực nghệ thuật khác vào trong trang viết của mình, Nguyễn Tuân phải có một tầm tri thức, kiến văn sâu rộng, sự am hiểu tường tận về văn hoá cổ truyền. Ông luôn có khả năng huy động tối đa và nhuần nhuyễn kiến thức của mình vào trong trang viết, để có thể tạo dựng được các thú vui tao nhã cổ xưa, để có thể phục chế tái tạo y như cũ hồn xưa một thuở. Người ta như thấy biểu trước mắt cảnh cụ Ấm thử trà sờ thấy được cả những cái nhẵn nhịu sủi tăm. Và chỉ có những người cùng thanh khí mới có thể ngồi cùng. Cả cảnh cụ kép trong “Hương cuội” với hình ảnh bốn cụ già tiến vào ngõ dưới trong một buổi sáng mùng Một Tết. Nhà văn thấy hương thơm pha loãng vào không gian rồi lan toả ra mênh mông. Miêu tả được phong cách, thần thái nhàn tản thanh cao của các bậc nho sĩ thờ xưa không chỉ để lưu giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp để không bị mai một mà còn giúp người đọc nhận thấy tầm tri thức sâu và dầy của nhà văn trong việc tìm hiểu về phong tục văn hoá cổ truyền. Đứng trên đỉnh cao của tài hoa nhân cách để nhìn đời, nghệ thuật luôn miêu tả sự vật trong cái hoà điệu của nhiều bộ môn khoa học nghệ thuật khác nhau. Như trong “Bữa rượu máu”, nhà văn đã miêu tả nhịp đi của bác đao phủ Lê như một vũ đạo. Tri thức nhiều mặt về hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh rất gần gũi với văn chương và hỗ trợ đắc lực cho việc dựng cảnh dựng người. Trong “chữ người tử tù”, nhà văn đã sử dụng ngôn từ giàu chất tạo hình, miêu tả một người tù đeo gông đang dâm tô nét chữ trên khuôn lụa trắng. Ông kính điện ảnh tài hoa đầu tiên quay một nhà tù ẩm ướt, một bó đuốc tẩm dầu rồi thu hẹp lại quay ba mái đầu chụm lại trên từng con chữ. Cuối cùng là quay cận cảnh từng người, từng chi tiết một. Thủ pháp điện ảnh đã góp phần đắc lực thể hiện “cái đẹp cứu rối thế giới”. Đây là tác phẩm đầu tiên thể hiện tính khuynh hướng rõ rệt nhất. Cái đẹp luôn luôn chiến thắng. Giọng văn trầm xuóng như một nỗi buồn xa xăm, cái tài lúc này được gắn liền với chữ tâm thể hiện cái ĐẸP đầy đủ và cao quý nhất. Nó như bay như lượn như chạm như khắc, có khả năng mê hoặc cả những thứ đá vô tri. Có lúc Nguyễn Tuân miêu tả một tiếng đàn ung ủng, tiếng đàn của cụ Nhỡ như rủ rê, hoà quyện với tiếng hát của cô Tơ, nghe ghê rợn não nùng như đến từ thế giới âm ti địa ngục. Nhà văn đã thật sự hoàn toàn hoá thân vào tiếng đàn tiếng hát miêu tả toàn bộ cung bậc của tiếng đàn phức tạp huyền bí. Có lúc Nguyễn Tuân miêu tả bàn tay cô Xoè rớm máu trên đệm sống. Thân xác mỗi cô Xoè là một đệm sống cho bọn chúa đất bất nộp tô. Nguyễn Tuân như nhập thân vào người con gái đang đưa bước chân uyển chuyển với những máu. Ông còn lắng lòng để nghe thấy cả những tiếng rộn vang của suối của thác. Hay là miêu tả một con sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng điêu luyện nghệ thuật phối âm phối từ với những câu văn giàu chất thơ chất nhạc. Khi miêu tả con sông êm đềm thì sử dụng toàn vần bằng. Khi khắc hoạ cái dữ dội của con sông thì lại sử dụng toàn vần trắc. Viết sông Đà có bảy mươi ba con thác. Điều đó cũng thể hiện mạch tư duy của tác giả, nhìn sự vật trong mối quan hệ biện chứng. Để biểu dương công lao lực khổ sở của nhân vật. Nguyễn Tuân đã thống kê đường bay của con ong, bay hơn ba vạn kilômét đường bay, đếm từng bình hoa để được nửa lít mật. Thật sự, Nguyễn Tuân đã quá thâm thuý trong sự phối hợp tri thức văn hoá, hội hoạ, điện ảnh với cái nhìn nhiều chiều. Nguyễn Tuân đã có đóng góp rất lớn trong việc vẽ lên hình tượng sông Đà hung bạo và sông Đà trữ tình. Nguyễn Tuân không thích hiện thực bằng phẳng mà muốn từ những khó khăn hiểm trở mà ngòi bút lãng mạn tài hoa được trổ tài. Nhà văn tạo tình huống bằng cách xây dựng một môi trường khắc nghiệt. Ông đã thật sự tôn vinh những phẩm chất cao quý của con người, bao giờ cũng nhìn sâu hiện thực, khám phá cái mớ với một trường liên tưởng phi phàm. Chính sự phát huy nét tài hoa trong một môi trường nghiệt ngã nhất cũng đã tạo nên một đặc trưng nữa trong phong cách Nguyễn Tuân. Đó chính là việc ông hay miêu tả và nhìn nhận con người dưới góc độ thẩm mỹ, ưa cái dữ dội phi thường lúc này, cái đẹp đông nhất với cái trác tuyệt, cái cao cả. Điều này cũng phù hợp với cá tính của Nguyễn Tuân - một con người có cá tính mạnh. Ông có thể đuổi một người gõ nhầm cửa, dửng dưng trước một người mình không ưa, dù người đó có giơ tay định bắt. Chính cái phong cách ưa những cái dữ dội phi thường ấy là đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Nguyễn Tuân coi cái đẹp là cái thẩm mỹ, cái tài là cái siêu phàm. Mọi thứ phải trở nên tuyệt đối nổi bật, như Huấn Cao, Phó Kình, cô Tơ, người lái đò Sông Đà… Nguyễn Tuân đặc biệt thích những sự vật dữ dội, phi thường tựa như cảm giác của một người “đói thanh sắc”, thèm những cảm giác lạ, mới mẻ, mạnh mẽ, không ưa cái nhạt nhẽo, cái bằng phẳng. Nguyễn Tuân cho rằng, một cái gì đó phải mãnh liệt và mạnh mẽ như rượu tối tân hôn. Ông rất có cảm hứng trước những cảm giác mạnh đập mạnh vào giác quan con người. Cảnh đẹp phải dữ dội, con người phải có tính cách phi thường, ghét cái nhột nhạt, bằng phẳng, ghét sự thờ ơ lạnh lẽo thiếu cá tính, Nguyễn Tuân chủ trương viết văn theo chữ tung. Dễ hiểu khi Nguyễn Tuân tự nhận mình là tín đồ của chủ nghĩa xê dịch, luôn luôn đi nhiều để tìm cảm giác mới lạ, xê dịch để thay đổi thực đơn cho các giác quan. Người ta nhận thấy Nguyễn Tuân rất thích miêu tả hiện tượng gió: gió Vàng Gianh, gió Lào, gió Than Uyên… với các động từ gào thét, rú, như người đàn bà “quẫn”, “ma quái”, biết khóc như người đàn bà mất con. Gió Than uyên lạnh buốt như kim châm, gió dúi đầu ngựa làm ngựa chảy máu cam, gió đảo Cô Tô như bắn đạn liên thanh. Hay có lúc nhà văn miêu tả hiện tượng sóng sông Đà như con quái vật hung bạo, một sinh thể có tâm thể, có tính cách biết kêu la gào thét, nước ặc ặc lên như người ta vừa rót dầu sôi vào. Đó là một ngọn sóng không bình thường, hung dữ, ma quái, ghê rợn, ác liệt. Chính vì quan niệm viết văn phải có cảm hứng mạnh, hơi thở nồng đã tạo nên những trang viết gây ấn tượng mạnh, sống động như vậy. Thế giới của Nguyễn Tuân là một thế giới luôn chuyển động, vận động biến đổi. Ngòi bút của Nguyễn Tuân là ngọn bút có thể làm mềm cả những thớ đá vô tri. Nói đến phong cách Nguyễn Tuân, không thể không nhắc đến vốn từ phong phú, một “chuyên gia tiếng Việt”, một “nghệ sĩ ngôn từ”. Đó chính là thể hiện cái TÀI của người nghệ sĩ, tài đến mức mà Tạ Tị phải thốt lên rằng “Tài năng của Nguyễn Tuân làm mê hoặc cả thứ đã vô tri”. Người ta luôn nhắc đến Nguyễn Tuân như một cây đại thụ của ngôn ngữ, như một bể sâu uyên bác, tài năng. Trước và sau Nguyễn Tuân, hiếm có nhà văn nào có thể có một kho ngôn ngữ phong phú giàu có, độc đáo như thế. Cái thứ không ai có của Nguyễn Tuân, cái thứ mà hơn hẳn các nhà văn khác, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất lại chính là cái xù xì gai góc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự ngông nghênh phá phách và những hoa mỹ chau chuốt của ngôn từ Nguyễn Tuân để tạo nên một thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn của con người. Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất cầu kì, rất công phu. Thậm chí nhiều khi người ta có cảm giác Nguyễn Tuân đang khoe tài dùng chữ của mình: Miêu tả một cái đinh trong “chiếc lư đồng mắt cua” mất mấy trang. Miêu tả mái “tóc chị Hoài” bằng cả một cuốn sác. Cách cảm thụ thế giới của Nguyễn Tuân thậ lạ, hoàn toàn khác với các tác giả khác. Đó là một thế giới sống động, luôn luôn chuyển động với những âm thanh cuồng nộ, “gió thay bằng đạn bắn từng hạt cát vào lưng buốt nhói”. Thậm chí, có lúc tác giả còn phá vỡ nghi thức thông thường, dám chế giễu cả vào những giá trị và xã hội vốn tôn