Carcinoembryonic antigen (CEA), Carbohydrate antigen 19‐9 (CA‐19‐9), Carbohydrate antigen 125 (CA‐125) và Alpha‐fetoprotein (AFP) trong Carcinôm tuyến đường mật

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá giá trị chẩn đoán carcinoma tuyến đường mật (UTCTĐM) của các dấu ấn ung thư CEA, CA‐19‐9, CA‐125 và AFP. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Nhóm chứng là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định mô bệnh học là ung thư carcinoma tuyến đường mật bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Nhóm chứng là những bệnh nhân không liên quan đến chẩn đoán carcinôm tuyến đường mật và bệnh nhân với các bệnh viêm đường mật. Tất cả bệnh nhân 2 nhóm có thực hiện các xét nghiệm CEA, CA‐19‐9, CA‐125 và AFP. Kết quả: Có 54 bệnh nhân UTCTĐM trong nhóm bệnh và 55 bệnh nhân trong nhóm chứng. Tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm bệnh là 56 (trung vị) cao hơn nhóm chứng (43). Điểm cắt cho chẩn đoán UTCTĐM chỉ có giá trị (p < 0,05) đối với CA‐19‐9, CA‐125 và AFP, với nồng độ là 14 IU/mL, 20 IU/mL và 3 ng/mLL theo thứ tự. Độ nhạy trong khoảng 73‐79% và độ đặc hiệu 75‐82%. Phân tích tuyến tính đa biến định tính cho thấy chỉ có CA‐19‐9 và CA‐125 có giá trị độc lập trong chẩn đoán carcinôm đường mật. Kết luận: CA‐19‐9, CA‐125 là các dấu ấn ung thư hỗ trợ cho chẩn đoán carcinôm tuyến đường mậT

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Carcinoembryonic antigen (CEA), Carbohydrate antigen 19‐9 (CA‐19‐9), Carbohydrate antigen 125 (CA‐125) và Alpha‐fetoprotein (AFP) trong Carcinôm tuyến đường mật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  137 CARCINOEMBRYONIC ANTIGEN (CEA), CARBOHYDRATE ANTIGEN  19‐9 (CA‐19‐9), CARBOHYDRATE ANTIGEN 125 (CA‐125)   VÀ ALPHA‐FETOPROTEIN (AFP) TRONG CARCINÔM TUYẾN ĐƯỜNG MẬT  Lê Ngọc Hùng*, Trần Minh Thông**  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá giá trị chẩn đoán carcinoma tuyến đường mật (UTCTĐM) của các dấu ấn  ung thư CEA, CA‐19‐9, CA‐125 và AFP.  Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Nhóm chứng là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định  mô bệnh học  là ung  thư carcinoma  tuyến đường mật bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Nhóm chứng  là  những bệnh nhân không liên quan đến chẩn đoán carcinôm tuyến đường mật và bệnh nhân với các bệnh viêm  đường mật. Tất cả bệnh nhân 2 nhóm có thực hiện các xét nghiệm CEA, CA‐19‐9, CA‐125 và AFP.  Kết quả: Có 54 bệnh nhân UTCTĐM trong nhóm bệnh và 55 bệnh nhân trong nhóm chứng. Tuổi trung  bình của bệnh nhân nhóm bệnh là 56 (trung vị) cao hơn nhóm chứng (43). Điểm cắt cho chẩn đoán UTCTĐM  chỉ có giá trị (p < 0,05) đối với CA‐19‐9, CA‐125 và AFP, với nồng độ là 14 IU/mL, 20 IU/mL và 3 ng/mLL theo  thứ tự. Độ nhạy trong khoảng 73‐79% và độ đặc hiệu 75‐82%. Phân tích tuyến tính đa biến định tính cho thấy  chỉ có CA‐19‐9 và CA‐125 có giá trị độc lập trong chẩn đoán carcinôm đường mật.  Kết luận: CA‐19‐9, CA‐125 là các dấu ấn ung thư hỗ trợ cho chẩn đoán carcinôm tuyến đường mậT.  Từ khóa: CEA, CA‐19‐9, CA‐125, AFP, carcinôm tuyến đường mật, độ nhạy, độ đặc hiệu   ABSTRACT  CARCINOEMBRYONIC ANTIGEN, CARBOHYDRATE ANTIGEN 19‐9 (CA‐19‐9), CARBOHYDRATE  ANTIGEN 125 (CA‐125) AND ALPHA‐FETOPROTEIN (AFP) ON CHOLANGIOCARCINOMA  Le Ngoc Hung, Tran Minh Thong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 137 ‐ 142  Objectives: The aim of study was to evaluate the diagnostic value on cholangiocarcinoma of tumor markers  as CEA, CA‐19‐9, CA‐125 and AFP.   Methods:  The  study  method  was  retrospective,  descriptive.  The  case  group  was  patients  diagnosed  histopathologically as cholangiocarcinoma by  immunohistochemistry method. The control group  included out‐ patients with reasons not related tocholangiocarcinoma or patients with cholangitis. All patients in two groups  had been done with tumor marker tests as CEA, CA‐19‐9, CA‐125 and AFP.   Results: Three were 54 patients with cholangiocarcinoma in the case group and 55 patients in the control  group. The average of age of patients in the case group was 56 (median), higher than in the control group (43).  The cut‐off points  for cholangiocarcinoma diagnosis, valuable (p < 0.05) only  for CA‐19‐9, CA‐125 and AFP,  with concentrations as 14IU/mL, 20IU/mL and 3ng/mL respectively. The sensitivity was in range of 73‐79% and  specificity  75‐82%.  The  multinomial  logistic  regression  showed  that  only  CA‐19‐9  and  CA‐125  had  the  independent value in diagnosis of cholangiocarcinoma   Conclusions: CA‐19‐9 and CA‐125 were tumor markers supporting for diagnosis of cholangiocarcinoma   Keywords:  CEA,  CA‐19‐9,  CA‐125,  AFP,  cholangiocarcinoma,  sensitivity,  specificity  . * Khoa Sinh Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy   ** Khoa Giải Phẫu Bệnh, bệnh viện Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Hùng     ĐT: 0913‐653618   Email: lengochungan@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 138 NHẬP ĐỀ  Carcinôm  tuyến  đường  mật  (cholangiocarcinma,  UTCTĐM)  là  u  tân  sinh  xuất phát từ lớp thượng bì (epithelium) ống mật  ở trong hay ngoài gan. Về  lịch sử, ung thư này  được mô tả đầu tiên bởi Durand‐Fardel vào năm  1840(6).  UTCTĐM  là  loại  ung  thư  hiếm  gặp,  chiếm 3% ung thư đường tiêu hóa, nhưng chiếm  hạng nhì trong ung thư gan nguyên phát, và tần  suất đang gia tăng(3).  Tại Mỹ, tần suất carcinôm tuyến đường mật  trong gan  tăng 165%  từ 0,32/100.000  trong năm  1975‐1979  đến  0,85/100.000  trong  năm  1995‐ 1999(18). Sự gia tăng này cũng gặp nhiều nơi khác  trên toàn cầu. Tại Nhật, tần suất UTCTĐM được  chẩn đoán vào lúc khám nghiệm tử thi (autopsy)  tăng từ 0,31% đến 0,58%, giữa thời kỳ 1976‐1977  và thời kỳ 1996‐1997(16).  Các dấu ấn ung thư thường được khảo sát  nhiều nhất  là CA‐19‐9, CEA và CA‐125. CEA  và CA‐125 thường không chuyên biệt và có thể  tăng  trong  các  trường  hợp  ung  thư  đường  ruột, hệ sinh dục, hoặc các  trạng  thái bệnh  lý  khác  của  đường  mật  như  viêm  đường  mật  (cholangitis)  và  sỏi  trong  gan  (hepatolithiasis)(4).  CA‐19‐9  được  mô  tả  đầu  tiên năm 1979 và hiện đang là dấu ấn ung thư  thông dụng nhất cho UTCTĐM. Tuy nhiên xét  nghiệm CA‐19‐9 lệ thuộc kiểu hình Lewis. Nếu  khoảng  10% dân  số  có Lewis  âm  tính,  sẽ  tạo  nên  nồng  độ  CA‐19‐9  giảm  thấp  không  thể  phát  hiện  được(15).  Ngoài  ra,  CA‐19‐9  có  thể  tăng  cao  trong  các ung  thư đường  ruột khác,  ung  thư đường  sinh dục và viêm  đường mật  do vi khuẩn (bacterial cholangitis)(2).  Với  sự  tiến  bộ  trong  giải  phẫu  bệnh,  phương pháp hóa mô miễn dịch được sử dụng  như là một phương pháp nhuộm đặc biệt giúp  xác định sự hiện diện của kháng nguyên trong  mô, dựa vào  sự kết hợp phản ứng miễn dịch  và hóa chất. Với phương pháp này bác sỹ giải  phẫu bệnh có  thể đánh giá và phân  loại được  các  kiểu  phenotype miễn  dịch  trên mô  bệnh  phẩm.  Khoa  Giải  Phẫu  Bệnh  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  được  trang  bị  phương  tiện  để  thực  hiện  chẩn  đoán  các dấu  ấn ung  thư  bằng  hóa mô  miễn dịch, trong đó có ung thư carcinôm tuyến  đường mật.  Mục  tiêu nghiên  cứu:  đánh giá giá  trị  các  dấu ấn ung thư như CEA, CA‐19‐9, CA‐125 và  AFP  trong  carcinôm  tuyến  đường  mật  được  chẩn  đoán  bằng  giải  phẫu  bệnh  với  phương  pháp hóa mô miễn dịch.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu thiết kế hồi cứu, mô tả. Nhóm  bệnh  là  những  trường  hợp  carcinôm  tuyến  đường mật  được  xác  định  bằng  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  với  phương  pháp  hóa  mô  miễn  dịch. Nhóm chứng là các bệnh nhân đến khoa  khám bệnh  theo yêu  cầu, bệnh viện Chợ Rẫy  khám bệnh do các lý do khác không phải ung  thư đường mật, và một  số bệnh nhân nội  trú  được  chẩn  đoán xác  định giải phẫu bệnh với  các  bệnh  lý  viêm  nhiễm  đường mật.  Cả  hai  nhóm bệnh, bệnh  đều  có kết quả  xét nghiệm  của  các  dấu  ấn  ung  thư  khảo  sát  gồm CEA,  CA‐19‐9, CA‐125 và AFP.   Tất  cả  các  xét nghiệm  được  thực hiện  trên  các mẫu máu của bệnh nhân được lấy trước khi  bắt đầu can thiệp điều trị chuyên biệt carcinôm  tuyến  đường mật. Tùy  theo hồ  sơ bệnh  án,  số  kết quả có được sẽ được thu thập khảo sát. CEA,  CA‐19‐9,  CA‐125  được  đo  bằng  phương  pháp  miễn dịch hóa phát quang, sử dụng hạt từ tính  (chemiluminescence  immunoassay,  magnetic  particles) trên hệ thống máy miễn dịch tự động  LIASON,  Diasorin,  Ý.  AFP  trong  huyết  thanh  được đo tại khoa Sinh Hóa, trên máy KRYPTOR  của  hãng  BRAHMS  ‐  Đức. Nguyên  lý  của  xét  nghiệm  là phản ứng  tạo phức hợp kháng  thể –  kháng  nguyên‐  kháng  thể  theo  nguyên  tắc  sandwich.  Đo  lường  tín  hiệu  phát  ra  từ  phức  hợp miễn dịch  theo  công nghệ TRACE  (Time‐ Resolved Amplified Cryptate Emission). Đô  lặp  lại có CV 5 – 8,3%, độ chính xác 0,7 – 4,9%.  Các  biến  số  khảo  sát  chính  gồm  đặc  điểm  nhân  trắc  của  bệnh  nhân  (tuổi,  phái  tính),  kết  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  139 quả chẩn đoán giải phẫu bệnh với phương pháp  hóa mô miễn dịch. Carcinôm tuyến đường mật  được  chia  ra 2  thể dựa  theo kết quả giải phẫu  bệnh: carcinôm  tuyến đường mật  trong gan và  carcinôm  tuyến đường mật ngoài gan. Kết quả  sinh hóa của các dấu ấn ung thư CEA, CA‐19‐9,  CA‐125, AFP được khảo sát phân tích diện  tích  dưới  đường  cong  ROC  (a  receiver  operating  characteristic  curve)  cho  chẩn  đoán  carcinôm  tuyến đường mật giúp xác định điểm cắt hợp lý  với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng. Sử dụng  bảng 2x2 để xác định độ nhạy, độ đặc hiêu, giá  trị  tiên  đoán dương, giá  trị  tiên  đoán  âm. Mối  liên quan đơn biến giữa các dấu ấn ung thư và  kết quả bệnh lý được kiểm định với phép kiểm  chi bình phương. Phân  tích  tuyến  tính  đa biến  định tính (multinomial logistic regression) được  áp dụng để xác định biến  số có giá  trị  độc  lập  ảnh hưởng  đến  chẩn  đoán ung  thư  carcinoma  đường mật. Giá trị p < 0,05 được xem có ý nghĩa  thống kê.   KẾT QUẢ  Có 54 bệnh nhân trong nhóm bệnh với kết  quả carcinôm tuyến đường mật được xác định  với giải phẫu bệnh bằng phương pháp hóa mô  miễn dịch và 55 bệnh nhân nhóm  chứng bao  gồm 50 bệnh nhân khoa khám bệnh  theo yêu  cầu  được  chỉ  định  thực  hiện  các  xét  nghiệm  sàng lọc ung thư đường ruột nhưng không có  biểu hiện lâm sàng và 5 bệnh nhân nội trú với  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  là  viêm  đường mật,  viêm túi mật. Đặc điểm của 2 nhóm bệnh nhân  được nêu trong bảng 1.  Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân nhóm chứng và nhóm bệnh  Đặc điểm Nhóm bệnh nhân carcinôm tuyến đường mật (n = 54) Nhóm chứng (n = 55) p Phái tính: nam/nữ 33/21 36/19 0,69 Tuổi (năm): trung vị (tối thiểu-tối đa) 56 (20 – 83) 43 (23 – 81) 0,0001 Phân nhóm tuổi 20-39 4 23 40-59 31 20 0,001 60-79 17 10 ≥ 80 2 2 AFP (ng/mL): n; trung vị n=26; 3,6 n=32; 2,4 0,001 tối thiểu-tối đa 1,4 – 3184,4 0,9 – 8.2 CEA (ng/mL) n; trung vị n = 37; 2.2 n = 54; 2,4 0,8 tối thiểu-tối đa 0,5 – 1297 0,7 – 9,0 CA-19-9 (IU/mL) n; trung vị n = 40; 95,7 n = 54; 4,9 0,0000 tối thiểu-tối đa 3,0 – 43833 0,4 – 2465,2 CA-12-5 (IU/mL) n; trung vị n = 9; 50,2 n = 50; 11,1 0,0000 tối thiểu-tối đa 17,1 - 4199 4,2 – 49,9  Bảng  1  cho  thấy  có  3  dấu  ấn  ung  thư  có  nồng  độ  khác  biệt  thống  kê  giữa  nhóm  bệnh  (carcinôm tuyến đường mật) và nhóm chứng là  AFP, CA‐19.9 và CA‐125. trong bảng 2 và hình 1.  Có  12  trường  hợp  (30%)  trong  nhóm  bệnh  có  nồng  độ  CA‐19‐1  ≥  500  IU/mL,  bao  gồm  4  trường hợp  có kèm di  căn hạch,  tụy hoặc  ống  mật  chủ,  6  trường  hợp  không  có  biểu  hiện  gì  khác, và  1  trường hợp với  chẩn  đoán ung  thư  đường mật  từ viêm đường mật xơ hóa nguyên  phát (primary sclerosing cholangitis – PSC).   Bảng 2. Giá trị của CA‐19‐9 và CA‐125 trên bệnh nhân carcinôm tuyến đường mật  Ung thư đường mật trong gan Ung thư đường mật ngoài gan P* n Trung vị, tt – tđ* n Trung vị, tt - tđ CA-19-9 (IU/mL) 27 98,9 (6,2 – 39921,8) 13 72,5 (3,0 – 43833,0) 0,62 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 140 CA-125 (IU/mL) 7 99,0 (17,1 – 321,0) 2 2108,8 (18,5 – 4199) 0,71 * tt – tđ: tối thiểu – tối đa  Trong  nhóm  bệnh  nhân  carcinôm  tuyến  đường mật, phân nhóm trong gan và ngoài gan  có giá trị CA‐19‐9 và CA‐125 tương đương nhau  (bảng 2).  Bảng 3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương (GTTĐD), giá trị tiên đoán âm (GTTĐA) của các dấu ấn  ung thư AFP, CA‐19.9 và CA‐125 trong carcinôm tuyến đường mật  Dấu ấn ung thư Điểm cắt Diện tích dưới ROC (95% KTC) p Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) GTTĐD (%) GTTĐA (%) CA-19.9 (IU/mL) 14 0,90 (0,84-0,96) 0,000 77,5 81,5 75,6 83 CA-12.5 (IU/mL) 20 0,94 (0,85-1,00) 0,000 77,7 80,0 41,2 95,2 AFP (ng/ml) 2.8 0,75 (0,63-0,88) 0,01 69,2 81,2 75,0 76,5 Với dấu ấn ung  thư CEA, kết quả diện  tích  dưới đường cong là 0,52 (95% KTC: 0,39 – 0,64),  và p = 0,8.  A B C  Hình 1. Biều đồ đường cong ROC trong xác định điểm cắt cho chẩn đoán carcinôm tuyến đường mật so sánh  với nhóm chứng là người không có chẩn đoán carcinôm tuyến đường mật A‐ Đường cong ROC cho độ nhạy của  CA‐19.9 trong carcinôm tuyến đường mật. B‐ Đường cong ROC cho độ nhạy của CA‐12.5 trong carcinôm  tuyến đường mật. C‐ Đường cong ROC cho độ nhạy của AFP trong carcinôm tuyến đường mật   Bảng 4 trình bày phân tích đơn biến và đa  biến liên hệ tuyến tính định tính (multinomial  logistic regression) mối liên hệ giữa các dấu ấn  ung  thư CA‐19.9, CA‐12.5, AFP và chẩn đoán  carcinoma đường mật của giải phẫu bệnh. Kết  quả cho  thấy có 2 dấu  ấn ung  thư  là CA‐19.9  và CA‐12.5 có giá  trị độc  lập  trong chẩn đoán  carcinoma  đường mật. Dấu  ấn  ung  thư AFP  không chuyên biệt cho ung thư đường mật.  Bảng 4. Phân tích đơn biến và đa biến liên hệ tuyến tính định tính (multinomial logistic regression) mối liên hệ  giữa các dấu ấn ung thư và chẩn đoán carcinôm tuyến đường mật.  Dấu ấn ung thư Điểm cắt Phân tích đơn biến Phân tích đa biến p OR 95% KTC p OR 95% KTC CA-19.9 (IU/mL) 14 0,000 15,2 5,0 – 48,2 0,002 76.9 4,8 – 1000,0 CA-12.5 (IUm/L) 20 0,000 14,0 2,1 – 117,2 0,014 23,1 1,9 – 333,3 AFP (ng/mL) 3 0,001 9,8 2,5 – 40,5 0,112 3,6 0,7 – 17,5 BÀN LUẬN  Kết hợp hình ảnh học, nồng độ carbohydrate  antigen  19‐9  (CA‐19‐9)  được  sử  dụng  rộng  rãi  như dấu ấn cho chẩn đoán ung thư đường mật.  CA‐19‐9,  là  một  antigen  nhóm máu  Lewis  bị  sialyted hóa  được phát hiện do kháng  thể đơn  dòng 1116 NS 19‐9, được sản xuất bởi nhiều loại  tế bào như tế bào biểu mô dạ dày, đại tràng, tế  bào  đường mật,  tụy  tạng.  CA‐19‐9  được  phát  hiện năm 1979 và nhanh chóng trở thành dấu ấn  ung  thư  cho ung  thư đường mật(14, 3). Nồng  độ  CA‐19‐9  thường  rất  thấp  trên  người  bình  thường(7).  Bệnh  nhân  ung  thư  đường  mật  thường có điểm cắt CA‐19‐9  là ≥ 37 UI/mL, với  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  141 độ nhạy 73% và độ đặc hiệu 63% cho ung  thư  đường mật(13). Nồng độ CA‐1‐9 tăng trong viêm  đường mật  (cholangitis),  ứ mật  (cholestasis) và  chẩn  đoán ung  thư đường mật  trên  các  cơ địa  này  giá  trị  điểm  cắt  của  CA‐19‐9  có  thể  ≥  300IU/mL(13). Điều này giải thích  lý do điểm cắt  CA‐19‐9 trong nghiên cứu này thấp 14IU/mL, do  các  ung  thư  này  phát  hiện  đa  số  là  carcinôm  tuyến  đường  mật  trên  cơ  địa  bình  thường.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  12  trường  hợp  có CA‐19‐9  >  500IU/mL  (30%)  bao  gồm  4  trường hợp di căn tụy hoặc hạch, 1 trường hợp  viêm  đường mật  xơ  hóa  nguyên  phát,  và  07  trường  hợp  carcinôm  tuyến  đường mật. Như  vậy  CA‐19‐9  cao  vọt  đơn  thuần  có  khả  năng  phản ảnh ung thư đường mật đã di căn. Nghiên  cứu  của  Ramage  JK  1995  ghi  nhận  có  4/15  trường hợp (26,7%) ung thư đường mật có CA‐ 19‐9 > 500 IU/ml(20), độ nhạy và đặc hiệu của CA‐ 19‐9  ở điểm  cắt 200  IU/ml  là 60% và 91%  theo  thứ tự.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của CA‐19‐9 ở điểm  cắt 186  IU/ml  là 100% và 94%  theo  thứ  tự  cho  chẩn đoán ung  thư đường mật  trên bệnh nhân  với  viêm  đường  mật  xơ  hóa  nguyên  phát  (primary sclerosing cholangitis – PSC)(8), và 79%  và 98% với điểm cắt  là 129  IU/ml(22). Trên bệnh  nhân không có viêm đường mật xơ hóa nguyên  phát, giá  trị điểm cắt CA‐19‐9 > 100  IU/mL với  độ  nhạy  53%  và  giá  trị  tiên  đoán  âm  từ  76‐ 92%(17). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận điểm  cắt  cho  CA‐19‐9  là  20  IU/ml  với  độ  nhạy  là  77,5%, giá trị tiên đoán âm là 83%. Điều này cho  thấy cần khảo sát mô bệnh học về bệnh  lý nền  nguyên phát của ung thư đường mật trên người  Việt Nam. Rất ít trường hợp ung thư kèm viêm  đường mật hay viêm đường mật xơ hóa nguyên  phát ghi nhận  trong nghiên cứu của chúng  tôi.  Do nồng  độ CA‐19‐9  tùy  thuộc  theo kiểu hình  Lewis (Lewis phenotype). Nếu khoảng 10% dân  số thuốc nhóm Lewis âm tính, nồng độ CA‐19‐9  sẽ thường thấp(15). Nồng độ CA‐19‐9 trong nhóm  chứng  của  chúng  tôi  (n  =  54)  thấp  với  giá  trị  trung bình là 4,6IU/mL (trung vị) so với ngưỡng  quy định < 35IU/mL.  CA‐19‐9  còn  có  giá  trị  tiên  lượng  sau  can  thiệp  điều  trị  trên  bệnh  nhân  ung  thư  đường  mật  tiến  triển. Bệnh  nhân  có CA‐19‐9  lớn  hơn  300IU/mL có gấp 3 lần nguy cơ tử vong (hazard  ratio: 2,92, 95% KTC: 1,51‐5,64, p = 0,0002) so với  người có CA‐19‐9≤ 300IU/ml(10).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  ghi  nhận  CEA không có giá trị là dấu ấn sinh học cho ung  thư đường mật, với nồng dộ  trung bình  trong  nhóm  bệnh  là  2,2ng/mL  (trung  vị)  so  với  2,4ng/ml  trong nhóm  chứng, và diện  tích dưới  đường cong  là 0,52  (95% KTC: 0,39 – 0,64), p =  0,8. CEA ghi nhận chỉ tăng trong khoảng 25‐30%  bệnh nhân với ung thư đường mật(9, 19).  CA‐125  là dấu  ấn ung  thư không  đặc hiệu  do dấu ấn này tăng trong ung thư đường mật và  trong các bệnh  lý ác  tính khác của đường ruột,  và  cũng  có  độ nhạy  thấp(4). CA‐125  tăng  trong  40‐50% bệnh nhân với ung thư đường mật, tuy  nhiên dấu ấn ung thư này cũng tăng đối với các  tổn thương liên quan màng bụng(12). Báo cáo mới  đây  của  Higashi  2012,  cho  thấy  CA‐125  biểu  hiện  rất nhiều  trên bệnh nhân ung  thư  đường  mật  trong  gan  (intrahepatic  cholangiocarcinoma) với  tần suất 48% và rất có  giá trị tiên lượng xấu trong tử vong, p =0,005(11).  Bệnh  nhân  carcinôm  tuyến  đường  mật  trong  gan  trong  nghiên  cứu  chúng  tôi  là  31  (31/45:  66,8%), có nồng độ CA‐19‐9 và CA‐125 thấp hơn  nhóm  bệnh  nhân  carcinôm  tuyến  đường mật  ngoài gan, khác biệt không có ý nghĩa thống kê.  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CA‐ 125  có  giá  trị  giúp  chẩn  đoán  ung  thư  đường  mật so với nhóm chứng với điểm cắt 20 IU/ml,  độ nhạy và độ đặc hiệu là 77,7 và 80% theo thứ  tự.  Mặc dù AFP  là dấu  ấn ung  thư  thường  sử  dụng nhất trong ung thư tế bào gan, nhưng ghi  nhận AFP  tăng  trong  20%  bệnh  nhân  với ung  thư đường mật trên các thể khác của carcinomas  như ung thu dạ dày, tụy tạng, ruôt già(21, 5, 1).   Phân tích hồi quy đa biến tuyến tính với ba  biến số CA‐19‐9, CA‐125 và AFP cho thấy chỉ có  2 biến số là CA‐19‐9 và CA‐125 là giữ vững giá  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 142 trị  độc  lập  liên  quan  đến  chẩn  đoán  ung  thư  carcinoma đường mật.  KẾT LUẬN  Các  dấu  ấn  sinh  học  về  carcinôm  tuyến  đường mật có giá trị hỗ trợ chẩn đoán là CA‐19‐ 9 và CA‐125. Tuy nhiên cần khảo sát sâu hơn về  giá trị các dấu ấn ung thư này trên hai thể khác  nhau  của  ung  thư  đường  mật:  trong  gan  và  ngoài gan.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abbruzzese  JL,  Abbruzzese  MC,  Hess  KR  et  al.  (1994).  Unknown primary carcinoma: natural history and prognostic  factors  in  657  consecutive patients.  J Clin Oncol  12(6):  1272‐ 1280.  2. Albert MB, Steinberg WM, Henry  JP  (1988). Elevated serum  levels of tumor marker CA‐19‐9 in acute cholangitis. Dig Dis  Sci 33: 1223‐1228.  3. Boris RA, Blechacz MD, Gore GJ (2008). Cholangiocarcinoma.  Clin Liver Dis 12: 131‐150.  4. Chen CY, Shiesh SC, Tsao HC, et al (2002). The assessment of  biliary  CA‐125,  CA‐19‐9  and  CEA  in  diagnosing  cholangiocarcinoma‐  the  influence  of  sampling  time  and  hepatolithiasis. Hepatogastroenterology 49: 616‐620.  5. Chu  PG,  Ishizawa  S, Wu  E, Weiss  LM  (2002). Hepatocyte  antigen  as  a  marker  of  hepatocellular  carcinoma.  An  immunohistocomparison to carcinoembryonic antigen, CD10,  and alpha‐fetoprotein. Am J Surg Pathol 26(8): 978‐988.  6. de Groen PC, Gores GJ, LaRusso NF, et al (1999). Biliary tract  cancer. N Engl J Med 341: 1368‐1378.  7. Del  Villano  BC,  Brennan  S,  Brock  P,  et  al.  (1983).  Radioimmunometric  assay  for  a  monoclonal  antibody‐ defined tumor marker, CA‐19‐9. Clin Chem 29: 549‐552.  8. Furmanczyk PS, Grieco VS, Nicholas Agoff S  (2005). Biliary  brush  cytology  and  detection  of  cholangiocarcinoma  in  primary  slerosing  cholangitis.  Evaluation  of  specific  cytomorphologic features and CA‐19‐9 levels. Am J Clin Patho
Tài liệu liên quan