Câu chuyện báo chí trên các loại hình báo

Câu chuyện báo chí (Tiếng Anh – Newspaper story), hay còn gọi là “câu chuyện nhân cảm” là thể loại báo chí, có quá trình phát sinh, phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cũng như nước ta. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, thuật ngữ ‘Câu chuyện báo chí” được dùng để chỉ những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại câu chuyện bao trùm hầu hết các phương tiện của đời sống: đời tư, thế sự, hay nhân tình thế thái với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút người đọc. Trong báo chí hiện đại, Câu chuyện báo chí thể hiện một kiểu tư duy mới, cách nhìn cuộc sống, cách nắm bắt đời sống riêng. Câu chuyện báo chí với lối viết giản dị, súc tích có kết cấu co giãn, đề tài gần với cuộc sống đời thường đã có ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân cách, lối sống của mọi người. Câu chuyện báo chí là một thể loại kết hợp cả yếu tố văn nghệ được coi là yếu tố phụ trợ - là phương pháp truyền đạt một vấn đề thời sự mang tính báo chí. Đó là sự kết hợp cả yếu tố văn nghệ và yếu tố báo chí, nó nằm trong miền giao thoa giữa hai loại thể: báo chí và văn nghệ. Với vai trò qua trọng của mình trong hệ thống thể loại. Câu chuyện báo chí là thể loại không thể thiếu được đối với công chúng báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Cũng giống như các thể loại báo chí khác, như tin tức, phóng sự, bình luận,.Câu chuyện báo chí là một thể loại có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin xác thực và thông tin thời sự, có nghĩa là nó trả lời câu hỏi; ai? Cái gì? thế nào?,.Mặt khác câu chuyện báo chí còn sử dụng cả bút pháp văn nghệ với ngôn ngữ hình ảnh có sức biểu cảm cao, chi tiết cô đúc, cách hành văn mang nhiều ẩn ý để tạo chiều sâu cho câu chuyện.

doc9 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu chuyện báo chí trên các loại hình báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Câu chuyện báo chí (Tiếng Anh – Newspaper story), hay còn gọi là “câu chuyện nhân cảm” là thể loại báo chí, có quá trình phát sinh, phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cũng như nước ta. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, thuật ngữ ‘Câu chuyện báo chí” được dùng để chỉ những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại câu chuyện bao trùm hầu hết các phương tiện của đời sống: đời tư, thế sự, hay nhân tình thế thái với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút người đọc. Trong báo chí hiện đại, Câu chuyện báo chí thể hiện một kiểu tư duy mới, cách nhìn cuộc sống, cách nắm bắt đời sống riêng. Câu chuyện báo chí với lối viết giản dị, súc tích có kết cấu co giãn, đề tài gần với cuộc sống đời thường đã có ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân cách, lối sống của mọi người. Câu chuyện báo chí là một thể loại kết hợp cả yếu tố văn nghệ được coi là yếu tố phụ trợ - là phương pháp truyền đạt một vấn đề thời sự mang tính báo chí. Đó là sự kết hợp cả yếu tố văn nghệ và yếu tố báo chí, nó nằm trong miền giao thoa giữa hai loại thể: báo chí và văn nghệ. Với vai trò qua trọng của mình trong hệ thống thể loại. Câu chuyện báo chí là thể loại không thể thiếu được đối với công chúng báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Cũng giống như các thể loại báo chí khác, như tin tức, phóng sự, bình luận,..Câu chuyện báo chí là một thể loại có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin xác thực và thông tin thời sự, có nghĩa là nó trả lời câu hỏi; ai? Cái gì? thế nào?,..Mặt khác câu chuyện báo chí còn sử dụng cả bút pháp văn nghệ với ngôn ngữ hình ảnh có sức biểu cảm cao, chi tiết cô đúc, cách hành văn mang nhiều ẩn ý để tạo chiều sâu cho câu chuyện. CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ TRÊN CÁC LOẠI HÌNH BÁO Do khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận, do hạn chế về vấn đề tài liệu, vì thế mạn phép được bàn về thể loại này trên hai loại hình: báo điện tử và báo in. 1. Trên báo chí trực tuyến Do tuổi đời của báo chí trực tuyến còn non trẻ nên lẽ đương nhiên tuổi đời của Câu chuyện báo chí trên báo trực tuyến cũng còn non trẻ và chưa thực sự được chú trọng nhiều. Tuy nhiên những tờ báo điện tử có tiếng như www.tuoitreonline.com, www.Thanhnienonline.com.vn , www.nguoilaodong.com.vn ,….thì đều dành một chuyên mục riêng cho Câu chuyện báo chí. Tuy không được ưu tiên như thể loại phóng sự, nhưng Câu chuyện báo chí cũng đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với sức hấp dẫn của một tờ báo.  Tờ báo điện tử của tờ báo in nổi tiếng thanh niên đã dành cho câu chuyện báo chí vào ngay chuyên mục chào buổi sáng - một trong những chuyên mục được chờ đón của tờ www.thanhnienonline.com.vn . Trong chuyên mục câu chuyện thứ tư: có tác phẩm “ nghe và lắng nghe” của tác giả Trần Bạch Đằng ra ngày 31/5/2997 thực sự đã lôi cuốn khán giả bởi những thông tin mang tính thời sự và bút pháp nghệ thuật sắc sảo.  “tin vào cái đẹp”, ra ngày 5/11/2007 - “nếp nhà” số ra ngày 4/11/2007    www.vietimes.com.vn là một trong những chuyên san của Vietnamnet cũng có những tác phẩm Câu chuyện báo chí sâu sắc mà thâm thuý, những câu chuyện có thể viết về một vấn đề nhưng khái quát cho cả một thời đại.  2. Trên báo in Những tờ báo như Tuổi trẻ, Thanh niên, công an nhân dân, an ninh cuối tháng, hẳn không còn xa lạ gì với độc giả cả nước. Trong đó có những chuyên mục dành riêng cho Câu chuyện báo chí. - Chuyện khó tin nhưng có thật của báo an ninh thế giới cuối tháng. - Nhịp cầu nhân ái của báo Công An nhân dân. - Sau luỹ tre làng của báo tiền phong Và một số Câu chuyện báo chí được đăng biệt lập trên tuổi trẻ, lao động, người lao động,.. Thực sự những câu chuyện trên báo chí thu hút độc giả không phải chỉ ở bút pháp giàu hình ảnh, ngôn ngữ cảm xúc, lời văn mượt mà, tính nghệ thuật đan xem hoà quyện làm cho tác phẩm trở nên mềm mại, mà điều quan trọng hơn cả, đó là độc giả có thể tìm thấy mình, nhận ra một phần của tâm hồn mình tính cách mình trong đó, hoặc có thể nhận ra sai lầm của họ và tránh khỏi vết xe đổ mà họ đã trượt phải. Đọc những câu chuyện báo chí, độc giả có cảm xúc thật như chứng kiến một sự thực ở ngoài đời, mức độ chân thực đã lôi kéo sự quan tâm của độc giả. Chính vì lẽ đó mà Câu chuyện báo chí xuất hiện ngày càng nhiều trên các loai hình báo chí. 3. Phân tích một Câu chuyện báo chí cụ thể “ Tha thứ cho chính mình không phải dễ” Câu chuyện thứ 62, trong chuyên mục “chuyện khó tin nhưng có thật” của báo An Ninh thế giới cuối tháng.- số 75 tháng 10/2007. (tác phẩm được trích trong phần phụ lục) +) Cốt truyện Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch. Trong cốt truyện, câu chuyện báo chí sẽ được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Đối với tác phẩm này, tác giả đã trình bày sự việc theo biễn biến: việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau. Câu chuyện có mở đầu bằng việc tác giả( làm trong ngành công an) đã bắn nhầm người dân vô tội. Cao trào chính là ở chỗ, tác gải đã bụoc một người thợ săm bị oan phải vào ngòi tù thay cho mình. Bẵng đi bao nhiêu thời gian, tác giả luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, và càng về già, mặc cảm mắc nợ đó càng lớn và dẫn đến việc ông quyết tâm phải trở về tìm lại bằng được gia đình người đã chịu tội thay cho mình. đỉnh điểm chính là khi tất cả gia đinh đều biết sự thật ,và tác giả chỉ còn chờ đợi sự phán quyết trừng phạt cảu gia đình nhà người thợ săn năm xưa, nhưng cuối cùng ông đã được tha thứ và đó là một kết thức có hậu. Tuy nhiên đây là cốt truyện không còn xa lạ gì với độc giả, người ta đã đã được nghe nhiều nói nhiều. Cái đặc biệt của tác phẩm là ở chỗ, với chủ đề tư tưởng đó, với cách khai thác đề tài đó, tác giả với sự hối lỗi thực sự và với bút pháp chân thực đã phưoi bày hết gan ruột của mình, chính điều đó đã lay động lòng người sâu sắc. Đó chính là điểm hấp dẫn của tác phẩm này. +) kết cấu. Kết cấu là yếu tố hình thức của câu chuyện báo chí: Phần mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh xung đột, đó là một chiến sĩ công an bắn nhầm vào người dân lương thiện, do hèn nhát, và nông nổi đã không dmá đầu thú và để một người khác chịu tội thay cho mình. Phần diễn giải câu chuyện: tác giả kể lại quá trình tâm lí của mình cho đến lúc về già, lúc nào cũng sống trong mặc cảm tội lỗi, lúc nào cũng cảm thấy mình bị dằn vặt, và về đến già đã mong muốn được tìm lại gia đình người thợ săn năm xưa. Phần kết, gặp lại, thú nhận và xin trừng phạt, nhưng được gia đình người thợ sănđó tha thứ. Tuy nhiên kết cấu của câu chuyện co giãn khá linh hoạt, kết cấu nhẹ nhàng đơn giản không cầu kỳ rườm rà. Nhưng chính điều đó đã khiến mạch văn mạch lạc hơn, và thấm đẫm tinh thần nhân văn của câu chuyện. +) Ngôn ngữ Tác phẩm này vẫn tuân theo xu hướng chung của các câu chuyện báo chí hiện tại là cái tôi trần thuật kết hợp với tự sự hoá. Ngôn ngữ gần gũi với đời thường, gắn bó với công chún, giúp tác phẩm đi sâ uvào tâm tư tình cảm cảu họ. Bằng cách đó cấu chuyện đã tạo cho mình sự nhạy bén về thời cuộc cũng như những tu duy mới trong thời đại mới. Tác giả đã có cái nhìn tổng quát, khách quan thận trọng, khi viết cũng như sự tài tình trong cách sử dụng ngôn ngữ biểu đạt của mình. +) Bút pháp Bút pháp trần thuật tự sự. Đó là lời của tác giả cũng là lời bộc bạch của người trong cuộc. Do đặc điểm bút pháp trong câu chuyện báo chí là cái tôi trần thuật nên người viết câu chuyện báo chí với tư cách là người thảm định phải thể hịên được cái tôi thẩm mỹ nhưng năng động, nhạy bén và hoạt bát hơn. Đánh giá chảu quan của người viết vo cùng quan trọng trong việc định hướng nhạn thức, thái độ tình cảm của người đọc về vấn đề được đề cập, vì vậy tác giả của câu chuyện báo chí cần thận trọng trong cách mô tả, lựa chọn từ ngữ khi đưa ra ý kiến của mình về sự kiện và nhân vật. Tóm lại câu chuyện báo chí là một thể loại báo chí vừa mang yếu tố văn nghệ được sử dụng ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta cũng như trên thế giới. Những yếu tố cơ bản của câu chuyện báo chí là cốt truyện, chủ đề tư tưởng, đề tài, kết cấ, ngôn ngữ, nhân vật và bút pháp – cái tôi. Do vậy việc nắm vững những đặc trương, đặc điểm của thể loại này là yêu cầu cấp thiết đối với người viết Câu chuyện báo chí nhằm khai thác thế mạnh của thể loại này trong việc thực hiện chức năng giáo dục tuyên truyền của báo chí. Theo “Kỹ thuật làm báo” của một số tác giả nước ngoài cho rằng: một trong những sở thích của độc giả chính là tính văn báo, hay nói một cách là báo chí được viết theo lối hành văn xác thực nhanh chóng nhưng vẫn cuốn hút và gây hứng thú. Không có một phương pháp thần bí nào để có thể giúp ta có ngay được một bút pháp sắc bén, giọng điệu, ngôn từ, giàu hình ảnh. Để hoàn thiện một tác phẩm câu chuyện báo chí, ngoài cái Tôi – tác giả, cần phải có sự tổng hợp sâu sắc từ các thể loại khác nhau, cần phải có bút pháp điêu luyện mềm dẻo linh hoạt biến hoá để phá vỡ ranh giới mong manh giữa các thể ký.Nếu tự mình làm mãi một việc phân tách đó nhà báo sẽ chóng nhận định được một số điểm chẳng thể phân tách nổi vào một thứ hạng nào. Một điều lạ nữa là chúng ta sẽ thấy có những điểm rất thường được trình bày hấp dẫn như chính những điểm đó mới là then chốt của vấn đề. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật – PGS.TS Dương Xuân Sơn. NXB Đại Học QG Hà Nội 2004. 2. trang báo điện tử: www.vietnamnet.com.vn 3. www.nguoilaodong.com.vn 4. www.thannienonline.com 5. www.tuoitreonline.com.vn 6. www.vnmedia.vn 7. www.quandoinhandan.org.vn 8. Báo in: Báo Tuổi trẻ - Cơ quan của đoàn TNCS Hồ Chí Minh 9. Báo Thanh niên – Cơ quan của hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam 10. Báo Công An Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của Bộ Công An MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Trên báo chí trực tuyến 2 2. Trên báo in 4 3. Phân tích một Câu chuyện báo chí cụ thể 4 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8