Câu 1:Trong giai đoạn hiện nay ,khi phần lớn các sản phẩm trên thị trường có tính tiêu chuẩn hóa rất cao,thì sự khác biệt giữa các nhà sản xuất có thể mang đến cho khách hàng phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thương mại và hiệu quả của nó.Vậy hoạt động thương mại của doanh nghiệp là gì?bản chất,nội dung, vai trò của nó trong doanh nghiệp sản xuất?
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập:thương mại trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Câu 1:Hãy phân tích bản chất,nội dung,vai trò của hoạt động Thương mại trong doanh nghiệp sản xuất
Câu 2:Hạn mức cấp phát vật tư ở doanh nghiệp sản xuất và phương pháp xác định?
Câu 3:Nội dung công tác tổ chức hậu cần vật tư cho sản xuất ở Doanh nghiệp?
Câu 4:Trình bày lịch sử phát triển 02 thương hiệu ôtô.
BÀI LÀM
Câu 1:Trong giai đoạn hiện nay ,khi phần lớn các sản phẩm trên thị trường có tính tiêu chuẩn hóa rất cao,thì sự khác biệt giữa các nhà sản xuất có thể mang đến cho khách hàng phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thương mại và hiệu quả của nó.Vậy hoạt động thương mại của doanh nghiệp là gì?bản chất,nội dung, vai trò của nó trong doanh nghiệp sản xuất?
Ta biết rằng doanh nghiệp tồn tại với tư cách là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có các chức năng khác nhau,kết hợp và tác động qua lại lẫn nhau nhằm giúp cho toàn bộ hệ thống phản ứng với những thay đổi của môi trường nhằm đạt được các mục tiêu của một doanh nghiệp.Hoạt động của doanh nghiệp được khẳng định trên thị trường ,nơi thực hiện các yếu tố sản xuất từ các nhà cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng .Những hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường và những hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường được gọi là hoạt động thương mại doanh nghiệp.
Về cơ bản,hoạt động thương mại doanh nghiệp bao gồm ba nhóm nội dung:
+Mua sắm và quản lý vật tư.
+Tiêu thụ sản phẩm
+Các hoạt động hỗ trợ hoặc có liên quan tới hai nội dung trên.
Với doanh nghiệp, mục tiêu của việc sản xuất ra sản phẩm để bán cho người tiêu dùng ,hay nói một cách khác,sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ,đó là điều kiện tiền quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất –thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của một doanh nghiệp.Đó là việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm ,lao vụ ,dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra,đồng thời được khách hàng thanh toán ,hoạt chấp nhận thanh toán .Tiêu thụ sản phẩm cũng được xem xét như một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu thị trường tới việc thực hiện các dịch vụ sau khi bán .Để quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng và liên tục, các doanh nghiệp cần phải tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất .Đó chính là họat động mua sắm và quản lý vật tư .Mua sắm và quản lý vật tư là toàn bộ các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư ,dịch vụ trong các quá chu trình kinh doanh,từ việc xác định nhu cầu vật tư ,xây dựng các kế hoạch nguồn hàng tổ chức mua sắm cho đến quản lý tổ chức sự trữ ,cấp phát ,quyết đoán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản lý vật tư.Yêu cầu đối với việc quản lý vật tư là phải đảm bảo thường xuyên,liên tục nguyên,nhiên ,vật liệu….Chỉ có đảm bảo số lượng ,đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết với thời gian quy định thì sản xuất mới có thể tiến hành được bình thường và sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả.
Mua sắm –quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm là hai bộ phận chủ yếu của họat động thương mại của doanh nghiệp ,đồng thời là hai khâu then chốt trong quá trình chu chuyển vốn ở các doanh nghiệp và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.Quan hệ giữa tiêu thụ sản phẩm và mua sắm là quan hệ chiều dọc đựợc kết nối qua khâu sản xuất.Giữa tiêu thụ sản phẩm và mua sắm –quản lý vật tư có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp.Nhưng để thực hiện hai chức năng trên doanh nghiệp cần phải tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế phức tạp.Mối quan hệ kinh tế đó phát sinh giữa một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác và giữa bộ phận thương mại và với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền với một khối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa.Tất cả những vật tư kỹ thuật mua sắm cho doanh nghiệp phải được tổ chức vận chuyển,tiếp nhận bảo quản tốt.Có như vậy,mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng sản xuất.Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cũng vậy,sản phẩm sản xuất ra phải được tổ chức tiếp nhận ,phân loại bao gói ,bảo quản và xuất bán cho khách hàng nhanh chóng ,kịp thời .Do vậy nội dung của hoạt động thương mại doanh nghiệp còn bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm và quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm như tài chính,pháp luật,dịch vụ ,vận tải,kho hàng …..
Về vai trò của hoạt động thương mại trong doanh nghiệp sản xuất:
Các hoạt động thương mại là nội dung tất yếu, không thể thiếu được trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp ,nó có mối quan hệ hai chiều với các hoạt động khác của doanh nghiệp trong quá trình hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.Hoạt động thương mại doanh nghiệp ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thực tế ảnh hưởng tới tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp.Chính vì thế mà mục tiêu quan trọng hàng đầu ,là kim chỉ nam cho hoạt động thương mại ở doanh nghiệp là làm thế nào để phối hợp có hiệu quả với các hoạt động khác nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Một số mục tiêu khác của hoạt động thương mại là :thời điểm,số lượng, chất lượng ……Như vậy,bằng việc tổ chức tốt các hoạt động thương mại tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất tốt cho doanh nghiệp.
Vai trò của hoạt độngh thương mại ngày càng ra tăng ,có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.Vì vậy,hiện nay ở các doanh nghiệp,hoat động thương mại đựơc đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lý đến tổ chức các hoạt động thương mại và phòng kinh doanh đã trở thành bộ phận trọng yếu trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp.
Câu 2:Hạn mức cấp phát vật tư ở doanh nghiệp sản xuất và phương pháp xác định:
Khái niệm hạn mức cấp phát vật tư:
Hạn mức cấp phát vật tư là lượng vật tư tối đa quy định cấp cho phân xưởng trong một thời hạn nhất định thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao.
Yêu cầu của hạn mức cấp phát vật tư:
+Hạn mức cấp phát phải chính xác :Nghĩa là số lượng vật tư quy định trong hạn mức phải hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị tiêu dùng ,được tính toán có căn cứ khoa học .
+Hạn mức cấp phát phải được quy định cho một thời gian nhất định hoặc cho việc hoàn thành một công việc nhất định, hết thời hạn đó ,hạn mức không còn giá trị nữa.
+Hạn mức cấp phát phải quy định rõ mục đích sử dụng vật tư nghĩa là dùng số lượng vật tưquy định trong hạn mức để sản xuất sản phẩm gì hay để thực hiện công việc gì?
Để lập hạn mức cấp phát vật tư được chính xác cần phải căn cứ vào kế hoạch sả n xuất sản phẩm,các mức tiên tiến về tiêu dùng vật tư ,mức dự trữ vật tư ở đơn vị tiêu dùng,lượng tồn kho đầu kì .
Hạn mức cấp phát vật tư đựơc tính theo công thức sau:
H=Nt.ph ±Nt.ch.ph+D-O
Trong đó:
H-hạn mức cấp phát vật tư,tính theo đơn vị hiện vật
Nt.ph-Nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm
Nt.ch.ph-Nhu cầu vật tư cho thay đổi lại chế phẩm
D-Nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng
O-tồn kho đầu kì
Nghiên cứu các thành phần cấu thành của hạn mức.Nt.ph là bộ phận cấu thành chủ yếu của hạn mức.Dưới dạng chung nhất nhu cầu(N)của mỗi một phân xưởng (tổ,đội sản xuất)về mỗi loại vật tư tính bằng cách nhân kế hoạch sản xuất thành phẩm (Q)(khối lượng công việc)với mục tiêu dùgn vật tư(m)cho một đơn vị sản phẩm theo công thức :
N=G×m
Phương pháp tính cụ thể nhu cầu của từng phân xưởng(tổ,đội sản xuất)phụ thuộc vào đặc điểm kế hoạch hóa sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp và chủ yếu là các nhân tố sau đây chi phối:
--Kiểu sản xuất:sản xuất hàng loạt lớn,danh mục sản phẩm san xuất không nhiều và sản xuất tương đối ổn định ,tạo khả năng kế hoạch hóa chương trình sản xuất của phân xưởng theo chi tiết sản phẩm.
Trường hợp sản xuất loại nhỏ và đơn chiếc,danh mục sản phẩm giao cho mỗi phân xưởng (tổ,đội sản xuất)không được rõ ràng và ổn định,công việc bố trí cho các phân xưởng (tổ,đội sản xuất)không đựoc nhịp nhàng,gây khó khăn cho kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo chi tiết sản phẩm ,nên thông thường phải áp dụng kế hoạch hóa theo bộ phận sản phẩm hoặc kế hoạch hóa sản xuất theo từng đơn đặt hàng.
--Mức độ chuyên môn hóa của phân xưởng(tổ,đội sản xuất).Chuyên môn hóa sản xuất của phân xưởng (tổ,đội sản xuất)càng cao,càng cókhả năng kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo chi tiết sản phẩm.
--Công dụng của vật tư trong quá trình sản xuất .Công dụng của nguyên ,vật liệu trong quá trình sản xuất quyết định tính chất sử dụng chúng và trình tự đưa chúng vào sản xuất ,vật liệu chính được tiêu dùng tương đối đều đặn ,do đó phải thường xuyên cấp phát cho phân xưởng(tổ,đội sản xuất)phù hợp với tiến độ hoàn thành chương trình sản xuất của phân xưởng.Vật liệu phụ thường tiêu dùng không thường xuyên và không ổn định về lượng cũng như về danh mục nên việc cấp phát vật liệu phụ cho phân xưởng cần căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng.
Như vậy ,việc xác định nhu cầu vật tư của đơn vị tiêu dùng,trong thực tế thường gặp những trường hợp sau đây :
--Xác định nhu cầu vật tư về các loại nguyên ,vật liệu chính đối với những trường hợp sản xuất loại lớn ,có kế hoạch hóa sản xuất theo bộ chi tiết sản phẩm.
--Xác định nhu cầu về các loại nguyên,vật liệu chính đối với những trường hợp sản xuất loại nhỏ,có kế hoạch hóa sản xuất theo bộ phận sản phẩm.
--Xác định nhu cầu về các loại vật liệu chính,đối với trường hợp sản xuất nhỏ và đơn chiếc,có kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo đơn đặt hàng sản xuất.
--Xác đinh nhu cầu về các loại vật liệu phụ cho tất cả các loại hình sản xuất kể trên.
Nt.ch.ph –Nhu cầu vật tư cho thay đổi tại chế phẩm được tính căn cứvào chênh lệch tại chế phẩm đầu kỳ và cuối kỳ.
D-Nhu cầuvật tư cho dự trữ ở phân xưởng(tổ,đội sản xuất).Nhu cầu này chỉ tính cho những nơi có điều kiện sản xuất và cấp phát vật tư bắt buộc phải có dự trữ .Yêu cầu chung đối với việc xác định nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng là không để dự trữ quá nhiều ,gây nên ứ đọng vật tư ở doanh nghiệp.
O-Tồn đầu kì.Tồn kho ước tính của ở phân xưởng được xác định theo kết quả công việc kì báo cáo.Nó được tínhbằng cách cộng lượng tồn kho đầu kì báo cáo (Ott)và lượng vật liệu phân xưởng được cấp trong kì C,trừ đi lượng vật liệu tiêu dùng để hoàn thành kế hoạch sản xuất thành phẩm(Pt.ph)và để sửa chữa(Psc)trừ đi hoặc cộng thêm lượng vật liệu do thay đổi tại chế phẩm (Ptcph)trừ đi lượng phế phẩm(Ott).Tính theo công thức:
O=Ott+C-(Pt.ph+Psc±Ptcph+Opp)
Câu 3:
Nội dung công tác tổ chức hậu cần vật tư cho sản xuất ở Doanh nghiệp :
Ta biết rằng mỗi doanh nghiệp đều có mối quan hệ qua lại với nhiều đơn vị kinh tế khác.Điều này thể hiện ở việc thường xuyên trao đổi hàng hóa trên nhiều thị trường khác nhau.Doanh nghiệp mua trên thị trường này những hàng hóa cần thiết cho quá trình sản xuất của mình.Những sản phẩm này có thể là hang hóa cụ thể,dịch vụvà bản quyền đó chính là đối tượng của hoạt động mua sắm và và quản lý vật tư ở doanh nghiệp.Toàn bộ đối tưởng của quá trình mua sắm và quản lý vật tư có thể được chia thành 2nhómlớn:Vật tư và dịch vụ cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
Vật tư là toàn bộ các đầu vào vật chất được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.Vật tư tồn tại dưới hai dạng cơ bản là phương tiện sản xuất và nguyên liệu sản xuất .Phương tiện sản xuất gồm:mặt bằng đất đai,nhà cửa và toàn bộ trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp ,nguyên ,vật liệu bao gồm:vật liệu ,phụ liệu ,nhiên liệu……Các dịch vụ được sử dụng khá đa dạng.
Yêu cầu đối với hoạt động mua sắm và quản lý vật tư là đảm bảo cung ứng một lượng vật tư hoặc dịch vụ cần thiết ,đúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh.Để đạt được yêu cầu này,trong quá trình tổ chức mua sắmvà quản lý vật tư ,các doanh nghiệp cần xác đỉnh rõ:Cần mua cái gì?Chất lượng ra sao?Số lượng bao nhiêu?Mua lúc nào?Mua ở đâu?
Về mặt nội dung,mua sắm và quản lý vật tư bao gồm tất cả các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư,dịch vụ trong các chu trình kinh doanh ,từ việc xác định nhu cầu vật tư ,xây dựng các kế hoạch nguồn hàg ,tổ mua sắm đến tổ chức quản lý dự trữ, cấp phát ,quyết toán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản lý vật tư :
-Xác định nhu cầu và lập kế hoạch yêu cầu vật tư:Nhằm trả lời 3câ hỏi cơ bản:Những danh mục hàng hóa vật tư nào có nhu cầu?số lượng nhu cầu của mỗi loại vật tư?phân phối nhu cầu theo thời gian ?Trên cơ sở kết quả của các quá trình này thì người ta tiến hành lập các kế hoạch yêu cầu vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
-Xác định phương thức đảm bảo vật tư:có 3 phương pháp đảm bảo vật tư cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:mua,tự chế tạohoặc đảm bảo vật tư thông qua thành lập các liên minh chiến lược trong cung ứng vật tư.Sau khi xác định được các phương thức đảm bảo vật tư ,người ta tiến hành lập các kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư nhằm đáp ứng nhu cầu vật tư cho hoạt động kinh doanh .
-Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư:kế hoạch mua sắm vật tư thường được lập theo phương pháp cân đối.Nội dung cơ bản của kế hoạch mua sắm vật tư bao gồm:Danh mục và số lượng vật tư cần mua ,thời điểm mua, các nguồn cung cấp tiềm năng và ngân quỹ mua sắm.Kế hoạch hoạch mua sắmlà cơ sở hướng dẫn các hoạt động mua sắm ,từ việc lập các đơn hàng tới việc tiếp nhận vật tư.
-Quản lý vật tư nội bộ :Sau khi vật tư đã được tiếp nhận ,người ta tiến hành quản lý vật tư nội bộ trong doanh nghiệp.Nội dung chủ yếu của công tác này bao gồm:quản lý dự trữ và bảo quản vật tư,cấp phát vật tư nội bộ và quyết toán tình hình sử dụng vật tư.
-Phân tích quá trìh mua sắm và quản lý vật tư:Bao gồm việc phân tích về mặt số lượng,chất lượng ,tính kịp thời ,tính đồng bộ và hiệu quả sử dụng vật tư làm cơ sở cho những cải tiến trong quá trình mua sắm và quản lý vật tư.
Câu 4:Lịch sử phát triển thương hiệu Toyota:
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó v à tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.
Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc. Các giai đoạn phát triển của thương hiệu Toyota:
Sakichi, một nhà phát minh đa tài, đã tạo ra công ty Toyoda Automatic Loom dựa vào những thiết kế sáng tạo của mình và một trong số đó đã được bán cho một người Anh với giá 1 triệu yen. Số tiền này giúp ông có vốn thành lập công ty ô tô Toyota. Công ty cũng có một phần vốn của nhà nước nhằm phục vụ các mục đích quân sự. Trước đây, người Nhật dựa chủ yếu vào xe tải nhập từ nước ngoài để phục vụ chiến tranh tại Manchuria, nhưng khi kinh tế suy thoái thì ngân quỹ cho việc này cũng trở nên ít hơn. Những sản phẩm trong nước sẽ giúp giảm giá thành, tạo công ăn việc làm và sẽ từng bước làm cho quốc gia đó tự chủ hơn. Đến năm 1936, sau những thành công mà Toyota đạt được, chính phủ Nhật yêu cầu bất kỳ công ty ôtô nào bán sản phẩm của mình trong nước đều phải có một phần lớn vốn của các cổ đông trong nước và gần như ngừng tất cả việc nhập khẩu.
Hoạt động sản xuất ô tô của Toyoda do Kiichiro Toyoda, con trai của Sakichi Toyoda phụ trách. Lúc đầu, họ nghiên cứu thử nghiệm động cơ 2 xylanh nhưng cuối cùng lại sử dụng mẫu động cơ 65 mã lực của Chevrolet, chassis và hộp số giống của chiếc Chrysler Airflow. Động cơ đầu tiên của hãng được sản xuất năm 1934 (Type A), chiếc ô tô và xe tải đầu tiên vào năm 1935 (mẫu A1 và G1) và mẫu thiết kế ô tô thứ 2 vào năm 1936 (mẫu AA). Năm 1937, công ty ô tô Toyota được tách ra
Từ năm 1936 đến 1943, công ty chỉ sản xuất 1757 xe ô tô, trong đó có 1404 chiếc sedan và 353 chiếc xe ngựa (mẫu AB). Tuy nhiên, Toyota lại thành công hơn trong lĩnh vực sản xuất xe tải và xe bus. Chiếc Toyota KB, một chiếc 4x4 được sản xuất năm 1941, là một chiếc xe tải 2 tấn giống như chiếc KC trước chiến tranh; nó có khoang chứa đố 1,5 tấn và có thể chạy với vận tốc 69 km/h. Chiếc GB được phát triển dựa trên chiếc G1 1,5 tấn, và sau đó nó được sản xuất dựa trên mẫu ôtô A1.
Chiếc xe tải đầu tiên của Toyota có thiết kế 1,5 tấn và sử dụng động cơ 6 xylanh giống với phiên bản của động cơ Chevrolet cùng thời. Thật ra, nhiều bộ phận của xe có thể đổi qua lại và chiếc những chiếc xe tải của Toyota bị thu giữ trong chiến trang được phe Đồng minh thay thế các bộ phận của Chevrolet vào sử dụng. Cũng có phiên bản động cơ 4 xylanh 40 mã lực rất giống với thiết kế của động cơ 6 xylanh, nhưng nó có vẻ hơi yếu cho một chiếc xe tải khi chở đủ tải. Sau chiến tranh: một thời kỳ phát triển nhanh chóng
Tháng 10/1945, Toyota được quân đội Mỹ cho phép bắt đầu lại công việc sản xuất. Toyota tham gia một chương trình huấn luyện của Bộ Chiến tranh của Mỹ về phát triển quá trình sản xuất và công nhân. Chương trình này được Mỹ bãi bỏ vào năm 1945, nhưng nó vẫn tồn tại ở Nhật khi Taiichi Ohno xây dựng triết lý kinh doanh và dựa việc sản xuất vào nó.
Sau Thế chiến thứ 2, Toyota bận rộn với việc chế tạo xe tải, nhưng đến năm 1947, hãng bắt đầu sản xuất mẫu SA được gọi là Toyopet, một cái tên gắn bó với Toyota trong nhiều thập kỷ với nhiều mẫu ô tô khác nhau. Toyopet không phải là một chiếc xe mạnh mẽ khi động cơ chỉ có 27 mã lực và tốc độ tối đa đạt 88 km/h, nhưng nó có giá thành rẻ và đặc biệt thích hợp với những con đường bị bom đạn tàn phá trong chiến tranh. Trong 5 năm đã có 215 chiếc SA Toyopet được sản xuất. Mẫu SD, một phiên bản cho xe taxi, có lẽ đạt được nhiều thành công hơn khi có 194 chiếc được sản xuất trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet là chiếc ô tô thật sự phổ biến đầu tiên của Toyota với động cơ được cải tiến và có thêm phiên bản cho xe taxi. Mẫu RH với động cơ 48 mã lực được ra đời ngay sau đó. Đến năm 1955, Toyota đã sản xuất được 8400 xe mỗi năm và con số này tăng lên 600.000 xe trong năm 1965.
Ngoài những mẫu xe này, Toyota còn bắt đầu sản xuất một mẫu xe tải cho dân thường với tên gọi Land Cruiser. Những chiếc Land Cruiser đầu tiên có thiết kế giống chiếc Jeep và được sản xuất dựa chủ yếu vào chiếc xe chở vũ khí 0,5 tấn của Dodge và chiếc Bantam (phiên bản trước của chiếc Jeep). Chúng sử dụng động cơ lớn hơn chiếc Jeep và có kích cỡ cũng như thông số giống một chiếc xe chở vũ khí của Dodge.
Năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên của mình. Đó chính là chiếc Crown, sử dụng động cơ 4 xylanh dung tích 1.5 lít và hộp số 3 cấp; sau đó là chiếc Corona với động cơ dung tích 1.0 lít. Năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này nhanh chóng tăng lên 11.750 xe năm 1958 và 50.000 xe năm 1964.
Khởi đầu của việc phát triển ra thế giới
Toyota bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ năm 1958 với việc xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyopet. Doanh số của Land C