Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Quản trị nhân sự

1. Tại sao nói quản trị nhân sự vừa là khoa học vừa là nghệ thuật? a. Tính khoa học - Quản trị nhân sự phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội để từ đó có được các suy luận khoa học nhằm giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. - Tính khoa học thể hiện ở việc quản trị nhân sự phải dựa trên nguyên tắc quản trị và các quy trình quản lý. Các nguyên tắc, quy trình quản lý này do con người đặt ra đúc kết từ những quy luật khách quan. Những quyết định quản lý, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, thói quen, mà phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình đó. b. Tính nghệ thuật - Tính nghệ thuật thể hiện rõ nét ở phương pháp quản lý, phong cách quản lý, nghệ thuật quản lý. - Nghệ thuật quản trị là việc vận dụng các yếu tố khoa học quản lý, các nguyên tắc, quy trình quản trị bằng chính năng khiếu, kinh nghiệm, trực giác và năng lực của mình vào quá trình quản trị một cách sáng tạo và linh hoạt để ứng phó với các tình huống cụ thể.

pdf3 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Quản trị nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH BÁ HỌC 1/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN QTNS CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Chỉ mang tính chất tham khảo) 1. Tại sao nói quản trị nhân sự vừa là khoa học vừa là nghệ thuật? a. Tính khoa học - Quản trị nhân sự phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội để từ đó có được các suy luận khoa học nhằm giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. - Tính khoa học thể hiện ở việc quản trị nhân sự phải dựa trên nguyên tắc quản trị và các quy trình quản lý. Các nguyên tắc, quy trình quản lý này do con người đặt ra đúc kết từ những quy luật khách quan. Những quyết định quản lý, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, thói quen, mà phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình đó. b. Tính nghệ thuật - Tính nghệ thuật thể hiện rõ nét ở phương pháp quản lý, phong cách quản lý, nghệ thuật quản lý. - Nghệ thuật quản trị là việc vận dụng các yếu tố khoa học quản lý, các nguyên tắc, quy trình quản trị bằng chính năng khiếu, kinh nghiệm, trực giác và năng lực của mình vào quá trình quản trị một cách sáng tạo và linh hoạt để ứng phó với các tình huống cụ thể. - Ngoài ra, nhà quản trị phải biết sử dụng đúng lúc, đúng sở trường, tay nghề của nhân viên đồng thời phải khôn khéo và mau lẹ phản ứng, đưa ra các phương án xử trí kịp thời đối với các yếu tố nhân cách học của nhân viên trước sự thay đổi của môi trường làm việc. 2. Mục tiêu của quản trị nhân sự? - Đảm bảo số lượng nhân sự cho tổ chức; - Đảm bảo cơ cấu nhân sự giữa các bộ phận, phòng bạn; - Phát triển chất lượng đội ngũ nhân sự của tổ chức; - Đảm bảo hiệu quả công việc cho tổ chức trong một môi trường luôn biến động. 3. Vai trò của quản trị nhân sự? - Giúp tổ chức nâng cao hiệu quả kinh. - Giúp tổ chức tiết kiệm chi phí. - Nâng cao khả năng cạnh tranh. - Là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 4. Nhiệm vụ chính của một giám đốc nhân sự? - Cộng tác với ban lãnh đạo về việc xác định chiến lược, mục tiêu về nguồn nhân lực, tham mưu các phương pháp về quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; - Hỗ trợ chuyên môn trong việc tuyển chọn và tuyển dụng, quản lý các chương trình phúc lợi; - Hoạch định, dự báo nhu cầu nhân sự của cơ quan tổ chức. - Hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn, xung đột; đề bạt, kỷ luật, khen thưởng... - Có nhiệm vụ tìm hiểu các mối quan hệ xã hội và nhà nước liên quan đến người lao động; chăm lo đến môi trường và điều kiện làm việc; - Quản lý hồ sơ nhân sự, xây dựng, ban hành nội quy, quy chế làm việc. - Giám sát việc thực hiện nội quy làm việc của nhân viên, đánh giá hiệu quả làm việc. - Hỗ trợ các nhà quản lý khác. 5. Các kỹ năng nhân sự cần có? a. Tìm hiểu nhu cầu con người - Gồm những nhu cầu: lương thưởng, điều kiện làm việc, sự tín nhiệm, sự chia sẻ của tổ chức với nhân viên, nhu cầu được giao tiếp thân thiện... b. Nắm bắt tâm lý và thúc đẩy nhân viên - Tìm được sự chia sẻ và tiếng nói chung với nhân viên trong công việc. - Tạo bầu không khí đoàn kết, thân thiện trong cơ quan, tổ chức. - Giúp nâng cao uy tín của nhà quản trị. c. Xây dựng tự tin cho nhân viên - Tạo điều kiện tốt cho mọi người giao tiếp cùng nhau. - Khuyến khích mọi người đưa ra các ý kiến của mình. - Loại bỏ sự sợ hãi. - Chủ động giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên. d. Kỹ năng giao tiếp e. Ủy quyền f. Kỹ năng làm việc theo nhóm 6. Các nguồn tuyển dụng nhân sự? - Nguồn từ bạn bè, người thân của nhân viên - Nguồn từ nhân viên cũ của công ty - Nguồn ứng viên do quảng cáo - Thu hút tuyển dụng từ các sự kiện đặc biệt - Nguồn từ các trường Đại học và Cao đẳng - Tuyển dụng nhân viên từ các đối thủ cạnh tranh - Nguồn tuyển dụng từ các Trung tâm giới thiệu việc làm - Tuyển từ những người tự do – thất nghiệp 7. Các phương pháp tuyển dụng nhân sự hiện nay? - Tuyển dụng qua việc đăng thông báo trên các phương tiện truyền thông báo chí - Tuyển dụng qua việc ký kết hợp đồng với trung tâm mô giới và giới thiệu việc làm - Tuyển dụng qua việc cử chuyên viên tới các trường đào tạo - Tuyển dụng qua các hội chợ việc làm - Tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm - Tuyển dụng bằng cách nhận các sinh viên thực tập - Tuyển dụng qua lời giới thiệu của cán bộ, nhân viên trong tổ chức HUỲNH BÁ HỌC 2/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN QTNS 8. Quy trình tuyển dụng nhân sự? 1. Chuẩn bị nội dung kế hoạch - Xác định số lượng, vị trí tuyển dụng - Các yêu cầu tuyển dụng - Xác định thời gian tuyển dụng - Hình thức tuyển dụng - Kinh phí, nhân sự 2. Ra thông báo tuyển dụng - Xây dựng nội dung đăng thông báo tuyển dụng - Lựa chọn hình thức, phương tiện, thời gian đăng thông báo 3. Nhận và phân loại hồ sơ - Xây dựng các tiêu chí cho việc phân loại ứng viên - Sàng lọc kỹ các hồ sơ ứng viên - Các hồ sơ đạt yêu cầu được phân loại riêng và cũng cần phân loại để làm căn cứ phỏng vấn. 4. Phỏng vấn hoặc thi tuyển giữa các ứng viên - Chuẩn bị kỹ nội dung phỏng vấn - Các hình thức phỏng vấn - Chuẩn bị cán bộ phỏng vấn - Thời gian và địa điểm phỏng vấn 5. Đánh giá các ứng viên - Cần có các tiêu chí khoa học là cơ sở cho việc đánh giá - Căn cứ vào hồ sơ, kết quả phỏng vấn 6. Ra quyết định tuyển dụng - Căn cứ vào kết quả đánh giá nhà tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng - Có thể chia ra quyết định thành: Loại, chờ xét, tuyển – chưa gọi, tuyển – gọi. 9. Tại sao nói phỏng vấn là công việc quan trọng nhất trong công tác tuyển dụng? Trong tuyển dụng phỏng vấ là một hình thức vấn đáp trực tiếp (gặp mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) nhằm tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc trong công ty, doanh nghiệp. Phỏng vấn là khâu quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng. Là hình thức được áp dụng rộng rãi nhất. Nó quyết định kết quả tuyển dụng và chất lượng ứng viên được tuyển dụng. a. Đối với nhà tuyển dụng Phỏng vấn cho phép nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách khách quan và chính xác nhất thông qua: + Tướng mạo, tác phong Tính tình Khả năng hoà đồng + Mức độ đáng tin cậy Khả năng chuyên môn, điểm mạnh yếu. Động cơ, quá trình công tác ... b. Đối với người được phỏng vấn Phỏng vấn cũng cho phép ứng viên tìm hiểu doanh nghiệp vê: Chế độ lương bổng + Cơ hội phát triển + Những thách thức Điều kiện làm việc ... 10. Nêu các nội dung của bản mô tả công việc? Có 7 nội dung chính sau: - Tên chức danh; - Bộ phận công tác; - Phạm vi báo cáo công việc; - Mục đích công việc, các trách nhiệm chính; - Các yêu cầu với chức danh; - Môi trường và điều kiện làm việc; - Các tiêu chuẩn cần có trong công việc. 11. Nội dung của công tác tổ chức sắp xếp nhân sự? - Thiết lập, tham mưu xây dựng các bộ phận phòng ban của cơ quan, tổ chức. - Thiết lập, tham mưu trong việc xây dựng các chức danh trong công việc. - Biên chế nhân sự vào các bộ phận. - Xác định số lượng, cơ cấu tổ chức nhân sự cho các bộ phận. - Xây dựng, tham mưu trong việc đề ra các nội quy làm việc của cơ quan, tổ chức. 12. Vai trò của đào tạo nhân sự? - Là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. - Giúp nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng, hành vi để cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. - Góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia. 13. Phân tích phương pháp đào tạo tạo chỗ? - Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc. - Các dạng đào tạo tại nơi làm việc thường bao gồm: Kèm cặp tại chỗ và Luân chuyển công việc. a. Kèm cặp tại chỗ: (còn gọi là Đào tạo trên công việc) - Học viên sẽ được hướng dẫn bởi những người lành nghề hơn. Phương pháp này có thể áp dụng để đào tạo cả công nhân kỹ thuật lẫn các cấp quản trị. - Có ba cách để kèm cặp: + Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp + Kèm cặp bởi cố vấn + Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn - Nội dung: + Giải thích toàn bộ công việc. + Thao tác mẫu cách thức thực hiên công việc. + Làm thử. + Kiểm tra, hướng dẫn, giải thích để làm tốt hơn. + Giao việc cho thực hiện từ dễ đến khó. HUỲNH BÁ HỌC 3/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN QTNS + Khuyến khích động viên đạt số luợng, chất lượng b. Luân chuyển công việc: - Đây là phương pháp đào tạo giúp cho người được đào tạo có những kiến thức và kinh nghiệm ở những lĩnh vực khác nhau. - Tác dụng: + Làm gia tăng sự hiểu biết và xây dựng văn hóa tổ chức. + Là cách thức tốt giúp nhằm tránh đơn điệu của công việc. 14. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo? Có 4 bước: Bước 1: Xác định nhu cầu Đào tạo Bước 2: Lập kế hoạch Đào tạo Bước 3: Thực hiện Đào tạo Bước 4: Đánh giá hoạt động đào tạo 15. Khái niệm và mục đích của đánh giá nhân sự? a. Khái niệm - Đánh giá nhân sự là việc nhà quản trị đánh giá một cách có hệ thống các mặt mạnh, yếu của nhân viên. Trên có sở đó có các biện pháp để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. b. Mục đích - Cung cấp các thông tin phản hồi, cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác. - Giúp nhân viên điều chỉnh các sai sót. - Là căn cứ để đưa ra các quyết đinh khen thưởng, kỷ luật nhằm duy trì nội quy của tổ chức. - Động viên nhân viên. - Cung cấp thông tin làm cơ sở cho đào tạo & phát triển nhân viên, trả lương, thuyên chuyển 16. Các lưu ý khi đánh giá nhân sự? - Cần hạn chế các sai lầm trong đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên như: Tiêu chuẩn không rõ ràng, thiên kiến; xu hướng thái quá; xu hướng trung bình chủ nghĩa; định kiến. - Đánh giá nhân viên phải gắn với công việc. - Đánh giá đúng người, đúng việc. - Khi đánh giá cần đưa ra các tiêu chí rõ ràng, không nên quy trách nhiệm nặng nề. - Tiến hành họp để bình xét nhân viên. 17. Vai trò của quy chế trong tổ chức? - Duy trì nề nếp làm việc, đảm bảo sự cố định cho tổ chức. - Theo dõi giám sát nhân viên tốt hơn. - Là căn cứ để lãnh đạo ban hành các quyết định khen thưởng, kỷ luật. 18. Các loại đãi ngộ cho nhân viên? Có 2 loại: Hiện vật & Tinh thần a. Hiện vật - Đây là các lợi ích chế độ mà tổ chức trả cho người lao động bằng tiền và các loại hiện vật có giá trị khác, là loại đãi ngộ có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống người lao động. Đãi ngộ hiện vật gồm: + Lương tháng, tiền hoa hồng và tiền thưởng, phụ cấp làm việc ngoài giờ, làm việc vào ngày nghỉ lễ...; + Các trợ cấp về giáo dục, thai sản; bảo hiểm nhân thọ, y tế, các loại trợ cấp xã hội; các loại phúc lợi bao gồm các kế hoạch về hưu, an sinh xã hội b. Tinh thần Đây là các chế độ, điều kiện mà tổ chức dành cho người lao động bằng các yếu tố không phải hiện vật nhưng vẫn nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của họ. 19. Các loại đãi ngộ tinh thần? - Tạo môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, chia sẻ. - Thăng chức. - Bằng khen, kỷ niệm chương. - Các khóa đào tạo chất lượng cao. - Các chuyến đi du lịch. - Các hoạt động ngoại khóa. - Các ngày nghỉ. - Trao quyền và tin tưởng nhân viên nhiều hơn. - Sự quan tâm, động viên của lãnh đạo. 20. Vai trò của đãi ngộ a. Đối với người lao động - Là yếu tố cơ bản đảm bảo cuộc sống nhân viên. - Là đông lực thúc đẩy giúp họ làm việc tốt hơn. - Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới địa vị của họ. - Là đòn bẩy kích thích sự sáng tạo của nhân viên. b. Đối với doanh nghiệp - Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đãi ngộ nhân sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp. - Đãi ngộ nhân sự giúp nâng cao hiệu quả các chức năng quản trị nhân sự khác trong doanh nghiệp. c. Đối với xã hội Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp giúp duy trì được nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng cho xã hội. Biên soạn HUỲNH BÁ HỌC 12/2012
Tài liệu liên quan