Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Triết học

Câu 4. Phân tích sự phát triển của các tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn? Câu 5: Phân tích và chứng minh sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc các tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo nghệ thuật ? Câu 6: Phân tích sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Câu 7: Vì sao mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học ? Câu 8: Phân tích sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc cuộc đấu tranh giữa 2 phương pháp nhận thức, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình, ý nghĩa của nó.

docx67 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC Câu 4. Phân tích sự phát triển của các tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn? Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Sự phát triển của tư tưởng triết học - một hình thái ý thức xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, mà trước hết là phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất vật chất. Đặc biệt, tư tưởng triết học là sự phản ánh nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Do vậy, nó trực tiếp phụ thuộc vào thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị, xã hội Một trong những nguyên lý cơ bản cuả triết học mácxít là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, “đời sống quyết định ý thức chứ không phải ngược lại”. Do vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng triết học của mọi thời đại, mọi dân tộc đều bị chi phối bởi tồn tại xã hội, nhất là điều kiện kinh tế xã hội của thời đại ấy, quốc gia dân tộc, ấy. Xã hội cổ đại Hylạp hình thành và phát triển vào thế kỷ VIII trước công nguyên đến thế kỷ III. Do phát triển của lực lượng sản xuất làm xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, trong xã hội có sự phân cha giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khoa học thời kỳ này đạt được nhiều thành tựu, định luật Ácsimét, hình học Ơclít.....Những tri thức về thế giới và bản chất cuộc sống, về con người thay thế cho thần thoại Hylạp trước đây. Người Hylạp cổ đại đã đóng được thuyền lớn vượt biển Địa Trung hải....Chính những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và khoa học đã làm xuất hiện các trường phái triết học ở Hylạp và Lamã cổ đại hết sức phong phú. Mặt khác, do khoa học tự nhiên chưa đủ sức đưa ra các bằng chứng khoa học xác thực làm căn cứ cho những nhận định đánh giá, nên các kết luận của khoa học tự nhiên phần lớn mới dừng lại ở mô tả, dự đoán, phỏng đoán. Điều kiện đó đã định tính chất thô sơ mộc mạc biện chứng tự phát và gắn với khoa học tự nhiên của triết học Hylạp và Lamã cổ đại. Sự sụp đổ của đế quốc La Mã đã làm xuất hiện chế độ phong kiến ở phương Tây. Trong xã hội phong kiến, kinh tế chủ yếu mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc; giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội. Đạo Cơ đốc đóng vai trò là hệ tưởng của xã hội. Giáo lý được coi như nguyên lý chính trị, kinh thánh được xem như là luật lệ, nhà trường trong tay thầy tu, văn hoá và khoa học không phát triển. trong những điều kiện như vậy triết học thời kỳ trung cổ chịu sự chi phối, kìm kẹp của tư tưởng tôn giáo thần học, chủ nghĩa duy vật không có điều kiện phát triển. Triết học có sự thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm vẫn diễn ra. Đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh xung quanh việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, quan hệ giữa lý trí và niềm tin tôn giáo. Thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại triết học kinh viện và thần học trung cổ, trong điều kiện sản xuất công trường thủ công ,cơ khí máy móc rất phát triển.Trong triết học chủ nghĩa duy tâm có xu hướng vô thần biểu hiện dưới vỏ bọc phiếm thần luận. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo. Trong những điều kiện kinh tế xã hội và khoa học như vậy, triết học thời kỳ này mang hình thức chủ nghĩa duy vật cơ giới máy móc, phương pháp siêu hình thống trị trong triết học và các khoa học. Triết học cổ điển Đức hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội nước Đức hết sức đặc biệt, chế độ quân chủ phong kiến lạc hậu cát cứ thành trên ba trăm tiểu vương quốc. Giai cấp tư sản Đức nhỏ yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị trong khi các nước Anh, Pháp, Hà Lan đã phát triển mạnh trên con đường tư bản chủ nghĩa, khoa học kỹ thật ở các nước Tây Âu đạt được nhiều thành tựu mới. Những điều kiện kinh tế xã hội khoa học đó đã quy định tính chất cách mạng và phản động trong triết học cổ điển Đức. Nghiên cứu các quy luật phát triển của lịch sử triết học cho ta phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu lịch sử triết học, từ đó nhận thức đúng những điều kiện mới, yêu cầu mới của thời đại toàn cầu hoá, của sự nghiệp đổi mới đất nước dưới dự lãnh đạo của Đảng, để xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu phát triển triết học mácxít trong tình hình mới ở nước ta. (Tiến) Câu 5: Phân tích và chứng minh sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc các tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo nghệ thuật ? Sự phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào mối quan hệ với các tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... Đây là một tính quy luật về sự giao lưu khác loại, giao lưu giữa hình thái ý thức triết học với các hình thái ý thức xã hội khác. Đây cũng là một biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong đó các hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Hình thái ý thức nào, tôn giáo hay nghệ thuật, đạo đức hay pháp quyền... có ảnh hưởng lớn đến nội dung tư tưởng triết học là tuỳ điều kiện lịch sử cụ thể. Song, trong nhiều trường hợp, hệ tư tưởng triết học trở thành cơ sở lí luận của hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo nghệ thuật. Ngược lại, các hệ tư tưởng khác loại này trở thành cái biểu hiện của triết học. Nhờ sự giao lưu đồng loại và khác loại mà một dân tộc có thể có trình độ phát triển kinh tế không cao, nhưng lại có trình độ phát triển triết học khá cao, vượt xa các dân tộc khác. Đó là một thực tế lịch sử. Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng về lịch sử, triết học mácxít khẳng định: trong quá trình vận động phát triển các hình thái ý thức xã hội trong đó có triết học, không chỉ bị chi phối có tính quyết định bởi tồn tại xã hội, mà giữa chúng còn có mối liên hệ chặt chẽ ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại, làm tiền đề, điều kiện cho nhau tồn tại phát triển. Sự phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với tư tưởng chính trị. Trong quan hệ giữa triết học và hệ tư tưởng chính trị xã hội, triết học giữa vai trò hạt nhân thế giới quan phương pháp luận cơ sở hình thành những quan điểm tư tưởng, chủ chương chính sách, hiến pháp pháp luật của một thể chế chính trị. Hệ tư tưởng chính trị, có vai trò chi phối ảnh hưởng đối với sự hình thành phát triển của các tư tưởng triết học các trường phái triết học. Trường phái triết học nào có quan điểm phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện để không ngừng phát triển, ngược lại trường phái triết học nào có quan điểm không phù hợp, đối lập với lợi ích giai cấp thống trị sẽ bị khống chế, ngăn cản, thậm chí tiêu diệt. Sự phát triển của tư tưởng triết học có quan hệ biện chứng với tư tưởng đạo đức. Trong quan hệ giữa tư tưởng đạo đức và triết học, triết học đóng vai trò là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận của sự hình thành các khái niệm phạm trù, các giá trị, chuẩn mực đaọ đức. Trái lại các phạm trù, các giá trị đạo đức, các hành vi, ý thức đạo đức lại góp phần chứng minh củng cố các quan điểm quan niệm thế giới quan phương pháp luận của triết học. Sự phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với tư tưởng pháp quyền. Hiến pháp, pháp luật của nhà nước là sự phản ánh ý chí nguyện vọng và lợi ích của giai cấp thống trị. Do vậy triết học của giai cấp thống trị là cơ sở thế giới quan phương pháp luận hình thành, phát triển nội dung hiến pháp, pháp luật. Các điều khoản, các tư tưởng cơ bản của hiến pháp và pháp luật phải tuân thủ và làm sáng tỏ quan điểm triết học của giai cấp thống trị. Sự phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với tư tưởng tôn giáo và nghệ thật. Tôn giáo và nghệ thuật luôn được xây dựng trên một hệ thống quan điểm triết học, tuân thủ các quy định của hiến pháp và pháp luật. Mặt khác các tư tưởng tôn giáo và nghệ thuật cũng góp phần củng cố, làm sáng tỏ, bảo vệ củng cố các quan điểm triết học vốn là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của nó. Như vậy, các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật và khoa học bao giờ cũng cung cấp những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của tư tưởng triết học và đặt ra những vấn đề buộc triết học phải vươn tới giải quyết, đồng thời tư tưởng triết học lại trở thành hạt nhân của thế giới quan phương pháp luận, định hướng, mở đường, hoặc kìm hãm sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội đó. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và các hình thái ý thức xã hội khác cho ta phương pháp nghiên cứu các tư tưởng triết học, các hình thái ý thức xã hội khác trong lịch sử một cách khoa học. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ những điều kiện tiền đề và nhiệm vụ của nền triết học nước ta, nhất là nhiệm vụ cung cấp cơ sở lý luận triết học và làm sáng rõ, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới (Hùng) Câu 6: Phân tích sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cơ bản – chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thực chất đây là cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản nhất trong tư tưởng triết học nhân loại. Đây là một hình thức giao lưu đặc biệt giữa các hệ tư tưởng triết học trong toàn bộ lịch sử của nó. Phát triển của triết học phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: Trong quá trình đấu tranh với các học thuyết đối lập, mỗi học thuyết triết học cũng tự đấu tranh với bản thân mình để vươn lên một trình độ mới. Thông qua quá trình đấu tranh với các học thuyết đối lập những mặt tiến bộ và hạn chế của các học thuyết đều bộc lộ, đây là cơ sở cho nó tự hoàn thiện và phát triển về bản thể luận, nhận thức luận Quá trình đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm cũng đồng thời là một quá trình “giao lưu”, bao gồm sự tiếp thu những mặt tích cực, tiến bộ, hợp lý và sự lọc bỏ những mặt lỗi thời, lạc hậu, tiêu cực, bất hợp lý trong nội dung tư tưởng của các trường phái triết học. Thông qua sự đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật tiếp nhận những mặt tiến bộ, hợp lý – tinh thần biện chứng của chủ nghĩa duy tâm để không ngừng phát triển, hoàn thiện. Thông qua sự đấu tranh với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm tiếp nhận những mặt tiến bộ, hợp lý của chủ nghĩa duy vật – tính khách quan, mối liên hệ với khoa học để không ngừng phát triển, hoàn thiện. Sự đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm cho triết học của mỗi thời đại có sự phát triển mang tính độc lập tương đối so với sự phát triển của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá và khoa học, làm cho mỗi hệ thống triết học có thể “vượt trước” hoặc “thụt lùi” so với điều kiện vật chất của thời đại đó. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ lịch sử tư tưởng triết học, tạo thành động lực to lớn bên trong của sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại, là bản chất của toàn bộ lịch sử tư tưởng triết học. (Hùng) Câu 7: Vì sao mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học ? Có thể nói, bất kỳ trường phái triết học nào cũng có cái chung là phải đề cập đến và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ở đâu, lúc nào việc nghiên cứu được tiến hành không phải bằng những nét chi tiết, những biểu hiện cụ thể như các khoa học cụ thể mà được thực hiện một cách khái quát trên bình diện vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức thì lúc đó tư duy triết học được bắt đầu. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề cơ sở, nền tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quyết định sự tồn tại của triết học. Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề cơ bản triết học quyết định sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận của các triết gia, xác định bản chất của các trường phái triết học. Giải quyết vấn đề này là cơ sở, điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học, đồng thời quyết định cách xem xét các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, giới tự nhiên và tinh thần cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tuỳ thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi thứ nhất, các học thuyết triết học khác nhau chia thành hai trào lưu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chấtQuan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học với những cơ sở sau đây: Thứ nhất,tư tưởng về vật chất, ý thứcnảy sinh sớm nhất. Từ cổ xưa con người đã sớm phát hiện ra vấn đề: “dường như” bên cạnh thế giới hiện thực còn có một thế giới tư duy, cảm giác, thế giới của các linh hồn sống mãi. Câu hỏi đặt ra trước mọi học thuyết triết học với tính cách là hình thức nhận thức luận là: thế giới tư duy, cảm giác có quan hệ như thế nào với thế giới hiện thực đang tồn tại. Triết học quan tâm giải quyết vấn đề này, trước khi đi tìm hiểu về chính thế giới tự nó. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ sở nền tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quy định sự tồn tại, phát triển của triết học. Thứ hai,Dù thừa nhận hay không thừa nhận thì việc nhận thức, giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức luôn luôn là điểm xuất phát, cơ sở nền tảng để giải quyết các vấn đề còn lại của tất cả các loại hình triết học trong lịch sử. . Tất cả những hiện tượng mà chúng ta gặp thường ngày chỉ có thể là hiện tượng vật chất, hoặc là hiện tượng tinh thần. ở đâu và lúc nào quan tâm nghiên cứu trên bình diện vật chất - ý thức hay quan hệ vật chất - ý thức thì lúc đó việc nghiên cứu triết học được bắt đầu- Không chặt Thứ ba,kết quả và thái độ giải quyết quan hệ vật chất - ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào quy định thế giới quan, phương pháp luận của các nhà triết học, các trường phái, hệ thống triết học; tiêu chí cơ bản, chủ yếu nhất phân biệt các trường phái triết học trong lịch sử. Những nhà triết học nào cho vật chất có trước, quyết định ý thức được gọi là các nhà duy vật; ngược lại những nhà triết học nào cho rằng ý thức có trước, quyết định vật chất được gọi là các nhà duy tâm. (Hùng) Câu 8: Phân tích sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc cuộc đấu tranh giữa 2 phương pháp nhận thức, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình, ý nghĩa của nó. Lịch sử có nhiều cách trả lời khác nhau về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng xung quanh ta. Các cánh đó đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, tạo nên động lực bên trong của sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là gì ? Phương pháp biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ vận động, phát triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách cô lập, phiến diện, không thấy nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Đấu tranh giữa phương pháp nhận thức: biện chứng và siêu hình gắn liền với cuộc đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm là kết quả của phương pháp nhận thức, xem xét ý thức một cách siêu hình, tuyệt đối hoá ý thức, tách rời ý thức, dừng lại ở ý thức không xem xét trong mối quan hệ với vật chất, với nguồn gốc nội dung của chính nó. Trong quá trình nhận thức nhất là nhận thức lý tính, sự tuyệt đối hoá, phiến diện bất cứ ở khâu nào bước nào đều dẫn đến vũng bùn đến chủ nghĩa thầy tu. Chính phương pháp biện chứng duy vật là phương tiện hiệu qủa nhất để khắc phục mọi hình thức của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, củng cố bảo vệ vững chắc địa vị thống trị của chủ nghĩa duy vật. Đúng như Ph.ăngghen khẳng định: “đứng trước phép biện chứng thì không có gì là tuyệt đối, thiêng liêng bất khả xâm phạm, tất cả đều trong quá trình, phát sinh phát triển và diệt vong” Thông qua sự đấu tranh giữa 2 phương pháp sẽ làm bộc lộ những hạn chế của phương pháp siêu hình, qua đó sẽ hướng tới tinh thần “biện chứng hóa” cho phương pháp siêu hình – là cơ sở cho phương pháp siêu hình phát triển và sự chuyển hoá giữa siêu hình và biện chứng. Thông qua đấu tranh giữa 2 phương pháp góp phần cho sự “chính xác hoá” và cụ thể hoá cho phương pháp biện chứng, góp phần cho phương pháp biện chứng phát triển. Tác động biện chứng giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình làm cho phương pháp luận của triết học ngày một hoàn thiện, phát triển – đây là cơ sở nền tảng cho tư tưởng triết học phát triển . ý nghĩa: Cần nhận thức đúng đắn sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử phụ thuộc cuộc đấu tranh giữa 2 phương pháp: biện chứng và siêu hình. Cần thấy rõ vị trí, vai trò của phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong cuộc đấu tranh đó. Để bảo đảm cho phương pháp biện chứng phát triển phải thường xuyên khắc phục mọi biẻu hiện của phương pháp nhận thức siêu hình. (Điều) Câu 10: Đặc điểm của triết học ấn Độ cổ, trung đại? ( Gọn Lại)Tư tưởng triết học Ấn Độ được hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu thiên niên kỷ thứ I (tr.CN). Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ VI (tr.CN). Điều đó do chính điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội của xã hội Ấn - độ lúc đó quy định. Từ thế kỷ VI (tr.CN) đến thế kỷ I (tr.CN) là thời kỳ xã hội Ấn Độ có những biến cố lớn lao cả về kinh tế, chính trị , xã hội và tư tưởng. Lúc này các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển và thường gây chiến tranh để thôn tính lẫn nhau, dẫn tới hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở Ấn Độ. Thời kỳ này sức sản xuất phát triển rất mạnh do sáng tạo những công cụ sản xuất bằng sắt, mở mang thuỷ lợi, khai khẩn đất đai... Nghề thủ công cũng rất phát đạt, nhất là nghề dệt bông, đay, tơ lụa, nghề luyện sắt , nghề làm đồ gỗ, gốm sứ... Sự phát triển kinh tế dẫn đến giao lưu buôn bán cũng được phát triển. Nhiều con đường thương mại thuỷ, bộ, nối liền các thành thị với nhau và thông từ Ấn Độ qua các nước Trung Hoa, Ai Cập và các nước Trung Á...được kiến tạo. Nhu cầu phát triển về mọi mặt của xã hội đã tạo ra những động lực mạnh mẽ cho khoa học phát triển. Người Ấn Độ lúc này đã biết quả đất tròn và quay quanh trục của nó, biết làm lịch chính xác, đã giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Về toán học, đại số, hình học, lượng giác, y học và hoá học đều phát triển. Nền văn học nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ. Đây là thời kỳ phát triển tư duy trừu tượng, thời kỳ hình thành hệ thống các tôn giáo lớn ở Ấn Độ. Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị-xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hoá, khoa học của Ấn Độ là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại. Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại có những đặc điểm sau: - Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của triết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan..., triết học Ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát sâu sắc; đã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản triết học nhân loại. - Xu hướng khá đậm nét của triết học Ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải quyết những vấn đề thuộc đời sống tâm linh, không mãn nguyện với việc suy luận tri thức mà gắn với đời thực, việc thực
Tài liệu liên quan