Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường
giữa
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang bệnh nhân u màng não
cạnh đường giữa được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 01-2010 đến 06-2011.
Kết quả: 61 bệnh nhân gồm 24 nam, 37 nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1/1,54; tuổi từ 20-81, tuổi trung bình là 54,1 ±
11,79. Đau đầu (80,3%), yếu nửa người (59%) và động kinh (41%) là các triệu chứng thường gặp nhất của u
màng não cạnh đường giữa. Kích thước khối u: 20,3% dưới 3cm, 57,6% từ 3-6cm và 22,1% trên 6cm. Vị trí
khối u: có 68,8% u ở 1/3 giữa xoang tĩnh mạch dọc trên, 13,1% u ở 1/3 trước và 18,1% u ở 1/3 sau. Trên phim
CHT khối u xâm lấn vào xoang TM dọc trên chủ yếu là độ 1 và 2 (50,8%) (theo phân loại của Sindou). Kết quả
phẫu thuật lấy u theo phân loại của Simpson: độ 1, độ 2 là 78,7%, độ 3, độ 4 là 21,3%. Tỷ lệ tử vong là 3,3%.
Biến chứng phù não sau mổ là 4,9% và chảy máu sau mổ là 3,3%. Kết quả sau mổ: Karnofsky nhóm 1 là 59,5%,
nhóm 2 là 35,7%.
Kết luận: U màng não cạnh đường giữa chiếm 17,7% tổng số u màng não được phẫu thuật trong cùng thời
gian, hay gặp hơn ở nữ giới, tuổi trung bình là 54,1 ± 11,79. Đặc điểm lâm sàng thường gặp là đau đầu, liệt ½
người và động kinh. Chẩn đoán dựa vào chụp cộng hưởng từ và chụp mạch máu não. Điều trị phẫu thuật đem
lại kết quả tốt
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường giữa tại Bệnh viện Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 433
CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO
CẠNH ĐƯỜNG GIỮA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Dương Đại Hà*, Đồng Văn Hệ*, Vũ Hồng Phong*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường
giữa
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang bệnh nhân u màng não
cạnh đường giữa được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 01-2010 đến 06-2011.
Kết quả: 61 bệnh nhân gồm 24 nam, 37 nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1/1,54; tuổi từ 20-81, tuổi trung bình là 54,1 ±
11,79. Đau đầu (80,3%), yếu nửa người (59%) và động kinh (41%) là các triệu chứng thường gặp nhất của u
màng não cạnh đường giữa. Kích thước khối u: 20,3% dưới 3cm, 57,6% từ 3-6cm và 22,1% trên 6cm.. Vị trí
khối u: có 68,8% u ở 1/3 giữa xoang tĩnh mạch dọc trên, 13,1% u ở 1/3 trước và 18,1% u ở 1/3 sau. Trên phim
CHT khối u xâm lấn vào xoang TM dọc trên chủ yếu là độ 1 và 2 (50,8%) (theo phân loại của Sindou). Kết quả
phẫu thuật lấy u theo phân loại của Simpson: độ 1, độ 2 là 78,7%, độ 3, độ 4 là 21,3%. Tỷ lệ tử vong là 3,3%.
Biến chứng phù não sau mổ là 4,9% và chảy máu sau mổ là 3,3%. Kết quả sau mổ: Karnofsky nhóm 1 là 59,5%,
nhóm 2 là 35,7%.
Kết luận: U màng não cạnh đường giữa chiếm 17,7% tổng số u màng não được phẫu thuật trong cùng thời
gian, hay gặp hơn ở nữ giới, tuổi trung bình là 54,1 ± 11,79. Đặc điểm lâm sàng thường gặp là đau đầu, liệt ½
người và động kinh. Chẩn đoán dựa vào chụp cộng hưởng từ và chụp mạch máu não. Điều trị phẫu thuật đem
lại kết quả tốt.
Từ khóa: u màng não cạnh đường giữa
SUMMARY
PARASAGITTAL MENINGIOMA: DIAGNOSIS AND SURGICAL RESULTS AT VIET DUC HOSPITAL
Duong Dai Ha, Dong Van He, Vu Hung Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 433 - 437
Objectives: Evaluation of clinical and diagnostic imaging, surgical methods and result of parasagittal
meningioma.
Methods: Study on patients with parasagittal meningioma at Viet Duc Hospital from 01-2010 to 06-2011.
Results: There were 61 patients in the study, including 27 males, 34 females, ratio Male/Female is 1/1,54,
the oldest is 81 years old, the youngest is 20 years old, average age is 54.1 ± 11.79. Headache (80.3%), hemiplegia
(59%) and seizures (41%) are the most common symptoms. Tumor size: 20.3 % below 3cm, 57.6% from 3 to 6cm
and 21% over 6cm. 83.3% of the tumors is noticed in contrast-enhancement CT-imaging. Tumor location: 68.8%
of the tumors are in the middle third of the superior sagittal sinus, 13.1% of the tumors are in the anterior third
and 18,1% of the tumors are in the posterior third. On MR imaging, most tumors invade in the sagittal sinus at
level 1 and 2 (50.8% according to Sindou’s classification). 83.3% of the patients with angiography image have
hypervascularization. Postoperative assessment according to Simpson’s classification: 78.7% at grade 1 and 2.
* Khoa PTTK Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: TS BS Dương Đại Hà, Email: dduongdaiha@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 434
Conclusion: parasagittal meningioma are 17-20% of intracranial Meningioma. Tumor size: 20,3 % below
3cm, 57,6% from 3 to 6cm and 21% over 6cm. Diagnosis is based on the MRI and DSA. Surgical treatment have
good result .
Keyword: parasagittal meningioma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
UMN cạnh đường giữa (parasagittal
meningioma) là loại u màng não xuất phát từ
màng nhện, xâm lấn vào màng não vòm sọ,
thành xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm đại não,
tỉ lệ 17 đến 20% u màng não trong sọ(2,6).
UMN cạnh đường giữa có biểu hiên lâm
sàng không điển hình và chỉ xuất hiên khi
khối u lớn gây chèn ép não nhiều. Đây là loại
u khó điều trị triệt để, phẫu thuật là phương
pháp điều trị chủ yếu nhưng việc lấy bỏ toàn
bộ khối u là rất khó khăn do hệ thống mạch
máu tăng sinh, u ở những vị trí chức năng
quan trọng, nhất là khi khối u xâm lấn vào
trong xoang tĩnh mạch dọc trên(3).Phẫu thuật
UMN cạnh đường giữa có nguy cơ chảy máu
do khối u tăng sinh mạch máu và xâm lấn vào
xoang tĩnh mạch dọc trên do đó trước mổ có
thể nút mạch để hạn chế chảy máu trong khi
mổ. Chúng tôi nghiên cứu nhằm đánh giá đặc
điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết
quả phẫu thuật u màng não cạnh đường giữa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 61 bệnh nhân u màng não cạnh đường
giữa, được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, có
kết quả giải phẫu bệnh là u màng não tại Khoa
PTTK Bệnh viện Việt Đức từ 1/2010 đến 6/2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang không
đối chứng hồi cứu và tiến cứu.
Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: phân loại theo nhóm. Giới: tỷ lệ nam,
nữ. Lý do vào viện: nhức đầu, nôn, động kinh,
liệt nửa người.
- Tình trạng bệnh nhân trước và sau mổ:
Đánh giá dựa trên bảng chỉ số chức năng sống
Karnofsky. (Karnofsky Performance Status /
KPS):
Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng
Đánh giá tình trạng lâm sàng khi vào viện
Hội chứng, triệu chứng lâm sàng
Các thăm khám cận lâm sàng
Nghiên cứu hình ảnh CLVT, chụp động
mạch não (DSA), CHT.
Kết quả phẫu thuật:Đánh giá theo bảng phân
loại của Simpson
Độ I lấy hết u (kể cả nơi xuất phát ở màng não,
xương sọ).
Độ II Lấy hết u và cầm máu ở gốc u.
Độ III Lấy u không cầm máu gốc u hoặc không lấy bỏ
gốc u.
Độ IV Lấy u không hoàn toàn.
Độ V Làm giảm chèn ép, có hoặc không sinh thiết u.
Các số liệu được xử lý theo phần mềm
SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
61 bệnh nhân, gồm 24 nam, 37 nữ, tỷ lệ
nam/nữ là 1/1,54; tuổi từ 20 đến 81, tuổi trung
bình là 54,1
Lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng được tóm tắt trong bảng
1
Bảng 1: Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau đầu 49 80,3
Nôn 15 24,6
Nhìn mờ 4 6,6
Liệt nửa người 36 59,0
Động kinh 25 41,0
Rối loạn tri giác 2 3,3
Hay gặp nhất là triệu chứng đau đầu liệt
nửa người và động kinh với tỉ lệ tương ứng là
80,3%, 59% và 41%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 435
Chẩn đoán hình ảnh
Tất cả các bệnh nhân đều được chụp cắt lớp
vi tính và/hoặc chụp cộng hưởng từ trước mổ để
chẩn đoán. 12 bệnh nhân được chụp mạch máu
não trước mổ
Bảng 2: Kích thước u trên CLVT
Kích thước 6cm Tỷ lệ %
Số bệnh nhân 12 34 13 59
Tỷ lệ 20,34 57,63 22,03 100,0
Kích thước u 3-6cm hay gặp nhất 57,63%, u
>6cm chiếm tỉ lệ khá cao 20,03%
Bảng 3: Hình ảnh trên phim chụp mạch số hóa xóa
nền
Hình ảnh mạch Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tăng sinh mạch 10 83,3
Không tăng sinh mạch 2 16,7
Tổng 12 100,0
83,3% UMN cạnh đường giữa có tăng sinh
mạch trên phim chụp động mạch não
Trên CHT khối u xâm lấn vào xoang tĩnh
mạch dọc trên ở một phần ba trước là 13,1%,
một phần ba giữa 68,8%, và một phần ba sau là
18,1%. Trong đó có 3 bệnh nhân u xâm lấn làm
tắc hoàn toàn xoang tĩnh mạch dọc trên.
Để đánh giá mức độ lấy u trong phẫu thuật
chúng tôi phân loại dựa vào phân độ của
Simpson áp dụng cho phẫu thuật lấy u màng
não như bảng 4
Bảng 4: Kết quả lấy u theo phân loại Simpson
Độ Simpson Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Độ 1&2 48 78,7
Độ 3&4 13 21,3
Tổng 61 100,0
Mức độ lấy u độ 1 và 2 theo phân loại
Simpson là 78,7%, độ 3&4 là 21,3%
Kết quả xa sau mổ được đánh giá dựa theo
thang điểm Karnofsky: Tử vong 2 bệnh nhân
(3,3%), nhóm 1 (tốt ) là 59,5%, nhóm 2 (trung
bình) là 35,7%. Kết quả giải phẫu bệnh lành tính
chiếm 93,4%, ác tính chiếm 6,6%.
BÀN LUẬN
U màng não cạnh đường giữa chiếm 17,3-
34,4 u màng não nội sọ theo y văn thế giới(3,7) Tỉ
lệ nữ thường cao hơn nam.Trong nghiên cứu
của chúng tôi tỉ lệ Nam/Nữ là 1/1,54. Tuổi của
bệnh nhân u màng não cạnh đường giữa từ 20
đến 81, tuổi trung bình là 54,1(1,8).
Đặc điểm lâm sàng
Theo nghiên cứu của Cushing, Eisenhardt
nhận thấy những dấu hiệu UMN cạnh đường
giữa hay gặp là nổi gồ xương ở vùng sọ tương
ứng và động kinh(5,2). Theo Gauthier- Smith, đau
đầu chiếm 36%, liệt 41% và động kinh 21%.
ColliB.O cho rằng động kinh mới là triệu chứng
hay gặp nhất để chẩn đoán sớm(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài biểu
hiện đau đầu là dấu hiệu thường gặp nhất của
khối u màng não cạnh đường giữa (80,3%) thì
triệu chứng liệt/yếu nửa người có tỉ lệ khá cao
(59%) và động kinh (41%). Nguyên nhân có thể
giải thích là do vị trí khối u nằm chủ yếu ở 1/3
giữa (68,8%) và 1/3 sau xoang tĩnh mạch dọc
trên gây chèn ép vào vùng vận động và tĩnh
mạch đổ về ở vùng đó.
Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh
Theo nghiên cứu của Võ Văn Nho u màng
não được xêp loại lớn khi có kích thước >6cm(5).
Theo kết quả của chúng tôi tỉ lệ gặp những khối
u có kích thước 3-6cm tương đối cao (59%), kết
quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm
Ngọc Hoa (34,4%) nhưng thấp hơn so với Trần
Đức Tuấn (63,6%)(2). Trên CLVT không tiêm
thuốc cản quang chủ yếu là khối u đồng tín hiệu
(72,9%). Trên CLVT có tiêm thuốc cản quang
chủ yếu là khối u ngấm thuốc cản quang (83,3%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 436
Hình 1: UMN cạnh đường giữa 1/3 sau xoang TM dọc trên
Chỉ có 13,1% u màng não bám vào 1/3 trước
của xoang tĩnh mạch dọc trên, còn lại 68,8% bám
vào 1/3 giữa và 18,2% bám vào 1/3 sau của
xoang tĩnh mạch.Theo Nguyễn Thế Hào, Caroli
E tỉ lệ u bám vào xoang tĩnh mạch 1/3 giữa cũng
chiếm tỉ lệ cao nhất tương ứng là 70,7% và 46%.
Trên phim chụp CHT, chủ yếu là phù (95,1%),
ngấm thuốc (91,8%)(3,7).
Chụp mạch: Trong 12 bệnh nhân chụp mạch
số hóa xóa nền thì bệnh nhân có tăng sinh mạch
là chiếm đa số (83,3%). Điều này giải thích là do
trong các bệnh nhân nghiên cứu thì số bệnh
nhân có khối u lớn > 3cm chiếm tỷ lệ cao
(79,66%) làm cho quá trình tân tạo và tăng sinh
nhiều các mạch máu nuôi khối u. Đây cũng là 1
trong những nguyên nhân gây khó khăn trong
quá trình phẫu thuật.
Kết quả phẫu thuật
Phẫu thuật u màng não phụ thuộc vị trí,
kích thước khối u, mức độ xâm lấn xoang tĩnh
mạch và tăng sinh mạch của khối u, phụ thuộc
vào tình trạng của bệnh nhân. Khi mổ có thể lấy
được toàn bộ khối u hay chỉ lấy được 1 phần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ lấy u toàn
bộ và cầm máu ở gốc u là 78,7%.
Thực tế việc lấy toàn bộ khối UMN cạnh
đường giữa rất khó, nhất là với phân loại
UMN cạnh đường giữa từ độ II đến độ VI
theo M.Sindou.Đối với loại I thì phẫu thuật
cắt toàn bộ khối u và cắt cả phần màng não bị
xâm lấn rất phức tạp. Vì phải cắt cả phần bên
xoang tĩnh mạch dọc trên và tạo hình lại
xoang tĩnh mạch dọc trên. Phẫu thuật cắt triệt
để khối UMN cạnh đường giữa (độ 1
Simpson) chỉ dễ được thực hiện nếu khối u
xâm lấn toàn bộ xoang tĩnh mạch dọc trên.
Colli B.O cho rằng nếu khối u xâm lấn vào 1/3
trước xoang tĩnh mạch dọc trên thì có thể cắt
bỏ xoang được. Nguyễn Thế Hào thắt xoang
tĩnh mạch ở 2/41 trường hợp phẫu thuật
(4,8%)(3,1).
Hình 2: UMN canh đường giữa trước và sau mổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 437
Theo Alvernania và Sindou nên rạch thành
bên xoang tĩnh mạch dọc trên để lấy phần khối
lồi vào lòng mạch hoặc cắt cả phần màng cứng
thành bên và tạo hình xoang tĩnh mạch dọc. Tỷ
lệ lấy u toàn bộ tương đối cao do kết hợp các
phương tiện mổ kỹ thuật cao như sử dụng kính
vi phẫu trong mổ, nút mạch trước mổ nên thuận
lợi hơn trong quá trình phẫu thuật. Để xác định
mức độ cấp máu nuôi u nhằm hạn chế chảy
máu trong mổ chúng tôi đã chụp mạch cho 12
trường hợp trong đó có 10 bệnh nhân tăng sinh
mạch.
Bản chất lành tính của u màng não đường
giữa được xác định trong y văn , nghiên cứu của
một số tác giả và nghiên cứu của chúng tôi.Kết
quả giải phẫu bệnh cho thấy số bệnh nhân lành
tính chiếm 93,4%, tỷ lệ ác tính chiếm 6,6%(2,1).
Biến chứng sau mổ hay gặp nhất trong các
nghiên cứu trên thế giới là phù não và chảy máu
sau mổ. Di Mecco gặp biến chứng phù não ở
8,3%. Nguyễn Thế Hào gặp biến chứng sau mổ
duy nhất là chảy máu ở 4/41 bệnh nhân (9,8%).
Chúng tôi gặp chảy máu gặp 2 trường hợp
(3,3%). Đây là các trường hợp khối u lớn, có
tăng sinh mạch máu nhiều và ở vị trí 1/3
sau.Phù não gặp 3 trường hợp chiếm 4,9% do
khối u lớn nằm ở sâu nên khi mổ phải vén não
gây đụng giập tổ chức não sau mổ.
Kết quả xa sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi: 25 bệnh nhân thuộc nhóm 1 của
Karnofsky chiếm 59,5%,15 bệnh nhân nhóm 2
của Karnofsky chiếm 35.7% thấp hơn nghiên
cứu của Colli B. Nhóm 1 là 76,1%, 23,8% nhóm 2
(trung bình và xấu). Các tác giả trên thế giới có
kết quả tốt là do trong phẫu thuật lấy hết u, cầm
máu gốc u chiếm tỉ lệ cao nên khả năng hồi
phục sau mổ tốt(4,8).
Kết luận
U màng não cạnh đường giữa chiếm
17,7% tổng số u màng não được phẫu thuật
trong cùng thời gian, hay gặp hơn ở nữ giới.
Chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp vi tính và
chụp cộng hưởng từ. Chụp mạch máu não
nhằm đánh giá mức độ xâm lấn của u vào xoang
tĩnh mạch dọc. Phẫu thuật lấy u tính theo phân
loại của Simpson có tỷ lệ lấy hết u và cầm máu ở
gốc u là 78,7%, kết quả tốt sau phẫu thuật là
59,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alaywan M., Sindou M(1993). Surgery of intracranial
meningomas. Pronostic factors. Role of tumor size and pial
arterial supply.150 cases. Neurosurgery 1993, 39, 337-347.
2. Dương Đai Hà (2010). Nghiên cứu chẩn đoán, kết quả phẫu thuật
và yếu tố tiên lương u màng não . Luận án tiến sỹ Y học . Trường
Đại học Y Hà nội.
3. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang (2011). Đặc điểm lâm
sàng,chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật u màng
não vùng xoang tĩnh mạch dọc trên. Y học Việt Nam số 8.
4. Nguyễn Trọng Yên (2008). Kết quả điều trị u màng não cạnh
đường giữa. Tạp chí Y dược học lâm sàng số 2, 79 - 83.
5. Phan Trung Đông, Võ Văn Nho, Nguyễn Phong, Bùi Phú Minh
và Cs (2002). Nhận xét về chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u
màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não. Tạp chí Y
học thực hành số 5, tr 29 - 30.
6. Sindou M. P. et al (1998). Most intracranial meningiomas are not
cleavable tumor: Anatomy - surgical Evidence and angiography
predictability. Neurosurgery, 42, 3, 476– 478.
7. Trần Văn Việt, Phạm Minh Thông, Đồng Văn Hệ (2009). Nghiên
cứu giá trị cộng hưởng từ trong chẩn đoán u màng não.Y học
thực hành, số 10, 12- 16.
8. Wilkins.R.H.(1991). Parasagital meningiomas, chapter 28,
Meningiomas, Raven press limited, New york, pp 329- 344.