Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu của CTCS thắt lưng thấp không vững.
Đánh giá kết quả điều trị CTCS thắt lưng thấp không vững bằng phẫu thuật nắn chỉnh cố định cột sống bằng
nẹp vít qua cuống.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 91 bệnh nhân được chẩn đoán CTCS thắt lưng, có bệnh án nằm viện,
điểu trị phẫu thuật tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện 103 từ 2008 - 5/2012.
Kết quả: CTCS thắt lưng thấp (L3 – L5) chiếm 10,28% CTCS ngực thắt lưng. Biểu hiện lâm sàng đặc
trưng là Hội chứng đuôi ngựa (89,66%) ở các mức độ khác nhau. Tổn thương đốt sống gặp chủ yếu ở L3
(77,59%), càng xuống thấp càng ít gặp hơn. Tổn thương cung đốt sống và các mỏm sống gặp ở 1/5 – 1/3 các
trường hợp. Điều trị phẫu thuật đi đường sau, cố định cột sống đoạn ngắn bằng nẹp vít qua cuống sống, kết hợp
cắt cung sau giải ép trên 55,17% và ghép xương sau bên với 56,9%. Kết quả sau phẫu thuật: 43,10% có cải thiện
về chức năng thần kinh, không có trường hợp nào tổn thương thần kinh nặng thêm. Biến chứng gặp nhiều nhất
là nhiễm trùng tiết niệu (20,69%), tỷ lệ bắt vít sai là 1,72%.
Kết luận: Phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống điều trị CTCS thắt lưng thấp không vững có tác dụng cố định
cột sống vững chắc và giúp cải thiện chức năng thần kinh hiệu quả.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chấn thương cột sống thắt lưng thấp không vững - lâm sàng, tổn thương giải phẫu và điều trị phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 335
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG THẤP KHÔNG VỮNG
-LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
BẰNG NẸP VÍT QUA CUỐNG
Nguyễn Quốc Bảo*, Nguyễn Hùng Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu của CTCS thắt lưng thấp không vững.
Đánh giá kết quả điều trị CTCS thắt lưng thấp không vững bằng phẫu thuật nắn chỉnh cố định cột sống bằng
nẹp vít qua cuống.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 91 bệnh nhân được chẩn đoán CTCS thắt lưng, có bệnh án nằm viện,
điểu trị phẫu thuật tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện 103 từ 2008 - 5/2012.
Kết quả: CTCS thắt lưng thấp (L3 – L5) chiếm 10,28% CTCS ngực thắt lưng. Biểu hiện lâm sàng đặc
trưng là Hội chứng đuôi ngựa (89,66%) ở các mức độ khác nhau. Tổn thương đốt sống gặp chủ yếu ở L3
(77,59%), càng xuống thấp càng ít gặp hơn. Tổn thương cung đốt sống và các mỏm sống gặp ở 1/5 – 1/3 các
trường hợp. Điều trị phẫu thuật đi đường sau, cố định cột sống đoạn ngắn bằng nẹp vít qua cuống sống, kết hợp
cắt cung sau giải ép trên 55,17% và ghép xương sau bên với 56,9%. Kết quả sau phẫu thuật: 43,10% có cải thiện
về chức năng thần kinh, không có trường hợp nào tổn thương thần kinh nặng thêm. Biến chứng gặp nhiều nhất
là nhiễm trùng tiết niệu (20,69%), tỷ lệ bắt vít sai là 1,72%.
Kết luận: Phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống điều trị CTCS thắt lưng thấp không vững có tác dụng cố định
cột sống vững chắc và giúp cải thiện chức năng thần kinh hiệu quả.
Từ khóa: chấn thương cột sống thắt lưng thấp không vững.
ABSTRACT
UNSTABLE LOW LUMBAR FRACTURES: CLINICAL, PATHOMORPHOLOGICAL STATUS,
AND SURGICAL TREATMENT BY TRANSPEDICULAR FIXATION
Nguyen Quoc Bao, Nguyen Hung Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 335 - 340
Objective: To evaluate clinical and radiological features of unstable low lumbar fracture. To evaluate the
results of surgical treatment by transpedicular fixation
Methods: Prospective study, 91 patients had thoracolumbar fracture (TLF) admission at 189 hospital and
103 hospital from 2008 to May 2012.
Results: Low lumbar fractures (LLF: L3-L5) are about 10.28% of thoracolumbar fracture (TLF). Clinical
feature is cauda equina syndrom, which occured at 89.66% of LLF in various degrees. Spinal cord injuries occur
mainly in L3 (77.59%), the lower is less occur than. Injuries of vetebral arches and processes occcur in 1/5 – 1/3
of cases. Surgical treatment by posterior short segment - transpedicular fusion, with decompressive laminectomy
(55.17%) and post-lateral bone graft (56.9%). Post-op result: neuro functions were improved in 43.10% cases,
not any cases decreased in neurofunctions. Complications: urological infection (20.69%), wrong screw (1.72%).
Conclusion: Surgical treatment by transpedicular fixation for unstable LLF not only making fixed spine
*Khoa PTTK và CTCH - Bệnh viện 198, Bộ công an ** Bộ môn – Khoa PTTK, Bệnh viện 103
Tác giả liên lạc: Nguyễn Quốc Bảo, Email: nguyenbaoanh210@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 336
stably, but also improving neurofunctions effectively.
Keyword: Unstable low lumbar fracture, transpedicular fixation
ĐẶT VẤN ĐỀ
CTCS thắt lưng thấp (L3 – L5) chiếm
khoảng 1-2% đến 15% CTCS vùng lưng - thắt
lưng. Cơ chế chấn thương và tổn thương giải
phẫu của CTCS thắt lưng thấp có những đặc
điểm riêng do chức năng sinh lý và cấu tạo
giải phẫu khác với các đoạn còn lại của cột
sống. Lâm sàng và điều trị CTCS thắt lưng
thấp cũng có những điểm khác với gãy ở các
phần còn lại của cột sống.
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, tổn
thương giải phẫu của CTCS thắt lưng thấp
không vững.
+ Đánh giá kết quả điều trị CTCS thắt lưng
thấp không vững bằng phẫu thuật nắn chỉnh cố
định cột sống bằng nẹp vít qua cuống
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các BN được chẩn đoán CTCS thắt lưng, có
bệnh án nằm viện, điểu trị phẫu thuật tại Bệnh
viện 198 và Bệnh viện 103 từ 2008 - 5/2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định CTCS
thắt lưng thấp (L3 – L5) không vững bằng khám
lâm sàng, chụp Xquang, chụp CLVT; có chỉ định
và được mổ cố định cột sống bằng nẹp vít qua
cuống tại BV198 và BV 103.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gãy, trật cột sống do bệnh loãng xương, u
xương, bệnh trượt đốt sống.
Những bệnh nhân CTCS thắt lưng thấp
không vững mà:
+ Có đa chấn thương kết hợp mà các tổn
thương khác ngoài cột sống chưa được điều trị
ổn định.
+ Được mổ bằng các phương pháp khác, tại
bệnh viện khác hoặc không mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả lâm sàng, hồi cứu và tiến cứu.
+ Đánh giá thương tổn thần kinh: theo
Frankel
+ Phân loại CTCS: theo Denis
Xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng
các thuật toán thống kê thích hợp nhằm rút ra
kết luận phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Xử
lý số liệu trên máy tính theo chương trình
EpiInfor 6.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tổng số 885 BN bị CTCS ngực – thắt lưng,
trong đó 91 BN (10,28 %) CTCS từ L3 – L5; 58
BN gãy không vững đã được phẫu thuật bằng
nẹp vít qua cuống. Chúng tôi tập trung nghiên
cứu, phân tích ở nhóm 58 BN này.
Bảng1: Tuổi và giới và nguyên nhân chấn thương
Tuổi
Giới
15 –
20
21 –
30
31 –
40 41- 50 51- 60 > 60t Cộng
Nam 9 13 7 11 3 1 44
Nữ 0 4 4 2 4 0 14
Cộng 9 17 11 13 7 1 58
Lứa tuổi 21t – 60t có 48 BN (82,76%). Tỷ lệ
Nam/ Nữ là 44/14 (≈ 3/1).
TNGT: 17 BN (29,31%); TNLĐ: 18 BN
(31,04%); TNSH: 23BN (39,66%)
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng chấn thương cột sống
thắt lưng thấp
Biểu hiện hội chứng đuôi ngựa sau chấn
thương (N = 58)
Biểu hiện hội chứng đuôi ngựa Số lượng
(BN)
Tỷ lệ (%)
Rối loạn vận động 48 (92,31%)
Rối loạn cảm giác 46 (88,46%)
Đau kiểu rễ 42 (80,77%)
Rối loạn cơ tròn 41 (78,85%)
Rối loạn phản xạ gân
xương
16 (30,77%)
Có
(n=52)
Rối loạn dinh dưỡng 10 (19,23%)
Không 6 10,35%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 337
52 BN (89,66%) có biểu hiện của hội chứng
đuôi ngựa ở các mức độ khác nhau, 6 BN
(10,35%) không có biểu hiện của hội chứng
đuôi ngựa.
Võ Xuân Sơn (1998): 76,7% liệt hoàn toàn
hai chi dưới; Nguyễn Trung Đỉnh (2004) gặp
17,9% có biểu hiện hội chứng đuôi ngựa (đều
là những chấn thương ở đoạn L3-L5), và
51,88% liệt tủy hoàn toàn, và một số tác giả
khác cho thấy một bệnh cảnh lâm sàng tổn
thương thần kinh khá phong phú của liệt tủy
trong CTCS ngực – thắt lưng. Điều này nói
lên rằng hội chứng đuôi ngựa là biểu hiện lâm
sàng đặc trưng cho CTCS thắt lưng thấp, hơn
là CTCS ở đoạn ngực – thắt lưng. Tùy theo vị
trí, mức độ và số lượng rễ thần kinh tương
ứng với đoạn cột sống bị tổn thương mà BN
có biểu hiện hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn
hay không hoàn toàn. Mark S. Greenberg
(2010) nhận thấy ở BN có biểu hiện hội chứng
đuôi ngựa sau chấn thương, 75% các trường
hợp mất hoặc giảm cảm giác vùng yên ngựa,
90% BN có rối loạn cơ tròn.
Bảng 3: Thương tổn thần kinh theo phân loại của
Frankel (N = 58)
Loại Frankel A B C D E Cộng
Số lượng 1 1 15 33 8 58
Tỷ lệ % (N = 58) 1,72 1,72 25,86 56,90 13,79 100
Nguyễn Hùng Minh (2010): có 20,34%
Frankel A; 23,79% Frankel B; 26,73% Frankel C
và 29,14% Frankel D, không có trường hợp
nào Frankel E. Nguyễn Trung Đỉnh (2004)
gặp: Frankel A là 51,88%, Frankel B là 19,81%,
Frankel C có 24,52%, và Frankel D là 3,77%.
Vị trí và số lượng đốt sống tổn thương (N
= 58)
Bảng 4: Tổn thương giải phẫu trong chấn thương cột
sống thắt lưng thấp
Đốt sống bị vỡ L3 L4 L5 Đốt khác
Số lượng 45 12 3 10
Tỷ lệ % 77,59 20,69 5,17 17,24
Tổn thương đốt L3 gặp 45BN (77,59%), đốt
L4 có 12 BN (20,69%) và 3 BN ở L5(8,62%). Có 10
BN (17,24%) ngoài tổn thương 1 đốt sống ở
đoạn L3-L5 còn tổn thương 1 đốt sống ở
đoạn lân cận (D12, L1, L2).
Mức độ tổn thương cột sống theo phân loại của
Denis: 17 BN (29,31%) gãy lún đơn thuần; 32
BN (55,17%) gãy vụn nhiều mảnh (burst -
fracture); 3 BN (5,17%) gãy kiểu đai; có 6 BN
(10,35%) gãy trật.
Denis F. (1983) với 412 CTCS ngực – thắt
lưng: có 12,8% tổng số các trường hợp gãy lún,
và 25% tổng số gãy vụn gặp ở vùng L3-L5
(trong đó 6,7% gặp ở L4 và 3,3% ở L5); gãy kiểu
đai 1 mức gặp ở L3 từ 15-30%, 0 – 15% ở L4 và
không gặp ở L5. Các loại tổn thương đốt sống
đều giảm dần khi đi từ L3 xuống L5.
Bảng 5: Phát hiện tổn thương cung đốt sống và các
mỏm đốt sống (N = 58)
Tổn thương phát
hiện
X quang –
CLVT
Trong phẫu
thuật
Gãy mỏm gai 18 (31,04%) 23 (39,66%)
Gãy bản sống 28 (48,28%) 30 (51,72%)
Gãy mỏm khớp 1 (1,72%) 6 (10,35%)
Gãy cuống sống 12 (20,69%) 18 (31,03%)
Gãy mỏm ngang 0 1 (1,72%)
Tổn thương cung sống và các mỏm sống
gặp ở 1/5 - 1/3 các BN bị CTCS thắt lưng thấp.
Chụp Xquang và CLVT cho phép chẩn đoán
tương đối đầy đủ, chính xác các thương tổn, và
được bổ sung chẩn đoán trong phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống
thắt lưng thấp
Thời điểm phẫu thuật
- Trước 24 giờ: 2 bệnh nhân (3,45%)
- Từ 24 – 72 giờ: 26 bệnh nhân (44,83%)
- Từ 72 giờ - 168 giờ: 28 bệnh nhân (48,26%)
- Sau 168 giờ (7 ngày): 2 bệnh nhân (3,45%)
Bệnh nhân được mổ sớm nhất là 20 giờ,
muộn nhất là 630 giờ; thời gian trung bình từ
khi bị tai nạn đến khi BN được phẫu thuật là:
77,3 ± 40,5 giờ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 338
Hình 1: Gãy cột sống loại II (theo Denis) -Vỡ vụn thân đốt L3, gãy cung sau bên trái
McAfee P. C. (1995): thời gian trung bình
từ khi bị chấn thương đến khi phẫu thuật là 6
ngày. Mặc dù còn có những ý kiến chưa
thống nhất về việc chọn thời điểm tốt nhất
(the best timing) phẫu thuật giải phóng chèn
ép, song theo phần lớn các tác giả trên thế
giới đều chọn phẫu thuật sớm là phẫu thuật
trước 72 giờ và phẫu thuật muộn là sau hơn
72 giờ sau chấn thương. Phẫu thuật trước và
sau 72 giờ có liên quan đến kết quả phục hồi
thần kinh và tỷ lệ biến chứng khác nhau.
Bảng 6: Cách thức phẫu thuật (N=58)
Các thủ thuật trong phẫu
thuật
Số lượng
BN
Tỷ lệ
(%)
Nắn chỉnh- cố định cột sống 58 100
Cắt cung sau 32 55,17
Lấy bỏ đĩa đệm 2 3,45
Mở rộng lỗ ghép 8 13,79
Lấy máu tụ ngoài màng tủy 4 6,9
Lấy mảnh xương vỡ đè vào
ống sống
4 6,9
Khâu, tạo hình màng tủy rách 2 3,45
Ghép xương sau bên 33 56,9
Tiến hành cắt cung sau ở 32 BN (55,17%), 26
BN (44,83%) không cắt cung sau. Chỉ định cắt
cung sau giải ép chủ yếu cho loại gãy trật (6/6
BN) và gãy vụn nhiều mảnh (23/32 BN); gãy
kiểu đai và gãy lún đơn thuần không nhất thiết
(chỉ có 3/20 BN) phải cắt cung sau.
Tiến hành ghép xương sau bên cho 33 BN
(56,9%), 25 BN (43,1%) không ghép xương sau
khi đã cố định cột sống bằng nẹp vít qua cuống.
Ghép xương sau bên tăng cường được chỉ định
chủ yếu với những bệnh nhân gãy trật (6/6
BN)và gãy vụn thân đốt (23/32 BN); còn với gãy
kiểu đai và gãy lún ép thân đốt sống không nhất
thiết phải tiến hành ghép xương.
Mục đích của ghép xương là làm vững thêm
đoạn cột sống gãy, tránh biến chứng gù tái phát,
khớp giả hay gãy vít sau mổ. Đối với đường mổ
phía sau, các tác giả như Magerl F. P. (1984),
Roy-Camille R. (1986) và một số tác giả khác cho
rằng: không nhất thiết ghép xương cho mọi
trường hợp, mà cần căn cứ vào cơ chế chấn
thương và tổn thương giải phẫu của cột sống.
Sanderson P. L. và cộng sự (1999) cho rằng
không nhất thiết phải ghép xương với những
CTCS ngực thắt lưng có vỡ vụn thân đốt mà
được mổ cố định cột sống đoạn ngắn.
Huilin Yang và cộng sự (2011) nhận thấy:
nắn chỉnh gián tiếp không chỉ làm hồi phục lại
cấu trúc thân đốt sống, mà còn – quan trọng hơn
– giúp hồi phục chức năng thần kinh của bệnh
nhân. Trong một phẫu thuật đi đường sau, có
thể tiến hành nhiều thủ thuật cùng lúc (nắn
chỉnh, cố định, giải ép, ghép xương bổ sung) tùy
theo nhận định của phẫu thuật viên trong khi
tiến hành phẫu thuật.
Bảng 7: Kỹ thuật cố định đoạn cột sống gãy (N = 58)
Kỹ thuật cố định
Số đốt sống gãy (1) (2) (3)
Cộng
(Tỷ lệ %)
1 40 2 3 45 (77,59)
2 1 10 1 12 (20,69)
3 0 1 0 1 (1,72)
Cộng (Tỷ lệ %) 41
(70,69)
13
(22,41)
4
(6,9)
58 (100)
(1): Bắt vít 2 đốt trên và dưới liền kề đốt sống gãy
(2): Bắt vít 2 đốt trên và dưới liền kề đốt sống gãy + đốt gãy
(3): Bắt vít 2 đốt trên và dưới liền kề đốt sống gãy + cầu
ngang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 339
Với cách “cố định đoạn ngắn” thông
thường đã đạt được yêu cầu cố định vững
chắc đoạn cột sống gãy. Đây chính là ưu điểm
nổi bật của kỹ thuật bắt vít qua cuống của
Roy-Camille so với các phương pháp cố định
cột sống trước đây: đảm bảo vững chắc mà
không làm hạn chế độ linh hoạt, giảm được
nguy cơ thoái hóa các đốt sống lân cận và
tránh được hội chứng “lưng phẳng” (flat back
syndrome).
Kết quả điều trị phẫu thuật
33 BN (56,9%) cảm giác và vận động
không thay đổi trước và sau phẫu thuật, trong
đó 8 BN Frankel E, 24 BN Frankel D và 1 BN
Frankel C; 25 BN (43,10%) đã có cải thiện chức
năng về thần kinh sau phẫu thuật (lên mức
Frankel); không có trường hợp nào tổn
thương thần kinh nặng thêm sau phẫu thuật.
Hình 2: Cố định cột sống đoạn ngắn, bắt vít chụm:
Xẹp L3 vỡ L4, vít cuống sống L2-L5
BN có tổn thương thần kinh trước mổ ở mức
độ nặng (Frankel A, B) có mức độ hồi phục cho
phép đi lại được (Frankel D, E) kém hơn BN có
thương tổn thần kinh trước mổ ở các mức còn
lại; BN có tổn thương thần kinh trước mổ ở mức
độ nhẹ và vừa (Frankel D,C) mức độ hồi phục
(về Frankel E, D) sau mổ cao hơn ở các mức còn
lại. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Điều
này nói lên rằng: phẫu thuật giải ép thần kinh,
nắn chỉnh và cố định cột sống chỉ tạo điều kiện
để chức năng thần kinh được hồi phục, chứ
không tái sinh được thần kinh.
Bảng 8: Tai biến và biến chứng sớm sau phẫu thuật
(N= 58)
Tai biến, biến chứng Số lượng BN Tỷ lệ %
Nhiễm trùng vết mổ 2 3,45
Nhiễm trùng tiết niệu 12 20,69
Bắt vít sai vị trí 1 1,72
Biến chứng gặp nhiều hơn cả là nhiễm trùng
tiết niệu, gặp 12 BN (20,69%); có 2 BN (3,45%)
gặp biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Có 01 BN
(1,72%) bắt vít sai vị trí, phát hiện bằng phim
chụp Xquang tư thế thẳng kiểm tra sau mổ.
Nguyễn Đắc Nghĩa (2004) có tỷ lệ bắt vít
chệch là 5,1%, Nguyễn Trung Đỉnh (2004) bắt vít
chệch 3/106 BN (2,83%) và theo một số tác giả
khác thì tỷ lệ bắt vít chệch tới 10%.
Nguyễn Trung Đỉnh (2004) với 106 BN bị
CTCS có liệt tủy: 22 trường hợp (20,7%) nhiễm
khuẩn tiết niệu, 3 trường hợp (2,83%) nhiễm
khuẩn vết mổ.
Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu là một
biến chứng đặc thù của CTCS có tổn thương
thần kinh. Mặc dù biến chứng nhiễm khuẩn tiết
niệu đều đã được giải quyết trước khi bệnh
nhân ra viện bằng các biện pháp dùng kháng
sinh, vệ sinh tại chỗ, bơm rửa và tập bàng
quang.Tuy nhiên không thể coi nhẹ biến chứng
này, vì tần xuất gặp không phải là nhỏ. Võ Văn
Thành (1996) báo cáo 30 trường hợp gãy trật cột
sống ngực thắt lưng có liệt tủy, phẫu thuật phối
hợp hai đường mổ trước sau, có 1 trường hợp tử
vong do nhiễm trùng tiết niệu biến chứng thành
nhiễm trùng huyết.
Khám lại: 41 bệnh nhân đến khám lại, sớm
nhất là 6 tháng, xa nhất là 13 tháng kể từ sau
chấn thương: không có BN nào bị gãy vít, bong
nẹp. Các biến chứng sau phẫu thuật đều đã
được điều trị ổn định.
31 BN có rối loạn cơ tròn sau chấn thương,
khi đến khám lại chỉ còn 4 BN biểu hiện tiểu khó
hoặc không giữ được nước tiểu, 27 BN đã hồi
phục rối loạn cơ tròn.
2 BN khi ra viện ở mức Frankel C, khi đến
khám lại đạt mức Frankel D; 15 BN khi ra viện ở
mức Frankel D, hồi phục đạt mức Frankel E.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 340
15BN ra viện ở mức Frankel D và 9BN ở mức
FrankelE không thay đổi khi đến khám lại.
Không BN nào tổn thương thần kinh nặng
thêm.Tổng số có 24/41 BN (58,54%) hồi phục ở
mức đi lại bình thường, không còn bất cứ thiếu
sót nào về cảm giác và vận động; 17/41BN
(41,46%) đi lại được nhưng còn thiếu sót về cảm
giác, hay phải dùng nạng.
KẾT LUẬN
CTCS thắt lưng thấp chiếm 10,28% CTCS
đoạn ngực – thắt lưng. 89,66% có biểu hiện hội
chứng đuôi ngựa ở các mức độ khác nhau. Tổn
thương thần kinh theo Frankel có 82,76% ở mức
Frankel C và D; 3,45% mức A và 13,79% mức E.
Đốt sống bị vỡ chủ yếu là L3 (77,59%), càng
xuống thấp càng ít gặp hơn. Loại gãy lún ép có
29,31%, 55,17% vỡ vụn thân đốt, 5,17% gãy kiểu
đai và gãy trật là 10,35%.
Phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống (cố định
cột sống đoạn ngắn) điều trị CTCS thắt lưng
thấp không vững, kết hợp ghép xương sau bên
tăng cường 56,9%, cắt cung sau giải ép 55,17%.
Kết quả phẫu thuật: 43,10% bệnh nhân cải thiện
về thần kinh sau mổ; 94,83% BN có thể đi lại
được khi ra viện. Tỷ lệ bắt vít sai vị trí là 1,72%;
20,69% có biến chứng nhiễm trùng tiết niệu.
Thời gian TB từ sau tai nạn đến khi phẫu thuật
là 77,3 ± 40,5 giờ.
Phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống điều trị
chấn thương cột sống thắt lưng thấp không
vững có tác dụng cố định cột sống vững chắc và
giúp cải thiện chức năng thần kinh có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Denis F (1983). The three column spine and it's significance in the
classification of acute thoracolumbar spinal injures, J. Spine, 8:
817-831.
2. Esses S, Bednar D (1991). Posterior pedicular screw technique. In:
T. Errico, D. Bauer, & T. Waugh. Spinal Trauma, pp 301-307
Lippincott William & Wilkins, Philadenphia.
3. Frankel H., Hancock D.O., Hyslop G (1969), The value of postural
reduction in the initial management of closed injuries of spine
with paraplegia and tetraplegia, Paraplegia, 7: 179-192.
4. Green AT (2000). Traumatics Injuries of the Lower Lumbar
Spine, In: Jerome M.C. et al. Surgery of Spinal Trauma, pp. 295-
316, Lippincott William & Wilkins, Philadenphia.
5. Greenberg MS (2010), Spinal cord injuriy. In: Grenberg M:
Handbook of Neurosurgery, Seventh edition, pp 948-951,
Thieme, New York.
6. Magerl FP (1984). Stabilization of the lower thoracic and the
lumbar spine with external skeletal fixation, Clinical Orthopaedics
and Related Research,189: 125-141.`
7. Marvin RL (2003). Fractures, Dislocations, and Fracture -
Dislocations of Spine. In: S.T. Canale et al. Campbell’s Operative
Orthopedics, pp.1597-1678, Mosby, Philadelphia.
8. McAfee PC, Levine AM, Anderson PA (1995). Surgical
management of thoracolumbar fractures, Instr Course Lect, 44:
47.
9. Nguyễn Đắc Nghĩa (2004), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy
cột sống ngực – thắt lưng không vững có liệt tủy bằng khung
Hartshill tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học,
Trường đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Hùng Minh (2010), Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn
thương cột sống đoạn ngực-thắt lưng theo phương pháp Roy –
Camille tại Bệnh viện 103 từ 2000-2009,Tạp chí Y học thực hành,
(733-734), tr. 384-393.
11. Nguyễn Trung Đỉnh (2004), Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu
thuật chấn thương cột sống vùng lưng – thắt lưng có liệt tủy tại
bệnh viện Việt Đức (2002 - 2003), Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
chuyên khoa II, Trường ĐH Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Roy- Camille R., Saillant G., Mazel C (1986), Internal fixation of
the lumbar spine with pedicle screw plating, Clinical
Orthopaedics and Related Research, 203, 7-17.