Chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: Tàn tật ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong (NBAHBBP). Tại các nước đang phát triển, hiện đang có nhiều dự án can thiệp nhằm cải thiện cuộc sống của người tàn tật do phong nhưng chất lượng cuộc sống của họ chưa được sử dụng để làm chỉ số đo lường kết quả của các chương trình phục hồi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được mức độ hài lòng về cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại TP Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Khám bệnh cho toàn bộ 178 người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong đang cư trú tại 24 quận/huyện của TP. Hồ Chí Minh và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (bản rút gọn). Kết quả: Có 160 người thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội, môi trường và tổng điểm chất lượng cuộc sống lần lượt là 22,66 ± 4,96, 19,79 ± 3,49, 9,64 ± 2,06, 24,98 ± 3,83, 77,07 ± 11,31. Tổng điểm chất lượng cuộc sống của liên quan với các yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, điều trị vết loét, vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, trợ cấp xã hội, sự tham gia cộng đồng, thể phong nhiều khuẩn, phản ứng phong, phân độ tàn tật theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 1998, điểm số Mắt-Tay-Chân. Kết luận: Tổng điểm chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong là 77,07 ± 11,31. Mỗi lĩnh vực của cuộc sống có liên quan đến một số yếu tố nhất định nhưng có những yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống như mức độ suy giảm chức năng, điều trị vết loét, sự tham gia vào các lễ hội chính và các hoạt động giải trí của địa phương.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 408 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỊ SUY GIẢM CHỨC NĂNG DO ẢNH HƯỞNG BỞI BỆNH PHONG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Việt Thanh Phúc*, Lê Ngọc Diệp ** TÓM TẮT Mở đầu: Tàn tật ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong (NBAHBBP). Tại các nước đang phát triển, hiện đang có nhiều dự án can thiệp nhằm cải thiện cuộc sống của người tàn tật do phong nhưng chất lượng cuộc sống của họ chưa được sử dụng để làm chỉ số đo lường kết quả của các chương trình phục hồi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được mức độ hài lòng về cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại TP Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Khám bệnh cho toàn bộ 178 người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong đang cư trú tại 24 quận/huyện của TP. Hồ Chí Minh và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (bản rút gọn). Kết quả: Có 160 người thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội, môi trường và tổng điểm chất lượng cuộc sống lần lượt là 22,66 ± 4,96, 19,79 ± 3,49, 9,64 ± 2,06, 24,98 ± 3,83, 77,07 ± 11,31. Tổng điểm chất lượng cuộc sống của liên quan với các yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, điều trị vết loét, vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, trợ cấp xã hội, sự tham gia cộng đồng, thể phong nhiều khuẩn, phản ứng phong, phân độ tàn tật theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 1998, điểm số Mắt-Tay-Chân. Kết luận: Tổng điểm chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong là 77,07 ± 11,31. Mỗi lĩnh vực của cuộc sống có liên quan đến một số yếu tố nhất định nhưng có những yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống như mức độ suy giảm chức năng, điều trị vết loét, sự tham gia vào các lễ hội chính và các hoạt động giải trí của địa phương. Từ khóa: Bệnh phong, tàn tật, suy giảm chức năng, người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong, chất lượng cuộc sống ABSTRACT QUALITY OF LIFE OF PEOPLE WITH LEPROSY-RELATED DISABILITIES IN HO CHI MINH CITY Nguyen Viet Thanh Phuc, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 408 - 415 Background: Disabilities are likely to influence quality of life (QoL) of people affected by leprosy. In developing countries, many interventions are implemented that aim at improving the lives of people with disabilities. However; QoL is rarely measured as rehabilitation outcome or as part of evaluation of projects and programmes. Objective: To define levels of life satisfaction and related factors of people affected by leprosy in Ho Chi Minh city. Methods: We performed skin examination on all 173 people affected by leprosy and asked them the questions from the World Health Organization Quality of Life Assessment BREF (WHOQOL-BREF). * Bộ môn Da Liễu ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Bộ môn Da Liễu ĐHYD TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 409 Results: 160 people satisfied the sample criteria were included in the study. Total WHOQOL-BREF scores and physical, psychological, social, environmental subdomain scores are respectively 22.66 ± 4.96, 19.79 ± 3.49, 9,64 ± 2.06, 24.98 ± 3.83, 77.07 ± 11.31. There are some factors associated with Total WHOQOL-BREF scores such as age, occupation, economic status, ulcer treatment, physical therapy, assistive devices, social support, community participation, MB leprosy, leprosy reactions, the WHO dissability grading system 1998, the Eyes- Hands-Feet score. Conclusion: There are several factors related to every aspect of life, especially some factors relate to all aspects of life such as impairment, ulcer treatment, participation in local festivals and recreational activities. Keywords: Leprosy; disabilities; people affected by leprosy; quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh phong không còn là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, việc loại trừ bệnh phong không có ý nghĩa thực tế đối với bệnh nhân phong trừ khi chúng ta bảo vệ họ không bị tàn tật hoặc không bị tàn tật thêm bởi vì tàn tật do bệnh phong không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như tâm lý, quan hệ xã hội, các yếu tố môi trường nói cách khác tàn tật do bệnh phong ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống(1,4). Tại các nước đang phát triển, hiện đang có nhiều dự án can thiệp nhằm cải thiện cuộc sống của người tàn tật do phong nhưng chất lượng cuộc sống chưa được sử dụng để làm chỉ số đo lường kết quả của các chương trình phục hồi. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong nhằm có một cái nhìn toàn diện, chính xác về cuộc sống và nhu cầu của họ để từ đó có thể xây dựng các chương trình, dự án can thiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng này. Mặt khác, kết quả của nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc thiết lập một công cụ đo lường chất lượng cuộc sống áp dụng tại Việt Nam giúp lượng giá hiệu quả của các chương trình phục hồi dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, ở nước ta vấn đề này vẫn chưa được đo lường và thống kê một cách có hệ thống. “Tàn tật” là “một từ bao phủ các sự suy giảm chức năng, giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia”, trong đó, suy giảm chức năng là khía cạnh đầu tiên, dễ nhận biết, dễ đánh giá vì đã có các công cụ đánh giá chính xác, có tính quy chuẩn trên toàn thế giới. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong. Chúng tôi chọn địa điểm thực hiện nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh, một trong các thành phố lớn của khu vực phía Nam Việt Nam với một mạng lưới của chương trình phòng chống bệnh phong và chăm sóc tàn tật có hiệu quả cao từ tuyến thành phố đến phường, xã cùng nhiều chương trình, dự án phục hồi cho người tàn tật do phong. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định được mức độ hài lòng về cuộc sống của những người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định được điểm trung bình của sức khỏe thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội, môi trường và tổng điểm chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại TP Hồ Chí Minh. 2. Xác định được các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống như: đặc điểm dân số – xã hội, sự tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng và phục hồi kinh tế - xã hội, sự tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, tình trạng bệnh, mức độ suy giảm chức năng. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 410 Người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong đang được quản lý ở giai đoạn đa hóa trị liệu hoặc giám sát hoặc săn sóc tàn tật, có suy giảm chức năng và đang cư trú tại 24 quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu được đưa vào để chọn mẫu. Tiêu chuẩn đưa vào - Tất cả người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong đang được đăng ký quản lý. - Đang cư trú tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu. - Có suy giảm chức năng theo Phân độ của TCYTTG 1998: độ 1, độ 2. - Đồng ý cho đánh giá mức độ suy giảm chức năng và trả lời mẫu trắc nghiệm đánh giá chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn loại ra - Người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong có suy giảm chức năng độ 0 theo phân độ của TCYTTG 1998. - Bị rối loạn tâm thần. - Người không thể trả lời được (câm, điếc). - Người quá yếu không thể hợp tác được. - Người bị tàn tật do các nguyên nhân tai nạn khác. - Người từ chối tham gia. - Người đồng ý cho đánh giá mức độ suy giảm chức năng nhưng không đồng ý trả lời mẫu trắc nghiệm đánh giá chất lượng cuộc sống và ngược lại. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Cỡ mẫu Chọn mẫu toàn bộ. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin về người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong - Đặc điểm dân số – xã hội, sự tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng, sự tiếp cận với các dịch vụ kinh tế - xã hội, sự tham gia vào các hoạt động của cộng đồng: phỏng vấn trong 10 phút. - Thông tin về tình trạng bệnh trích từ hồ sơ quản lý bệnh phong: 4 câu hỏi. Thông tin về mức độ suy giảm chức năng của người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong Phân độ tàn tật của TCYTTG 1998 và Điểm số Mắt Tay Chân: đánh giá trong 20 phút(5). Thông tin về chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong WHOQOL – BREF 2004: phỏng vấn trong 20 phút. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ ngày 1/1/2012 đến 30/6/2012, tại 24 quận/huyện của TP Hồ Chí Minh có 160 người suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong được nhận vào mẫu nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu -Tỉ lệ nam/nữ là 2,64/1 với độ tuổi trung bình là 53,96 ± 17,12 tuổi, 55,6% có trình độ học vấn dưới cấp I, 60% có lao động kiếm sống với lao động tay chân là chủ yếu (56,9%), tỉ lệ thất nghiệp thấp 6,3% và 78,8% không thuộc diện hộ nghèo, 82,5% có gia đình. - Đa số đều có tiếp cận với dịch vụ PHCN (68,1%), nhiều nhất là dụng cụ trợ giúp (59,4%), ít nhất là phẫu thuật (5,5%), đa số không nhận được trợ cấp xã hội (81,3%) và phần lớn không có bảo hiểm y tế (58,5)%. - Đa số không tham gia vào các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc chính quyền địa phương (89,4%), không tham gia vào các hoạt động xã hội (56,2%), không tham gia các hoạt động giải trí (75,0%). Tuy nhiên, phần lớn họ có tham gia vào những lễ hội chính tại địa phương (54,4%). - 80,0% thể nhiều khuẩn, 82,5% giai đoạn săn sóc tàn tật, 75,6% không có phản ứng phong. - 72,5% tàn tật độ II (TCYTTG), điểm số MTC trung bình là 3,84 ± 2,48. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 411 Chất lượng cuộc sống (CLCS) Bảng 1: Điểm số chất lượng cuộc sống Lĩnh vực Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Điểm số tối đa Sức khỏe thể chất (SKTC) 10 33 22,66 ± 4,6 35 Tâm lý (TL) 10 30 19,79 ± 3,9 30 Quan hệ xã hội (QHXH) 3 15 9,64 ± 2,06 15 Môi trường (MT) 15 35 24,98 ± 3,83 40 Tổng 46 104 77,07±11,31 130 Mối liên quan giữa CLCS và một số yếu tố Bảng 2: Mối liên quan giữa CLCS và đặc điểm dân số - xã hội Lĩnh vực Nam 18<60tuổi Nữ 18 < 55 tuổi Nam: ≥ 60 tuổi Nữ: ≥ 55 tuổi P SKTC 23,94 ± 4,86 20,85 ± 4,56 <0,001 TL 20,22 ± 3,24 19,17 ± 3,76 0,059 QHXH 9,79 ± 2,21 9,44 ± 1,82 0,294 MT 25,57 ± 3,82 24,12 ± 3,72 0,018 Tổng 79,52 ± 10,68 73,58 ± 11,34 0,001 Lĩnh vực LĐ tay chân LĐ trí óc Thất nghiệp Nghỉ hưu P SK TC 23,86 ± 4,96 26,8 ± 3,77 22,1 ± 4,91 20,37± 4,17 <0,001 TL 20,12 ± 3,45 24,4 ± 1,82 19,2 ± 3,29 18,91± 3,36 0,003 QH XH 9,78 ± 2,15 11,2 ± 2,59 9,5 ± 2,46 9,3 ± 1,71 0,184 MT 25,43 ± 3,86 31 ± 2,83 25,4 ± 3,5 23,57± 3,21 <0,001 TC 79,19 ± 10,97 93,4 ± 5,77 76,2± 12,35 72,15± 9,66 <0,001 Lĩnh vực Hộ nghèo Hộ không nghèo P SKTC 21,87 ± 4,87 24,62 ± 4,86 0,001 TL 19,13 ± 3,48 21,65 ± 3,01 <0,001 QHXH 9,65 ± 2,05 9,53 ± 2,06 0,775 MT 24,26 ± 3,64 26,88 ± 3,79 <0,001 Tổng 74,9 ± 10,98 82,68 ± 10,46 <0,001 Bảng 3: Mối liên quan giữa CLCS và dịch vụ PHCN Lĩnh vực Không điều trị vết loét Có điều trị vết loét P SKTC 19,14 ± 3,77 23,41 ± 4,87 <0,001 TL 18,11 ± 3,67 20,14 ± 3,36 0,005 QHXH 8,75 ± 2,47 9,83 ± 1,92 0,011 MT 22,86 ± 3,1 25,42 ± 3,83 0,001 Tổng 68,86 ± 9,24 78,81 ± 10,96 <0,001 Lĩnh vực Không tập vật lý trị liệu Có tập vật lý trị liệu P SKTC 19,75 ± 5,86 23,08 ± 4,7 0,005 TL 17,8 ± 4,06 20,07 ± 3,33 0,006 QHXH 9,1 ± 2,13 9,72 ± 2,05 0,208 MT 23,4 ± 3,12 25,2 ± 3,88 0,049 Tổng 70,05 ± 11,53 78,07 ± 10,95 0,003 Lĩnh vực Không dụng cụ trợ giúp Có dụng cụ trợ giúp P SKTC 21,49 ± 5,05 23,86 ± 4,6 0,002 TL 19,43 ± 3,63 20,15 ± 3,33 0,194 QHXH 9,17 ± 2,08 10,13 ± 1,93 0,003 MT 24,56 ± 3,79 25,41 ± 3,85 0,162 Tổng 74,65 ± 11,77 79,54 ± 10,32 0,006 Bảng 4: Mối quan hệ giữa CLCS và sự tiếp cận dịch vụ phục hồi kinh tế - xã hội Lĩnh vực Có trợ cấp xã hội Không trợ cấp xã hội P SKTC 19,67 ± 4,4 23,24 ± 4,7 0,020 TL 17 ± 2,95 20,07 ± 3,24 0,005 QHXH 8,93 ± 2,74 9,77 ± 2,01 0,323 MT 22,27 ± 2,99 25,3 ± 3,87 0,015 Tổng 67,87 ± 9,53 78,37 ± 10,66 0,003 Bảng 5: Mối quan hệ giữa CLCS và sự tham gia cộng đồng Lĩnh vực Có tham gia tổ chức, câu lạc bộ, chính quyền Không tham gia tổ chức, câu lạc bộ, chính quyền P SKTC 25,59 ± 3,43 22,31 ± 5,01 0,010 TL 21,47 ± 2,85 19,59 ± 3,52 0,035 QHXH 9,82 ± 2,24 9,62 ± 2,04 0,705 MT 27,35 ± 3,71 24,69 ± 3,76 0,006 Tổng 84,24 ± 8,84 76,22 ± 11,29 0,005 Lĩnh vực Có tham gia lễ hội Không tham gia lễ hội P SKTC 24,4 ± 4,54 20,59 ± 4,66 <0,001 TL 20,66 ± 3,51 18,75 ± 3,2 0,001 QHXH 10,16 ± 1,84 9,03 ± 2,15 <0,001 MT 26,7 ± 3,49 22,92 ± 3,17 <0,001 Tổng 81,92 ± 9,94 71,29 ± 10,1 <0,001 Lĩnh vực Có tham gia hoạt động xã hội Không tham gia hoạt động xã hội P SKTC 24,67 ± 4,86 21,1 ± 4,47 <0,001 TL 20,8 ± 3,37 19 ± 3,4 0,001 QHXH 9,9 ± 2,01 9,44 ± 2,09 0,166 MT 26,54 ± 3,77 23,76 ± 3,44 <0,001 Tổng 81,91 ± 11,01 73,3 ± 10,08 <0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 412 Lĩnh vực Có tham gia hoạt động giải trí Không tham gia hoạt động giải trí P SKTC 25,88 ± 4,1 21,59 ± 4,77 <0,001 TL 21,6 ± 3,1 19,18 ± 3,42 <0,001 QHXH 10,3 ± 1,99 9,43 ± 2,04 0,020 MT 27,45 ± 3,47 24,15 ± 3,6 <0,001 Tổng 85,23 ± 9,26 74,35 ± 10,63 <0,001 Bảng 6: Mối quan hệ giữa CLCS và thể phong Lĩnh vực Ít khuẩn Nhiều khuẩn Tổng P SKTC 24,78 ± 4,02 22,13 ± 5,05 22,66 ± 4,96 0,007 TL 20,66 ± 3,43 19,57 ± 3,49 19,79 ± 3,49 0,116 QHXH 9,5 ± 2,63 9,68 ± 1,9 9,64 ± 2,06 0,660 MT 25,91 ± 4,39 24,74 ± 3,66 24,98 ± 3,83 0,125 Tổng điểm 80,84 ± 10,88 76,13 ± 11,26 77,07 ± 11,31 0,034 Bảng 7: Mối quan hệ giữa CLCS và phản ứng phong Lĩnh vực Không phản ứng Phản ứng loại I Phản ứng loại II P SKTC 23,4 ± 4,75 19,63 ± 4,74 22,89 ± 5,11 0,001 TL 19,93 ± 3,25 19 ± 3,82 20,44 ± 5,29 0,360 QHXH 9,7 ± 2,04 9,57 ± 2,25 9,11 ± 1,76 0,693 MT 25,31 ± 3,89 23,93 ± 3,61 24 ± 3,35 0,158 Tổng điểm 78,34 ± 10,94 72,13 ± 11,44 76,44 ± 12,5 0,025 Bảng 8: Mối liên quan giữa CLCS và phân độ suy giảm chức năng theo TCYTTG Lĩnh vực Phân độ theo TCYTTG P Độ 1 Độ 2 SKTC 26,55 ± 2,91 21,65 ± 4,89 <0,001 TL 22,30 ± 2,55 19,13 ± 3,41 <0,001 QHXH 10,18 ± 1,94 9,50 ± 2,07 0,092 MT 27,21 ± 3,48 24,39 ± 3,72 <0,001 Tổng 86,24 ± 7,28 74,69 ± 10,96 <0,001 Bảng 9: Mối liên quan giữa CLCS và mức độ suy giảm chức năng (SGCN) theo điểm MTC Lĩnh vực R T P Phương trình hồi qui SKTC -0,554 44,49 <0.001 =26,92-1,11x SGCN TL -0,554 53,48 <0.001 =22,79 – 0,78 x SGCN QHXH -0,121 33,46 <0.001 =10,03 – 0,11 x SGCN MT -0,467 55,85 <0.001 =27,75 – 0,72 x SGCN Tổng điểm -0,595 65,68 <0.001 =87,49 – 2,71 x SGCN BÀN LUẬN Việc so sánh các điểm trung bình này chỉ mang tính tương đối vì phương pháp tiến hành cũng như đặc điểm văn hóa – xã hội ở các nước rất khác nhau. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi gần giống với nghiên cứu của C. Brouwers hơn có thể do có cùng đối tượng người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tàn tật độ 2 theo TCYTTG chiếm tỉ lệ cao hơn tàn tật độ 1, trái ngược với nghiên cứu của C. Brouwers cho thấy mức độ suy giảm chức năng của mẫu của chúng tôi có thể năng hơn nên các điểm trung bình thấp hơn nghiên cứu của C. Brouwers(1). Bảng 10: So sánh điểm số trung bình CLCS với các nghiên cứu khác Lĩnh vực Chúng tôi C.Brouwers Tsutsumi A. SKTC 22,66 ± 4,96 24,1 ± 4,85 10,75±2,62 TL 19,79 ± 3,49 20,67±4,03 11,49±2,62 QHXH 9,64 ±2,06 10,9 ± 1,69 14,1 ±2,37 MT 24,98 ± 3,83 26,45±4,22 12,52±1,83 Tổng 77,07 ±11,31 81,9 ± 13,9 76,41±12,16 Điểm số trung bình của 4 lĩnh vực và tổng điểm chất lượng cuộc sống đều thấp hơn nhiều so với điểm số tối đa cho phép trong bộ câu hỏi. Điều này chưa thể nói lên chất lượng cuộc sống của NBAHBBP thấp hơn người không bị ảnh hưởng bởi bệnh phong trong dân số vì chưa có nghiên cứu nào trước đó về chất lượng cuộc sống của dân số nói chung nên chúng ta chưa có cơ sở để so sánh. Do đó, trong tương lai nếu có điều kiện chúng ta nên làm thêm nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống giữa nhóm NBAHBBP và nhóm người không bị ảnh hưởng bởi bệnh phong trong cộng đồng. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Chất lượng cuộc sống nói chung và lĩnh vực sức khỏe thể chất và môi trường của nhóm ngoài độ tuổi lao động thấp hơn nhóm trong và dưới độ tuổi lao động. Kết quả này khác với nghiên cứu của A. Tsutsumi cho rằng không có mối liên quan giữa độ tuổi và chất lượng cuộc sống(4). Sự Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 413 khác biệt về kết quả này có thể do ở nước ta là một nước đang phát triển, chế độ chăm sóc y tế và trợ cấp xã hội cho người lớn tuổi chưa phát triển toàn diện nên lĩnh vực sức khỏe thể chất kém hơn so với người trẻ. Hơn nữa, người lớn tuổi ở nước ta thường ở nhà chăm sóc nhà cửa, giữ cháu, chưa có thói quen vui chơi giải trí bên ngoài nên chất lượng lĩnh vực môi trường cũng kém hơn. Nghề nghiệp Chất lượng cuộc sống nói chung và các lĩnh vực sức khỏe thể chất, tâm lý, môi trường ở nhóm người lao động trí óc cao nhất, kế đến là lao động chân tay, rồi đến thất nghiệp, thấp nhất là nhóm người nghỉ hưu. Điều này có thể do nhóm lao động trí óc có trình độ học vấn cao nhất nên có hiểu biết tốt nhất trong việc chăm sóc tàn tật cho bản thân nên có sức khỏe thể chất cao nhất. Tình trạng kinh tế Chất lượng cuộc sống nói chung và các lĩnh vực sức khỏe thể chất, tâm lý, môi trường của nhóm không thuộc diện hộ nghèo tốt hơn nhóm thuộc diện hộ nghèo, phù hợp với nghiên cứu của Tsutsumi A. Nguyên nhân có thể do thu thập càng cao thì càng có điều kiện chăm sóc về sức khỏe thể chất tốt hơn, càng tự tin vào bản thân và ít có cảm xúc tiêu cực hơn, các yếu tố môi trường cũng tốt hơn dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt hơn(4). Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với sự tiếp cận các dịch vụ PHCN Điều trị vết loét Chất lượng cuộc sống nói chung và cả bốn lĩnh vực của nhóm có điều trị vết loét đều cao hơn nhóm không có điều trị, do vết loét không điều trị sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bệnh nhân như gây đau nhức trở ngại cho các sinh hoạt hàng ngày và việc làm, tự ti về ngoại hình dẫn đến khó khăn trong quan hệ xã hội, khó tìm được việc làm tốt nên có thể thu nhập không tốt, không thể tham gia hoạt động giải trí Vật lý trị liệu Chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng của lĩnh vực sức khỏe thể chất, tâm lý, môi trường cao hơn ở người có tiếp cận với vật lý trị liệu. Điều này khá dễ hiểu vì vật lý trị liệu giúp bệnh nhân có sức khỏe thể chất tốt hơn, tâm lý tích cực hơn, làm việc tốt hơn nên có thu nhập tốt hơn dẫn đến môi trường sống tốt hơn. Dụng cụ trợ giúp Chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng của sức khỏe thể chất, quan hệ xã hội cao hơn ở nhóm người có dụng cụ trợ giúp vì dụng cụ trợ giúp sẽ giúp ích rất n