Chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp

Mở đầu: Tăng huyết áp là một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao, với những biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc điều trị ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp nước ta. Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 260 bệnh nhân từ tháng 5-10/2010. Sử dụng thang đánh giá CDC – HRQOL 14. Kết quả:Có 31,5% người sức khỏe yếu, kém. Tỉ lệ người người có ≥ 14 ngày trong 30 ngày qua không khỏe về thể chất, về tinh thần, giới hạn họat động theo thứ tự là 17,7 %, 8,9%, 21,9%. Số ngày trung bình không khỏe về thể chất, về tinh thần, giới hạn họat động theo thứ tự là 6,60; 3,04; 6,70. Kết luận: Có sự khác biệt của các biến số trên và chất lượng cuộc sống thấp hơn theo mức độ THA và việc điều trị đều hay không. Do đó, việc xét đến CLCS khi điều trị bệnh nhân THA có tầm quan trọng lớn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 104 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP Trần Kim Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Tăng huyết áp là một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao, với những biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc điều trị ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp nước ta. Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 260 bệnh nhân từ tháng 5-10/2010. Sử dụng thang đánh giá CDC – HRQOL 14. Kết quả:Có 31,5% người sức khỏe yếu, kém. Tỉ lệ người người có ≥ 14 ngày trong 30 ngày qua không khỏe về thể chất, về tinh thần, giới hạn họat động theo thứ tự là 17,7 %, 8,9%, 21,9%. Số ngày trung bình không khỏe về thể chất, về tinh thần, giới hạn họat động theo thứ tự là 6,60; 3,04; 6,70. Kết luận: Có sự khác biệt của các biến số trên và chất lượng cuộc sống thấp hơn theo mức độ THA và việc điều trị đều hay không. Do đó, việc xét đến CLCS khi điều trị bệnh nhân THA có tầm quan trọng lớn. Từ khóa: chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp. ABSTRACT HEALTH – RELATED QUALITY OF LIFE IN HYPERTENSIVES Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 104 - 111 Background: Hypertension is a disease of high prevalence associating with the impact of complications and adverse effects from antihypertensive medications on health – related quality of life(HRQOL). Objective: To aim at HRQOL among Vietnamese hypertensive individuals. Method: Cross – sectional survey was carried out during May – October 2010 to investigate 260 patients with hypertension by using CDC HRQOL-14. Result:The 31.5% of respondents reported fair or poor health status. 14 or more physically unhealthy days, mentally unhealthy days, activity-limited days in the past 30 days were 17.7 %, 8.9%, 21.9%, respectively. Mean number of physically unhealthy days, mentally unhealthy days, activity-limited days were 6.60; 3.04; 6.70, respectively. Conclusion:There were differences between these variables and lower HRQOL with blood pressure level and whether taking regular medicine.Hence great emphasis on HRQOL should be placed in treatment hypertensives. Keywords: health – related quality of life, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng cuộc sống là 1 trong những tiêu chí điều trị ngày càng được lưu tâm. Và tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao(6), với những biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc điều trị ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống(8).. Thế nhưng những nghiên cứu trong nước về chất lượng cuộc sống (CLCS) ở người THA chưa được thực hiện hoặc công bố, trong khi những nghiên cứu nước ngòai lại rất phong phú và sâu rộng ở nhiều phương diện khác nhau của CLCS trên người bệnh THA. Do *Bộ Môn Nội, ĐHYD TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS Trần Kim Trang ĐT: 0989694263 Email: bskimtrang@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 105 đó nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn khảo sát thêm một khía cạnh điều trị của bệnh THA, để việc đánh giá sức khỏe được sát hợp hơn với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát các biến số về chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Nơi thực hiện: Phòng khám tim mạch BV ĐHYDTPHCM Thời gian nghiên cứu: Tháng 5 – 10/2010. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân THA chưa hoặc đang điều trị. Cỡ mẫu Theo công thức N= Z21- α/2 P(1-P)/d2 N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên người tăng HA= 246 α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z21- α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. P= trị số mong muốn từ tỉ lệ = 0,20(Dự án quốc gia Phòng chống bệnh THA- Viện Tim mạch Việt Nam(6): Năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người ≥ 25 tuổi thì tần suất THA đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm tăng 0,46%, như vậy ước tính sau 8 năm 2002 -2010, tăng 0,46 x 8 = 3,68%. 16,3% năm 2002 + 3,68% tăng qua 8 năm = 19,98% -> khoảng 20% số người Việt Nam bị tăng HA trong năm 2010. Cũng theo dự án trên, tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn 12,3%.Do nghiên cứu của chúng tôi khảo sát BN tuyến thành thị lẫn nông thôn nên chọn tỷ lệ chung là 20% là phù hợp.) d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước lượng)= 0,05. Phương pháp chọn mẫu: liên tiếp Tiêu chuẩn lọai trừ BN <18 tuổi, không khả năng giao tiếp chính xác(người Hoa, Campuchia, giảm thính lực, bệnh tâm thần.) Phương pháp thu thập số liệu Theo bảng thu thập số liệu. Bảng phỏng vấn do người thực hiện nghiên cứu đọc hỏi cho bệnh nhân trả lời. Liệt kê và định nghĩa biến số - Tuổi: biến định tính với 4 nhóm giá trị: 18- 44, 45-59, 60- 75, ≥ 76 tuổi. - Giới: biến nhị giá nam & nữ. - Nơi cư trú: nông thôn, thành thị- theo thực tế sinh sống, không theo hộ khẩu. - Tăng huyết áp và 2 mức độ: theo JNC VII. - Điều trị tăng huyết áp đều đặn: biến nhị giá có / không. - Tình trạng sức khỏe chung biến định tính có 3 nhóm giá trị: tuyệt vời - rất tốt - tốt - yếu – kém, không biết chắc. - Bệnh mạn đang điều trị: đái tháo đường, viêm khớp, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, hen phế quản, trầm cảm, suy tim, bệnh mạch vành(thiếu máu/ nhồi máu cơ tim, CABG, cơn đau thắt ngực), viêm dạ dày, rối lọan lipid máu, bệnh van tim (van 2 lá/ động mạch chủ), bệnh mạch não(nhồi máu não, suy tuần hòan não, TIA cơn thóang thiếu máu não), suy tĩnh mạch chân. - Chất lượng cuộc sống: thang CDC HRQOL – 14(5,9). Phương pháp phân tích số liệu Nhập liệu bằng chương trình Epi data version 3.1. Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS. Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Phân tích đơn biến: Biến định tính Biến định lượng Trình bày Tỉ lệ % Trung bình +/- độ lệch chuẩn Kiểm định Chi bình phương hay Fisher test T – test, ANOVA test Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 106 Phân tích đa biến: lượng giá đồng thời mối liên quan giữa tỉ lệ sức khỏe yếu kém và tỉ lệ > 14.ngày không khỏe hay giới hạn họat động với các yếu tố qua mô hình hồi quy đa biến Poisson. KẾT QUẢ 260 bệnh nhân được khảo sát. Bảng 1: Đặc điểm dân số học Biến số N % Pearson chi2 18 - 44 24 8,9 45 - 59 92 35,5 60 - 75 102 39,4 Nhóm tuổi ≥ 76 42 16,2 Pearson χ2 (3) = 23,67 Pr = 0,000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê, Nam 96 36,9 Giới Nữ 164 63,1 Pearson χ2 (1) = 9,12 Pr = 0,003 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Nông thôn 96 36,9 Nơi cư trú Thành thị 164 63,1 Pearson χ2 (1) = 9,12 Pr = 0,003 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Độ I 63 24,2 Mức độ tăng HA Độ II 197 75,8 Pearson χ2 (1) = 37,31 Pr = 0,000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Đều 233 89,6 Điều trị Không đều 27 10,4 Pearson χ2 (1) = 105,6857 Pr = 0,000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Tuyệt vời, rất tốt, tốt 174 66,9 Yếu, kém 82 31,5 Sức khỏe chung Không biết chắc 4 1,5 Bảng 2: Tỉ lệ người tăng huyết áp có sức khỏe yếu/ kém: 31,9%(82 /260) Sức khỏe yếu/kém N (%) Pearson chi2 18-44 6 (7,3%) 45-59 21 (25,6%) 60- 75 32 (39%) Theo nhóm tuổi 82 (100%) ≥ 76 23 (28%) χ2 = 3,762 P value = 0,288 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê Nam 29 (35,4%) Theo giới tính 82 (100%) Nữ 53 (64,6 %) χ2 = 1,588 P value = 0,208 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê Nông thôn 35 (42,7%) Nơi cư trú 82 (100%) Thành thị 47 (57,3%) Pearson χ2(1) = 0.8828 Pr = 0.347 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê Độ I 18 (22%) Theo mức độ tăng huyết áp Độ II 64 (78%) Pearson χ2(1) = 14.0042 Pr = 0.000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Đều 74 (90,2%) Điều trị hạ áp 82 (100%) Không đều 8 (9,8%) Pearsonχ2 (1) = 31.6941 Pr = 0.000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê ĐTĐ 9 (10,9%) Hen PQ 1 (0,4%) Suy tim 3 (3,65%) Bệnh khớp 15 (18,3%) Ung thư 2 (2,4%) Bệnh van tim 8 (9,7%) Bệnh mạch vành 39 (47,5%) Bệnh mạch não 39 (47,5%) Rối lọan lipid máu 23 (28%) Suy tĩnh mạch chân 11 (13,4%) Viêm dạ dày 26 (31,7%) Bệnh lý kèm theo Suy thận mạn 4 (4,9%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 107 Bảng 3: Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày không khỏe về thể chất: 17,7 % (45/260) ≥ 14 ngày không khỏe thể chất N % Pearson chi2 18-44 5 (11,1%) 45-59 13 (28,9%) 60- 75 18 (40%) Theo nhóm tuổi 45 ≥ 76 9 (20%) Pearson chi2(3) = 4.4588 Pr = 0.216 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Nam 14 (31,1%) Theo giới tính 45 Nữ 31 (68,9%) Pearson chi2(1) = 3.3638 Pr = 0.067 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Nông thôn 12 (26,7%) Theo nơi cư trú 45 Thành thị 33 (73,3%) Pearson chi2(1) = 1.9380 Pr = 0.164 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Độ I 8 (17,8%) Theo mức độ tăng huyết áp 45 Độ II 37 (82,2 %) Pearson chi2(1) = 10.5150 Pr = 0.001 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Đều 37 (82,2%) Điều trị hạ áp 45 Không đều 8 (17,8 %) Pearson chi2(1) = 10.5150 Pr = 0.001 Khác biệt có ý nghĩa thống kê ĐTĐ 5 (11,1%) Suy tim 11 (24,4%) Bệnh khớp 7 (15,6%) Ung thư 1 (2,2%) Trầm cảm 4 (8,8%) Bệnh mạch vành 21 (46,7%) Bệnh mạch não 20 (44,4%) Rối lọan lipid máu 9 2(0%) Suy tĩnh mạch chân 5 (11,1%) Bệnh lý kèm theo Viêm dạ dày 17 (37,8 %) Bảng 4: Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày không khỏe về tinh thần: 8,9 % (23/260) ≥ 14 ngày không khỏe về tinh thần N % 18-44 3 (13% 45-59 8 (34,8% 60- 75 7 (30,4% Theo nhóm tuổi 23 ≥ 76 5 (21,7% Nam 8 (34,8% Theo giới tính 23 Nữ 15 (65,2% Nông thôn 10 (43,4%) Theo nơi cư trú 23 Thành thị 13 (56.6%) Độ I 4 (17,4%) Theo mức độ tăng huyết áp Độ II 19 (82,6%) Đều 16 (69,6%) Điều trị hạ áp 23 Không đều 7 (30,4%) Suy tim 5 (21,7%) Bệnh khớp 3 (13%) Ung thư 1 (4,3%) Trầm cảm 4 (17,4%) Bệnh van tim 2 (8,7%) Bệnh mạch vành 6 (26,1%) Bệnh mạch não 8 (34,8%) Rối lọan lipid máu 4 (17,4%) Suy tĩnh mạch chân 3 (13%) Bệnh lý kèm theo Viêm dạ dày 5 (21,7%) Mẫu trong nhóm này nhỏ nên không phân tích thống kê. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 108 Bảng 5: Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày bị giới hạn họat động: 21,9 % (48/260) ≥ 14 ngày giới hạn họat động thể lực N % Pearson chi2 18-44 5 (10,4% 45-59 14 (29,1% 60- 75 17 (35,4 % Theo nhóm tuổi ≥ 76 8 (16,6% Pearson chi2 (3) = 9.3431 Pr = 0.025 Khác biệt ý nghĩa thống kê Nam 19 (35,6% Theo giới tính Nữ 25 (52% Pearson chi2 (1) = 2.0510 Pr = 0.152 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Nông thôn 16 (33,3% Theo nơi cư trú Thành thị 28 (58,3% Pearson chi2 (1) = 3.6829 Pr = 0.055 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Độ I 9 (18,7% Theo mức độ tăng huyết áp Độ II 37 (77% Pearson chi2 (1) = 10.6667 Pr = 0.001 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Đều 34 (70,8% Điều trị hạ áp Không đều 8 (16,7% Pearson chi2 (1) = 34.7627 Pr = 0.000 Khác biệt có ý nghĩa thống kê Bảng 6: Số ngày trung bình N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn Đau đớn 253 0 60 5,05 11,008 Lo âu 257 0 30 1,82 6,258 Buồn chán 257 0 30 2,65 7,608 Thiếu nghĩ/ ngủ 256 0 30 5,39 9,969 Không khỏe về thể chất 254 0 30 6,6 9,059 Không khỏe về tinh thần 258 0 30 3,04 7,933 Không khỏe về thể chất & tinh thần 65 0 30 2,31 6,796 Giới hạn hoạt động 254 0 30 6,7 9,380 Khỏe khoắn 254 0 30 20,32 10,716 Bảng 7: Số ngày trung bình không khỏe về thể chất theo đặc điểm dân số nghiên cứu Không khỏe về thể chất Số ngày trung bình Độ lệch chuẩn Theo nhóm tuổi 18-44 45-59 60- 75 ≥ 76 7,4 5,6 6,7 8 12,3 8,6 8,9 9,6 p= 0,526 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo giới tính Nam Nữ 5,2 7,4 8,4 9,3 p= 0,204 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo nơi cư trú Nông thôn Thành thị 7,2 6,2 9,2 8,9 p= 0,939 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo mức độ tăng huyết áp Độ I Độ II 5,2 7 8,1 9,3 p=0.154 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Điều trị hạ áp Đều Không đều 6,3 10,4 8,9 10,4 p= 0,08 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 109 Bảng 8: Số ngày trung bình không khỏe về tinh thần theo đặc điểm dân số nghiên cứu Không khỏe về tinh thần Số ngày trung bình Độ lệch chuẩn Theo nhóm tuổi 18-44 45-59 60- 75 ≥ 76 4,9 3 2,2 3,9 8,8 8,1 7 9 p = 0,443 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo giới tính Nam Nữ 2,7 3 7,6 7,9 P=0,561 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo nơi cư trú Nông thôn Thành thị 2,8 3 7,7 7,8 P=0,878 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Theo mức độ tăng huyết áp Độ I Độ II 2,2 3,3 6,9 8,2 P=0,103 Khác biệt không ý nghĩa thống kê Điều trị hạ áp Đều Không đều 2,6 7,3 T test, Có ý nghĩa thống kê P <0,001 BÀN LUẬN Tỉ lệ người tăng huyết áp có sức khỏe yếu kém 31,9%, tương đương với khảo sát của NHANES từ 2001 – 2004 trên 8.303 người ≥ 20 tuổi bị tăng huyết áp có kết quả 30%(10). Theo tuổi và giới: trong khi Yun Qian(11), Didiem(1) tổng kết nhiều tài liệu xác định tuổi và giới có liên quan rõ rệt đến CLCS, nghiên cứu này có kết quả ngược lại dù 67% BN > 60 tuổi là lứa tuổi được nhận định CLCS giảm đi, số BN nữ nhiều hơn(đối tượng thường được cho là có khả năng chịu đựng cao hơn). Hoặc do mẫu nhỏ hoặc do nhiều yếu tố tác động như kiến thức, xã hội, tập tính Theo nơi cư trú: không ảnh hưởng đến sự khác biệt CLCS, dù thực tế rất rõ là mức sống và nếp sống, mức tiếp cận y tế và trình độ y tế có khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Phải chăng có sự chi phối của khả năng tự đánh giá ở các cá thể? Theo mức độ THA: nghiên cứu này ghi nhận có liên quan giữa CLCS với mức độ THA và việc điều trị đều hay không. Hiện trên thế giới có nhiều công bố trái ngược nhau về ảnh hưởng của mức độ THA lên CLCS(8,11). Ngòai ra, có tác giả nhận thấy HA tâm thu ảnh hưởng đến thang sức khỏe thể chất và tinh thần. Soni cũng đúc kết CLCS giảm rõ rệt khi HA trung bình càng cao, THA càng lâu, thuốc hạ áp càng nhiều và suy thận càng nặng(8). Tiếc là chúng tôi chưa khảo sát thêm các phân nhóm này vì đòi hỏi mẫu lớn. Theo điều trị: đa số bệnh nhân của chúng tôi điều trị đều đặn do khảo sát tại phòng khám chứ không trong cộng đồng, do đó tuy tỉ lệ người có CLCS kém lại cao ở nhóm điều trị đều nhưng chưa thể kết luận do ảnh hưởng của điều trị, dù chúng ta biết thuốc điều trị THA sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến CLCS ở các mức độ khác nhau. Ngược lại, Soni. cho rằng CLCS thấp cũng là rào cản việc theo đuổi điều trị(3,8). Có khảo sát thấy ức chế angiotensine II không ảnh hưởng thang CLCS(7). Riêng người lớn tuổi, dù nhiều tác giả đánh giá là không có nhóm thuốc hạ áp nào mang lại tiện lợi rõ ràng hơn nhóm nào, nhưng ức chế men chuyển và ức chế angiotensine II được thấy có cải thiện khả năng nhận thức và chức năng sinh dục ở người già(8). Theo bệnh lý kèm: có thể do mô hình bệnh tật khác nhau giữa các quốc gia nên khảo sát của chúng tôi có 1 số bệnh lý mạn với số lượng bệnh nhân đáng lưu ý nhưng lại không được đề cập đến trong thang CDC như bệnh van tim, bệnh lý tuần hòan não, suy tĩnh mạch chân, viêm dạ dày, rối lọan lipid máu. Lyne Lalonde, qua nghiên cứu 284 bệnh nhân bệnh tim mạch có rối lọan lipid máu và THA, đã nhận định những Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 110 bệnh nhân rối lọan lipid máu có sức khỏe thể chất tốt hơn những người không bị(4). Nhiều nghiên cứu kết luận những bệnh nhân THA có bệnh mạch vành hay bệnh tim mạch khác kèm theo sẽ CLCS thấp hơn những người THA đơn thuần, cải thiện CLCS sau điều trị cũng kém hơn. Ngòai ra, càng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, rối lọan lipid máu, béo phì, hút thuốc), thì tỉ lệ sức khỏe yếu kém càng cao hơn(8). Bệnh đái tháo đường với dự đóan sẽ gây bệnh cho 366 triệu người trên tòan cầu vào năm 2030 nên đã thu hút rất nhiều nghiên cứu về CLCS ở bệnh lý này: có nghiên cứu cho là do THA không triệu chứng nên chỉ đến giai đọan cuối mới làm giảm CLCS bệnh nhân ĐTĐ, một số nghiên cứu khác lại xác định THA làm người ĐTĐ bị giảm sút sức khỏe nói chung và sức khỏe thể chất(8). Có thể do khác biệt thang đánh giá CLCS, dân số nghiên cứu, độ nặng và thời gian bệnh cũng như bệnh lý đi kèm. Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày/ tháng không khỏe về thể chất Cũng từ nghiên cứu NHANES nói trên, 1,23(KTC 1,06-1,43) hơn những người không THA(10). Các thuốc hạ áp được ghi nhận có liên quan đến nhiều ngày hơn không khỏe về thể chất, và CLCS không khác nhau theo tình trạng kiểm sóat HA(2,10). Nghiên cứu của chúng tôi thấy giữa tỉ lệ người THA có ≥ 14 ngày/ tháng không khỏe về thể chất có mối liên quan với mức độ THA và việc điều trị đều hay không Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày/ tháng không khỏe về tinh thần 17,7%, trong khi tỉ lệ này ở cộng đồng người Mỹ do CDC cập nhật năm 2008 là 10%, và những người trẻ từ 18 – 24 chịu nhiều xáo trộn sức khỏe tinh thần nhất trong khi người lớn tuổi lại có vấn đề về sức khỏe thể chất và hạn chế vận động.Trên người THA, theo số liệu của NHANES, 1,39(KTC 1,15-1,67) Tỉ lệ người tăng huyết áp có ≥ 14 ngày/ tháng giới hạn họat động Có liên quan đến nhóm tuổi, mức độ THA và việc điều trị đều hay không. Số ngày trung bình Chúng tôi có số liệu khả quan hơn và hầu như không có liên quan giữa số ngày yếu hay khỏe với các đặc điểm dân số, mức THA và việc điều trị. Ở ngườiTHA – theo số liệu của BRFSS công bố năm 2000- có số ngày trung bình trong tháng không khỏe về thể chất 9,9, tinh thần 6,3, khỏe khoắn 14,8, giới hạn họat động 7,5. KẾT LUẬN Dù được biết là một bệnh thường không có triệu chứng, nhưng THA làm cho CLCS giảm dần do biến chứng của bệnh, bệnh lý kèm theo, tác dụng phụ của thuốc điều trị và nhận thức bệnh tật của người bệnh. Do đó, cần lưu tâm hơn đến CLCS của người THA. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Didem A, Unal A, Alaettin U, Mustafa T (2008). Prevalence of hypertension among individuals aged 50 years and over and its impact on health related quality of life in a semi-rural area of western Turkey. Chinese Medical Journal;121(16) pp 1524- 1531 2. Hayes DK, Denny CH, Keenan NL, et al. (2008). Health- related quality of life and hypertension status, awareness, treatment, and control: National Health and Nutrition:Examination Survey, 2001–2004. J Hypertens.;26, pp 641–647. 3. Holt EW, Muntner P, Joyce CJ, Webber L et al (2010). Health- related quality of life and antihypertensive medication adherence among older adults. Oxford Journals, Volume39, Issue4, pp. 481- 487 4. Lalonde L, O’Connor A, Joseph L et al. (2004). Health-related quality of life in cardiac patients with dyslipidemia and hypertension. Quality of Life Research. Volume 13, Number 4, pp 793-804. 5. Moriarty DG, Zack MM and Koban. R (2003). The Centers for Disease Control and Prevention's Healthy Days Measures – Population tracking of perceived physical and mental health over time. Health and Quality of Life Outcomes, 1:37doi:10.1186/1477-7525, pp 1-37. 6. Nguyễn Lân Việt (2010). Phòng chống bệnh tăng huyết áp - Giảm gánh nặng bệnh tật. Dự án quốc gia Phòng chống bệnh tăng huyết áp - Viện Tim mạch Việt Nam. 7. Okano Y, Tamura K, Kuji T, Masuda S,et al..(2009). Effects of angiotensin II receptor blockers on relationships between 24- hour blood pressure, autonomic function, and health-related QOL. Clin Exp Hypertens.;31(3) pp 250-8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1
Tài liệu liên quan